2024
Scotland tạm ngừng cho phép trẻ em sử dụng…
Scotland tạm ngừng cho phép trẻ em sử dụng…
SCOTLAND TẠM NGỪNG CHO PHÉP TRẺ EM SỬ SỤNG THUỐC CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ ỨC CHẾ DẬY THÌ[1]
Bệnh viện tư nhân độc quyền của Scotland đã chính thức tạm ngừng kê đơn thuốc ức chế dậy thì và các loại thuốc nội tiết tố đã được điều chế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi giới tính ở trẻ em, sau khi chính phủ Anh xét lại hiệu quả của những hoạt động đó.[2]
Thông báo này có hiệu quả chấm dứt các hoạt động cung cấp thuốc chuyển đổi giới tính và các cách điều hòa hooc-môn ở trẻ em tại Scotland – chỉ một tháng sau lệnh cấm tương tự của Anh Quốc.
Theo đó, với chính sách mới được chính thức ban hành vào ngày 18 tháng Tư vưa qua, những bệnh nhân mới tại Scotland sẽ phải đợi cho tới khi đủ 18 tuổi mới có thể tiếp cận những loại thuốc hoặc những liệu pháp điều chỉnh hooc-môn ấy. Tuy nhiên, các bệnh nhân dưới 18 tuổi đã bắn đầu điều trị bằng những liệu pháp trên để thực hiện việc thay đổi giới tính thì không buộc phải dừng lại.
“Chúng tôi đã cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc tư nhân tốt nhất cho người trẻ… và chúng tôi cảm thông với những nỗi đau mà sự rối loạn giới tính có thể gây ra”, bản thông cáo từ cơ quan y tế chăm sóc sức khỏe tính dục cho biết.
Bản thông cáo nói thêm, “trong khi sự tạm ngưng này được thực hiện, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho bất cứ ai cần được chữa trị sự hỗ trợ tâm lý tại trung tâm Young People Gender Service mà họ yêu cầu trong khi chúng tôi xem xét lại những phương án phù hợp với sự phát hiện này”.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia Greater Glasgow và Clyde (NHSGGC), một hệ thống ngân sách chăm sóc sức khỏe công để vận hành các bệnh viện tư nhân liên quan tới giới tính, đã chính thức thông báo tới các bệnh nhân về việc tạm dừng dịch vụ trên vào Thứ Năm.
Theo một thông báo của NHSGGC, những liệu pháp này được tạm dừng nhờ những kết quả quan trọng được tìm ra trong cuộc nghiên cứu của Cass: một nghiên cứu toàn diện về những liệu pháp chuyển đổi giới tính cho trẻ em đã được thực hiện bởi chính phủ Anh. Tiến sĩ Hilary Cass, người đưa ra bản báo cáo kết quả đã chỉ ra rằng các lập luận được dùng để biện minh cho việc sử dụng các loại thuốc chuyển đổi giới tính và việc thay đổi Hooc-môn để điều hòa những thay đổi về giới tính ở trẻ em đều dựa trên chứng không thuyết phục, cũng như những nguy cơ đe dọa sức khỏe của trẻ em là không rõ ràng.
Trong một tuyên bố, Emilia Crighton, Giám đốc của Tổ chức Y tế Cộng đồng NHSGGC đã nói rằng: “Những kết quả đến từ cuộc điều tra của Cass là rất quan trọng, và chúng tôi đã xem xét lại sự ảnh hưởng của các liệu pháp trên dựa trên những kết quả lâm sàng mà chúng tôi có được”.
Bà nói thêm: “Bước tiếp theo ở đây là làm việc với Chính phủ Scotland và những đối tác chuyên môn để tìm ra bằng chứng giúp chúng tôi có thể cung cấp những dịch vụ chăm sóc an toàn cho các bệnh nhân của mình”.
Clighton cũng nói rằng “sự nguy hại bủa vây cuộc tranh luận công khai” về những liệu pháp điều trị cho trẻ em bị chứng phiền muộn giới tính “đang ảnh hưởng tới cuộc sống của những người trẻ muốn tìm kiếm một sự chăm sóc nhờ những dịch vụ của chúng ta trong khi không trợ giúp những người đang làm việc chăm chỉ để chăm sóc và giúp đỡ họ”.
Trong khi đó, Tracey Gillies, Giám đốc điều hành của NHS Louthian, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu.
Theo đó, trong một tuyên bố, Gillies đã khẳng định : “Nghiên cứu của Cass là một tín hiệu quan trọng giúp tìm ra giải pháp làm thế nào để NHS có thể có những trợ giúp tốt hơn cho trẻ em và thanh niên những người đang phải đối diện với chứng phiền muộn giới tính”.
Các nhà khoa học ở Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng mà thuốc ức chế dậy thì có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn trên trẻ em. Một nghiên cứu thực hiện bởi bệnh viện tư nhân Mayo vào Tháng Tư đã cho thấy những trẻ nam dùng thuốc ức chế dậy thì có thể phải chịu đựng những tác hại “không thể phục hồi” bởi những tác động của thuốc lên tế bào tinh hoàn.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở Minnesota, một cơ quan nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực di truyền đã đào tạo ra 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Mặc dù một số Bang thuộc Đảng Cộng Hòa tại Mỹ đã bắt đầu cấm các bác sĩ kê đơn những loại thuốc và liệu pháp hooc-môn ấy cho trẻ em, nhưng việc thực hiện các liệu pháp trên vẫn hợp pháp tại hơn phân nữa các Bang trên toàn nước Mỹ. Việc tiếp cẫn những loại thuốc trên và việc tiếp cận liệu pháp chuyển đổi giới tình bằng phẫu thuật đã trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự chia rẽ giữa hai chính đảng là Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ tại đất nước này.
[1] Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/news/257432/scotland-pauses-sex-change-puberty-blocker-drugs-for-children
[2] Cf. https://www.catholicnewsagency.com/news/257070/breaking-englands-national-health-service-ends-puberty-blockers-for-kids
Khiêm Nhu dịch
2024
Dignitas Infinita: Lời Kêu Gọi Bảo Vệ Phẩm Giá Con Người
Dignitas Infinita: Lời Kêu Gọi Bảo Vệ Phẩm Giá Con Người
Tuyên bố làm rõ cách Giáo hội Công giáo hiểu về phẩm giá và xem xét bốn loại phẩm giá mà con người sở hữu: phẩm giá bản thể; phẩm giá đạo đức; phẩm giá xã hội; và phẩm giá hiện sinh. Tuyên bố cũng khám phá những nền tảng trong kinh thánh và thần học của tư duy này về phẩm giá con người, và theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tuyên bố nêu bật các vấn đề như nghèo đói, cách mục vụ đối với người tị nạn và người xin tị nạn, bạo lực đối với phụ nữ, nạn buôn người và chiến tranh, trong đó phẩm giá con người bị vi phạm nghiêm trọng (xem phần Trình bày về Tuyên bố). Tuyên bố khuyến khích chúng ta vượt qua những khẩu hiệu mơ hồ về phẩm giá con người để xem xét cách chúng ta có thể đưa ra phản hồi Kitô giáo đích thực và hiệu quả hơn.
Chính xác thì bốn loại phẩm giá được đề cập trong Dignitas Infinita là gì? Đối với người Công giáo bình dân, các khái niệm phẩm giá bản thể, phẩm giá đạo đức, phẩm giá xã hội và phẩm giá hiện sinh sẽ không quen thuộc. Tuy nhiên, Tuyên bố kêu gọi người Công giáo xem xét bốn khía cạnh phẩm giá này để hiểu và tôn trọng sự trọn vẹn của con người.
Phẩm giá bản thể học và cách Giáo hội Công giáo Úc bảo vệ nó
Phẩm giá bản thể là trọng tâm của nguyên tắc về phẩm giá con người trong giáo lý xã hội của Công giáo. Bản thể học đề cập đến bản thể hoặc sự tồn tại, vì vậy phẩm giá bản thể là phẩm giá mà con người sở hữu đơn giản bởi vì chúng ta tồn tại và được “Thiên Chúa mong muốn, tạo dựng và yêu thương” (số 7). Nó “không thể xóa nhòa và giữ nguyên giá trị vượt lên trên mọi hoàn cảnh mà con người có thể gặp phải” (số 7). Phẩm giá bản thể của con người mang tính phổ quát – thuộc về tất cả mọi người. Tính chất siêu việt của phẩm giá bản thể có nghĩa là nó có giá trị trong mọi thời đại, địa điểm và hoàn cảnh. Chúng ta có thể thấy lời giảng dạy này được áp dụng trong cách Ủy Ban của Hội đồng Giám mục Công giáo Úc đặc trách về Công lý, Sinh thái và Hòa bình giải thích phẩm giá con người:
“Chúng tôi tin rằng mỗi người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, đồng thời được ban cho sự tự do và trách nhiệm. Do đó, mỗi người được Thiên Chúa mong muốn cho sự tồn tại và có giá trị khôn lường. Mỗi người đều tiết lộ điều gì đó về chính Thiên Chúa; không có con người nào là dư thừa hay có thể bị coi thường. Hơn nữa, không điều gì một người có thể làm, hoặc điều gì có thể gây ra với họ, có thể tước bỏ phẩm giá của họ. Những tuyên bố về phẩm giá con người đặt ra đối với người khác có thể được hiểu là quyền con người. Những quyền này vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi chúng không được tôn trọng.”
Nhìn ra thế giới xung quanh, chúng ta có thể thấy rằng con người không phải lúc nào cũng sống một cuộc sống có phẩm giá. Đáp lại những thực tế này, một số cơ quan của Giáo hội nói về việc ‘ban phẩm giá cho con người’. Tuy nhiên, tuyên bố Dignitas Infinita nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của phẩm giá của chúng ta. Cũng như chúng ta không thể lấy đi phẩm giá bản thể của người khác, thì chúng ta cũng không thể ban phẩm giá cho người khác. Các khái niệm về phẩm giá đạo đức, phẩm giá xã hội và phẩm giá hiện sinh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy phẩm giá con người.
Phẩm giá xã hội đề cập đến “chất lượng điều kiện sống của một người” (số 8). Tuyên bố đưa ra ví dụ về nghèo đói cùng cực, trong đó con người “thậm chí không có những thứ tối thiểu cần thiết để sống theo phẩm giá bản thPsể của họ” (số 8). Chúng ta có thể nói rằng những người này đang sống một cách ‘không có phẩm giá’ bởi vì “hoàn cảnh mà họ buộc phải sống mâu thuẫn với phẩm giá bất khả xâm phạm của họ” (số 8). Khi chúng ta hành động để thay đổi các điều kiện xã hội này, chúng ta không mang lại phẩm giá cho con người, chúng ta đang công nhận phẩm giá của họ và thăng tiến nó bằng cách loại bỏ các rào cản đối với việc thể hiện phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho họ. Mặc dù các Giám mục Úc sử dụng cụm từ phẩm giá xã hội, họ đã đề cập đến nó trong một số lời giảng dạy của họ. Ví dụ, mỗi năm trong bài Đệ trình về Tiền lương Quốc gia, họ đề cao các điều kiện xã hội cần thiết cho một cuộc sống có phẩm giá. Các Tuyên bố về Công bằng Xã hội trong hai năm 2017-2018 Công Việc của Mọi Người và 2013-2014 La-da-rô Cổng Nhà Chúng Ta cũng đề cập đến sự giàu có và nghèo đói dưới góc độ phẩm giá.
Phẩm giá đạo đức, phẩm giá hiện sinh, và cách các Giám mục Úc thảo luận về những vấn đề này
Phẩm giá đạo đức đề cập đến “cách con người sử dụng tự do của họ” (số 7). Những người đã thực hiện những hành động cực kỳ xấu xa có thể “dường như đã đánh mất mọi dấu vết của nhân tính và phẩm giá” (số 7). Có thể nói họ đã đánh mất phẩm giá đạo đức của mình, nhưng không bao giờ đánh mất phẩm giá bản thể học của họ. Thay vì không công nhận và tôn trọng phẩm giá bản thể học của họ, “chúng ta phải nỗ lực hết mình để tất cả những ai đã làm điều ác đều có thể ăn năn và hoán cải” (số 7). Các giám mục của chúng ta đã đề cập đến cách các cuộc đối thoại về “cứng rắn với tội phạm” và hệ thống tư pháp hình sự có thể đánh mất tầm nhìn về phẩm giá bản thể của những người đã làm sai. Trong Tuyên bố Công bằng Xã hội 2011-2012 của họ, Xây Cầu Không Xây Tường, các giám mục không sử dụng thuật ngữ phẩm giá đạo đức, nhưng cách đối xử với phẩm giá của các tù nhân và người từng phạm tội phản ánh sự tương tác của nó với phẩm giá bản thể học.
Trong xã hội Úc, đã có nhiều cuộc thảo luận về ý nghĩa của việc sống hoặc chết trong phẩm giá. Phẩm giá hiện sinh đề cập đến việc chúng ta có trải nghiệm cuộc sống của mình một cách có phẩm giá hay không. Tuyên bố lưu ý rằng “trong khi một số người dường như không thiếu thứ gì cần thiết cho cuộc sống, thì vì nhiều lý do, họ vẫn có thể đấu tranh để sống với sự bình an, niềm vui và hy vọng” và “những căn bệnh nghiêm trọng, môi trường gia đình bạo lực, nghiện ngập, và những khó khăn khác có thể khiến mọi người trải nghiệm điều kiện sống của họ là ‘không có phẩm giá’ so với nhận thức của họ về phẩm giá bản thể không bao giờ có thể bị che khuất” (số 8). Trong những tình huống này, chúng ta được thử thách để giúp mọi người nhận ra và trải nghiệm phẩm giá bản thể học của họ. Giáo huấn của các Giám mục Úc về luật hỗ trợ tự tử là điều đã được nhiều người biết đến. Có lẽ ít được biết đến hơn là giáo lý của họ chống lại bạo lực gia đình, vốn ảnh hưởng không cân xứng đến phụ nữ và trẻ em, ví dụ như Tuyên bố Công bằng Xã hội 2022-2023 của họ, Tôn trọng: Đối đầu với Bạo lực và Lạm dụng. Thuật ngữ phẩm giá hiện sinh không được sử dụng trong các tài liệu này, nhưng khái niệm này được ngụ ý trong lời kêu gọi của các Giám mục đối với phẩm giá con người.
Tuyên bố Dignitas Infinita khuyến khích chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về phẩm giá con người và thúc đẩy phẩm giá của mỗi người.
Tác giả: Tiến sĩ Sandie Cornish là Giảng viên Cao cấp về Thần học tại Đại học Công giáo Úc và là Thành viên của Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện. Bà chuyên về học thuyết, tư tưởng và hành động xã hội Công giáo.
Duc Trung Vu, CSsR chuyển ngữ
2024
Ngày Thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 61
Ngày Thế giới cầu cho ơn thiên triệu lần thứ 61
Ngày 21 tháng Tư này, Chúa nhật thứ IV sau lễ Phục Sinh, cũng gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành, Giáo hội cử hành ngày Thế giới cầu cho các ơn gọi lần thứ 61. Trong sứ điệp nhân ngày này, Đức Thánh cha Phanxicô mời gọi các tín hữu dấn thân trở thành “những người lữ hành hy vọng và xây dựng hòa bình”.
Đó cũng là đề tài ngài chọn cho ngày ơn gọi này. Trong sứ điệp, Đức Thánh cha nhắc nhở rằng: “Ngày cầu nguyện này luôn là một cơ hội tốt để nhớ lại, với lòng biết ơn Chúa, vì sự dấn thân trung thành, hằng ngày, và thường là âm thầm, của những người đón nhận và sống ơn gọi liên hệ tới trọn cuộc sống của họ: các cha mẹ, những người dấn thân, trong nhiều lãnh vực, để xây dựng một thế giới công bằng hơn, một nền kinh tế liên đới hơn, một nền chính trị bình đẳng và một xã hội nhân bản hơn.”
Đức Thánh cha cũng nghĩ đến những người thánh hiến dâng trọn cuộc sống cho Chúa trong âm thầm của kinh nguyện, cũng như trong hoạt động tông đồ; những người đã đón nhận ơn gọi làm linh mục và tận tụy loan báo Tin mừng, chia sẻ cuộc sống cùng với bánh Thánh Thể cho anh chị em, gieo vãi hy vọng, tỏ cho mọi người thấy vẻ đẹp của Nước Thiên Chúa”.
Trong bối cảnh dân Chúa đang tiến đến Năm Thánh 2025 và năm nay là Năm Cầu nguyện để chuẩn bị Năm Thánh, với chủ đề “Những người lữ hành hy vọng”, Đức Thánh cha khẳng định rằng: “Mục đích của mỗi ơn gọi là trở thành những người hy vọng. Trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, trong các đoàn sủng và thừa tác vụ khác nhau, tất cả chúng ta đều được kêu gọi thể hiện niềm hy vọng của Tin mừng trong thế giới đang bị những thách đố to lớn: hiểm họa thế chiến thứ ba từng mảnh lan rộng, những đám đông di dân tị nạn khỏi quê hương của họ để tìm một tương lai tốt đẹp hơn; số người nghèo liên tục gia tăng, nguy cơ sức khỏe của trái đất bị thương tổn không thể hồi lại được. Tất cả những điều đó, cộng thêm với những khó khăn chúng ta gặp hằng ngày, và nhiều khi làm cho chúng ta lâm vào thái độ cam chịu và chủ bại”.
Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh cha khẳng định: “Điều quan trọng đối với các Kitô hữu chúng ta là vun trồng một cái nhìn đầy hy vọng, để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng ơn gọi được ủy thác cho chúng ta, phục vụ Nước Thiên Chúa, Nước tình thương, công lý và hòa bình”.
Đức Thánh cha giải thích rằng: “Trở thành những người lữ hành hy vọng và xây dựng hòa bình có nghĩa là xây dựng cuộc sống của mình trên đá tảng sự phục sinh của Chúa Kitô, ý thức rằng mọi dấn thân của chúng ta, trong ơn gọi mà chúng ta đón nhận và tiến hành, sẽ không vô ích. Mặc dù có những thất bại và bị ngưng lại, điều thiện mà chúng ta gieo vãi âm thầm tăng trưởng và không gì có thể tách chúng ta ra khỏi mục tiêu cuối cùng, đó là gặp gỡ Chúa Kitô và niềm vui được sống trong tình huynh đệ giữa chúng ta đến đời đời. Ơn gọi chung kết này chúng ta phải sống trước mỗi ngày: tương quan tình thương với Thiên Chúa và với anh chị em bắt đầu ngay từ bây giờ để thực hiện giấc mơ của Thiên Chúa, giấc mơ hiệp nhất, hòa bình và huynh đệ. Ước gì không ai cảm thấy bị loại trừ khỏi ơn gọi này! Mỗi người trong chúng ta, trong sự bé nhỏ, trong bậc sống của mình, với ơn Chúa Thánh Linh giúp đỡ, đều có thể là người gieo vãi hy vọng và hòa bình”.
Khác với truyền thống, sứ điệp năm nay của Đức Thánh cha không đặc biệt nhấn mạnh đến ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến, nhưng ngài nói đến ơn gọi chung của các tín hữu tùy theo bậc sống của mình.
Tác giả: G. Trần Đức Anh, O.P.
Nguồn tin: vietnamese.rvasia
2024
Rôma sẽ tổ chức Hội nghị các Cha xứ Thế giới để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng về Hiệp hành
Hội nghị các Cha xứ Thế giới tham dự Thượng Hội đồng về Hiệp hành sẽ được tổ chức từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5 tại Sacrofano, Rôma, và sẽ suy tư về chủ đề “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội địa phương hiệp hành trong sứ mạng”.
Nhằm hướng tới phiên họp thứ hai và cũng là phiên họp cuối cùng của Đại hội thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, sẽ được tổ chức tại Vatican vào tháng 10 tới, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng đã mời một số Cha xứ đến Rôma.
Đức Giám mục Luis Marín de San Martín, Phó Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục và Điều phối viên của sáng kiến này, giải thích rằng đây là “một cuộc gặp gỡ lắng nghe, cầu nguyện và phân định được thúc đẩy bởi Tổng Thư ký Thượng Hội đồng và Bộ Giáo sĩ, cùng với Bộ Truyền giáo và Bộ Giáo hội Đông phương”.
Cuộc họp cũng đáp lại “các khuyến nghị của các tham dự viên tham gia phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng, được tổ chức vào tháng 10 năm 2023, những người đề nghị lắng nghe nhiều hơn tiếng nói của các Cha sở”.
Như Đức Giám mục Marín đã giải thích, mục tiêu sẽ là “lắng nghe và nâng cao trải nghiệm hiệp hành mà họ đang có tại các Giáo xứ và Giáo phận tương ứng của mình” cũng như “tạo điều kiện cho việc đối thoại và trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng”.
Một mục đích khác của cuộc họp là “cung cấp các tài liệu sẽ được sử dụng trong việc soạn thảo ‘Instrumentum Laboris’ (Tài liệu Làm việc) cho phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng, cùng với các bản tóm tắt của cuộc tham vấn do các Hội đồng Giám mục điều phối và kết quả của cuộc nghiên cứu thần học-giáo luật được thực hiện bởi năm nhóm làm việc do Tổng Thư ký Thượng Hội đồng thiết lập”.
Số lượng các tham dự viên được xác định theo một tiêu chí tương tự như tiêu chí được các Hội đồng Giám mục sử dụng để bầu chọn các thành viên của Thượng Hội đồng (khoảng 200). Tuy nhiên, do yêu cầu nhận được từ một số Hội đồng Giám mục, số lượng tham dự viên sẽ lớn hơn 200.
Khi lựa chọn các tham dự viên, các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội Công giáo Đông phương được yêu cầu phải tính đến, càng nhiều càng tốt, những người “có kinh nghiệm quan trọng với quan điểm của một Giáo hội hiệp hành” cũng như “ủng hộ một loạt bối cảnh mục vụ nhất định có nguồn gốc từ nông thôn hoặc thành thị hoặc bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể”.
Vào ngày cuối cùng của hội nghị, ngày 2 tháng 5, các Cha xứ sẽ hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican và cuộc gặp gỡ sẽ kết thúc với Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.
Minh Tuệ (theo CNA)