2020
Tại sao gọi là Tuần Thương Khó?
Chúa nhật lễ lá, bắt đầu Tuần thánh. Lịch Phụng vụ cũng ghi là Chúa nhật tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Trước đây, mùa thương khó bắt đầu hai tuần trước lễ Chúa Phục sinh, tại sao bây giờ rút còn một tuần?
Trước cuộc cải tổ lịch phụng vụ năm 1969, thì mùa thương khó bắt đầu từ Chúa nhật thứ năm mùa chay, và như vậy kéo dài hai tuần. Mùa thương khó gây một ấn tượng khá lớn cho các tín hữu. Tất cả các tượng ảnh trong nhà thờ đều bị phủ bởi màn tím cho đến lễ Vọng Phục sinh. Nhiều nhà thờ còn căng một bức màn lớn che khuất tất cả gian thánh. Có người giải thích là Chúa Giêsu đi trốn, bởi vì dựa trên bài Phúc âm thuật lại việc Chúa lánh mình khi dân chúng mưu toan ném đá Người. Thế nhưng với cuộc canh tân sau công đồng Vaticanô II, thì lịch phụng vụ không còn nói đến mùa thương khó nữa, mà chỉ còn Mùa Chay kéo dài cho tới lễ Phục sinh. Tuần lễ trước Phục sinh không phải là tuần Thương khó, nhưng từ ngữ “tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa” chỉ còn được gắn cho hai ngày: Chúa nhật lễ lá (Dominica in Palmis de Passione Domini) và thứ sáu tuần thánh (Feria VI in passione Domini). Vào hai dịp đó, phụng vụ đọc bài Thương khó: ngày Chúa nhật thì dựa theo Phúc âm nhất lãm thay đổi tùy theo chu kỳ ABC; còn ngày thứ Sáu thì luôn luôn đọc Phúc âm theo thánh Gioan.
Tại sao cuộc cải tổ phụng vụ lại bỏ mùa Thương khó?
Thực ra thì không phải là bỏ, nhưng mà muốn trở lại với truyền thống cổ xưa thôi. Từ thời xưa, các Kitô hữu dành 40 ngày để chuẩn bị mừng Lễ Chúa Phục sinh. Vì thế thời gian đó được gọi là Mùa 40 (trong tiếng La-tinh là Quadragesima), chứ không phải là mùa thương khó. Trong thời gian này, các dự tòng được chuẩn bị qua chương trình huấn giáo sâu đậm để lãnh các bí tích khai tâm. Còn những người đã được rửa tội rồi thì được mời gọi xét mình về cuộc sống đức tin, xem mình đã trung thành thế nào đối với lời cam kết. Dĩ nhiên, đây cũng là thời gian để thực hành công cuộc cải hoán, qua việc cầu nguyện, hãm mình, bác ái. Vào thời Trung cổ, khi mà con số dự tòng không còn đáng kể nữa, thì công cuộc huấn giáo cũng bớt phần quan trọng. Từ đó, người ta chuyển sang việc suy gẫm cuộc Thương khó của Chúa.
Thương khó là gì?
Chúng ta có thể khảo sát ý nghĩa của từ này theo tiếng Hán Việt cũng như theo nguyên gốc La-tinh. “Thương” ở đây không có nghĩa là “yêu”, nhưng có nghĩa là “đau xót, đau đớn xót xa”, chẳng hạn như khi nói “thương tâm, đau thương, thảm thương, sầu thương”. Còn “khó” không phải trái nghịch với dễ; nhưng “khó” ở đây có nghĩa là “khổ”, chẳng hạn như “khốn khó, khốn khổ”. Nói tóm lại “thương khó” cũng tương tự như là “đau khổ”. Trên thực tế, nhiều bản dịch Việt ngữ dùng những từ “Tử nạn, Khổ nạn, Chịu nạn, Chịu khổ hình”. Đó là nói đến từ ngữ Hán Việt. Đến khi bước sang nguyên bản La-tinh, ta sẽ còn thấy nhiều ý nghĩa khác nữa. Từ “thương khó” dùng để dịch từ “passio” trong tiếng La-tinh (sang tiếng Pháp và tiếng Anh thì thêm chữ “n”: passion). Thế nhưng từ passio có tới ít là bốn nghĩa.
