Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ

Danh mục: GH Hoàn Vũ

Home / Tin tức / GH Hoàn Vũ
19Tháng Ba
2023

Hồng y Tagle và mùi của đàn chiên

19/03/2023
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

 

Hồng y Phi Luật Tân Luis Antonio Tagle phát biểu trong một dạ tiệc ở Villa Bonaparte, tòa đại sứ Pháp ở Vatican về kinh nghiệm của ngài tại Giáo triều. Mỗi thứ bảy hàng tuần, phóng viên thường trực của báo La Croix, Loup Besmond de Senneville đưa quý độc giả vào hậu trường của đất nước Vatican nhỏ nhất thế giới này.

Buổi tối diễn ra trong khung cảnh lộng lẫy của Villa Bonaparte, trụ sở của tòa đại sứ Pháp tại Tòa thánh. Khách mời tối hôm nay, hồng y Antonio Tagle, bộ trưởng bộ Truyền giáo và với chức vị này, ngài có trách nhiệm với Giáo hội công giáo trên khắp miền nam rộng lớn của thế giới. Nhân dịp hội nghị bàn tròn do Hiệp hội Anak-Tnk tổ chức, hội đã giúp trẻ em ở Manila từ 25 năm nay, ngài nhắc lại kinh nghiệm của ngài ở thủ đô Phi Luật Tân trước khi ngài về Giáo triều làm việc đầu năm 2020, một vài ngày trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Ngài mỉm cười khi nhận xét về trách nhiệm của mình: “Kinh nghiệm ở Giáo triều Rôma là… đặc biệt. Đó là một thế giới độc đáo.” Thường khá kín đáo về kinh nghiệm bản thân, hồng y Tagle được một số người xem là có tiềm năng làm giáo hoàng, khi hỏi ngài về đời linh mục và kinh nghiệm mục tử của ngài, ngài trả lời: “Quý vị đang nói về khó khăn trong việc cảm nhận mùi của đàn chiên? Có, tôi có nghĩ về điều này”, ngài dùng một trong những lời Đức Phanxicô yêu thích để minh họa sự gần gũi cần thiết giữa linh mục và giáo dân. Ngài nói: “Không phải vì sống giữa giáo dân mà ngửi thấy mùi chiên. Sự gần gũi về thể chất không phải là một đảm bảo. Tôi cố gắng. Tôi là một linh mục, giám mục, hồng y và người ta gọi tôi là “đức hồng y” nhưng trước mặt Chúa, tôi là một con chiên.” Đằng sau lời thố lộ bất ngờ này che giấu việc nhiều lãnh đạo Giáo triều thường bị chất vấn về ơn gọi linh mục và mối quan hệ của họ với giáo dân, khi vai trò của họ bị thu hẹp trong công việc văn phòng. Một số chọn cử hành thánh lễ ngày chúa nhật tại một giáo xứ Rôma, một số khác làm tuyên úy cho các hiệp hội từ thiện. Họ nói, một công việc không thể thiếu để duy trì cân bằng và không bị bộ máy Giáo triều cuốn hút.

Marta An Nguyễn dịch

 

Read More
19Tháng Ba
2023

Cộng hòa Trung Phi: Hồng y Dieudonné Nzapalainga được trả tự do sau khi bị bắt cóc qua đêm

19/03/2023
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

 

 


Giáo hội Cộng hòa Trung Phi rất lo lắng cho số phận của hồng y Dieudonné Nzapalainga, ngài bị bắt cóc đêm thứ sáu, rạng thứ bảy và được trả tự do sáng thứ bảy 18 tháng 3 lúc 7 giờ sáng. Trong một chuyến đi mục vụ ở ở Haute-Kotto, hồng y đã bị những người vũ trang bắt cóc tại địa phương Ouadda khoảng 1 giờ sáng thứ bảy để đòi tiền chuộc.

