2020
Tấm lòng người cha chung của Giáo phận Xuân Lộc trong đại dịch covid-19
TẤM LÒNG NGƯỜI CHA CHUNG
CỦA GIÁO PHẬN XUÂN LỘC TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Khi kết thúc Thánh Lễ Truyền Dầu trực tuyến cho toàn giáo phận Xuân Lộc vào 5h30 sáng thứ Năm Tuần Thánh 09/04/2020. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế Thánh Lễ đã nói lên tâm tình của Ngài:
“Giờ đây trước khi kết thúc Thánh Lễ Truyền Dầu, tôi muốn hướng về những cơ sở bác ái xã hội của giáo phận. Nơi đây đang chăm sóc những người già neo đơn, những trẻ em mồ côi, khuyết tật, những người đau khổ vì nhiều lý do khách quan… Tất cả những con người ở các cơ sở này chỉ sống nhờ vào sự giúp đỡ bởi những tấm lòng bác ái của mọi người xa gần! Trong thời gian phòng tránh đại dịch Covid-19! Tôi tha thiết xin anh chị em quan tâm cầu nguyện cho quý Cha, quý Thầy, quý Dì và anh chị em thiện nguyện đang phục vụ tại các cơ sở này được mọi ơn lành của Chúa để tiếp tục chăm sóc những mảnh đời đau khổ được mạnh khỏe an lành…”
Tất cả đã nói lên tấm lòng của người Cha chung trong hoàn cảnh đại dịch không quên sót một ai trong lời cầu nguyện và trong tình thương Ngài có thể làm được những gì cho mọi con cái giáo phận. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Đức Cha thường xuyên gọi điện thoại đến Ban BAXH – Caritas để biết tin tức về các cơ sở bác ái xã hội về từng người và từng hoàn cảnh của các cơ sở. Đức Cha luôn dặn dò quý Cha, quý Thầy, quý Dì và quý anh chị em thiện nguyện tại các cơ sở hãy làm hết sức mình vì Chúa để bảo bọc cho các đối tượng tại các cơ sở này được bình an. Đức Cha còn gửi những đồng tiền của riêng Ngài để Ban BAXH – Caritas chuyển đến các cơ sở; Khích lệ động viên quý Cha, quý Thầy, quý Dì và anh chị em thiện nguyện thêm tinh thần tông đồ lo cho các đối tượng mà Chúa đã trao cho mình coi sóc.
Ở đời người ta thường nói: “Một miếng khi đói bằng cả gói khi no”. Tấm lòng và những gói quà từ Đức Cha gửi đến từng cơ sở trong hoàn cảnh khó khăn vì đại dịch, không những bằng “cả gói khi no” mà còn hơn thế nữa là sức mạnh của tình yêu đổ đầy lòng quý Cha, quý Thầy, quý Dì, anh chị em thiện nguyện…vì thế, khi nhận quà, ai cũng cảm xúc đến rơi nước mắt…vì Đức Cha quá quan tâm đến đoàn con cái đau khổ…
Đặc biệt hơn nữa đối với trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. Ngôi trường của giáo phận, trong 08 năm qua và hiện nay đang đón nhận hơn 3.000 sinh viên – học sinh từ trên 50 tỉnh thành trong cả nước được giáo dục, học tập văn hóa nghề nghiệp và nhất là đạo đức tại đây. Đức Cha cầu nguyện và thăm hỏi quý Cha, quý Thầy Cô, quý Nhân Viên toàn trường: hàng ngày cầu nguyện cho mọi người an lành. Đức Cha cũng không quên những sinh viên – học sinh của trường đang học tập và hợp tác lao động ở nước ngoài: Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngài chỉ an lòng khi biết các em mạnh khỏe, tuy không đi học, không làm việc, ở nhà trọ nhưng các em vẫn được trợ cấp theo tiêu chuẩn của các quốc gia sở tại và hàng ngày các em vẫn tham dự Thánh Lễ trực tuyến của giáo phận Xuân Lộc tại quê nhà.
Theo văn bản số 4684/UBND-KGVX của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid từ ngày 23/4 đến hết ngày 3/5/2020. Như vậy, hy vọng từ ngày 4/5/2020 các trường sẽ được mở cửa trở lại, trong đó có trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Ngày các em học sinh – sinh viên của trường trở lại học tập sau hơn 02 tháng sống tại gia đình với hoàn cảnh khó khăn sau những ngày giãn cách xã hội lại làm cho tấm lòng người Cha Chung như se lại! Và Ngài đã trao cho Ban Giám Hiệu của trường một số tiền tương đối lớn, để lo cho các em học sinh – sinh viên ngày trở lại học tập tại trường.
Ban Giám Hiệu đã họp bàn và quyết định dành số tiền tình thương của Đức Cha giáo phận: trước hết để hỗ trợ các em học sinh – sinh viên từ các tỉnh đổ về trường, nhất là những em ở các tỉnh xa như miền Bắc, miền Trung, mình Cao Nguyên, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh xa của miền Đông Nam Bộ… đều được trợ cấp tàu xe trong chuyến trở về trường. Tình thương bao la của Đức Cha làm cho các bậc phụ huynh có con em học tại trường cảm rõ được sự chia sẻ của Đức Cha, như cha mẹ trong gia đình, khi phải lo cho con cái! Các linh mục, tu sĩ và thầy cô là những người thừa hành của Đức Cha tại trường cũng vô cùng xúc động khi Đức Cha quan tâm đến trường.
Ngoài ra, còn được bao nhiêu nhà trường sẽ chia sẻ một phần nào sự đóng góp của mỗi học sinh – sinh viên về điện nước với nhà trường trong học kỳ II này. Đối với trường nghề việc học văn hóa, năm học 2019 – 2020 sẽ kết thúc trước ngày 15/07/2020 theo quyết định của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo; Nhưng về phần học nghề nghiệp, các em còn phải tiếp tục học cho đến hết tháng 08 để hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp nghề vào các ngày 13-15/08. Vậy việc hỗ trợ của Đức Cha cho từng em học sinh – sinh viên cũng làm giảm bớt những lo âu của phụ huynh và giúp các em tích cực chăm chỉ học tập trong học kỳ II.
Đại dịch Covid-19, có làm cho cha con, thầy trò của trường phải xa cách nhau hơn 02 tháng. Các học sinh – sinh viên xa nhà phải đi lại nhiều lần, quý phụ huynh cũng không khỏi lo lắng! Trái lại, tình thương bao la ấm áp của Đức Giám Mục giáo phận, ân cần lo lắng cho từng em học sinh – sinh viên gần xa… đã làm cho các bậc phụ huynh thêm tin tưởng: vì dưới mái trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, trường Công Giáo đầu tiên trong cả nước, cũng chính là ngôi nhà thứ hai của mình, có Chúa là Cha lo liệu gìn giữ trong mọi hoàn cảnh. Thật hạnh phúc biết bao! Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy
2020
Đức Giáo Hoàng: “Chúa Giêsu cầu nguyện cho mỗi người chúng ta”
Cử hành Thánh Lễ sáng Thứ Năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng tư tưởng của Ngài đến nhiều người đang khổ vì nạn dịch Covid-19.
“Ở nhiều nơi, một trong những tác động của nạn dịch là nhiều gia đình đang thấy họ cần sự giúp đỡ, và họ đói”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. Ngài nói những lời này trước khi Thánh Lễ tại Santa Marta vào sáng Thứ Năm. Ngài nói tiếp, khi nhấn mạnh rằng thật không may những người cho vay nặng lãi đang hưởng lợi từ hoàn cảnh này. “Đây là một thứ nạn dịch khác, một thứ virus khác: Đó là một nạn dịch xã hội”, Ngài nói.
Nhiều gia đình đang không có việc làm và không có thực phẩm để đặt trên bàn băn cho con cái họ, Đức Giáo Hoàng nói tiếp, đang làm con mồi cho những kẻ lợi dụng là những kẻ lấy đi một chút họ có.
Đức Giáo Hoàng nói, “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho phẩm giá của họ, và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người trục lợi: để Chúa chạm vào tâm hồn họ và hoán cải họ”.
Sau đó, trong bài giảng Đức Giáo Hoàng nói về các bài phụng vụ trong ngày (Cv 5:27-33).
Sự can đảm của Phêrô
Đức Giáo Hoàng nói bài đọc thứ nhất kể về thời gian các Tông Đồ bị những người lính canh đưa ra trước Hội Đồng và các thượng tế chất vấn các vị khi nói “Chúng tôi đã ra lệnh nghiêm cấm các ông giảng dạy nhân danh danh ấy, danh Chúa Giêsu”.
Và rồi, Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “các ông đã làm ngập tràn Jerusalem bằng giáo huấn của các ông, và muốn làm cho máu người này đổ trên chúng tôi”.
Nhưng Đức Giáo Hoàng nói, các Tông Đồ, đặc biệt là Phêrô, “đã can đảm và mạnh bạo” nói lên niềm tin của mình khi nói “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa. Chúng tôi vâng lời Thiên Chúa và các ông thì tội lỗi”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng Phêrô, cũng là người chối Chúa Giêsu, “người đầy sự sợ hãi và thậm chí là hèn”.
“Vậy bằng cách nào trong thế gian mà ông đi đến điểm này”, Đức Giáo Hoàng hỏi.
Đó là Thần Khí, Đức Giáo Hoàng giải thích, khi trích Công Vụ Tông Đồ “Đấng mà Thiên Chúa trao cho những ai vâng phục Ngài” (Cv 5:32).
Ông Phêrô, Đức Giáo Hoàng nói tiếp, có lẽ đã có thể chọn thoả hiệp, chọn để có giọng nhẹ nhàng hơn khi giảng cho dân để được ra đi bình an.
Nhưng ông chọn để thực hiện một hành trình mà trong đó ông cho thấy sự can đảm và mạnh bạo, Đức Giáo Hoàng nói, khi nhấn mạnh rằng “trong lịch sử của Giáo Hội, người của Giáo Hội đã phải thực hiện điều này thường xuyên để cứu dân Thiên Chúa”. Vào thời điểm khác, các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã thực hiện những thoả hiệp để tự cứu minh hơn là “Hội Thánh”.
Khi nói về hình tượng Phêrô là người đã khước từ thoả hiệp niềm tin của mình, nhưng chọn can đảm, Đức Giáo Hoàng nói “ông đã yêu cách đam mê, nhưng ông cũng đầy sợ hãi”.
“Ông là một người đã mở ra cho Thiên Chúa đến mức Thiên Chúa tỏ cho ông thấy rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng rồi ông bị rơi vào cơn cám dỗ chối bỏ Chúa Giêsu”, Đức Giáo Hoàng nhắc lại nhưng rồi ông đi từ cơn cám dỗ sang ân sủng.
“Bí quyết” của Phêrô
Đâu là sức mạnh ấy – bí quyết của ông – Đức Giáo Hoàng hỏi?
Có một câu, Ngài giải thích, sẽ giúp chúng ta hiểu: “Trước cuộc khổ nạn Chúa Giêsu nói với các tông đồ ‘Satan mong muốn sàng các con như sàng gạo’, đây là thời điểm của cơn cám dỗ, anh em sẽ bị sàng như sàng gạo”.
“Và với Phêrô Chúa Giêsu nói: ‘Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh, để niềm tin của anh không bị sụp đổ’” Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bài giảng khi nói rằng như Phêrô cầu nguyện cho Phêrô, thì Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Rồi Đức Giáo Hoàng khích lệ người tín hữu không chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu để Ngài “ban cho chúng ta ân sủng này hoặc ân sủng nọ” mà cũng là chiêm ngắm Chúa Giêsu là Đấng sẽ tỏ cho Cha những vết thương của Ngài.
“Chúng ta hãy nghĩ về cách mà Phêrô có thể tiến trên con đường từ một người hèn thành việc trở thành một người can đảm với ơn ban của Thần Khí. Nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và chúng ta hãy tạ ơn là Ngài đang cầu nguyện cho chúng ta”.
“Chúng ta cần nhiều niềm tin hơn”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại, “nhiều hơn nữa trong lời cầu nguyện của chúng ta”, trong lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu, vị chuyển cầu, nói thay chúng ta: “Chúng ta hãy xin ân sủng để cho Chúa dạy chúng ta cách xin Ngài ân sủng của việc cầu nguyện cho mỗi người chúng ta”.
Joseph C. Pham (Vatican News)
2020
Hãy cảnh giác trước bất cứ cảm giác “tội nghiệp bản thân” vì các nhà thờ đóng cửa, Đức Hồng Y Nichols cảnh báo
Hãy cảnh giác trước bất cứ cảm giác “tội nghiệp bản thân” vì các nhà thờ đóng cửa, Đức Hồng Y Nichols cảnh báo
Người Công Giáo Anh Quốc phải tránh “bất cứ một thứ cảm giác tội nghiệp bản thân nào” đối với những việc đóng cửa nhà thờ, Đức Hồng Y Vincent Nichols nói trong một Thánh Lễ vinh danh các nhân sự tại các bệnh viện và nhà hưu dưỡng.
Khi nói thông qua trực tuyến từ Nhà Thờ Chính Toà Westminster trống rỗng ở London vào ngày 23/4, Đức Hồng Y Vincent Nichols, hiện đang là Tổng Giám Mục Westminster ở London và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales, đã nhớ đến “các người hùng thầm lặng” ở trận tuyến của cuộc khủng hoảng coronavirus.
“Đối với đa số chúng ta, phần của chúng ta trong việc này là quá khác biệt”, Đức Hồng Y nói. “Đúng, những tước đoạt đang được đặt trên chúng ta, gồm cả việc không thể trở lại các nhà thờ và các bí tích của chúng ta, một sự tước đoạt mà chúng ta đang cảm thấy cần thiết quá đỗi. Nhưng chúng ta hãy cảnh giác trước bất cứ một thứ cảm giác tội nghiệp nào khi chúng ta sống phần mình trong những kỷ luật cứu mạng này”.
Đức Hồng Y nói với các người Công Giáo theo dõi trực tuyến rằng “Trong tất cả điều này chúng ta được ủi an bởi sự hiện diện không lay chuyển của Chúa chúng ta”.
“Chúng ta phải có đôi mắt để thấy Ngài ở mọi nơi, trong mọi lúc. Lời cầu nguyện của chúng ta phải kiên vững, vì không hoài nghi gì là sức mạnh của Thiên Chúa vừa cần thiết vừa làm thay đổi trong cuộc vật lộn trường kỳ này. Tối nay chúng ta lặp lại việc cầu nguyện xin sức mạnh của Thiên Chúa và động lực cho những người hùng thầm lặng của ngày hôm nay ngay cả khi chúng ta sẵn sàng khen ngợi họ”.
Các cử hành phụng vụ chung đã bị đình lại tại Anh vào ngày 20/3 và tất cả các nhà thờ đóng của vài ngày sau đó. Hội Đồng Giám Mục của đất nước đã đối diện với những lời kêu gọi khẩn thiết từ những người Công Giáo là mở lại các nhà thờ và cho phép các cộng đoàn tại các Thánh Lễ trong khi tôn trọng các qui định giãn cách xã hội.
Một video do người Công Giáo kêu gọi sự khôi phục các Thánh Lễ công đã được hơn 3,000 lượt xem kể từ khi nó được đăng tải vào ngày 22/4. Một phát ngôn viên của Anh và Xứ Wales đã trả lời lời mời gọi vào ngày 23/4, khi nhìn nhận rằng sự vắng bóng các bí tích là một “sự tước đoạn mạnh”.
“Những cảm giác và mong muốn được thể hiện trong đoạn video này là hoàn toàn có thể hiểu được”, vị phát ngôn viên nói, theo Catholic Herald UK.
“Tuy nhiên có những yếu tố khác vốn cần phải suy xét: chúng ta có một nghĩa vụ luân lý để bảo vệ sự sống; chúng ta có một nghĩa vụ phải tuân thủ lời khuyên chuyên gia về những mối nguy của virus vốn đang vô hình và chết chóc; chúng ta phải đảm bảo rằng bất cứ bước nào mà chúng ta có thể thực hiện – và một số được đề nghị trong đoạn video – là đã được suy tư toàn diện, nhận được sự phê chuẩn chính thức và đang được thực thi ở trong mọi hoàn cảnh”.
Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Toà Westminster là Thánh Lễ đầu tiên trong một loạt Thánh Lễ chiều tối Thứ Năm vốn được cử hành bởi các vị giám mục tại các nhà thờ chính toà trên khắp nước Anh.
Các Thánh Lễ vào các ngày Thứ Năm vì đó là ngày khi người dân đứng bên ngoài nhà họ và khen các nhân sự tại Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia, hệ thống chăm sóc y tế do công chúng góp quĩ của Anh Quốc. Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 7g tối và kết thúc vào lúc 8g “Tôn Vinh Những Người Chăm Sóc Chúng Ta”.
Trong bài giảng của Ngài, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các nhân sự y tế là hậu duệ đối với truyền thống “cao đẹp và cao quý” của đất nước.
“Đó là một truyền thống mang lấy cột móc của niềm tin Kitô Giáo”, Ngài nói. “Các đặc thù của nó về sự hy sinh bản thân và lòng can đảm và sự cam kết của nó cho việc chăm sóc hết mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, xuất phát từ sự quyết tâm đi theo các giáo huấn của Đức Kitô là Đấng nói rằng Ngài được tìm kiếm, và được phục vụ, đặc biệt nơi những người nghèo nhất, người cần giúp nhất và những người bé mọn nhất trong khả năng tự giúp họ”.
Đức Hồng Y nhắc lại lịch sử của Giáo Hội trong việc hình thành các thái độ hiện đại đối với bác ái và tình yêu dành cho người thân cận của mình.
“Sự chăm sóc và trợ giúp đối với người nghèo, người đau yếu và người sắp qua đời là rất bị giới hạn trong thế giới Rôma, vốn là Châu Âu và Trung Đông ngày nay, cho đến khi các môn đệ của Chúa Giêsu bắt đầu mang lại điều đó”, Ngài nói. “Người nghèo chỉ đơn giản là bị bỏ mặc cho số phận của họ. Nhưng tầm nhìn của Kitô Giáo lại tôn trọng điều đó. Để phục vụ người nghèo và người đau yếu là phục vụ chính Chúa. Và dần dần niềm xác tín ấy trở thành được thể hiện nơi các tổ chức”.
Đức Hồng Y nói tiếp: “Chúng ta biết Thánh Basil Cả là vị đã dẫn đường trong thế kỷ thứ 4, xây dựng các trung tâm để chăm sóc người nghèo và người đau yếu, như Fabiola đã làm, một người phụ nữ cao quí tại Rôma là người, vào cùng thời gian ấy, đã thực hiện các tổ chức tương tự”.
“Chúng ta cũng nhớ đến bệnh viện của Thánh Bartholomew đã đứng vững trên Đảo Tiber ở Rôma trong vòng hơn 1,200 năm và dẫn đến những người theo Thánh Augustine Hippo lập một bệnh viện lâu đời nhất London, Bệnh Viện Thánh Bartholomew – hay Barts như nó được biết đến – vào thế kỷ 12, ngay sau bệnh viện Thánh Thomas”.
Đức Hồng Y Nichols mời gọi những người theo dõi trực tuyến hãy cầu nguyện với Thánh George, bổn mạng của Anh Quốc, mà lễ mừng kính Ngài vào ngày 23/4, cũng như Thánh Luca, bổn mạng các bác sĩ, các Thánh Cosmas và Damian, các thánh bổn mạng của giới dược và y, và Thánh Agatha và Thánh Gioan Thiên Chúa là các thánh bổn mạng của các y tá.
Ngài khẩn xin các thánh hãy “cầu nguyện cho chúng con bây giờ trong giờ cần thiết này và với chúng con nài xin Thiên Chúa một thời gian chữa lành và sức mạnh mới’.
Hơn 139,000 người đã nhiễm coronavirus tại Anh Quốc và hơn 18,700 người đã qua đời, theo Trung Tâm Nguồn Lực Coronavirus Đại Học Johns Hopkins.
Đan Sĩ (CNA)
2020
Một Giám Mục Đức đã phê bình ….
Một Giám Mục Đức đã phê bình những “đòi hỏi nhõng nhẽo và hiếu chiến” của người Công Giáo yêu cầu Thánh Lễ trong mùa dịch coronavirus
Một vị giám mục Đức đã phê bình những đòi hỏi mang tính “nhõng nhẽo” và “hiếu chiến” của một số người Công Giáo yêu cầu Thánh Lễ trong thời gian giới nghiêm coronavirus.
Lẽ nào những việc huỷ các phục vụ thờ tự của chúng ta hầu như không phải là những vấn đề xa xỉ?
Đức Giám Mục Giáo Phận Magdeburg Gerhard Feige đã viết một bài ý kiến đăng vào ngày 20/4 trên trang katholisch.de, một trang tin của Hội Đồng Giám Mục Đức, mà trong đó Ngài nói, trong hoàn cảnh coronavirus những lệnh cấm các Thánh Lễ và các qui tụ xã hội khác, “sự tự do tôn giáo cũng gần gũi với tâm hồn tôi và nó làm đớn đau nhưng vẫn phải thực hiện mà không có những phục vụ công”.
Tuy nhiên, Đức Cha Feige đã thú nhận cảm giác “bực bội gia tăng” bởi “sự tội nghiệp bản thân hoặc sự bực bội mang tính gây hấn” mà một số người Công Giáo thể hiện với việc bị khước từ nhận các bí tích.
Chẳng lẽ chúng ta là những người Kitô Hữu lại không quan tâm một cách có trách nhiệm và trong tình liên đới đối với việc giới hạn mối nguy đe doạ mạng sống của việc lây nhiễm với con coronavirus và ngăn chặn một tình trạng quá tải y tế của xã hội chúng ta, thay vào đó, so sánh với những người chạy chọt khác, khi nỗ lực thúc đẩy qua những tư lợi của chúng ta sao? Đức Giám Mục đặt dấu hỏi.
Và trong khi đối diện với những gian khó và nỗi khổ của những người đã phải sợ vì mạng sống họ hay mạng sống người thân họ, những người đang khó thấy được tiềm năng kinh tế cho bản thân họ hay những người đang làm việc chuyên môn ở trận tuyến trong cuộc chiến chống lại nạn dịch, thì những việc huỷ bỏ phục vụ thờ phượng của chúng ta lại dường như không phải là những vấn đề mang tính xa xỉ? Thật quan trọng để cân nhắc các điều tốt cho hoà hợp. Ngài nói tiếp.
Với người tín hữu: Hãy kiểm tra liên tục “những huyễn hoặc về sự tự nhận biết bản thân bằng mọi giá”
Một số người trên thế giới, người Công Giáo và các anh em khác, trong những ngày này đang nói về một “sự độc tài lành mạnh”, khi tố cáo các giới chức công về việc dùng bất cứ phương thế nào cần thiết – gồm cả việc đình lại các Thánh Lễ công – để biện minh cho cùng đích sức khoẻ công.
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Feige đã không đồng tình với những người Công Giáo đang thúc đẩy một kiểu thuyết âm mưu như thế, khi khẳng định rằng mặc dù, “dĩ nhiên, từ quan điểm Kitô Giáo, [sức khoẻ] thì không được coi là giá trị cao nhất…nhưng người ta cũng không được coi nhẹ nó”.
“Và cũng có những khác biệt đáng suy xét giữa sự độc tài toàn trị vốn đàn áp các quyền tự do vì những lý do mang tính ý thức hệ và một nhà nước dân chủ mà đôi khi giới hạn một vài điều vì thiện ích chung”, Đức Giám Mục giải thích.
Đức Giám Mục Feige khích lệ các công dân hãy nhớ rằng “Tất cả mọi sự tự do là không phải vô giới hạn, nhưng kết thúc nơi sự tự do của người khác bắt đầu”.
Để đi đến cùng đích đó, cách cụ thể Ngài mời gọi người Công Giáo hãy luôn kiểm tra “những sự huyễn hoặc về sự tự nhận biết bản thân bằng mọi giá”, như lòng muốn Thánh Lễ và các bí tích của họ vào thời gian thách đố này, khi điều cần thiết thay vào đó lại là “nhiều người một hy sinh và nhiều người một sự rũ bỏ để làm cho việc sống chung thành công trở nên khả thi”.
Chẳng lẽ chúng ta không thể đợi chờ lâu hơn một chút?
Những nhận định của Đức Giám Mục Feige về những yêu cầu của người Công Giáo đối với Thánh Lễ trong mùa Coronavirus là đặc biệt thú vị trước những bàn thảo đang diễn ra giữa chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Đức đối với việc trở lại đời sống bí tích công.
Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã thông báo vào ngày 15/4 rằng đất nước sẽ thực hiện những bước nhỏ trên con đường trở lại sự bình thường xã hội tương đối, gồm cả việc mở lại các quán nhỏ và các trường học nhưng chưa đối với các quán bar, nhà hàng, và những không gian thờ phượng.
Nhưng Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức Giám Mục Georg Bätzing, Giáo Phận Limburg, đã đáp trả lại về việc tiếp tục phủ quyết các cử hành tôn giáo, khi nói trong một thông cáo rằng “việc dừng lại các phục vụ tôn giáo công lấn loát đồng loạt trên quyền của người dân được thực hành tôn giáo của họ cách tự do”.
Trước sự thực hiện cuộc gặp gỡ sau đó vào ngày 17/4 giữa các đại diện của các tôn giáo và các đại diện của Cộng Hoà Liên Bang và các bang khác của Đức, Cha Karl Jüsten, vị đại diện quan hệ với nhà nước của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã nói những thảo luận giờ đây đang tập trung vào những đề nghị để đảm bảo sức khoẻ chung tại các buổi phục vụ hiệp thông.
Vài đề xuất đã được đưa ra như việc sử dụng kẹp nướng thịt hoặc đặt Thánh Thể trên bàn thờ và cho phép người giáo dân tự nhận bánh lễ, hoặc cho một vị linh mục dùng bao tay y tế”, Cha ”, Jüsten giải thích.
Tuy nhiên, trong bài viết của Ngài trên katholisch.de, Đức Giám Mục Feige đã không đón nhận tất cả những đề xuất phụng vụ trên, khi nói rằng “Tôi khó có thể hình dung các buổi phục vụ với sự tham dự giới hạn, danh sách người tham dự, giữ khoảng cách an toàn, bảo vệ miệng, bao tay, một nghi lễ miễn nhiễm trước khi chuẩn bị các món quà và sự ban phát hiệp lễ mà phải sử dụng đến những chiếc gắp được tạo ra mà lại có thể mang tính thánh và cứu chuộc”.
Vị giám mục đã cảnh báo về mối nguy của việc giới hạn sức khoẻ “khi tạo ra những vấn đề mới và làm gia tăng sự chán nản”, và đặt câu hỏi:
Chẳng lẽ chúng ta không thể đợi lâu hơn một chút và rồi sau đó có thể cử hành các phục vụ cùng nhau trở lại khi việc ấy có thể diễn ra cách tự nhiên hơn và cách con người hơn?
Ngay cả người Công Giáo không thích trở lại với Thánh Lễ vào lúc này: khảo sát
Sự hoài nghi của Đức Giám Mục Feige về sự nóng lòng trở lại với Thánh Lễ và các bí tích dường như là nhạt nơi một nước Đức có đa số là Công Giáo, theo một cuộc khảo sát ý kiến của INSA Consulare được đăng trên báo Tagespost.
Theo cuộc khảo sát trên 2,000 người trưởng thành ấy vào các ngày 10-13/4, chỉ 12% người dân Đức muốn trở lại việc phụng tự trong mùa dịch, trong khi 70% coi việc này là không cần thiết vào thời điểm này.
Trong số những người Công Giáo, tỷ lệ phần trăm muốn trở lại với Thánh Lễ công là một phần toàn diện của việc “quan tâm trước hết” trong mùa dịch là chỉ 15% so với 69% không muốn.
Âu Dương Duy (Novenanews)