2020
Phẩm giá người phụ nữ
18/09/2020
Thứ Sáu Tuần XXIV Mùa Thường Niên
Lc 8, 1-3
PHẨM GIÁ PHỤ NỮ
Sứ mệnh và trách nhiệm loan báo sứ điệp Tin mừng, không chỉ dành riêng cho nam giới. Theo như thánh sử Luca hôm nay cho biết, thì trong đoàn truyền giáo của Chúa Giêsu, ngoài những môn đệ mà Chúa đã tuyển chọn, còn có các phụ nữ nữa. Như vậy chứng tỏ Chúa Giêsu tôn trọng phẩm giá người phụ nữ và đánh giá cao phần đóng góp của họ trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.
Chúa Giêsu đã đến để giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Ngài tái lập con người trong tước phẩm cao trọng của con cái Chúa. Chính tước phẩm ấy là nền tảng sự bình đẳng của con người: nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều có một phẩm giá cao trọng như nhau. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy trong thư Galata: “Không còn Do thái hay Hy lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, bởi vì tất cả là một trong Chúa Giêsu Kitô”.
Chúa Giêsu đã khẳng định sự bình đẳng của nữ giới không bằng tuyên bố suông, Ngài đã chứng minh điều đó khi để cho các phụ nữ gia nhập vào nhóm mười hai Tông đồ của Ngài. Sự bình đẳng, hay đúng hơn, phẩm giá của con người được thể hiện trước tiên qua hành vi phục vụ: càng phục vụ, con người càng chứng tỏ phẩm giá cao trọng của mình. Thật ra, đây cũng chính là nghịch lý chạy xuyên suốt Tin Mừng: càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất bản thân; trái lại, càng quên mình phục vụ, con người càng tìm lại bản thân và chứng tỏ phẩm giá cao trọng của mình.
Chúng ta đã biết đến não trạng trọng nam khinh nữ trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu. Những người phụ nữ không có chỗ trong đền thờ cũng như ở hội đường. Vì thế chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong số những người trở nên thân thiết với Chúa và cùng nhập đoàn với Người, ngoài nhóm Mười Hai, còn có cả những người phụ nữ mà đoạn Tin Mừng trích đọc hôm nay nêu đích danh. Họ không đi theo Chúa như là đám đông, nhưng là nhập đoàn cùng nhóm với Chúa và các tông đồ. Họ là thành phần tích cực và chủ động trong nhóm vì đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa và các môn đệ.
Dưới áp lực của một xã hội trọng nam khinh nữ, các người phụ nữ này đã nhận ra sứ điệp giải phóng trong Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo. Họ đã nhận ra sự vô lý và bất công của não trạng kia và họ đến với Chúa Giêsu, nhập đoàn với Người và cộng tác với Người trong sứ mạng loan báo Tin Mừng giải thoát. Cũng chính họ sẽ là những người đầu tiên đón nhận và loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Thánh Lu-ca nhấn mạnh đến công việc nặng nhọc của các bà đã lấy của cải mình giúp đỡ các Ngài.Thánh Lu-ca chắc hẳn lưu tâm đến thời cựu ước và trong nhiều nền văn minh khác, phụ nữ bị coi là thứ cấm kỵ, đối tượng của sức mạnh bí ẩn, bị khuất phục dưới thảm trạng bi đát bên lề. Người phụ nữ Samaria kêu lên ngạc nhiên khi Đức Kitô dám nói chuyện với mình. Tận nền vấn đề, Đức Kitô là Người bảo vệ đầu tiên vĩ đại, là người khởi động đầu tiên thăng tiến giải phóng phụ nữ. Các thầy khác thời người đã loại bỏ phụ nữ khỏi ảnh hưởng các đồ đệ của họ và tổ chức Do-thái giáo lúc đó không chấp nhận phụ nữ tham dự cộng đồng. Chỗ đứng của phụ nữ ở giữa dân ngoại và dân Is-ra-el!
