Đức Phanxicô, “Ý nghĩa của truyền giáo sau đại dịch coronavirus”
Trong thông điệp Ngày Thế giới Truyền giáo thứ 94, Đức Phanxicô băn khoăn về ý nghĩa của truyền giáo sau đại dịch coronavirus, hiểu Chúa nói gì với chúng ta trong thời đại dịch là một thách thức cho công việc truyền giáo.
Đức Phanxicô cùng một nhóm nữ tu truyền giáo Việt Nam Hình: Daniel Ibanez / Groupe ACI
Ngày Thế giới Truyền giáo sẽ cử hành ngày 18 tháng 10, Đức Phanxicô viết thông điệp truyền giáo cho thời hậu đại dịch coronavirus. Chủ đề năm nay “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6, 8), đây là câu trả lời cho tiếng gọi đến từ quả tim, từ lòng thương xót của Chúa, Đấng chất vấn vừa Giáo hội, vừa nhân loại trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ngài nói, thách thức cho công việc truyền giáo của Giáo hội là “hiểu những gì Chúa đang nói với chúng ta trong thời điểm đại dịch khi bệnh tật, tình trạng sống cô lập, đau khổ, sợ hãi, thách thức chúng ta và khó khăn của những người chết một mình, của những người không có ai, những người mất việc và những người không có nhà, có thức ăn chất vấn chúng ta”.
Thông điệp xét đến tình trạng mong manh đã trở thành hiển nhiên với đại dịch. Chúng ta nhận ra chúng ta cùng ở trên một chiếc tàu, tất cả đều mong manh và không định hướng, nhưng cùng lúc lại quan trọng và cần thiết, tất cả đều phải cùng chèo với nhau, tất cả đều phải được an ủi.
“Tiếng gọi truyền giáo” dẫn từ bản ngã sợ hãi và khép kín đến bản ngã được khám phá lại và đổi mới bởi ơn dâng hiến, tiếng gọi này kêu gọi để chúng ta được sai đi.
Đức Phanxicô giải thích: “Chúa Giêsu là nhà truyền giáo của Chúa Cha, và chính Ngài làm cho chúng ta trở thành người truyền giáo nhờ Thánh Linh, bởi vì chính Chúa Kitô là người mang Giáo hội ra khỏi chính mình. Sau tất cả, Chúa luôn là Đấng yêu thương chúng ta trước và với tình yêu này, Ngài gặp chúng ta và kêu gọi chúng ta, chúng ta đã nhận đời sống cách nhưng không và nhưng không là lời mời gọi ngầm để chúng ta đi vào năng lực của ơn hiến dâng: hạt giống nơi những người rửa tội, sẽ mang hình thức chính chắn như câu trả lời cho tình yêu trong hôn nhân và trong trinh tiết của Nước Trời”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh, không ai bị loại ra khỏi tình yêu của Chúa và truyền giáo là câu trả lời tự do và có ý thức với tiếng gọi của Chúa, một câu trả lời được ban khi chúng ta sống trong tương quan cá nhân với Chúa Giêsu sống động trong Giáo hội của Ngài.
Muốn được như vậy, chúng ta sẵn sàng lắng nghe Thánh Linh với các thách thức đặt ra cho ngày nay do đại dịch. Đức Phanxicô giải thích: “Buộc phải giãn cách xã hội và cách ly ở nhà, chúng ta thấy mình cần tương quan xã hội và tương quan cộng đoàn với Chúa. Khác xa với sự ngờ vực và thờ ơ, điều kiện này sẽ giúp chúng ta chú ý hơn theo cách chúng ta tương quan với người khác”.
Đức Phanxicô cũng nhắc lại, “việc không thể gặp nhau để dâng thánh lễ giúp chúng ta hiểu tình trạng của nhiều cộng đoàn kitô đã không thể dâng thánh lễ trong các ngày chúa nhật.”
Vì lý do này, đáp lại lời Chúa gọi là cơ bản, vì Chúa tiếp tục tìm người để gởi đến thế giới, đến mọi người để làm chứng cho tình yêu của Ngài, cho sự cứu rỗi, cho cái chết và giải thoát chúng ta khỏi tội ác.
Với lời kêu gọi kitô hữu đóng góp cụ thể, Đức Phanxicô kết luận, mừng Ngày Truyền giáo Thế giới là tái khẳng định cách cầu nguyện, suy tư và giúp đỡ vật chất là dịp để tham gia tích cực vào sứ mạng của Chúa Giêsu trong Giáo hội Ngài. Đức bác ái trong bài đọc phụng vụ của ngày chúa nhật thứ ba tháng 10 nhằm hỗ trợ công việc truyền giáo được thực hiện dưới tên tôi qua Các Hội Giáo hoàng Truyền Giáo để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các dân tộc và các nhà thờ trên khắp thế giới để chúng ta được cứu rỗi. Cho tất cả”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch