2021
8 Lời lẽ khôn ngoan từ Thánh Lêô Cả
8 Lời lẽ khôn ngoan từ Thánh Lêô Cả
Dù đã hơn 1.600 năm sau triều đại Giáo hoàng của mình, nhưng lời khuyên từ Thánh Lêô Cả vẫn là những gì chúng ta cần phải lắng nghe.
Thánh Lêô Cả là một vị Giáo hoàng đầy nghị lực, người đã phải đương đầu với những tàn dư của đa thần giáo và chiến đấu chống lại các lạc giáo. Bằng những lời lẽ khôn ngoan và tinh tế, lời khuyên của ngài đã tác động đến tất cả mọi người, kể cả những người có đức tin cũng như không có đức tin. Ngay cả ngày nay, những lời lẽ đó vẫn thích hợp và gây được tiếng vang đối với chúng ta.
Thánh Giáo Hoàng Lêô I, người đầu tiên nhận danh hiệu “Cả”, luôn ghi nhớ phải sống và dạy về những giá trị vững chắc, chẳng hạn như tình yêu, tình bạn, lòng kiên nhẫn, lòng khoan dung, lòng nhân từ và lòng khiêm nhường. Ngài để lại dấu ấn nổi tiếng nhất trong lịch sử khi được Hoàng đế Valentinian III chọn vào năm 452 để dẫn đầu phái đoàn ngoại giao của Rôma trong nỗ lực thuyết phục vị vua đáng sợ của người Huns, Attila, không tấn công vào Rôma và rút lui khỏi nước Ý. Thánh Lêô Cả đã thuyết phục được vị vua này, và nhờ đó mà ngài nhận được sự tôn trọng của tất cả cư dân trên bán đảonước Ý.
Ngài có tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục rất lớn đối với dân chúng không chỉ nhờ sự kiện lịch sử quan trọng trên, mà còn vì ngài một “vị mục tử nhân lành”, người đã lần lượt dạy cho những “vị mục tử” khác cũng phải trở nên giống như vậy. Dưới đây là một số câu nói đáng ghi nhớ nhất của ngài, những câu nói giúp chúng ta thêm phần hiểu biết và noi theo gương sáng thánh thiện của ngài.
Tác giả: Maria Paula Daud
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
2021
“Lời cầu nguyện của người lính” trong Thế chiến thứ nhất
“Lời cầu nguyện của người lính” trong Thế chiến thứ nhất
Lời cầu nguyện này đã được nhiều người lính nói tiếng Anh đọc lên nơi các chiến hào của Thế chiến thứ nhất.
Everett Collection | Shutterstock
Việc bước vào chiến trận trận chắc chắn sẽ mang đến cho tâm trí của người lính thực tế về cái chết. Một người lính giỏi là một người lính sẵn sàng hy sinh mạng sống vì bạn bè, hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích chung.
Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn không có bất kỳ ngoại lệ nào và nhiều người lính đã bước vào chiến trận cùng với Thiên Chúa trong tâm trí mình, vì biết rằng họ có thể gặp được Người sớm hơn mong đợi.
Đây là “Lời cầu nguyện của người lính” được in trong cuốn sách có tựa đề Sức mạnh của cầu nguyện, xuất bản năm 1920, cùng với một lời giải thích ngắn gọn.
Đây là Lời cầu nguyện của người lính đã được dâng lên bởi hàng trăm nghìn chiến sĩ nói tiếng Anh trong chiến hào của Pháp và Bỉ.
Lạy Chúa, trước khi con tham gia vào cuộc chiến đấu chết người
Và trước khi nỗi kinh hoàng của trận chiến bủa vây,
Trước hết con xin dâng lại linh hồn và sự sống
Cho sự Toàn Năng của Ngài chăm sóc.
Và khi bị bao phủ bởi cái chết nghiệt ngã nơi những luồng khói cuồn cuộn,
Ập đến như sấm nổ trên khắp chiến trường,
Nỗi sợ hãi nào có thể chạm tới tâm hồn của người lính,
Người đã đặt niềm tin tưởng vào Ngài?