Theo một số nguồn tin, có thể đây là phiến quân của Liên minh nhóm ái quốc để thay đổi (CPC). Vụ bắt cóc ở địa phương Ouadda, Haute-Kotto, cách thủ đô Bangui khoảng 800 cây số về phía đông bắc.

Cùng đi với ngài có một số thành viên của phái đoàn đang đi mục vụ, trong đó có giám mục địa phận Bambari và linh mục địa phận Bria. Tất cả đều bị bắt ở lối ra Ouadda khi trên đường đến Ouanda Djallé, cách đó hàng trăm cây số. Dự kiến hồng y sẽ đặt viên đá đầu tiên xây một nhà thờ ở đó.

Theo các nguồn tin phối hợp, phiến quân bắt cóc đòi 5 triệu FCFA để trả tự do cho hồng y. Theo các nguồn tin địa phương, nhờ cuộc đàm phán của Minusca với nhóm vũ trang nên hồng y đã được thả. Người dân vùng Ouanda Djallé cũng bị “áp lực” trong vụ này.

Trong một thông báo, sáng thứ bảy, thủ tướng Trung Phi Félix Molouai cho biết ông đang theo sát tình hình. Hiện nay hồng y Dieudonné Nzapalainga sẽ tiếp tục sứ mệnh của ngài ở miền đông bắc Cộng hòa Trung Phi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Read More
19Tháng Ba
2023

Cuộc thi ma-ra-tông ở Rôma, Vatican sẽ trao giải cho… người về cuối!

19/03/2023
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

Cuộc thi ma-ra-tông ở Rôma, Vatican sẽ trao giải cho… người về cuối!

 

“Cúp của người cuối cùng” tổ chức ngày 19 tháng 3, Vatican quyết định không thưởng cho người về đầu, nhưng… cho người về cuối, như lời Chúa Giêsu nói trong dụ ngôn những người thợ làm việc giờ thứ mười một: “Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.” (Mt 20, 16)

Ai có thể áp dụng bài học nổi tiếng này trên trái đất tốt hơn Vatican? Vatican đã áp dụng theo nghĩa đen của câu nói này. Vì vậy, không phải người về đầu cuộc chạy ma-ra-tông ở Rôma sẽ được cúp vô địch, nhưng sẽ về tay người cuối cùng. Hàng năm cuộc đua dài 16 cây số được tổ chức ngày 19 tháng 3 sẽ quy tụ nhiều người. Các tay đua sẽ chạy qua những nơi tiêu biểu nhất thành phố: các nơi chốn hoàng gia, Đấu trường La Mã, Quảng trường Thánh Phêrô… Lần chạy này, hiệp hội thể thao “Athletica Vaticana” liên kết với Thành phố Vatican để làm “Cúp của người cuối cùng”. Nghệ sĩ Erwin Alfredo Bendfeldt Rosada thực hiện tác phẩm nghệ thuật này, ông là nhà điêu khắc và họa sĩ người Guatemala, đã sống ở nhà Caritas Ponte Casilino vài năm sau khi chạy trốn khỏi chế độ độc tài ở Guatemala.

Qua giải thưởng này, Vatican mong muốn “góp phần làm cho những người ít được biết đến, khi họ chạy với các vận động viên ma-ra-tông trên những nẻo đường của thành phố sẽ làm cho hình ảnh của họ được nên hữu hình”. Qua cách này, Vatican đưa ra một thông điệp hy vọng và là người phát ngôn cho những người bị thiệt thòi nhất.

Ngày thứ bảy, ngày 18 tháng 3, hồng y José Tolentino de Mendonça, bộ trưởng bộ Văn hóa và Giáo dục, sẽ cử hành thánh lễ cho tất cả những người tham gia.

Marta An Nguyễn dịch

Read More
19Tháng Ba
2023

Theo linh mục Dyikuk, Giáo hội ở Châu Phi sẽ không theo con đường của Thượng hội đồng Đức

19/03/2023
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

 

 

Linh mục Nigeria Justine John Dyikuk, người đã tham gia Đại hội đồng nghị châu Phi không nghĩ Giáo hội ở lục địa này sẽ bị ảnh hưởng bởi con đường đồng nghị của Đức. Linh mục cho rằng con đường này đã đi ngược các nguyên tắc của Kinh thánh.

Cũng như các nơi khác trên thế giới, Giáo hội Phi châu đã tiến hành giai đoạn lục địa của thượng hội đồng giám mục do Đức Phanxicô đề xướng tháng 10 năm 2021. Thượng hội đồng châu Phi đã họp từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 năm 2023 tại Addis-Abeba, Etiôpia, dưới sự bảo trợ của Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục châu Phi và Madagascar (SECAM).

 

Khoảng 200 đại biểu từ khắp lục địa đã cam kết “hình thành gia đình đồng nghị của Thiên Chúa trong việc lãnh đạo toàn diện và mang lại sự sống, mối quan hệ và cộng tác, có khả năng tạo ra tình liên đới và đồng trách nhiệm”.

Thượng hội đồng châu Phi họp từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 năm 2023 tại Addis-Abeba, Etiôpia

Linh mục Justine John Dyikuk đã tham dự vào tiến trình, từng là giám đốc truyền thông cho giáo phận Bauchi, Nigeria và hiện là giảng viên về truyền thông đại chúng tại Đại học Jos (Nigeria), nghiên cứu sinh cao cấp về chính sách tự do tôn giáo quốc tế tại Viện Tự do Tôn giáo (RFI), ở Washington. Linh mục cũng là phóng viên cho một số phương tiện truyền thông phương Tây.

Chống chủ nghĩa giáo quyền

Linh mục Dyikuk viết trên trang web công giáo Hoa Kỳ Crux, cuộc họp giáo sĩ này hơi khác với những cuộc họp trước đây, đã có thể tập họp các Giáo hội châu Phi lại với nhau. Ngoài 9 hồng y, 29 giám mục và 41 linh mục hiện diện, phần lớn trong số 206 tham dự viên là nam nữ giáo dân, những người thánh hiến, gồm cả những người trẻ đại diện của các truyền thống kitô giáo khác và các truyền thống đức tin từ mọi miền của lục địa châu Phi, Madagascar và các đảo (ngoài khơi châu Phi).

Linh mục đảm bảo: “Cuộc họp này cho phép hệ thống cấp bậc của Giáo hội ở lục địa ngồi xuống, lắng nghe các thành viên trong thành phần giáo dân và các truyền thống tôn giáo khác. Thêm nữa, một mong muốn từ bỏ bất kỳ hình thức giáo quyền nào để thực hành một ‘lãnh đạo toàn diện và tiếp thêm sinh lực, có quan hệ và cộng tác, có khả năng tạo ra tình liên đới và đồng trách nhiệm’ làm cho Thượng Hội đồng châu lục này trở nên độc đáo”.

Kêu gọi tôn trọng Giáo hội châu Phi

Linh mục Dyikuk tin rằng những đề xuất được đưa ra trong đại hội có thể giúp hàn gắn những chia rẽ sâu sắc ở châu Phi. Ngài nghĩ có hai thách thức lớn nhất mà Giáo hội trên lục địa phải đối diện là mối đe dọa của hồi giáo và sự bất ổn chính trị “dẫn đến việc đàn áp các tín hữu kitô và đôi khi dẫn đến chiến tranh”.

Ngài nhắc lại châu Phi cũng phải đối diện với các vấn đề sắc tộc, gia đình trị và hội nhập văn hóa. Vì thế linh mục hoan nghênh ý muốn của Thượng hội đồng châu Phi mở rộng và bao gồm “sự khác biệt, đa dạng, căng thẳng và sức mạnh của chúng ta”. Linh mục ca ngợi sự việc, thượng hội đồng đã “thúc giục Giáo hội hoàn vũ tôn trọng Giáo hội của lục địa châu Phi, là Giáo hội độc nhất, giống như một đối tác đang tiến triển, đang tiến về thiên phúc”.

