Một Giám Mục Đức đã phê bình ….
Một Giám Mục Đức đã phê bình những “đòi hỏi nhõng nhẽo và hiếu chiến” của người Công Giáo yêu cầu Thánh Lễ trong mùa dịch coronavirus
Một vị giám mục Đức đã phê bình những đòi hỏi mang tính “nhõng nhẽo” và “hiếu chiến” của một số người Công Giáo yêu cầu Thánh Lễ trong thời gian giới nghiêm coronavirus.
Lẽ nào những việc huỷ các phục vụ thờ tự của chúng ta hầu như không phải là những vấn đề xa xỉ?
Đức Giám Mục Giáo Phận Magdeburg Gerhard Feige đã viết một bài ý kiến đăng vào ngày 20/4 trên trang katholisch.de, một trang tin của Hội Đồng Giám Mục Đức, mà trong đó Ngài nói, trong hoàn cảnh coronavirus những lệnh cấm các Thánh Lễ và các qui tụ xã hội khác, “sự tự do tôn giáo cũng gần gũi với tâm hồn tôi và nó làm đớn đau nhưng vẫn phải thực hiện mà không có những phục vụ công”.
Tuy nhiên, Đức Cha Feige đã thú nhận cảm giác “bực bội gia tăng” bởi “sự tội nghiệp bản thân hoặc sự bực bội mang tính gây hấn” mà một số người Công Giáo thể hiện với việc bị khước từ nhận các bí tích.
Chẳng lẽ chúng ta là những người Kitô Hữu lại không quan tâm một cách có trách nhiệm và trong tình liên đới đối với việc giới hạn mối nguy đe doạ mạng sống của việc lây nhiễm với con coronavirus và ngăn chặn một tình trạng quá tải y tế của xã hội chúng ta, thay vào đó, so sánh với những người chạy chọt khác, khi nỗ lực thúc đẩy qua những tư lợi của chúng ta sao? Đức Giám Mục đặt dấu hỏi.
Và trong khi đối diện với những gian khó và nỗi khổ của những người đã phải sợ vì mạng sống họ hay mạng sống người thân họ, những người đang khó thấy được tiềm năng kinh tế cho bản thân họ hay những người đang làm việc chuyên môn ở trận tuyến trong cuộc chiến chống lại nạn dịch, thì những việc huỷ bỏ phục vụ thờ phượng của chúng ta lại dường như không phải là những vấn đề mang tính xa xỉ? Thật quan trọng để cân nhắc các điều tốt cho hoà hợp. Ngài nói tiếp.
Với người tín hữu: Hãy kiểm tra liên tục “những huyễn hoặc về sự tự nhận biết bản thân bằng mọi giá”
Một số người trên thế giới, người Công Giáo và các anh em khác, trong những ngày này đang nói về một “sự độc tài lành mạnh”, khi tố cáo các giới chức công về việc dùng bất cứ phương thế nào cần thiết – gồm cả việc đình lại các Thánh Lễ công – để biện minh cho cùng đích sức khoẻ công.
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Feige đã không đồng tình với những người Công Giáo đang thúc đẩy một kiểu thuyết âm mưu như thế, khi khẳng định rằng mặc dù, “dĩ nhiên, từ quan điểm Kitô Giáo, [sức khoẻ] thì không được coi là giá trị cao nhất…nhưng người ta cũng không được coi nhẹ nó”.
“Và cũng có những khác biệt đáng suy xét giữa sự độc tài toàn trị vốn đàn áp các quyền tự do vì những lý do mang tính ý thức hệ và một nhà nước dân chủ mà đôi khi giới hạn một vài điều vì thiện ích chung”, Đức Giám Mục giải thích.
Đức Giám Mục Feige khích lệ các công dân hãy nhớ rằng “Tất cả mọi sự tự do là không phải vô giới hạn, nhưng kết thúc nơi sự tự do của người khác bắt đầu”.
Để đi đến cùng đích đó, cách cụ thể Ngài mời gọi người Công Giáo hãy luôn kiểm tra “những sự huyễn hoặc về sự tự nhận biết bản thân bằng mọi giá”, như lòng muốn Thánh Lễ và các bí tích của họ vào thời gian thách đố này, khi điều cần thiết thay vào đó lại là “nhiều người một hy sinh và nhiều người một sự rũ bỏ để làm cho việc sống chung thành công trở nên khả thi”.
Chẳng lẽ chúng ta không thể đợi chờ lâu hơn một chút?
Những nhận định của Đức Giám Mục Feige về những yêu cầu của người Công Giáo đối với Thánh Lễ trong mùa Coronavirus là đặc biệt thú vị trước những bàn thảo đang diễn ra giữa chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Đức đối với việc trở lại đời sống bí tích công.
Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã thông báo vào ngày 15/4 rằng đất nước sẽ thực hiện những bước nhỏ trên con đường trở lại sự bình thường xã hội tương đối, gồm cả việc mở lại các quán nhỏ và các trường học nhưng chưa đối với các quán bar, nhà hàng, và những không gian thờ phượng.
Nhưng Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức Giám Mục Georg Bätzing, Giáo Phận Limburg, đã đáp trả lại về việc tiếp tục phủ quyết các cử hành tôn giáo, khi nói trong một thông cáo rằng “việc dừng lại các phục vụ tôn giáo công lấn loát đồng loạt trên quyền của người dân được thực hành tôn giáo của họ cách tự do”.
Trước sự thực hiện cuộc gặp gỡ sau đó vào ngày 17/4 giữa các đại diện của các tôn giáo và các đại diện của Cộng Hoà Liên Bang và các bang khác của Đức, Cha Karl Jüsten, vị đại diện quan hệ với nhà nước của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã nói những thảo luận giờ đây đang tập trung vào những đề nghị để đảm bảo sức khoẻ chung tại các buổi phục vụ hiệp thông.
Vài đề xuất đã được đưa ra như việc sử dụng kẹp nướng thịt hoặc đặt Thánh Thể trên bàn thờ và cho phép người giáo dân tự nhận bánh lễ, hoặc cho một vị linh mục dùng bao tay y tế”, Cha ”, Jüsten giải thích.
Tuy nhiên, trong bài viết của Ngài trên katholisch.de, Đức Giám Mục Feige đã không đón nhận tất cả những đề xuất phụng vụ trên, khi nói rằng “Tôi khó có thể hình dung các buổi phục vụ với sự tham dự giới hạn, danh sách người tham dự, giữ khoảng cách an toàn, bảo vệ miệng, bao tay, một nghi lễ miễn nhiễm trước khi chuẩn bị các món quà và sự ban phát hiệp lễ mà phải sử dụng đến những chiếc gắp được tạo ra mà lại có thể mang tính thánh và cứu chuộc”.
Vị giám mục đã cảnh báo về mối nguy của việc giới hạn sức khoẻ “khi tạo ra những vấn đề mới và làm gia tăng sự chán nản”, và đặt câu hỏi:
Chẳng lẽ chúng ta không thể đợi lâu hơn một chút và rồi sau đó có thể cử hành các phục vụ cùng nhau trở lại khi việc ấy có thể diễn ra cách tự nhiên hơn và cách con người hơn?
Ngay cả người Công Giáo không thích trở lại với Thánh Lễ vào lúc này: khảo sát
Sự hoài nghi của Đức Giám Mục Feige về sự nóng lòng trở lại với Thánh Lễ và các bí tích dường như là nhạt nơi một nước Đức có đa số là Công Giáo, theo một cuộc khảo sát ý kiến của INSA Consulare được đăng trên báo Tagespost.
Theo cuộc khảo sát trên 2,000 người trưởng thành ấy vào các ngày 10-13/4, chỉ 12% người dân Đức muốn trở lại việc phụng tự trong mùa dịch, trong khi 70% coi việc này là không cần thiết vào thời điểm này.
Trong số những người Công Giáo, tỷ lệ phần trăm muốn trở lại với Thánh Lễ công là một phần toàn diện của việc “quan tâm trước hết” trong mùa dịch là chỉ 15% so với 69% không muốn.
Âu Dương Duy (Novenanews)