Tuy không được chọn làm tông đồ nhưng sự hiện diện và công việc âm thầm của những người phụ nữ này cũng quan trọng chẳng kém gì công tác tông đồ. Vai trò của họ lại càng quan trọng và nổi bật hơn nữa bởi vì trong những giây phút đau thương nhất của Chúa Giêsu họ là những người duy nhất đứng kề bên Ngài. Sự hiện diện của một số người phụ nữ trong công cuộc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu và nhất là trong những giây phút cuối đời của Ngài cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của chứng tá âm thầm của cuộc sống đức tin. Chứng tá ấy nói với chúng ta rằng trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô dù có âm thầm và vô danh đến đâu mỗi người đều có một chỗ đứng quan trọng và không thể thay thế được.
Mãi đến thế kỷ 14, người ta vẫn còn xem người phụ nữ như một hạng người nguy hiểm, một cám dỗ triền miên, một tạo vật thấp hèn, hay cùng lắm chỉ là phương tiện để bảo tồn nòi giống. Một quan niệm và cung cách đối xử như thế đối với người phụ nữ vẫn còn rơi rớt trong thời đại chúng ta: trong biết bao xã hội hiện đại hôm nay, người phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử so với nam giới. Thời Chúa Giêsu, dĩ nhiên thân phận nữ giới còn bị xử tệ hơn. Sở dĩ người ta đã có những ý nghĩ xấu về những phụ nữ này, vì họ đã nhìn người phụ nữ như là hậu duệ của Eva, kẻ đã quyến dũ Adong ăn trái cấm, để rồi kéo cả nhân loại vào vòng tội lỗi.
Thế nhưng, tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy cách cư xử của Chúa đối với nữ giới. Chúa Giêsu quả thực đã làm một cuộc cách mạng khi đảo lộn quan niệm về nữ giới nơi những người đồng thời với Ngài. Những người phụ nữ mà thánh Luca nhắc đến, có người đã từng bị quỉ ám, bị người đời khinh khi, xua đuổi, bị dân chúng coi là những người tội lỗi, có mặt trong đoàn truyền giáo của Chúa Giêsu chứng tỏ rằng trong Giáo hội của Ngài không hề có sự phân biệt phụ nữ mà còn muốn đề cao sự bình đẳng của người phụ nữ, muốn giải phóng người phụ nữ khỏi suy nghĩ hạn hẹp của những người đương thời.
Đối với Đức Giêsu, mọi người bất luận là ai, cũng đều được mời gọi để loan báo Tin Mừng qua cách sống cũng như qua giới tính của mình. Mỗi phần tử trong Giáo Hội đều có một chỗ đứng, một vai trò riêng. Tất cả đều bổ túc cho nhau, để cùng nhau phục vụ hầu mở mang Nước Chúa. Trong chiều hướng tư tưởng này, chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi thành phần trong Giáo Hội ý thức và dấn thân cho công việc truyền giáo, không phân biệt giới tính, địa vị, giai cấp, khả năng…tất cả là vì tin mừng Chúa Kitô.
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta có một quan niệm đúng đắn hơn về người nữ để biết tôn trọng, yêu thương họ. Đồng thời chúng ta cũng cầu xin cho chính những người phụ nữ biết ý thức được phẩm giá cao quý của họ, hầu sống xứng đáng và góp phần tích cực vào những công việc tông đồ trong Giáo hội.
2020
Yêu nhiều để được tha nhiều
17/09/2020
Thứ Năm Tuần XXIV Mùa Thường Niên
Lc 7, 36-50
YÊU NHIỀU ĐƯỢC THA NHIỀU
Hôm nay ta thấy Thánh Luca ghi lại một sự kiện được diễn tả tỉ mỉ về người phụ nữ tội lỗi tìm gặp Chúa Giê-su. Khởi đầu là hoàn cảnh của người phụ nữ trong tâm trạng ảo não tuyệt vọng của kẻ sống trong tội, nhưng kết thúc là ra về trong tâm trạng an bình, hân hoan.
Chúa Giêsu đến nhà một người Biệt Phái dùng bữa, cho chúng ta bài học về lòng bao dung của Chúa, để mời gọi chúng ta cũng phải sẵn lòng mở rộng vòng tay thân ái, cư xử thân thiện với hết mọi người, bất kể họ là ai, đang ở trong địa vị nào dù thấp kém, dẫu dị biệt về văn hóa, tín ngưỡng, hay khác biệt về màu da… để từ đó chúng ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em, con cùng một Cha trên trời, và mọi người có bổn phận phải cư xử với nhau trong tình bác ái anh em.
Bình an trong tâm hồn là điều ai ai cũng mong muốn có được. Nhưng để đạt được điều này,con người đã không ngừng kiếm tìm,bằng nhiều phương cách, như tự cổ xưa loài người vẫn thao thức trong thân phận của mình với nhiều triết gia, nhiều nhà tư tưởng. Đến khi nhân loại được ban ơn cứu chuộc, qua Ngôi lời nhập thể là Chúa Giê-suKitô, lời đầu tiên của Ngài khi bắt đầu sứ vụ công khai là: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Ngài đến là để kêu gọi lòng sám hối của con người; là để hòa giải loài người tội lỗi với Thiên Chúa. Và để đền bù tội lỗi của con người, Ngài đã chấp nhận cái chết đau đớn,nhục nhã trên thập giá.
Tin Mừng hôm nay kể rõ người phụ nữ đã biết mình là kẻ tội lỗi, nhận ra sự cần thiết của sự trở về và đã tìm gặp Chúa Giêsu. Bà đã chuẩn bị chu đáo cho việc quan trọng này, từ tâm hồn cho đến vật chất để thể hiện lòng mình, bất chấp những con mắt định kiến ích kỷ, những lời dị nghị, bất chấp sự khinh bỉ của những người đang hiện diện xung quanh.Bà đã thể hiện trọn vẹn lòng sám hối ăn năn.“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.”Chúa Giêsu đã công khai bênh vực hành động của người phụ nữ này.Với câu chuyện hai con nợ kể cho Simon nghe, Ngài nhấn mạnh : càng cảm nhận được ơn tha thứ, con người càng được thôi thúc thể hiện lòng yêu mến nhiều hơn.
Những cử chỉ xã giao của chủ nhà đã không dành cho Chúa Giêsu giờ đây chị đã làm với tư cách của một người khốn cùng. Cái ôm hôn chúc bình an chào thăm gởi nhau khi khách đến nhà lẽ ra ông Simon phải trao cho Chúa, bây giờ chị thay bằng nụ hôn vào chân Chúa. Nước rửa chân lẽ ra ông Simon dành cho Chúa khi Chúa đến nhà ông chị đã thay bằng nước mắt mình.
Trong suốt dòng lịch sử,Giáo Hội đã được tô điểm bằng lòng sám hối thể hiện qua tình mến của các thánh. Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Phaolô tông đồ đã nhấn mạnh : “Tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” Từ một sự trở lại với Chúa tưởng như khó có thể xảy ra, Thánh Phaolô đã ngày một yêu mến nhiều hơn,để rồi Ngài thực hiện biết bao kỳ tích trong việc truyền giáo. Cuộc đời của bất cứ vị thánh nào cũng đều bắt đầu bằng lòng sám hối.
Với lòng ý thức sâu xa về tội lỗi của mình, chúng ta tìm về với Chúa, thể hiện lòng ăn năn và hoán cải, trong lòng không còn tiếc nuối những gì trong quá khứ, những gì đã có. Dẫu là bình bạch ngọc, dầu thơm quý giá. Hành động thể hiện lòng yêu mến cách tích cực với Chúa.
Cũng sám hối, nhưng thể hiện như cách của Giu-đa thì không thể hiện được lòng sám hối đích thực. Nó triệt tiêu đi sự trở về và lòng yêu mến cần có với Chúa. Và cũng với lòng sám hối, Phê-rô đã không dừng lại ở thâm tâm ghét tội lỗi của mình vì đã chối thầy, mà đã xoay biến thành lòng yêu mến nhiệt thành với Chúa đúng như những lần thưa lên với Chúa Giêsu : “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”.Hành động của Phê-rô sau đó đã mạnh mẽ đáp báo với lòng tin yêu của Thầy Chí Thánh, và có sự tương tác, lòng mến của Phê-rô ngày một mãnh liệt hơn, sự thể hiện ra hành động đến tột bậc là chết vì lòng tin, cậy, mến Chúa.