Hãy ghi nhớ kỹ rằng người lính chân chính không cầu xin bất kỳ sự bảo vệ kỳ diệu nào khỏi bom đạn; điều anh ta cầu xin là mình có thể nhận thức được sự hiện diện và chăm sóc của Thiên Chúa để rồi anh ta có thể được ban cho ơn cứu rỗi nhờ lòng can đảm, hoa trái của đức tin.
Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
2021
Hôn nhân “Bất đắc dĩ”: Đôi điều muốn nói
Hôn nhân “Bất đắc dĩ”: Đôi điều muốn nói
Hôn nhân là một quyết định hệ trọng liên quan tới hạnh phúc cả một đời người. Có những cuộc hôn nhân phúc hạnh như mơ, nhưng cũng có không ít những cuộc hôn nhân đau khổ bất hạnh ê chề, nhất là những cuộc hôn nhân không tình yêu, không tự do thật lòng, mà chỉ vì “lỡ có bầu”.
Các bậc cha mẹ thường rơi vào cảnh khó xử với những cuộc hôn nhân “bất đắc dĩ” như thế. Nếu để cho con cái mình “lỡ mang bầu”, rồi sinh con mà không cưới hỏi gì, thì bị mất mặt với bà con lối xóm. Vì thế, không ít cha mẹ tìm mọi cách để thúc ép con cái phải cưới cho bằng được. Họ tìm đến với các cha xứ của mình, trình bày với các ngài, rồi “năn nỉ ỉ ôi” cho con mình được học giáo lý cấp tốc và cưới cấp tốc, “cưới chạy bầu”. Có khi tất cả mọi sự chỉ diễn ra trong vòng một tháng, tất tần tật: học giáo lý, làm thủ tục giấy tờ, rao hôn phối, cử hành hôn lễ… Khổ nhất là những cặp đôi có một trong hai người chưa theo đạo, học giáo lý vừa Dự tòng vừa Hôn nhân vội vội vàng vàng, chẳng đâu tới đâu. Thậm chí có trường hợp phải cử hành các Bí tích Khai tâm và Hôn phối trong cùng một ngày.
Những trường hợp như thế thường làm khó cho các cha xứ. Vui vẻ với nhau “lỡ mang bầu”, rồi vô bắt cha xứ giải quyết. Thật chẳng công bằng chút nào! Không giải quyết thì thấy cũng tội nghiệp, sợ gia đình đôi bên buồn, mà giải quyết thì bản thân các ngài cảm thấy áy náy lương tâm, không biết tương lai cuộc hôn nhân này có bền vững không, gia đình này có hạnh phúc không, vì đôi bạn không được chuẩn bị chu đáo.
Lời khuyên nào cho các cha mẹ và các cặp đôi? Trong trường hợp hai người yêu nhau thật lòng và cũng mong muốn tiến tới hôn nhân để được ăn đời ở kiếp với nhau, mà chẳng may có bầu, thì có thể tiến hành hôn phối được. Những trường hợp này có thể hạnh phúc và bền vững. Nhưng phải càng sớm càng tốt. Đừng để thai 3-4 tháng, thậm chí là 5-6 tháng rồi mới đến trình với cha xứ xin giải quyết.
Còn trong trường hợp, hai người không yêu nhau thật lòng, và cũng không muốn tiến tới hôn nhân; nhưng chẳng may có thai với nhau, thì chấp nhận giữ lại cái thai và ở vậy sinh con. Cứ sinh con rồi hãy tính tiếp. Nếu sau khi sinh con mà tình yêu giữa hai người nảy sinh và cả hai muốn sống với nhau, thì tiến hành thủ tục kết hôn cũng không muộn. Còn nếu tình cảm giữa hai người không còn, thì chia tay nhau, và thong dong đi tìm tình yêu mới, không vướng mắc gì, không ngăn trở gì. Hai người vẫn có thể là bạn với nhau, cùng góp phần cách nào đó để nuôi dạy đứa con chung. Đứa con cũng sẽ dễ dàng chấp nhận thân phận của mình, và có thể hạnh phúc, vì cảm nhận được tình thương của cả cha mẹ và ông bà nội ngoại hai bên.
Tôi được biết người con trai một ông Hội đồng Mục vụ, thuộc giáo xứ nọ, quen một người bạn gái. Hai người kết thân với nhau, rồi ăn ở với nhau và chẳng may “dính bầu”. Cả hai chấp nhận ở vậy sinh con mà không cưới hỏi gì, vì họ không thực lòng yêu nhau, và cũng không muốn kết hôn với nhau. Gia đình hai bên cũng đồng ý như vậy, không thúc ép gì. Sau khi sinh con được một thời gian, thì chia tay nhau, mỗi người theo đuổi hôn nhân riêng. Họ vẫn coi nhau như bạn bè, lui tới chăm sóc đứa con chung. Đứa con chung đó cũng vô tư ở với ông bà ngoại, thỉnh thoảng lại chạy qua ông bà nội chơi vui vẻ, vì nhà nội gần bên nhà ngoại.
Bởi đó, cha mẹ không nên tổ chức đám cưới cho con mình bằng mọi giá, chỉ vì con cái mình đã “lỡ mang bầu”, dù con mình thực sự không yêu thương nhau và không sẵn sàng để kết hôn với nhau, nhất là những trường hợp “lỡ có bầu” thường rơi vào giai đoạn tuổi đời còn non trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn. Trong trường hợp này, nếu tổ chức đám cưới, thì chỉ đẹp mặt với bạn bè và bà con lối xóm, nhưng chắn chắn sẽ để lại hậu quả bi đát về sau. Vui đó nhưng rồi buồn đó. Niềm vui thì chóng vánh, nhưng nỗi buồn thì vô tận!
Khi kết hôn được một thời gian ngắn sẽ xảy ra mâu thuẫn, bất đồng và xung đột với nhau mà không giải quyết được. Đơn giản vì không có tình yêu. Không có tình yêu, nên không thể tha thứ cho nhau, không thể chấp nhận nhau, và có khi biến vợ mình, hoặc chồng mình trở thành kẻ thù thứ thiệt của nhau, hoàn toàn đoạn tuyệt với nhau. Mấy chục năm sau, khi ra tòa xin tháo gỡ hôn phối mà vẫn không muốn nhìn mặt nhau. Xung đột vợ chồng không giải quyết được dẫn đến xung đột với cả gia đình nội ngoại hai bên. Tương quan sẽ tan nát và hôn nhân sẽ sụp đổ. Có những cặp kết thúc cuộc sống chung chỉ sau 3 tháng, thậm chí là 1 tháng sau đó, và 1 năm sau, ra tòa ly dị, để lại ngổn ngang bao dằn vặt tâm can, và bao vết thương lòng khó mà chữa lành được. Ở vậy thì không được vì cả hai còn rất trẻ, mà tiến hành một cuộc hôn nhân mới thì sẽ rơi vào tình trạng rối, vì còn vướng dây hôn nhân trước.
Bi kịch diễn ra giữa hai người, hai gia đình, và con cái sẽ lãnh đủ. Bởi vì đã không yêu nhau, thì theo lẽ thường, hoa trái của mình là con cái, họ cũng chẳng thiết tha gì! Có khi người mẹ vì “hận” chồng, nên đành đoạn bỏ lại đứa con của mình và đi tìm người chồng mới. Đứa con trở thành “mồ côi” mẹ. Có khi người bố vì “thù” vợ, nên nhẫn tâm bỏ lại đứa con của mình và đi theo người tình mới. Đứa con trở thành kẻ “mồ côi” cha. Bi đát hơn nữa là cha mẹ hận thù nhau và cùng bỏ luôn đứa con cho ông bà nội hoặc ông bà ngoại nuôi. Hậu quả là đứa con “mồ côi” luôn cả cha lẫn mẹ, đang khi cha mẹ vẫn còn sống. Bi đát hơn nữa là đứa con sau này sẽ hận chính cha mẹ của nó vì đã bỏ rơi nó. Hận cha, hận mẹ và hận luôn cả cuộc đời. Thực tế những trường hợp như thế này xảy ra rất nhiều. Ông bà nội ngoại hai bên nhìn cảnh tượng đó rất đau buồn. Các cha xứ, đặc biệt là người đã cử hành Thánh lễ hôn phối cho họ cũng buồn đau không kém!
Vì thế, trước khi quyết định tiến tới hôn nhân, xin các đôi bạn và những người làm cha mẹ, hãy cân nhắc kỹ lưỡng các tình huống, nhất là cùng nhau cầu nguyện xin ơn soi sáng hướng dẫn của Chúa, để tránh những thảm cảnh bi thương xảy ra sau này.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
2021
Bí quyết tìm được hạnh phúc giữa những khổ đau?
Bí quyết tìm được hạnh phúc giữa những khổ đau?
Thiên Chúa không bao giờ muốn đau khổ, Ngài không muốn chúng ta đau khổ.
Chắc chắn có rất nhiều người đã tự hỏi mình câu hỏi này, và câu hỏi này dường như chứa đựng những mâu thuẫn. Đau khổ và sống hạnh phúc? Những thứ điên rồ.
Rõ ràng để có hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đau khổ, mà chúng ta phải học cách đau khổ để sống hạnh phúc, bởi vì đau khổ gắn liền với cuộc sống không thể thay đổi.
Đau khổ là hậu quả của tội lỗi, bởi vì Thiên Chúa, với lòng nhân từ và sáng tạo đầy yêu thương của mình, chưa bao giờ nghĩ đến điều gì tương tự vậy cho chúng ta.
Thiên Chúa không bao giờ muốn đau khổ, Ngài không muốn chúng ta đau khổ. Bởi vì, đối với tội lỗi, chúng ta không có lựa chọn nào khác, tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với cuộc sống cách chín chắn và đấu tranh cho hạnh phúc của mình.
Một số đau khổ là đáng giá, một số khác thì không …
Đây là điều mà tôi muốn làm rõ. Một số đau khổ xuất hiện và gắn liền với cuộc sống – chúng ta không yêu cầu, không muốn nó, nhưng chúng là một phần của thực tại đầy phức tạp mà chúng ta đang sống.
Chẳng hạn, một người mẹ hy sinh giấc ngủ của mình vì phải cho con bú, chăm sóc con, ngay cả khi người mẹ đó đã trải qua một ngày dài làm việc vất vả. Có những bậc cha mẹ đã phải hy sinh bản thân để nuôi dạy con cái và cho chúng được học hành đến nơi đến chốn, điều mà họ không thể có được. Lại có người mà trong khoảnh khắc nào đó của cuộc đời phải học cách sống chung với một số bệnh tật mà họ không có trách nhiệm nào với nó ngoài một thực tế là do đã thừa hưởng sự di truyền từ tổ tiên.
Tuy nhiên có một loại đau khổ khác phát xuất từ những quyết định sai lầm, trong bối cảnh này thì cách giải thích đơn giản hơn, và chúng ta cũng có thể nói rằng người ta đã tìm đến nó.
Ví dụ, tôi đang nghĩ đến đau khổ của một gia đình có đứa con sống hư đốn do chứng nghiện ma túy; nghĩ đến những tổn thương của bao đứa trẻ đang vượt qua những thung lũng khô khan vì cha mẹ chúng ly dị; nghĩ đến những bạn trẻ, những người cảm thấy rất khó khăn khi phải sống trách nhiệm và bổn phận; nghĩ đến nhiều hình thức bạo lực gia đình, đến tình trạng tham nhũng mà chúng ta thấy khắp mọi nơi, gây ra nghèo đói và bất bình đẳng xã hội, tạo ra ngày càng nhiều rạn nứt xã hội. Và danh sách cứ tiếp tục dài.
Cuộc sống chỉ có ý nghĩa nhờ tình yêu
Ai trong chúng ta không muốn được yêu thương, ôm ấp và che chở? Cũng như muốn yêu thương, vun đắp tình thân, giúp đỡ và chăm sóc những người đang cần giúp đỡ.
Khi hoàn cảnh cho phép và động cơ hợp lý, tôi phải nói rằng điều đó không khiến cho chúng ta phải trả giá đắt. Chẳng hạn, nếu đó là một việc cần phải hy sinh bản thân vì lợi ích của một đứa trẻ, thì không quá khó để tìm thấy sức mạnh để làm việc đó. Cuối cùng, cha mẹ nào lại không muốn điều tốt cho con cái của họ chứ?
Nhưng đâu là phản ứng của chúng ta, chống lại chính Thiên Chúa, khi cái chết của người thân trong gia đình gõ cửa chúng ta? Đâu là mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa khi có đứa con đang trải qua căn bệnh nan y?
Chúng ta không có những suy nghĩ báo thù nào, cũng như chống lại Thiên Chúa, khi chúng ta phải chịu bất công mà không có bất cứ tội lỗi nào? Biết bao lần chúng ta lao vào chống lại Thiên Chúa?
Tình yêu và lòng nhân hậu của Thiên Chúa ở đâu khi chúng ta chịu đau khổ mà không hề có lý do? Chúa ở đâu khi chúng ta cảm thấy cô đơn trong đau khổ?
Chính trong những giây phút này, chúng ta cần phải vượt thắng những cảm xúc như vậy và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Cũng như khi chúng ta đau khổ, Ngài không phải là thủ phạm.
Tuy nhiên, bằng mọi giá chúng ta cứ phải tìm cho ra thủ phạm, bởi vì chúng ta không thể chấp nhận cuộc sống đối xử với chúng ta như vậy được. Ngay cả khi chúng ta đau khổ, Thiên Chúa cũng không phải là thủ phạm.
Chúng ta nỗ lực hết sức và nhận ra “vị thần” nào chúng ta đang hướng đến. Một vị thần không hề quan tâm đến chúng ta và bỏ rơi chúng ta? Vị thần đó không phải Thiên Chúa của chúng ta.
Thiên Chúa của niềm tin Kitô giáo là một người Cha, đã ban người Con duy nhất của mình, chịu chết trên thập giá và hiến dâng mạng sống mình vì yêu thương chúng ta. Là Người Con, Ngài đã mang trên thân thể mình các vết thương và đau đớn, đã tự hiến để đem lại cho cuộc sống này một ý nghĩa mới, vốn đã bị tội lỗi và các hậu quả của nó làm hư hỏng.
Thiên Chúa của chúng ta đã tạo dựng chúng ta vì tình yêu, và vì một hành động nhân từ đáng kính nể, đó là đã yêu cầu Con của mình một sự hy sinh không thể nghĩ tưởng được.
Chỉ có như vậy thì việc mang lấy những đau khổ của chúng ta và đưa chúng ta đến gần thập giá của Chúa Kitô mới có nghĩa, bởi vì theo cách đó, mọi thập giá của chúng ta mới trở thành cơ hội để yêu thương.
Sự đau khổ của tôi, không có ý nghĩa gì, thông phần vào công trình cứu chuộc của Chúa Kitô và hoàn tất nó. Và nếu tôi chia sẻ với Ngài trong sự hy sinh của Ngài, tôi cũng chia sẻ niềm vui Phục sinh của Ngài (1Pr 4,13).
Thái độ này rõ ràng đòi hỏi từ nơi tôi một thực tế là yêu mến Chúa Giêsu, dâng cho Ngài gánh nặng của đời tôi và không bỏ mặc Ngài vì hận thù hoặc cay đắng.
