2023
Các nhân vật trong Cựu Ước có phải là những vị Thánh không?
Abraham, Môisê, Judith, Esther…là những cái tên hiếm khi được người Công giáo đưa ra. Và thường không được cử hành trong phụng vụ. Các nhân vật trong Cựu Ước chưa bao giờ được phong thánh nhưng phải chăng điều đó có nghĩa là họ không thánh thiện? Cùng tìm hiểu.
Bất cứ ai đã từng đi tàu điện ở Jerusalem có thể đã nghe thấy, bằng tiếng Pháp, một người mẹ nói với con trai mình: “Abraham, lại đây!”. Mệnh lệnh như vậy rất hiếm ở Pháp, nơi những cái tên có nguồn gốc từ tiếng Dothái và Thánh Kinh hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong môi trường Dothái. Đặc biệt là tên của các tổ phụ: Môise, Abraham, Isaac, Giacóp…Liệu có ai mang một danh xưng trong Cựu Ước mà có thánh bổn mạng không? Quả thực hiếm có việc sử dụng tính từ “thánh” trước việc đề cập đến các tổ phụ Dothái.
Trong phụng vụ, các ngôn sứ và các tổ phụ thường không được mừng lễ, vì họ không xuất hiện trong lịch chung, lịch liệt kê các vị thánh được tôn kính trong toàn Giáo hội. Trái lại, họ có mặt trong cuốn Martyrologium romanum (Tử đạo thư Rôma). Cuốn sách chính thức này, phiên bản mới nhất có từ năm 2004, đề cập đến từng ngày của các vị thánh được Giáo hội tôn kính. Hay nói đúng hơn là những vị thánh có thể được tôn kính, mà nhiều vị trong số đó thực sự chỉ được cử hành tại địa phương.
Môise và bảng Thập Giới
Những người công chính trong Cựu Ước
Do đó, chúng ta thấy Abraham vào ngày 9 tháng Mười, Môise vào ngày 4 tháng Chín, Giêrêmia vào ngày 1 tháng Năm, hoặc các ngôn sứ khác đã tạo ra mối liên hệ giữa Cựu và Tân Ước, Simêon và Anna, được đề xuất vào ngày 3 tháng Hai. Mỗi vị đều có kèm theo một chỉ dẫn, ví dụ, đối với Simêon và Anna:
Tại Giêrusalem, lễ nhớ Simêon và Anna, một vị là người già, công chính và đạo hạnh và vị kia là góa phụ và nữ ngôn sứ, đã nhận ra Đấng Messia và Đấng Cứu Độ, niềm hy vọng diễm phúc và ơn cứu độ của Israel, khi Người được dâng vào Đền thờ theo luật định.
Sống trước Chúa Giêsu và hơn thế nữa, rất lâu trước khi thể chế hóa việc phong thánh cho những người đã qua đời và nổi tiếng thánh thiện, những người công chính trong Cựu Ước chưa bao giờ được Giáo hội chính thức tuyên bố là “thánh”. Vả lại, cũng giống như nhiều người khác. Bắt đầu với các Tổng lãnh thiên thần Micaen, Gabrien và Raphaen, được cử hành vào ngày 29 tháng Chín hàng năm tại tất cả các nhà thờ. Tuy nhiên, và truyền thống ảnh tượng phương Đông cho thấy rõ điều đó, họ luôn được coi là những người báo trước Ơn Cứu Độ do Chúa Kitô thực hiện và do đó được tôn kính.
Nếu thói quen nói “thánh Môisê”, “thánh Esther” hoặc “thánh David” đã bị mất khi đọc Thánh Kinh, thì điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, giống như việc đề cập đến các ngài trong kinh cầu các thánh , thường kết thúc bằng Giuse, bạn trăm năm của Mẹ Thiên Chúa. Hai vị đại Thánh này cũng không phải là đối tượng của một phiên tòa trong Bộ phong thánh! Cuối cùng, bất kỳ cộng đồng nào cũng có thể quyết định cử hành phụng vụ tôn vinh các tổ phụ và các ngôn sứ ngay cả khi các ngài không có trong lịch chung…ngoại trừ tại Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, nơi nhiều người trong số các ngài đang được cử hành. Và, có lẽ, tại thị xã Saint-Abraham ở tỉnh Morbihan, thuộc vùng Bretagne, Pháp, nơi “Cha của các kẻ tin” xứng đáng được cử hành trọng thể. Và được biết, Dòng Cát Minh mừng lễ thánh Êlia, Tổ phụ Dòng Cát Minh, vào ngày 20 tháng Bảy, và thánh Êlisê, môn đệ của ngôn sứ Êlia, vào ngày 14 tháng Sáu.
Tý Linh, chuyển ngữ theo Valdemar de Vaux, Aleteia
Nguồn: xuanbichvietnam.net
2023
Trừ tà, nghi thức
Trừ tà, nghi thức
Exorcismus, Exorcism, Exorcisme
Trừ: xua đuổi; tà: ma quái. Trừ tà: xua đuổi ma quái.
Nghi thức trừ tà là á bí tích mà Giáo hội cử hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô, cầu xin Thiên Chúa bảo vệ một người hay một vật khỏi ảnh hưởng của Ác Thần và giải thoát khỏi ách thống trị của nó (x. GLHTCG 1673).
Á bí tích này, được cử hành cách công khai với thẩm quyền, do một linh mục đạo đức, sáng suốt, khôn ngoan và có đời sống vẹn toàn được Đấng Bản Quyền ủy nhiệm (x. GLHTCG 1172).
Nghi thức gồm: các lời nguyện (Kinh Cầu Các Thánh, kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, kinh Trừ Quỷ), công bố một đoạn Phúc Âm và các cử chỉ (đặt tay, dấu Thánh Giá, xức dầu trừ tà, hà hơi và rảy nước Thánh).
Đây là nghi thức trừ tà đại thể, khác với nghi thức từ bỏ tà thần trong Bí tích Thánh tẩy).
Tiểu ban Từ vựng UBGLĐT/HĐGMVN
2023
Tại sao Thánh Piô X được gọi là “vị Giáo hoàng của Bí tích Thánh Thể”?
Thánh Piô X được kính trọng cách đặc biệt vì đã thúc đẩy lòng sùng kính đối với Bí tích Thánh Thể, nhất là việc cho phép trẻ em được rước lễ.
Thánh Piô X, vị giáo hoàng từ năm 1903 – 1914, là người ủng hộ mạnh mẽ việc rước lễ và khuyến khích mọi tín hữu rước lễ càng thường xuyên càng tốt.
Đặc biệt, ngài đã viết trong Sắc lệnh Quam Singulari rằng mọi người nên rước lễ thường xuyên hơn, thậm chí hàng ngày nếu có thể.
Vào thời đó, người Công giáo chỉ quen với việc rước lễ mỗi năm một lần. Rất ít người được rước lễ hàng tuần, và thông thường chỉ có các linh mục mới được rước lễ hàng ngày. Thánh Piô X muốn sửa đổi thói quen mang tính kiêng nể này.
Thật vậy, Công đồng Trentô dạy ngược lại khi gọi Bí tích Thánh Thể là “một phương dược nhờ đó mà chúng ta có thể được giải thoát khỏi những lầm lỗi hàng ngày và được gìn giữ khỏi những tội trọng.” Điểm giáo lý này cách đây không lâu đã được đặc biệt nhấn mạnh bởi một sắc lệnh của Thánh bộ Công đồng [tiền thân của Bộ Giáo sĩ ngày nay] được ban hành vào ngày 20 tháng 12 năm 1905. Sắc lệnh này tuyên bố rằng việc đến để rước lễ hàng ngày được mở ra dành cho tất cả mọi người, già cũng như trẻ, và chỉ cần có hai điều kiện: tình trạng ân sủng và một ý hướng ngay lành.
Hơn nữa, Thánh Piô X cũng dùng chính sắc lệnh này để giảm độ tuổi cho rước lễ lần đầu từ độ tuổi thông thường thời đó là vào khoảng 12 tuổi xuống mức “tuổi khôn”, tức là vào khoảng 7 tuổi.
Để làm rõ hơn về tính chất ngây thơ và sự gần gũi của trẻ em với Thiên Chúa, Đức Piô X đã viết, “thực tế là vào thời cổ đại, việc những mẫu còn sót lại của Mình Thánh Chúa thậm chí còn được trao cho trẻ sơ sinh dường như cho thấy rằng ngày nay không cần phải có sự chuẩn bị hơn mức thông thường dành cho trẻ em là những người đang ở trong tình trạng hạnh phúc của một linh hồn ngây thơ và trong sáng, và là những người, giữa biết bao nguy hiểm và cám dỗ của thời hiện tại, có nhu cầu đặc biệt về phần lương thực từ trời này.”
Văn kiện của Thánh Piô X đã mở ra cánh cửa cho nhiều người hơn được rước lễ thường xuyên hơn và bắt đầu một cuộc “phục hưng” đức tin xung quanh Bí tích Cực thánh.
Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Nguồn: Aleteia
2023
Dân ngoại trong Kinh Thánh là ai?
Theo Kinh Thánh, các dân ngoại ban đầu là những người không có liên hệ với người Do Thái.
Khi đọc Kinh Thánh, đặc biệt là Tân Ước, bạn sẽ thường bắt gặp từ Dân ngoại (Gentile).
Từ này có nghĩa là gì?
Bách khoa Toàn thư Công giáo giải thích từ ngữ Kinh Thánh này theo cách sau.
Đây là một từ có nguồn gốc Latinh và thường được sử dụng ở số nhiều. Trong các ấn bản tiếng Anh của cả Cựu Ước và Tân Ước, từ này dùng để gọi chung cho các dân tộc khác với dân tộc Do Thái.
Lý do chính tại sao dân ngoại được đề cập trong Kinh Thánh là vì “người Do Thái trong tư cách là con cháu của tổ phụ Abraham tự coi mình, và đúng thật là như thế, là dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn trước khi Đức Kitô đến. Vì các dân tộc không phải là người Do Thái không thờ phượng Thiên Chúa thật và thường sa đà vào những thực hành vô luân, nên thuật ngữ Gôyîm “Dân ngoại” thường có nghĩa miệt thị trong Kinh Thánh, trong bộ Talmud,…”.
Ban đầu, có nhiều cuộc tranh luận giữa các tông đồ về việc có nên rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho dân ngoại hay không.
Điều đáng mừng là Thánh Phaolô đã trở thành “Tông đồ của các dân ngoại”, và tự mình đảm nhận sứ mạng truyền giáo cho tất cả mọi người, cả người Do Thái và dân ngoại, nhằm chắc chắn rằng mọi người đều biết về công trình cứu độ của Chúa Giêsu Kitô.
Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Nguồn: Aleteia (19/8/2023)