Thật đáng để mọi người suy gẫm và lo lắng, nếu loài người dần đánh mất đi nhận thức về tội lỗi, về lòng sám hối. Nói những lời nói, làm những hành động gớm ghê mà dửng dưng, xem như không mảy may suy nghĩ lại. Con người ngày một hời hợt với ý thức tội lỗi, thì đương nhiên con người không còn cảm nhận được thế nào là ơn tha thứ của Chúa, và thế là cũng đánh mất sự cảm thông với người khác. Lúc ấy sự khoan dung tha thứ cho tha nhân là điều xa vời khó tránh khỏi.
Cách Chúa Giêsu kết luận để lại cho chúng ta suy nghĩ, điều kiện để được tha thứ là phải yêu mến. Yêu mến sẽ dạy cho chúng ta biết sám hối thế nào. Yêu mến sẽ dạy cho chúng ta biết thái độ thể hiện làm sao. Yêu mến sẽ hướng dẫn cách đánh giá của chúng ta về người khác và đón nhân họ như thế nào.
2020
Phẩm giá phụ nữ
18/09/2020
Thứ Sáu Tuần XXIV Mùa Thường Niên
Lc 8, 1-3
PHẨM GIÁ PHỤ NỮ
Sứ mệnh và trách nhiệm loan báo sứ điệp Tin mừng, không chỉ dành riêng cho nam giới. Theo như thánh sử Luca hôm nay cho biết, thì trong đoàn truyền giáo của Chúa Giêsu, ngoài những môn đệ mà Chúa đã tuyển chọn, còn có các phụ nữ nữa. Như vậy chứng tỏ Chúa Giêsu tôn trọng phẩm giá người phụ nữ và đánh giá cao phần đóng góp của họ trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng.
Chúa Giêsu đã đến để giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Ngài tái lập con người trong tước phẩm cao trọng của con cái Chúa. Chính tước phẩm ấy là nền tảng sự bình đẳng của con người: nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, tất cả đều có một phẩm giá cao trọng như nhau. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy trong thư Galata: “Không còn Do thái hay Hy lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, bởi vì tất cả là một trong Chúa Giêsu Kitô”.
Chúa Giêsu đã khẳng định sự bình đẳng của nữ giới không bằng tuyên bố suông, Ngài đã chứng minh điều đó khi để cho các phụ nữ gia nhập vào nhóm mười hai Tông đồ của Ngài. Sự bình đẳng, hay đúng hơn, phẩm giá của con người được thể hiện trước tiên qua hành vi phục vụ: càng phục vụ, con người càng chứng tỏ phẩm giá cao trọng của mình. Thật ra, đây cũng chính là nghịch lý chạy xuyên suốt Tin Mừng: càng đi tìm bản thân, con người càng đánh mất bản thân; trái lại, càng quên mình phục vụ, con người càng tìm lại bản thân và chứng tỏ phẩm giá cao trọng của mình.
Chúng ta đã biết đến não trạng trọng nam khinh nữ trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu. Những người phụ nữ không có chỗ trong đền thờ cũng như ở hội đường. Vì thế chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong số những người trở nên thân thiết với Chúa và cùng nhập đoàn với Người, ngoài nhóm Mười Hai, còn có cả những người phụ nữ mà đoạn Tin Mừng trích đọc hôm nay nêu đích danh. Họ không đi theo Chúa như là đám đông, nhưng là nhập đoàn cùng nhóm với Chúa và các tông đồ. Họ là thành phần tích cực và chủ động trong nhóm vì đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa và các môn đệ.