Đau khổ có thể là một cách để yêu thương
Nhiều lần Chúa Kitô đã nói với chúng ta rằng những ai muốn theo Ngài thì phải vác thập giá mình để trở thành môn đệ của Ngài? (Mt 16, 24). Điều này liên quan đến việc chấp nhận cuộc sống như nó là, bằng cách mang lấy những điều tốt hoặc xấu, vui hay buồn. Chúa Kitô yêu thương chúng ta cách trọn vẹn, không phải nửa vời. Dù chúng ta có đang ở với Ngài hay không, thì Thiên Chúa cũng không có một nửa điều khoản nào.
Bạn đang lạnh hay nóng (Kh 3, 14). Phong ngôn của chúng ta phải là “có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5, 37). Khi chọn lối đi của đời sống Kitô giáo, chúng ta biết rất rõ đâu là chân trời của mình: là thập giá. Tuy nhiên, cây thập giá sau ba ngày sẽ biến thành Cây Sự Sống.
Chúa Giêsu dạy chúng ta bằng mẫu gương trao ban cuộc sống vì bạn hữu của mình. Và không chỉ vậy, Ngài còn dạy chúng ta biết quan tâm lo lắng cho những người xa lạ bị ngược đãi trên đường (Lc 10, 25-37). Hơn thế nữa, Ngài dạy chúng ta phải yêu thương kẻ thù của mình (Mt 5, 38-48). Không bao giờ báo ác khi ai đó làm hại chúng ta (Rm 12, 17-21) nhưng luôn yêu thương và làm việc thiện.
Ngay cả khi nói đến việc yêu thương người thân của mình, bổn phận thực sự đối với người khác bao hàm lòng quảng đại, từ bỏ tư quyền, hy sinh, cống hiến… và tất cả những điều trên, nếu chúng ta muốn sống điều đó như Chúa Kitô đã sống, không cân đo đong đếm, nghĩa là chia sẻ sự đau khổ. Tuy nhiên, chúng ta cần từ bỏ tính thất thường, thị hiếu, sở thích cá nhân, không gian và tiện nghi của mình, là điều không phải lúc nào cũng tiêu cực.
Tình yêu mà chúng ta học được từ nơi Chúa Kitô luôn đặt người khác trên bản thân, và đòi hỏi chúng ta từ bỏ bản thân vì ích lợi của người khác. Điều này liên quan một phần đến việc hãm mình. Trong nền văn hóa hiện nay, càng ngày chúng ta càng ít quen sống với những hành động quảng đại như vậy.
Đau khổ của tôi có thể là cách để hiện thực hóa
Sau khi kể ra hết tất cả những điều trên, chúng ta có thể hiểu thêm được một chút và tốt hơn cách trải nghiệm đau khổ với Chúa Kitô như một cách hiện thực hóa cá nhân. Nhờ đó chúng ta được lớn lên trong tình yêu và làm cho cuộc sống của chúng ta trở thành một hành vi vinh danh Thiên Chúa, bằng cách tìm kiếm thiện ích chung, hiển nhiên là ơn cứu rỗi của chúng ta.
Với Chúa Kitô chúng ta học được rằng chúng ta phải trở thành những nhân vật chính đối với đau khổ của mình, bằng cách làm cho nó trở thành một phương tiện để đến gần Chúa và trở nên giống như Chúa nhiều hơn.
Giống như tình yêu, đau khổ cũng là một cách để có được mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Bởi vì đó là cách mà chúng ta thể hiện lòng thương xót đối với tha nhân theo cách độc đáo. Bằng cách này chúng ta có thể hiểu được lời xác quyết của thánh Augustinô, vào lễ Vượt Qua, ngài nói:
“Ôi tội hồng phúc, ngươi xứng đáng với Đấng cứu chuộc rất cao sang như vậy!”. Tội Ađam thật cần thiết vì nó đã được tẩy xóa nhờ cái chết của Chúa Kitô.
Võ Tá Hoàngchuyển ngữ