2020
Cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Tây Nguyên : Mừng 3 trong 1
CỘNG ĐOÀN DCCT TÂY NGUYÊN MỪNG 3 TRONG 1
Nếu như ngày hôm nay là ngày thứ Hai đầu tuần tuần 28 Thường Niên và là ngày bình thường như bao ngày khác trong tuần nhưng với Cộng Đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Tây Nguyên lại là một ngày đặc biệt. Hôm nay, Cộng Đoàn DCCT Tây Nguyên cùng với nhiều giáo dân thừa sai ở nhiều nơi về Trung Tâm Loan Báo Tin Mừng Pleikly để tạ ơn Chúa.
Với hồng ân 51 năm ghi dấu ngày hiện diện trên mảnh đất Tây Nguyên.
Với dịp mừng vị Thánh đặc biệt mang tên Giêrađô của Dòng Chúa Cứu Thế
Với dịp khai giảng khóa học Giáo Dân Thừa Sai (đào tạo anh chị em giáo dân Thừa Sai đi loan báo Tin Mừng).
Và với biết bao nhiêu ơn lành khác mà Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cách đặccộng đ biệt cộng đoàn DCCT Tây Nguyên thì việc tạ ơn Chúa là điều chính đáng và phải đạo. Hơn nữa, việc tạ ơn Chúa những dịp như thế này như nhắc nhớ nhau rằng tất cả những gì mà DCCT có được như ngày hôm nay là do ân sủng của Thiên Chúa trao ban cho Thánh Tổ Anphongso, các Thánh trong Dòng và tu sĩ của Dòng.
9 g 00, Thánh Lễ tạ ơn ghi dấu những ngày hồng ân được bắt đầu. Tiếng cồng chiên âm hưởng dân tộc Jrai được cất lên cùng với ca đoàn để đón đoàn đồng tế.
Cha Giuse Trần Sĩ Tín – một trong những vị đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên – chủ tế Thánh Lễ sáng hôm nay. Cùng với Cha Giuse có Cha Marco Bùi Duy Chiến – bề trên cộng đoàn DCCT Tây Nguyên, cha trưởng vùng Pleikly – Phêrô Phan Công Trường, cha trưởng vùng Cheo Reo – Batolomeo Nguyễn Đức Thịnh và quý Cha quý Thầy đang phục vụ tại Tây Nguyên. Cộng đoàn dân Chúa có quý tu sĩ nam nữ đang phục vụ các cộng đoàn, giáo xứ cùng cộng đoàn dân Chúa Pleikly và nhiều nơi khác nữa.
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giuse mời cộng đoàn cùng hiệp ý với anh em vùng Tây Nguyên tạ ơn Chúa. Cha cũng nói về ý nghĩa tạ ơn 51 năm hiện diện và phụng vụ Thánh Lễ hôm nay là Lễ kính Thánh Giêrađô.
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Trương Văn Minh – Cha Xứ giáo xứ Phú Nhơn mời cộng đoàn cùng nhìn về gương sáng đời sống đạo đức của Thánh Giêrađô.
Tiếp theo đó, Cha Giue mời cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa với biết bao nhiêu hồng ân trong chặng đường dài 51 năm hiện diện trên vùng đất Tây Nguyên.
Và sau cùng, Cha Giuse nói về ý nghĩa của anh chị em giáo dân thừa sai.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Chủ tế làm khép khăn Thánh Giêrađô và bánh Giêrađô.
Những ai thân quen với Dòng Chúa Cứu Thế đều biết ý nghĩa của khăn Thánh Giêrađô. Thánh Giêrađô vẫn làm phép lạ cho những ai tin mến và chạy đến cầu khẩn Ngài.
Sau việc làm phép, quý Cha cùng đặt tay câu nguyện cho những anh chị em được chọn trong nhóm Thừa Sai Giáo Dân của Dòng Chúa Cứu Thế.
Sau khi cộng đoàn nói lời tạ ơn Chúa vì Thánh Lễ đã hết thì Cha Giuse cầu nguyện cho những phụ nữ đang mang thai. Kèm theo lời cầu nguyện đó, Cha Giuse trao khăn Thánh Giêrađô cho những ai cần đến. Cùng lúc đó, những chiếc bánh Thánh Giêrađô được trao đến tận tay từng người tham dự Thánh Lễ hôm nay.
Dĩ nhiên cuộc vui, sự kiện, Thánh Lễ nào cũng đến phần kết thúc và chia tay. Thánh Lễ đã hết chúng con ra về … Và, Thánh Lễ tạ ơn hôm nay kết thúc, chúng con cũng ra về và cũng mở ra cho mỗi giáo dân thừa sai, đặc biệt tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế vùng Tây Nguyên sứ vụ loan báo Tin Mừng theo cung cách mới nhưng không bỏ đi cái cũ để phù hợp với nhịp sống của ngày hôm nay.
Vẫn luôn tin và xác tín rằng mọi sự Thiên Chúa đã khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi tay Chúa nên Dòng Chúa Cứu Thế cứ trao vào tay Chúa tất cả. Dẫu rằng tương lai còn dài nhưng luôn tin rằng Chúa mãi mãi yêu thương Dòng Chúa Cứu Thế do Thánh Anphongso sáng lập từ ngày khởi sự cho đến ngày tận thế.
2020
Lễ trao Học Bổng “Mầm Hy Vọng” năm 2020
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO : LỄ TRAO HỌC BỔNG “MẦM HY VỌNG” NĂM 2020
Khởi đi từ lòng yêu mến những tâm hồn hiếu học, Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng bên cạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mình vẫn nhớ đến những sinh viên nghèo, không đủ điều kiện để theo học. Với nguyện ước đó, Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng đã chung chia một phần nào đó để động viên, hỗ trợ những nguyện ước học tập mà thiếu hay không đủ khả năng.
Từ vài năm gần đây, Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng đã cùng với Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo trao những phần học bổng cho những sinh viên nghèo hiếu học tại các Đại Học như Hồng Bàng, Hoa Sen, Gia Định … Nhờ sự chia sẻ này mà như lời trần tình rất thật của một nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang trong lời cảm ơn trước khi khép lại Lễ trao học bổng : “Con muốn theo học nhưng 2 lần không đủ điểm. Đến nay như Chúa muốn. Con đủ điểm cũng như nhận được học bổng Mầm Hy Vọng và con sẽ cố gắng nuôi dưỡng ước mơ của mình để phục vụ …”
Và như thông lệ tốt đẹp, sáng hôm nay, Thứ Bảy ngày 10 tháng 10 năm 2020, tại hội trường Lầu 9 của Đại Học Hoa Sen số 8 đường Nguyễn Văn Tráng – quận 1 đã diễn ra buổi Lễ trao Học Bổng “Mầm Hy Vọng”.
Như lời giới thiệu các thành phần tham dự Lễ hôm nay của nữ tu MC đến từ Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức thì có sự hiện diện của 2 phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Hoa Sen, Thầy Đỗ Mạnh Cường – Phó Tổng Giám Đốc – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục của Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng, phó giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Ngọc Huy Phó hiệu trưởng trường Đại Học Hoa Sen và một số vị đại diện cho Tập Đoàn Nguyễn Hoàng và trường Hoa Sen, quý Cha Trưởng cũng như trong Ban Thư Ký Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, quý bề trên, quý linh mục cùng tu sĩ nam nữ và giáo dân, cha Vũ Hữu Hiền – Tổng Thư Ký Ban Truyền Thông HĐGMVN. Và đặc biệt nhất đó chính là sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Để mở đầu cho Lễ trao học bổng hôm nay, quý soeurs thuộc khóa 18 khoa Giáo Dục Mầm Non của trường Đại Học Quốc Té Hồng Bàng vũ khúc “Bài ca Đức Kitô”
Và về phần giới thiệu, dĩ nhiên Đức Cha Phêrô là người được giới thiệu trước nhất cho mọi người hiện diện trong Hội Trường sáng hôm nay. Đơn giản vì Đức Cha lãnh trách nhiệm về Giáo Dục Công Giáo mà Hội Đồng Giám Mục đề cử.
Sau những tràng vỗ tay chào mừng, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai ngỏ đôi lời với quý Cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn.
Không dài lời nhưng rất sâu lắng với chất giọng miền Nam, Đức Cha Phêrô nói lên tâm tình của Đức Cha về việc giáo dục. Đức Cha nhắc đến lòng hảo tâm của Tập Đoàn Giáo Dục Nguyyễn Hoàng. Đức Cha nhắc lại năm ngoái với 27 học bổng và năm nay có 103 học bổng và trải dài đến các địa phận và dòng tu …
Thật dễ thương khi Đức Cha Phêrô đã thay lời cho 103 sinh viên nhận học bổng Mầm Hy Vọng hôm nay.
Tiếp theo lời chia sẻ của Đức Cha Phêrô, Thầy Đỗ Mạnh Cường chia sẻ một chút về việc học của những người đặc biệt. Đặc biệt nơi các sinh viên này đó là đến trường mang theo niềm tin của mình và đó là điều khiến cho việc học của các sinh viên tốt và cho các sinh viên khác bắt chước : “Mình đến có sự đóng góp của mình. Đó cũng chính là sự đóng góp cho sự giáo dục cho anh chị em xung quanh. Ước gì sự đóng góp đó lan tỏa. Tham gia cách học bổng như người tài trợ. Chúng con xác định không phải là của Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng mà là của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo. Khi các sinh viên đặc biệt nghèo, hiện diện trong trường hoặc bất cứ môi trường nào thì hy vọng các sinh viên này là mẫu gương làm tốt cho môi trường học của chúng con”.
Và, xin 1 phút để nói mảnh đất mà mọi người đang hiện diện là đặc biệt vì nhìn qua cửa sổ thì thấy Đền Thờ Thánh Gẫm và ở đó có gông Ngài ra pháp trường. Thầy Cường nói : “Mảnh đất này là nơi Ngài bị tử đạo. Đất này là do Đức Cha Ngô Đình Thục mua và Đức Cha Phêrô là chủ sở hữu thật của nó …”
Để thay đổi không khí, một sinh viên cũng nữ tu Như Yến thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa gửi đến cộng đoàn nhạc phẩm : “Ca vang tình yêu Chủa 2”
Và rồi, Cha Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng tổng thư ký Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo Việt Nam công bố quyết định trao 103 học bổng cho linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Sau lời công bố của cha Vinh Sơn, Đức Cha Phêrô, Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Ngọc Huy, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền, Cha Antôn Maria trao học bổng cho 103 sinh viên.
Một nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang đại diện sinh viên ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, Tập Đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng.
Tập đoàn Giáo Dục Nguyễn Hoàng trao tặng Đức Cha Phêrô tập chú giải Kinh Thánh mới của anh chị em giáo sư người Việt ở Mỹ (nhóm Giáo sư Lê Xuân Hy). Bộ sách này được biếu các Đại Chủng Viện.
Thầy Từ Phú Đức – Trưởng khoa thiết kế nghệ thuật – lên chia sẻ với cộng đoàn một chút về nghệ thuật Công Giáo và nghệ thuật Thánh.
Một ít lời đến từ thầy Từ Phú Đức đã khép lại buổi Lễ trao Học Bổng Mầm Hy Vọng sáng hôm nay.
Sau khi nghỉ giải lao đôi chút, tất cả thành viên có mặt trong buổi Lễ trao Học Bổng hôm nay dùng chung với nhau bữa cơm thân tình do Tập Đoàn Nguyễn Hoàng khoản đãi.
Niềm vui ngày nhận học bổng hôm nay không chỉ dừng lại ở buổi Lễ, bữa cơm thân tình mà còn mãi còn mãi. Những ước mong tinh thần của Tập Đoàn lan tỏa trên các sinh viên cũng như những người được thụ hưởng Mầm Hy Vọng sẽ sinh hoa kết quả cho những nơi mà sinh viên sau khi tốt nghiệp được gửi đến.
2020
Giáo phận Kontum : Thánh Lễ truyền chức linh mục
GIÁO PHẬN KONTUM : THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC
Kể từ sáng hôm nay, Thứ Năm, 1.10.2020, Giáo Phận Kontum có thêm 7 thừa sai để loan báo Tin Mừng cho vùng cao qua việc truyền chức của Đức Cha Aloiso Nguyễn Hùng Vị. Niềm vui ngày hôm nay Giáo Phận có được là nhờ hồng ân Thiên Chúa cũng như qua biết bao nhiêu ơn lành từ ông bà cha mẹ, quý Cha, quý Thầy Cô, thân nhân và ân nhân vun trồng trong suốt nhiều năm qua.
Lượng cộng đoàn dân Chúa về với Nhà Thờ Mẹ của Giáo Phận sáng hôm nay ngoài sức tưởng tượng của nhiều người và nhất là Ban Tổ Chức. Cha Quản Lý Giáo Phận nói nhỏ với chúng tôi : “Mình nghĩ chừng 1.500 người nhưng bây giờ lên đến 4.000”
Tạ ơn Chúa thôi ! Đơn giản là lòng sùng đạo cũng như yêu mến ơn gọi vốn có của mảnh đất Tây Nguyên nên giáo dân hiện diện khá đông đảo.
5 g 30, sau khi cộng đoàn nghe người dẫn Lễ ngỏ với cộng đoàn ý nghĩa của Thánh Lễ sáng nay thì cộng đoàn cùng hướng về cuối Thánh Đường Gỗ Kontum để đón đoàn đồng tế.
Cạnh Đức Giám Mục Giáo phận Aloisio có Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung – nguyên Giám Mục Giáo Phận Kontum cùng linh mục đoàn và linh mục ngoài Giáo Phận. Đặc biệt có sự hiện diện của Cha Giám Đốc Chủng Viện Huế.
Cộng đoàn dân Chúa có lẽ không kể xiết bởi nhiều người đến từ miền Nam ra miền Bắc.
Bước vào Thánh Lễ, Đức Cha ngỏ thêm với cộng đoàn ý nghĩa thêm với phần cộng đoàn đã nghe trong phần dẫn Lễ. Đức Cha nói năm nay là Chủng Viện Thừa Sai Kontum sống trong năm đặc biệt kỷ niệm 85 năm thành lập Chủng Viện và có một người còn sống trong thời kỳ đầu của Chủng Viện đó là Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung. Chủng Viện thành lập 1935 thì Đức Cha Phêrô vào học năm 1937. Sau 85 năm, có nhiều anh em kế thừa và hôm nay có 7 tiến chức lãnh nhận chức linh mục.
Đức Cha cũng giới thiệu với cộng đoàn ơn gọi đầu tiên của người sắc tộc Giẻ là tiến chức Gioan A Nuk.
Trong bài giảng, Đức Cha không dông dài. Đức Cha Aloisio nhắn nhủ với cộng đoàn và cách riêng 7 tiến chức về 3 sứ mạng của người Kitô hữu là tư tế, ngôn sứ và vương đế. Với các linh mục, 3 chức vụ đó được thực thi cách rõ nét hơn bằng đời sống chứng nhân của mình.
Sau huấn từ của Đức Cha là nghi thức truyền chức linh mục.
Cha Giám Đốc Chủng Viện Thừa Sai Kontum điểm danh 7 tiến chức lên Đức Cha. Sau phần điểm danh, Cha Giuse Đỗ Hiệu – Tổng Đại Diện giới thiệu để Đức Cha truyền chức cho các Thầy phó tế :
Phê rô Nguyễn An Lành
Ant ôn Hà Hiển Linh
Giuse Mai Văn Lương
Stephano Nguyễn Hoàng Minh
Gioan A Nuk
Phaolo Nguyễn Công Trương
Simon Huỳnh Khắc Vũ
Trước khi Đức Cha ban phép lành cuối Lễ, Cha mới Stephano Nguyễn Hoàng Minh đại diện cho các tân chức ngỏ lời cảm ơn quý Đức Cha. Quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn. Cha Stephano đặc biệt cảm ơn các đấng sinh thành, từng thành viên trong ban Tổ Chức từ Giáo Xứ Chính Tòa, Phương Nghĩa, các buôn làn, ban truyền thông, ca đoàn, trật tự …
Cha mới dứt lời, Đức Cha ngỏ với cộng đoàn là cộng đoàn tạ ơn Chúa và tiếp tục cầu nguyện cho các tân chức Thế nhưng chuyện quan trọng là do các tân chức nổ lực sống và thi hành sứ vụ với trách nhiệm của mình.
Cách đặc biệt, Đức Cha mời cộng đoàn tạ ơn Chúa và chúc mừng Cha mới Gioan A Nuk là người đồng bào Giẻ. Đức Cha mời cộng đoàn cầu nguyện để cho các sắc tộc có ơn gọi để giúp cho anh chị em bản xứ.
Sau bài Tán Tụng Hồng ân nói lên lời tạ ơn Chúa, Quý Đức Cha và quý Cha chụp chung với nhau tấm hình lưu niệm trước tiền sảnh Nhà Thờ.
Và, như môt truyền thống tốt đep. Bữa ăn sáng đạm bạc được Nhà Thờ Chính Tòa khoản đãi quý Cha, quý tu sĩ. Phần cộng đoàn, mỗi người nhận 1 ổ bánh mì để chung chia niềm vui với các tân chức, với Giáo Phận.
Tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu hồng ân. Ngày hôm nay cũng như tương lai, cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện không chỉ cho 7 tân chưc mà cho Giáo Phận truyền giáo Kontum nữa. Xin Chúa ban muôn ơn lành để Giáo Phận ngày mỗi ngày phát triển như lòng Chúa mong muốn.
2020
Họ đạo Cái Nhum : Lễ giỗ hai Đấng Đáng Kính Phêrô Nguyễn Văn Dinh và Luy Phan Văn Ngò
Họ đạo Cái Nhum : Lễ giỗ hai Đấng Đáng Kính Phêrô Nguyễn Văn Dinh và Luy Phan Văn Ngò
Tỏ lòng biết ơn và tôn kính các vị tiền nhân, Cha Sở Gioan Phạm Hữu Diện cùng 2 Cha Phó họ đạo Cái Nhum đã dâng Lễ tạ ơn cũng như xin 2 Đấng chuyển cầu mọi ơn lành cho Giáo Phận nhỏ bé Vĩnh Long.
Cùng hiệp thông với quý Cha có quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum và cộng đoàn dân Chúa.
Ngày 27 tháng 9 hàng năm, Giáo Phận Vĩnh Long nói chung và cộng đoàn dân Chúa Cái Nhum đặc biệt kính nhớ 2 đấng.
Ngày 27-9-1857: được Đức Thánh Cha Piô IX tôn phong 2 vị tử đạo của Giáo Phận Vĩnh Long lên bậc đáng kính.
Ông LU-Y PHAN VĂN NGÒ, sinh năm 1772 tại Cái Nhum, thuộc An Lương thôn (làng An Lương ngày xư, dinh Long Hồ, tức là Vĩnh Long ngày nay), thân sinh của ông NGÒ là ông PHAN VĂN LUÔN.
Tuổi thanh niên, ông NGÒ gia nhập quân đội hoàng gia của sĩ quan thanh liêm. Sau khi xuất ngũ, ông lập gia đình, tỏ ra là một gia trưởng tài đức, mẫu mực của một tổ ấm 12 hiếu tử, ông được cử làm ông Cả trong làng, ông Cả luôn tận tình phục vụ, giúp đỡ dân làng như một đại gia đình, rất đúng nghĩa: “LÀNG LÀ PHỤ MẪU CHI DÂN”, chứ không phải ông Cả của thời phong kiến.
Ngoài chức vụ ông Cả, ông còn là ông Trùm Nhứt họ đạo Cái Nhum, đồng thời cũng là Thầy giảng đạo, ông tận tình cộng tác với Cha Sở chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho các tín hữu khi còn sống cũng như lúc qua đời, thậm chí ông còn tham gia việc mai táng theo khả năng tuổi già của ông, nêu gương sáng cho Ban Quới Chức, ông Trùm NGÒ được sự cộng tác đắc lực của ông biện PHÊRÔ DINH, nên công tác mục vụ mà Cha Sở phân công cho Quới Chức được hòan thành xuất sắc.
Có lần ông bị cáo là chứa chấp những vị thừa sai ngoại quốc, cũng may ông thoát nguy được là nhờ ảnh hưởng của bạn bè đang làm việc ở tỉnh lỵ. Lần khác ông bị tố cáo, trùng hợp với vụ Thầy PHƯỚC bị bắt tại Trà Vinh, quan liền cho lính đến Cái Nhum để truy nã Đức Cha NGÃI.
Can đảm trước hậu hoạn vô thường, chính ông Trùm LU-Y NGÒ đã giấu kín Đức Cha LEFÈBVRE (NGÃI) và các Dì Phước (nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá ngày nay). Nhờ ông Cai Tổng ĐƯỜNG là bạn thân của ông NGÒ mách tin cho biết lính đến bao vây, nên ông NGÒ đối phó kịp thời hiểm họa. Nhưng sau cùng, ông Trùm NGÒ cũng bị bắt cùng với Đức Cha NGÃI ngày 20 – 10 – 1844 đang lúc Đức Cha trú ngụ trong nhà của một người dân thuộc tôn giáo bạn ở Cái Gà. Đức Cha tự ý ra nộp mình, vì thấy ông Trùm NGÒ và một số tín hữu bị bắt tra khảo quá khổ đau…
Đức Cha LEFÈBVRE (NGÃI), ông Trùm LU-Y NGÒ và Thầy giảng PHƯỚC bị đưa ra cố đô Huế. Đến Huế 12 hôm, ông Trùm LU-Y NGÒ vì quá vất vã, kiệt sức nơi tù ngục với án lệnh cấm cốc (cấm ăn ngũ cốc) và mang gông.
Ngày 24 – 2 – 1845, ông Trùm LU-Y PHAN VĂN NGÒ được Chúa thương gọi về lãnh triều thiên thiên quốc, trước sự hiện diện của Đức Cha LEFÈBVRE (NGÃI), hưởng thọ 73 tuổi, còn Thầy giảng PHƯỚC bị án tử hình. Lúc bấy giờ tài sản của họ đạo cũng như giáo dân đều bị tịch thu, họ đạo đói khổ, gần bị đe dọa tan rã.
Thi hài ông Trùm NGÒ được an táng tại đất thánh Phú Cam, gần Huế, ông LU-Y NGÒ chết ít lâu thì Đức Cha LEFÈBVRE (NGÃI) được trả tự do, nhờ sự can thiệp của thiếu tướng hải quân CÉCILLE.
Thầy giảng PHƯỚC và Thầy TAM (còn gọi là SUM) ở lại khám đường Huế. Nơi tù ngục, hai Thầy vẫn kiên gan loan báo TIN MỪNG CỨU ĐỘ của Chúa GIÊSU KITÔ, khiến cho nhiều tù nhân được nhìn biết Chúa mà tôn thờ. Về sau Thầy PHƯỚC lãnh án tử hình.
Ngày 27 – 9 – 1857, Đức Thánh Cha PIÔ IX tôn phong ông Trùm LU-Y PHAN VĂN NGÒ lên bậc Đáng Kính.
Năm 1845 xác thánh Đấng Đáng Kính LU-Y PHAN VĂN NGÒ được cải táng, hài cốt của ông được lưu kính trong phòng thánh nhà thờ họ Cái Nhum.
Thời Cha Sở PHÊRÔ TRẦN HỮU DƯ và Cha Sở SIMON LÂM THÀNH HÒA hài cốt của Đấng Đáng Kính LU-Y NGÒ được lưu kính dưới Bàn Thờ Thánh Thể.
Thời Cha Sở ANTÔN NGUYỄN VĂN LỆ thì hài cốt của Đấng Đáng Kính LU-Y NGÒ được lưu kính dưới Bàn Thờ chánh.
Ông PHÊRÔ NGUYỄN VĂN DINH sinh tại Cái Nhum năm 1814, thân phụ của ông quí danh là Yến, một thanh niên công giáo đạo đức hiền hòa, giỏi giáo lý, đã nhận bí tích Hôn Phối với bà Matta Nguyễn thị Điểu, sinh được 3 hiếu tử, được cha sở tín nhiệm bầu làm biện họ, câu đồng nhi .
Bà Matta Điểu hiền thê và là hiền mẫu thánh thiện, trợ lý đắt lực cho ông biện DINH chu toàn nhiệm vụ tông đồ giáo dân (ngôi mộ của bà Matta Điểu còn lưu lại tại đất thánh Cái Nhum). Ông DINH tự nhận là chủ nhà chứa chấp Đức Cha Ngãi, nhưng bà giúp việc tên là Thâm Lương có ý đánh lạc hướng.
Ông biện DINH bị khảo tra 30 lần, mỗi lần kéo dài 4-5 giờ, ông bị đánh lòi xương, nhưng không khai báo, chỉ kêu Chúa mà thôi.
Thấy vậy Dức Cha Ngãi là chủ chăn phải tự nộp mình để con chiên khỏi bị cực hình. Đức Cha Ngãi nhắn tin cho cha Fontaine đến để bàn giao hồ sơ cai quản Địa Phận “Tây Đàng Trong” vì cha nầy ở gần đó.
Đức Cha Ngãi chưa kịp nộp mình, thì con trai ông cai tổng Lợi tên Bổn, 12 tuổi, có đạo, bị quan bắt đe dọa, vì quá sợ nên chỉ điểm Đức Cha trú ẩn.
Ngày 31-10-1844: Đức Cha Ngãi bị bắt điệu về Cái Nhum để thẩm vấn, rồi giải về Vĩnh Long, kế đó Đức Cha bị giải về Huế với thầy Phước và ông Cả Louis NGUYỄN VĂN NGÒ, trùm Nhứt họ đạo cái Nhum.
Riêng Ông Biện PHÊRÔ DINH còn ở lại Cái Nhum, ông bị tra khào rất cai nghiệt, nằm bất động, khi đó có cha Lượng ở Cái Mơn đến ban Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân, cũng có biện Danh và biện Sum đến giúp ông biện DINH những ngày sau cùng, khoảng ba, bốn hôm sau ông DINH qua đời.
Ngày 09-11-1844: Ông Biện PHÊRÔ NGUYỄN VĂN DINH được Chúa thương gọi về hưởng phúc thiên đàng, hưởng thọ 30 tuổi.
Ngày 27-9-1857: được Đức Thánh Cha Piô IX tôn phong lên bậc đáng kính.
Hài cốt ông biện PHÊRÔ NGUYỄN VĂN DINH được lưu kính tại Dòng Kín Camêlô Sài Gòn, nơi mà ái nữ của ông quí danh là Nguyễn thị Long dâng mình làm tôi Chúa, tên khấn dóng là SAINT PIERRE DE SAINTE THÉRÈSE. Nữ tu LONG qua đời đầy hương thơm nhân dức ngày 26- 5-1915, hưởng thọ 83 tuổi, sau 54 năm khấn dòng.
Cháu chắt của đấng Đáng Kính PHÊRÔ NGUYỄN VĂN DINH còn ở tại cái Nhum là Bà ANNA NGUYỄN THỊ KIỀM, hôn phối với ông SIMON TRƯƠNG VĂN SỨ, sinh được 9 hiếu tử được tuyển chọn 1 nam tử PHÊRÔ TRƯƠNG VĂN NGHĨA, thành viên hội đồng giáo xứ tại Mỹ Tho và 2 ái nữ nhập vào hàng Giáo Lý Viên họ đạo Cái Nhum, là MARIA TRƯƠNG THỊ LÝ và MARIA TRƯƠNG THỊ ÚT.