1/ Thường thì người ta giải thích rằng passio bởi động từ “patior, pati” (có nghĩa: chịu đau khổ).
2/ Một ý kiến khác hiểu tiếng passio theo nghĩa triết học, tức là “thụ động” (bị động), nhận hành động từ một chủ động khác. Như vậy “passio” đối ngược với “actio”.
3/ Một ý kiến thứ ba cho rằng passio bắt nguồn từ pathos trong tiếng Hy-lạp, và như vậy có nghĩa là cảm xúc, xúc động. Cũng theo chiều hướng đó, mà trong tâm lý học, passio thường được dịch là “đam mê, say mê, mê man”.
4/ Sau cùng, có người tán giải passio (passus) theo nghĩa là đi ngang qua, để nói đến cuộc vượt qua của Đức Giêsu: người trải qua sự khổ và cái chết để tiến vào vinh quang Phục sinh.
Trong 4 nghĩa vừa nói, nghĩa nào đúng hơn cả?
Trong bối cảnh của phụng vụ, thì nghĩa thứ nhất sát hơn nữa: passio có nghĩa là chịu đau khổ. Nói một cách cụ thể hơn, trong buổi cử hành phụng vụ, Hội thánh đọc lại các bài trình thuật Phúc âm thuật lại cuộc “khổ nạn” của Chúa Giêsu, từ lúc dùng bữa tiệc Vượt qua với các môn đệ (hoặc là từ khi vào Vườn Cây dầu, theo thánh Gioan), rồi bị bắt, bị xử án, bị đánh đòn, vác thánh giá lên núi Calvariô, nơi chịu tử hình. Chúng ta có thể đọc trình thuật này trong Phúc âm theo thánh Marcô chương.14-15; thánh Mattêu chương 26-27; thánh Luca chương 22-23; thánh Gioan chương 18-19. Cũng nên biết, là trong tiếng La-tinh, từ “passio” cũng được áp dụng cho trình thuật kể lại cuộc tử đạo của các Kitô hữu cổ thời.
Phụng vụ chỉ tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu qua việc đọc bài Phúc âm nói về cuộc Thương khó của Chúa mà thôi hay sao?
Không chỉ có vậy mà thôi. Lòng đạo đức của các tín hữu còn tìm những hình thức khác để tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa qua các việc đạo đức cũng như qua cuộc sống. Xét về các hình thức đạo đức, thì các sử gia thường trưng dẫn những chứng tích bắt đầu từ thế kỷ IV (khoảng năm 380) bên Thánh địa, do một thiếu nữ tên là Egeria kể lại. Vào Chúa nhật lễ Lá, các tín hữu tại Giêrusalem tụ họp ở núi Cây dầu, rồi từ đó rước lá tiến vào thành thánh. Nhưng nhất là kể từ tối thứ năm tuần thánh trở đi, các tín hữu họp nhau tại một nhà thờ tên là Eleona trên núi Cây dầu để tham dự buổi canh thức đầu tiên, từ 7 giờ tối cho đến 11 giờ. Đến nửa đêm, bắt đầu buổi canh thức thứ hai, tại một nhà thờ gần đó, và nghe đọc bài Sách thánh về cuộc hấp hối của Chúa. Đến sáng thứ 6, thì đám rước di chuyển lên núi Calvariô, để nghe đọc bài tường thuật về cuộc Thương khó và cử hành việc suy tôn Thánh Giá. Và suốt ngày thứ sáu, nhiều cuộc suy gẫm lời Chúa được tổ chức bên cạnh nhà thờ kính nhớ mộ Chúa. Có thể nói được là từ đó trở đi, các tín hữu tìm cách diễn lại cảnh thương khó của Chúa theo gương các tín hữu Giêrusalem, không những là vào ngày thứ năm thứ sáu tuần thánh, mà còn kéo dài quanh năm nữa. Một hình thức khá quen thuộc đối với các tín hữu Việt Nam là ngắm 14 chặng đường thánh giá, đi theo Chúa Giêsu từ lúc bị xử án, rồi vác thập giá lên núi Calvariô, nơi Người chịu đóng đinh, chịu chết và mai táng. Nên biết là hình thức 14 chặng như hiện thời chỉ mới thành cố định từ thế kỷ XVII, chứ trước đây nó linh động hơn, chẳng hạn có nơi tính đến 7 lần ngã xuống đất, hoặc bắt đầu từ vườn Cây dầu, rồi bị bắt, bị điệu qua toà Anna, Caipha, vv.
Ở Việt Nam còn có hình thức ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu nữa, phải Không?
Có nhiều hình thức để suy gẫm sự thương khó của Chúa. Một hình thức đơn giản hơn cả là suy gẫm 5 dấu thánh: hai dấu nơi bàn tay; hai dấu nơi bàn chân, và một dấu nơi cạnh sườn. Một hình thức nữa là suy gẫm 7 lời của Chúa Giêsu trên thập giá. Hình thức ngắm 15 sự thương khó của Chúa thì dựa trên một căn bản khác. Tại sao lại có 15 ngắm? Tại vì nó hoạ theo giờ kinh Phụng vụ. Trong ba ngày cuối Tuần thánh, tại các đan viện hay nhà thờ chánh toà, người ta cử hành phụng vụ giờ kinh cách long trọng. Ở chính giữa nhà thờ người ta thắp một giá đèn hình tam giác, với 15 ngọn nến. Tại sao 15 ngọn nến? Có người gỉai thích là tượng trưng cho Chúa Giêsu với 12 tông đồ và 2 môn đệ. Sự thực thì 15 ngọn nến tương đương với 9 thánh vịnh giờ kinh Đêm (nay gọi là kinh Sách) và 5 thánh vịnh giờ Kinh sáng, cộng với thánh ca Tin mừng Benedictus. Cứ sau mỗi thánh vịnh thì người ta tắt đi một ngọn đèn. Tại sao vậy? Có người giải thích là nó tượng trưng cho các tông đồ và môn đệ lần lượt rút lui, bỏ Chúa một mình. Nhưng cũng có người giải thích cách đơn giản là đời xưa khi chưa có đèn điện thì tất nhiên là phải thắp nhiều đèn để đọc sách. Tuy nhiên, trời càng lúc càng về sáng tỏ, cho nên có thể tắt bớt dần dần các ngọn nến đi. Cho dù giải thích nguồn gốc lịch sử như thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải khâm phục các vị thừa sai trước đây đã tìm cách để giáo dân tham gia vào phụng vụ Giờ kinh của Giáo hội, dĩ nhiên không phải bằng việc hát các thánh vịnh La-tinh (mà họ chẳng hiểu gì) nhưng qua việc suy gẫm các sự thương khó của Chúa.
Việc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa chỉ dừng lại ở việc suy gẫm mà thôi hay sao?
Còn nhiều hình thức khác nữa. Một hình thức khá phổ thông bên Âu châu trước đây là diễn tuồng Thương khó, mà Đức Cha Nguyễn bá Tòng cũng đã thích ứng sang tiếng Việt. Nên biết là tuồng Thương khó không phải chỉ diễn ra trên sân khấu, nhưng còn trở thành hoạt cảnh, nhiều khi biến thành một cuộc rước kiệu. Dù là suy niệm bài thương khó dựa theo Phúc âm, dù là đi đàng Thánh giá hay ngắm các sự thương khó, hoặc tham dự tuồng Thương khó, người tín hữu muốn nhớ đến Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì tội chúng ta; từ đó ta muốn tỏ lòng biết ơn bằng cách thông dự vào sứ mạng cứu độ của Người. Thánh Phaolô đã viết rằng tôi muốn chịu đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, muốn hoàn toàn sống cho Đấng đã yêu mến và hiến mạng vì ta (Gal 2,19-20). Thánh Phaolô cũng muốn lãnh nhận mọi đau khổ để góp phần vào cuộc khổ nạn của Chúa hầu giúp ích cho Hội thánh (Col 1,24). Thánh Phêrô tông đồ, trong bài thánh thi đọc vào kinh chiều Chúa nhật mùa Chay, cũng nhắc cho các tín hữu hãy coi cuộc thương khó của Chúa như một gương mẫu để dõi bước theo Người: “bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1Pr 2,23). Thiết tưởng đó là ý nghĩa chính của các việc cử hành cuộc Thương khó của Chúa từ những thế kỷ đầu tiên tại Giêrusalem cho đến chặng đường thánh giá ngày nay: đó là chúng ta muốn đi theo Chúa.
Lm. Giuse Phan Tấn Thành
2020
Lịch Phụng Vụ Tháng Tư 2020, năm A
Lịch Phụng Vụ Tháng Tư 2020, năm A
THÁNG TƯ
1-4 | 9 | Tm | Thứ Tư. Đn 3,14-20.91-92.95; Đn 3,52.53.54.55.56; x. Lc 8,15; Ga 8,31-42. |
2 | 10 | Tm | Thứ Năm đầu tháng. Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu (Tr). St 17,3-9; Tv 104,4-5.6-7.8-9; Tv 94,8; Ga 8,51-59. |
3 | 11 | Tm | Thứ Sáu đầu tháng. Gr 20,10-13; Tv 17,2-3a.3bc-4.5-6.7; x. Ga 6,63c.68c; Ga 10,31-42. |
4 | 12 | Tm | Thứ Bảy đầu tháng. Thánh Isiđôrô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr). Ed 37,21-28; Gr 31,10.11-12abcd.13; Ed 18,31; Ga 11,45-56. |
TUẦN THÁNH
1. Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng của Người ở trần gian: từ lúc Người vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, đến cuộc Thương Khó hồng phúc và sự Phục Sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước thánh lễ Tiệc Ly.
Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với thánh lễ ban chiều tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày Thứ Sáu Chúa chịu thương khó và ngày Thứ Bảy Thánh, rồi kết thúc bằng giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh.; trung tâm của Tam Nhật là Đêm Canh Thức Vượt Qua.
Trong các ngày của Tuần Thánh, đừng cử hành các bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức là những bí tích được dành cho Đêm Canh Thức Vượt Qua, nhưng nên cử hành sám hối.
2. Các nghi lễ Tuần Thánh (làm phép lá và rước lá, kiệu Mình Thánh Chúa sau thánh lễ Tiệc Ly, nghi thức Tưởng Niệm cuộc Thương Khó của Chúa, và Đêm Canh Thức Vượt Qua), có thể cử hành trong mọi nhà thờ và nhà nguyện.
Tuy nhiên, trong các nhà thờ không phải là nhà thờ giáo xứ và trong các nhà nguyện, chỉ nên cử hành các nghi thức nói trên nếu thấy trước các nghi thức được cử hành cách xứng đáng, nghĩa là có một số người giúp lễ, có thể hát ít là một vài phần trong nghi thức và có đủ một số giáo dân tham dự.
Các mục tử cần lưu ý để giúp các tín hữu hiểu rõ ý nghĩa và cơ cấu các nghi thức của những ngày này và hướng dẫn họ tham dự tích cực vào những nghi thức ấy cho có hiệu quả.
5 | 13 | Đ | CHÚA NHẬT LỄ LÁ. TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Thánh vịnh tuần II.Làm phép và rước lá: Mc 11,1-10 (hay Ga 12,12-16).Thánh lễ: Is 50,4-7; Tv 21,8-9.17-18.19-20.23-24; Pl 2,6-11; Pl 2,8-9; Mc 14,1 – 15,47 (hay 15,1-39). (Không cử hành lễ Thánh Vinh Sơn Ferrê, linh mục). |
LƯU Ý 14:
- Hôm nay, Hội Thánh tưởng niệm Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, trong mọi thánh lễ đều kính nhớ việc Chúa vào thành bằng cuộc rước lá (hình thức I), hoặc bằng nghi thức nhập lễ trọng thể trước thánh lễ chính (hình thức II) hay bằng nghi thức nhập lễ đơn giản trước các thánh lễ khác (hình thức III). Nghi thức nhập thể trọng thể có thể lập lại trước một hoặc hai thánh lễ khác có đông giáo dân tham dự. Cuộc rước lá chỉ làm một lần.
- Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình, nhằm nhắc nhở Chúa Kitô vinh thắng.
- Hôm nay dùng lễ phục đỏ. Khi rước lá, linh mục mặc áo lễ hay áo choàng.
- Sau cuộc rước lá hay nghi thức nhập lễ trọng thể, bỏ làm dấu thánh giá và nghi thức sám hối hoặc rảy nước thánh đầu lễ, và đọc ngay lời nguyện nhập lễ. Sau đó, thánh lễ tiếp tục như thường lệ.
- Vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân, nên đọc trọn vẹn bài Thương Khó, và không bỏ các bài đọc trước đó.
- Khi đọc bài Thương Khó, không mang đèn nến, không xông hương, không chào và cũng không ghi dấu thánh giá trên sách. Phó tế đọc bài thương khó, hoặc nếu không có phó tế thì linh mục đọc. Giáo dân cũng có thể đọc bài Thương Khó, nhưng nếu được, nên dành những lời của Chúa Kitô cho linh mục. Nếu là phó tế, trước khi đọc bài Thương Khó, phải đến chủ tế xin phép lành như trong các thánh lễ khác.
Hết bài Thương Khó, xướng “Đó là Lời Chúa” như thường lệ, nhưng không hôn sách. Sau đó nên giảng, dù là vắn tắt. Cũng có thể giữ thinh lặng một lúc.
- Nơi nào không cử hành thánh lễ, có thể cử hành phụng vụ Lời Chúa để tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem và cuộc Thương Khó của Chúa, vào giờ thích hợp chiều thứ Bảy hay Chúa nhật.
6 | 14 | Tm | THỨ HAI TUẦN THÁNH. Is 42,1-7; Tv 26,1.2.3.13-14; [ngoài KT]; Ga 12,1-11. |
LƯU Ý 15:
Các ngày trong tuần Thánh, từ thứ Hai đến thứ Tư, phải cử hành thánh lễ theo ngày ; không được cử hành thánh lễ nào khác, trừ thánh lễ an táng.
7 | 15 | Tm | THỨ BA TUẦN THÁNH. Is 49,1-6; Tv 70,1-2.3-4a.5-6ab.15 và 17; [ngoài KT]; Ga 13,21-33.36-38. (Không cử hành lễ Thánh Gioan Lasan, linh mục). |
8 | 16 | Tm | THỨ TƯ TUẦN THÁNH. Is 50,4-9a; Tv 68,8-10.21-22.31 và 33-34; [ngoài KT]; Mt 26,14-25. |
LƯU Ý 16:
- Hôm nay chỉ cử hành Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh Lễ Tiệc Ly. Cấm mọi thánh lễ không có giáo dân tham dự, và thánh lễ an táng.
- Thánh lễ Làm Phép Dầu, do Đức Giám Mục chủ tế cùng với linh mục đoàn của ngài đồng tế, bày tỏ sự hiệp thông giữa giám mục và linh mục đoàn. Để nói lên sự hiệp nhất của linh mục đoàn trong giáo phận, nên có các linh mục từ các giáo hạt về đồng tế với Đức Giám Mục.
Giáo dân cũng nên tham dự đông đảo và rước lễ trong thánh lễ này.
- Thánh Lễ Làm Phép Dầu cử hành với lễ phục trắng.
- Dầu mới được làm phép và hiến thánh, được cung kính đưa tới các nhà thờ giáo xứ; dầu cũ thì đốt đi hoặc dùng để đốt đèn chầu.
Có thể tổ chức rước dầu mới trước Thánh Lễ Tiệc Ly hay vào thời gian thích hợp, nhằm dạy các tín hữu về việc sử dụng Dầu thánh và về hiệu năng của Dầu thánh trong đời sống Kitô giáo.
- Nếu hôm nay khó có thể quy tụ giáo sĩ hay giáo dân về bên giám mục, Thánh lễ Làm Phép Dầu có thể cử hành một ngày nào trước đó, gần lễ Phục Sinh.
TAM NHẬT VƯỢT QUA
“Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Nhờ đó, Người đã chết để tiêu diệt sự chết của chúng ta và sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Tam Nhật Vượt Qua, nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Chúa, sáng chói lên như tuyệt đỉnh của Năm Phụng Vụ” (AC 18).
LƯU Ý 17:
1. Trong Tam Nhật Vượt Qua, không được cử hành bất kỳ thánh lễ nào khác, kể cả thánh lễ an táng.
2. Các cộng đoàn tu sĩ ít người nên về dự lễ nghi tại các nhà thờ lớn hơn. Nếu một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, giáo dân nên quy tụ về dự lễ ở nhà thờ chính.
Tuy nhiên, nếu một linh mục phụ trách hai hay nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng, thì cha xứ được phép cử hành các nghi lễ Tam Nhật Vượt Qua một lần thứ hai.