Dưới áp lực của một xã hội trọng nam khinh nữ, các người phụ nữ này đã nhận ra sứ điệp giải phóng trong Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo. Họ đã nhận ra sự vô lý và bất công của não trạng kia và họ đến với Chúa Giêsu, nhập đoàn với Người và cộng tác với Người trong sứ mạng loan báo Tin Mừng giải thoát. Cũng chính họ sẽ là những người đầu tiên đón nhận và loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Thánh Lu-ca nhấn mạnh đến công việc nặng nhọc của các bà đã lấy của cải mình giúp đỡ các Ngài.Thánh Lu-ca chắc hẳn lưu tâm đến thời cựu ước và trong nhiều nền văn minh khác, phụ nữ bị coi là thứ cấm kỵ, đối tượng của sức mạnh bí ẩn, bị khuất phục dưới thảm trạng bi đát bên lề. Người phụ nữ Samaria kêu lên ngạc nhiên khi Đức Kitô dám nói chuyện với mình. Tận nền vấn đề, Đức Kitô là Người bảo vệ đầu tiên vĩ đại, là người khởi động đầu tiên thăng tiến giải phóng phụ nữ. Các thầy khác thời người đã loại bỏ phụ nữ khỏi ảnh hưởng các đồ đệ của họ và tổ chức Do-thái giáo lúc đó không chấp nhận phụ nữ tham dự cộng đồng. Chỗ đứng của phụ nữ ở giữa dân ngoại và dân Is-ra-el!
Tuy không được chọn làm tông đồ nhưng sự hiện diện và công việc âm thầm của những người phụ nữ này cũng quan trọng chẳng kém gì công tác tông đồ. Vai trò của họ lại càng quan trọng và nổi bật hơn nữa bởi vì trong những giây phút đau thương nhất của Chúa Giêsu họ là những người duy nhất đứng kề bên Ngài. Sự hiện diện của một số người phụ nữ trong công cuộc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu và nhất là trong những giây phút cuối đời của Ngài cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của chứng tá âm thầm của cuộc sống đức tin. Chứng tá ấy nói với chúng ta rằng trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô dù có âm thầm và vô danh đến đâu mỗi người đều có một chỗ đứng quan trọng và không thể thay thế được.
Mãi đến thế kỷ 14, người ta vẫn còn xem người phụ nữ như một hạng người nguy hiểm, một cám dỗ triền miên, một tạo vật thấp hèn, hay cùng lắm chỉ là phương tiện để bảo tồn nòi giống. Một quan niệm và cung cách đối xử như thế đối với người phụ nữ vẫn còn rơi rớt trong thời đại chúng ta: trong biết bao xã hội hiện đại hôm nay, người phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử so với nam giới. Thời Chúa Giêsu, dĩ nhiên thân phận nữ giới còn bị xử tệ hơn. Sở dĩ người ta đã có những ý nghĩ xấu về những phụ nữ này, vì họ đã nhìn người phụ nữ như là hậu duệ của Eva, kẻ đã quyến dũ Adong ăn trái cấm, để rồi kéo cả nhân loại vào vòng tội lỗi.
Thế nhưng, tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy cách cư xử của Chúa đối với nữ giới. Chúa Giêsu quả thực đã làm một cuộc cách mạng khi đảo lộn quan niệm về nữ giới nơi những người đồng thời với Ngài. Những người phụ nữ mà thánh Luca nhắc đến, có người đã từng bị quỉ ám, bị người đời khinh khi, xua đuổi, bị dân chúng coi là những người tội lỗi, có mặt trong đoàn truyền giáo của Chúa Giêsu chứng tỏ rằng trong Giáo hội của Ngài không hề có sự phân biệt phụ nữ mà còn muốn đề cao sự bình đẳng của người phụ nữ, muốn giải phóng người phụ nữ khỏi suy nghĩ hạn hẹp của những người đương thời.
Đối với Đức Giêsu, mọi người bất luận là ai, cũng đều được mời gọi để loan báo Tin Mừng qua cách sống cũng như qua giới tính của mình. Mỗi phần tử trong Giáo Hội đều có một chỗ đứng, một vai trò riêng. Tất cả đều bổ túc cho nhau, để cùng nhau phục vụ hầu mở mang Nước Chúa. Trong chiều hướng tư tưởng này, chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi thành phần trong Giáo Hội ý thức và dấn thân cho công việc truyền giáo, không phân biệt giới tính, địa vị, giai cấp, khả năng…tất cả là vì tin mừng Chúa Kitô.
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta có một quan niệm đúng đắn hơn về người nữ để biết tôn trọng, yêu thương họ. Đồng thời chúng ta cũng cầu xin cho chính những người phụ nữ biết ý thức được phẩm giá cao quý của họ, hầu sống xứng đáng và góp phần tích cực vào những công việc tông đồ trong Giáo hội.
2020
Nhìn lại đời sống đức tin của ta
16/09/2020
Thứ Tư Tuần XXIV Mùa Thường Niên
Lc 7, 31-35
NHÌN LẠI ĐỜI SỐNG CỦA TA
Chúa Giêsu đến, Ngài có thái độ như ngược hẳn với Gioan Tẩy Giả “cũng ăn, cũng uống” – Một hành vi rất “người”, sống dung hòa với con người và chính Ngài cũng là một con người như chúng ta- “thì họ lại bảo: Đây là tay ăn nhậu, bạn với thu thuế và người tội lỗi” (c.34). Đức Giêsu có mục đích của Ngài. Không phải Ngài từ chối việc “ăn chay, kiêng khem” hoặc đời sống khổ hạnh nhiệm nhặt của Gioan Tẩy Giả. Nhưng Ngài không chay tịnh ý nói lên niềm vui của bữa tiệc thời Mê-si-a.
Và đây, thời Mêsia đã tới “Chẳng lẽ các ông lại bắt khách dự tiệc ăn chay khi chàng rể đang ở với họ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi, lúc đó họ mới ăn chay” (5,33-34) . Hành động “ăn uống” của Chúa Giêsu cũng bị người Do Thái chối từ. Họ lên án Chúa kết bạn với những tay ăn nhậu và tội lỗi. Ôi! Lưỡi không xương, ngươi muốn uốn theo đường nào cũng được, để chỉ nhằm biện minh cho tâm địa “chối từ”‘ của chủ ngươi mà thôi.
Ta thấy những người Biệt Phái là những người như thế nào trong thời của Chúa Giêsu. Với họ và luật sĩ Chúa Giêsu nói: vậy tôi phải ví người thế hệ này với ai? Lời nói của Chúa Giêsu biểu lộ tâm trạng xót xa của Chúa, trước sự cứng tin của những kẻ không chấp nhận giáo huấn của Ngài, đồng thời Ngài cũng tạo nên một ý thức cho người nghe.
Để diễn tả sự cố chấp đó, Chúa Giêsu mượn trò chơi hát đối của trẻ em Do Thái ngồi chơi ngoài chợ làm dụ ngôn. Trò chơi này được chia làm hai phe để xướng đáp phù hợp. Phe một hát những bài ca bi ai, thì phe hai hát đáp lại bằng cử điệu đấm ngực than khóc: phe một cất giọng ca vui vẻ giả làm đám cưới, thì phe hai phải vui mừng nhảy nhót. Nhưng nhiều khi gặp những trẻ khó tính theo ý riêng hay có sự cố bất hoà với nhau, thì chúng không đối đáp theo lệ đã quen của trò chơi, khiến cho trò chơi mất ý nghĩa và mất vui “ phe một thổi sáo mà phe hai không nhảy múa”.
Chúa Giêsu áp dụng ý nghĩa trò chơi: ông Gioan tẩy giả sống khổ hạnh, nêu cao tinh thần sám hối, và rao giảng sự sám hối , thì những kẻ chống đối cho ông là người điên, bị quỷ ám, nên họ không đón nhận lời ông rao giảng và không ăn năn sám hối. Còn Đức Giêsu sống hoà đồng, bình dị với mọi người, cùng ăn cùng uống với mọi người, diễn tả tình thương cứu độ nên được dân chúng mến phục, thì họ lại bảo Ngài sống bê tha, buông thả, tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và người tội lỗi, nên họ đã không tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, không đón nhận lời giáo huấn của Ngài. Nhưng đức khôn ngoan đã được tất cả con cái biện minh cho.
Con cái của đức khôn ngoan là những người tin nhận Đức Giêsu Kitô, là người thể hiện ý định của Thiên Chúa, họ là con cái Thiên Chúa. Chính việc họ tin nhận Đức Kitô đã biện minh rằng Đức Giêsu chính là Đấng cứu thế, và những người cố chấp là sai lầm. tuy ông Gioan và Chúa Giêsu có hai đường lối khác nhau nhưng cả hai đều cùng chung một mục đích là loan báo thời cứu độ đã đến, cả hai cùng phục vụ thánh ý của Thiên Chúa qua sứ vụ tiền hô của Gioan và sứ vụ cứu thế của Đức Kitô. Chúa Giêsu khiển trách và vạch rõ sai lầm của những người cố chấp, đặc biệt là nhóm biệt phái kinh sư. Chúa Giêsu đã áp dụng một phương pháp sư phạm khôn khéo và một cách thức tế nhị, đúng như người ta thường nói: “với người khôn thì nói mánh với người dại thì đánh đòn”.
Trong Hội Thánh, trong một cộng đoàn, trong một công việc, tuy chúng ta có những hình thức khác nhau, nhưng cùng chung một lý tưởng là phục vụ nước Cha trị đến, chúng ta cần phải biết thống nhất trong đa dạng và hiệp nhất trong khác biệt trong đời sống chung và trong công việc chung.
Qua việc Chúa Giêsu than trách những người Dothái, chúng ta cũng nghe Chúa dạy chúng ta rằng: khi chúng ta làm bất cứ việc gì trong sứ vụ nào, chúng ta cũng không tránh khỏi những sự chê bai chống đối của người khác, làm cản trở công việc của chúng ta, chúng ta cần bình tĩnh và can đảm chịu đựng, vượt qua để trung thành với sứ vụ như Gioan tẩy giả, như Đức Kitô đã nêu gương cho chúng ta. Chúng ta cũng bắt chước Chúa Giêsu luôn yêu thương tôn trọng, tế nhị với người khác khi chúng ta cần sửa sai cho họ một điều gì. Khi đi làm tông đồ, và bản thân chúng ta cần khổ chế như Gioan tiền hô và cũng cần sống hoà đồng như Đức Kitô để tạo tình thân với mọi người, thuận lợi cho việc rao giảng.
Cái tôi của con người được xem như là điều chính yếu khẳng định rằng người đó hiện hữu. Và cái tôi cũng nói lên ý riêng của bản thân người đó trước những biến cố, hành vi, lời nói của người khác. Khi con người không hiểu nhau, trách cứ nhau và có thể dẫn đến xung đột, chia rẽ…. đều xuất phát từ cái tôi ích kỷ, coi ý riêng là trên hết hoặc đề cao “cái rốn vũ trụ” của mỗi người.
Mong chờ Ðấng Cứu Thế, nhưng không chấp nhận những thể hiện của thời cứu thế; trông đợi Ðấng Cứu Tinh, nhưng phải là Vị Cứu Tinh do mình tạo ra, đó là thái độ của những người Do thái thời Chúa Giêsu. Thái độ ấy cũng là cơn cám dỗ triền miên của các Kitô hữu thời đại chúng ta. Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta”. Chúng ta mang danh hiệu Kitô, chúng ta muốn làm môn đệ Ngài, nhưng có lẽ chúng ta chưa từ bỏ chính mình để chấp nhận và sống theo giáo huấn của Ngài.
Ta nghe Chúa Giêsu kết luận: “Đức Khôn Ngoan đã được con cái mình biện minh cho” (c.35). Thật thế, dân chúng và người thu thuế đã chấp nhận ý đinh của Thiên Chúa (x.c.29). Sự khôn ngoan của Thiên Chúa đang hoạt động để thực thi ý định này được nhìn nhận là công chính, vì tất cả những ai là con cái Người- con cái của Đức Khôn Ngoan- là những người nhỏ bé, nghèo hèn, khiêm hạ, là các tội nhân đã nhận ra điều ấy
Và rồi ta cần nhìn lại bản thân trong cách sống khó hoà nhập với người khác, với Lời Chúa, với lời khuyên của Hội Thánh, đôi khi chúng ta cũng có thái độ sống khó đồng tình, khó cộng tác, không hiệp thông để tương trợ lẫn nhau làm cho bản thân, cộng đoàn không thăng tiến. Có khi làm hỏng việc chung nữa. Trong đời sống chung chúng ta cũng tránh sự phê phán lên án người khác theo khuôn mẫu tiêu chuẩn, thước đo của mình, để tránh bớt sự sai lầm của mình, cản trở đời sống, công việc của người khác và sự thăng tiến cũng như lợi ích chung.