Dấu chỉ của tiên tri Giô-na

Linh mục tin rằng lãnh vực cải cách lớn nhất với Giáo hội là “dấu chỉ của tiên tri Giô-na”, có nghĩa là ăn năn. Linh mục Dyikuk giải thích: “Một số người theo chủ nghĩa tự do nghĩ rằng cải cách tổ chức là đủ để đưa Giáo hội tiến lên. Tôi không chia sẻ cảm nhận này. Chúng ta tự hỏi xem chúng ta đã giữ đúng Mười điều răn, Sáu luật Hội thánh và 7 phép Bí tích chưa. (…) Những người tìm cách định hình lại Giáo hội theo khía cạnh cải cách,  có nguy cơ trở thành nạn nhân của một chương trình thế tục không thích hợp với những gì Chúa Giêsu đã dạy, đã sống và truyền lại, kể cả trong cái chết của Ngài”.

Linh mục Justine John Dyikuk có vẻ không thuận với con đường đồng nghị của Đức đã kết thúc ngày 11 tháng 3. Đại hội được tổ chức tại Frankfurt và đã biểu quyết một số văn kiện yêu cầu Đức Phanxicô đặc biệt thành lập chức phó tế nữ, khả năng ban phép lành cho các cặp đồng tính và ngay cả xem xét lại kỷ luật độc thân của linh mục.

“Phản ví dụ” của anh giáo?

Linh mục Dyikuk chỉ trích: “Tôi lạc quan và nghĩ châu Phi sẽ không theo những đề xuất dễ dàng này.” Linh mục nhắc lại, nếu các Giáo hội ở châu Âu khá giả về tài chính, thì châu Phi năng động hơn nhiều về lòng nhiệt thành, ơn gọi và sự tham gia của giáo dân.

Linh mục nghĩ rằng trong tương lai, “thay vì đi theo con đường thay đổi học thuyết theo những gì con đường đồng nghị của Đức đề xuất, Giáo hội ở châu Âu và châu Mỹ nên hình thành một sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ hơn để trao đổi giáo sĩ, chuyển giao kiến thức giáo hội, đào tạo giáo sĩ-tu sĩ và chia sẻ của cải vật chất. Có lẽ Giáo hội Đức nên trả lời những câu hỏi sau: Ly giáo Martin Luther có cải thiện Giáo hội không?” Linh mục Dyikuk cũng yêu cầu “những bài học rút ra từ Giáo hội Anh, một Giáo hội đã mở ra cánh cửa cho một số thay đổi học thuyết, nhưng kể từ đó, con số tín hữu của họ không tăng lên.” Linh mục đề cập đến quyết định gần đây của anh giáo cho phép làm phép cho các cặp đồng giới, làm cho các Giáo hội anh giáo khác, đặc biệt ở châu Phi có nguy cơ bỏ Hiệp thông.

Một Thượng hội đồng Đức đi ngược với Kinh thánh?

Linh mục chuyên gia truyền thông nói: “Đi theo Thượng hội đồng Đức là đi ngược lại các nguyên tắc của Kinh thánh, truyền thống thiêng liêng và giáo huấn của giáo quyền. Thật là phấn khởi khi Đức Phanxicô đã can thiệp để cảnh báo những người khác, kể cả với châu Phi, đừng noi gương người Đức. Các giám mục và linh mục của chúng tôi, các cộng sự viên của họ, thông truyền đức tin đích thực trong một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Read More

Điều hướng bài viết

  • Page 1
  • Page 2
  • …
  • Page 519
  • Next page
Bài viết mới nhất
Đặt trọn niềm tin vào Chúa Giêsu
19/03/2023
Thứ ba tuần V mùa chay
19/03/2023
Đừng xét đoán
19/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT