Hãy cảnh giác trước bất cứ cảm giác “tội nghiệp bản thân” vì các nhà thờ đóng cửa, Đức Hồng Y Nichols cảnh báo
Hãy cảnh giác trước bất cứ cảm giác “tội nghiệp bản thân” vì các nhà thờ đóng cửa, Đức Hồng Y Nichols cảnh báo
Người Công Giáo Anh Quốc phải tránh “bất cứ một thứ cảm giác tội nghiệp bản thân nào” đối với những việc đóng cửa nhà thờ, Đức Hồng Y Vincent Nichols nói trong một Thánh Lễ vinh danh các nhân sự tại các bệnh viện và nhà hưu dưỡng.
Khi nói thông qua trực tuyến từ Nhà Thờ Chính Toà Westminster trống rỗng ở London vào ngày 23/4, Đức Hồng Y Vincent Nichols, hiện đang là Tổng Giám Mục Westminster ở London và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales, đã nhớ đến “các người hùng thầm lặng” ở trận tuyến của cuộc khủng hoảng coronavirus.
“Đối với đa số chúng ta, phần của chúng ta trong việc này là quá khác biệt”, Đức Hồng Y nói. “Đúng, những tước đoạt đang được đặt trên chúng ta, gồm cả việc không thể trở lại các nhà thờ và các bí tích của chúng ta, một sự tước đoạt mà chúng ta đang cảm thấy cần thiết quá đỗi. Nhưng chúng ta hãy cảnh giác trước bất cứ một thứ cảm giác tội nghiệp nào khi chúng ta sống phần mình trong những kỷ luật cứu mạng này”.
Đức Hồng Y nói với các người Công Giáo theo dõi trực tuyến rằng “Trong tất cả điều này chúng ta được ủi an bởi sự hiện diện không lay chuyển của Chúa chúng ta”.
“Chúng ta phải có đôi mắt để thấy Ngài ở mọi nơi, trong mọi lúc. Lời cầu nguyện của chúng ta phải kiên vững, vì không hoài nghi gì là sức mạnh của Thiên Chúa vừa cần thiết vừa làm thay đổi trong cuộc vật lộn trường kỳ này. Tối nay chúng ta lặp lại việc cầu nguyện xin sức mạnh của Thiên Chúa và động lực cho những người hùng thầm lặng của ngày hôm nay ngay cả khi chúng ta sẵn sàng khen ngợi họ”.
Các cử hành phụng vụ chung đã bị đình lại tại Anh vào ngày 20/3 và tất cả các nhà thờ đóng của vài ngày sau đó. Hội Đồng Giám Mục của đất nước đã đối diện với những lời kêu gọi khẩn thiết từ những người Công Giáo là mở lại các nhà thờ và cho phép các cộng đoàn tại các Thánh Lễ trong khi tôn trọng các qui định giãn cách xã hội.
Một video do người Công Giáo kêu gọi sự khôi phục các Thánh Lễ công đã được hơn 3,000 lượt xem kể từ khi nó được đăng tải vào ngày 22/4. Một phát ngôn viên của Anh và Xứ Wales đã trả lời lời mời gọi vào ngày 23/4, khi nhìn nhận rằng sự vắng bóng các bí tích là một “sự tước đoạn mạnh”.
“Những cảm giác và mong muốn được thể hiện trong đoạn video này là hoàn toàn có thể hiểu được”, vị phát ngôn viên nói, theo Catholic Herald UK.
“Tuy nhiên có những yếu tố khác vốn cần phải suy xét: chúng ta có một nghĩa vụ luân lý để bảo vệ sự sống; chúng ta có một nghĩa vụ phải tuân thủ lời khuyên chuyên gia về những mối nguy của virus vốn đang vô hình và chết chóc; chúng ta phải đảm bảo rằng bất cứ bước nào mà chúng ta có thể thực hiện – và một số được đề nghị trong đoạn video – là đã được suy tư toàn diện, nhận được sự phê chuẩn chính thức và đang được thực thi ở trong mọi hoàn cảnh”.
Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Toà Westminster là Thánh Lễ đầu tiên trong một loạt Thánh Lễ chiều tối Thứ Năm vốn được cử hành bởi các vị giám mục tại các nhà thờ chính toà trên khắp nước Anh.
Các Thánh Lễ vào các ngày Thứ Năm vì đó là ngày khi người dân đứng bên ngoài nhà họ và khen các nhân sự tại Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia, hệ thống chăm sóc y tế do công chúng góp quĩ của Anh Quốc. Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 7g tối và kết thúc vào lúc 8g “Tôn Vinh Những Người Chăm Sóc Chúng Ta”.
Trong bài giảng của Ngài, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các nhân sự y tế là hậu duệ đối với truyền thống “cao đẹp và cao quý” của đất nước.
“Đó là một truyền thống mang lấy cột móc của niềm tin Kitô Giáo”, Ngài nói. “Các đặc thù của nó về sự hy sinh bản thân và lòng can đảm và sự cam kết của nó cho việc chăm sóc hết mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, xuất phát từ sự quyết tâm đi theo các giáo huấn của Đức Kitô là Đấng nói rằng Ngài được tìm kiếm, và được phục vụ, đặc biệt nơi những người nghèo nhất, người cần giúp nhất và những người bé mọn nhất trong khả năng tự giúp họ”.
Đức Hồng Y nhắc lại lịch sử của Giáo Hội trong việc hình thành các thái độ hiện đại đối với bác ái và tình yêu dành cho người thân cận của mình.
“Sự chăm sóc và trợ giúp đối với người nghèo, người đau yếu và người sắp qua đời là rất bị giới hạn trong thế giới Rôma, vốn là Châu Âu và Trung Đông ngày nay, cho đến khi các môn đệ của Chúa Giêsu bắt đầu mang lại điều đó”, Ngài nói. “Người nghèo chỉ đơn giản là bị bỏ mặc cho số phận của họ. Nhưng tầm nhìn của Kitô Giáo lại tôn trọng điều đó. Để phục vụ người nghèo và người đau yếu là phục vụ chính Chúa. Và dần dần niềm xác tín ấy trở thành được thể hiện nơi các tổ chức”.
Đức Hồng Y nói tiếp: “Chúng ta biết Thánh Basil Cả là vị đã dẫn đường trong thế kỷ thứ 4, xây dựng các trung tâm để chăm sóc người nghèo và người đau yếu, như Fabiola đã làm, một người phụ nữ cao quí tại Rôma là người, vào cùng thời gian ấy, đã thực hiện các tổ chức tương tự”.
“Chúng ta cũng nhớ đến bệnh viện của Thánh Bartholomew đã đứng vững trên Đảo Tiber ở Rôma trong vòng hơn 1,200 năm và dẫn đến những người theo Thánh Augustine Hippo lập một bệnh viện lâu đời nhất London, Bệnh Viện Thánh Bartholomew – hay Barts như nó được biết đến – vào thế kỷ 12, ngay sau bệnh viện Thánh Thomas”.
Đức Hồng Y Nichols mời gọi những người theo dõi trực tuyến hãy cầu nguyện với Thánh George, bổn mạng của Anh Quốc, mà lễ mừng kính Ngài vào ngày 23/4, cũng như Thánh Luca, bổn mạng các bác sĩ, các Thánh Cosmas và Damian, các thánh bổn mạng của giới dược và y, và Thánh Agatha và Thánh Gioan Thiên Chúa là các thánh bổn mạng của các y tá.
Ngài khẩn xin các thánh hãy “cầu nguyện cho chúng con bây giờ trong giờ cần thiết này và với chúng con nài xin Thiên Chúa một thời gian chữa lành và sức mạnh mới’.
Hơn 139,000 người đã nhiễm coronavirus tại Anh Quốc và hơn 18,700 người đã qua đời, theo Trung Tâm Nguồn Lực Coronavirus Đại Học Johns Hopkins.
Đan Sĩ (CNA)