3. Về việc rước lễ
a. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chỉ được cho tín hữu rước lễ trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh Lễ Tiệc Ly mà thôi. Theo luật chung, ai đã rước lễ ban sáng, còn được rước lễ trong Thánh Lễ Tiệc Ly.
Được đưa Mình Thánh cho bệnh nhân vào bất cứ giờ nào trong ngày.
b. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh chỉ cho tín hữu rước lễ trong nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi.
Có thể đưa Mình Thánh Chúa bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
c. Thứ Bảy Tuần Thánh, trước Canh Thức Vượt Qua, chỉ được đưa Mình Thánh như Của Ăn Đàng mà thôi.
9 | 17 | Tr | THỨ NĂM TUẦN THÁNH.Thánh lễ sáng: THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU. Is 61,1-3a.6a.8b-9; Tv 88,21-22.25 và 27; Kh 1,5-8; Is 61,1 x. Lc 4,18; Lc 4,16-21.THỨ NĂM TUẦN THÁNH.
Thánh lễ chiều: THÁNH LỄ TIỆC LY (Tr). Xh 12,1-8.11-14; Tv 115,12-13.15-16.17-18; 1 Cr 11,23-26; Ga 13,34; Ga 13,1-15. |
LƯU Ý 18:
- Với thánh lễ chiều hôm nay, Hội Thánh bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua và tưởng niệm bữa tối sau hết của Chúa Giêsu, trong đó Người thiết lập Giao Ước Mới trong Mình và Máu Thánh Người dưới hai hình thái bánh rượu.
Bài giảng sẽ đề cập đến các mầu nhiệm được tưởng niệm trong thánh lễ này, tức là việc thiết lập bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ. Sau bài giảng, sẽ cử hành nghi thức rửa chân, nếu lý do mục vụ khuyên nên làm.
- Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, hôm nay cấm cử hành mọi thánh lễ không có giáo dân tham dự.
Thánh lễ Tiệc Ly cử hành ban chiều lúc thuận tiện, có toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ, trong khi các linh mục và thừa tác viên thi hành phận vụ mình.
Các linh mục đã đồng tế trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu, hoặc đã cử hành thánh lễ vì lợi ích giáo dân, thì lại được đồng tế trong thánh lễ chiều nữa.
- Nơi nào vì lý do mục vụ đòi hỏi, thì Đấng Thường quyền sở tại có thể cho phép cử hành một thánh lễ Tiệc Ly khác trong các nhà thờ, nhà nguyện công và nhà nguyện bán công vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ Tiệc Ly cả vào lúc ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không có cách nào tham dự thánh lễ Tiệc Ly ban chiều được. Tuy nhiên, đừng cử hành chỉ vì lợi ích riêng tư, kẻo làm thiệt hại cho việc cử hành chính thánh lễ Tiệc Ly vào ban chiều.
Chỉ cho giáo dân rước lễ trong thánh lễ mà thôi; nhưng vào bất cứ giờ nào trong ngày, cũng có thể đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
- Nhà tạm hoàn toàn để trống. Trong thánh lễ Tiệc Ly chiều nay sẽ truyền phép bánh thánh đủ cho mọi người rước lễ hôm nay và ngày mai.
- 5. Khi hát kinh Vinh Danh thì rung chuông. Sau đó, không rung chuông nữa cho đến Canh Thức Vượt Qua; trừ khi Hội đồng Giám mục hay giám mục giáo phận đã quy định thể khác.
- Nơi nào giáo dân đã được chuẩn bị, có thể tổ chức nghi thức rửa chân cho những người đàn ông đã được tuyển chọn, để nói lên ý nghĩa phục vụ và bác ái của Chúa Kitô, Đấng đã đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ.
- Khi rước lễ vật đến bàn thờ, cũng nên đem theo những lễ vật dành cho người nghèo, nhất là các phẩm vật đã được thu góp trong Mùa Chay như hoa trái của việc sám hối.
- Kết thúc lời nguyện hiệp lễ thì kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, với hương và đèn nến.
- Mình Thánh Chúa lưu giữ cho việc rước lễ ngày hôm sau được kiệu sang bàn thờ phụ, nơi giáo dân tiếp tục suy niệm và cầu nguyện.
Bàn thờ phụ được trang hoàng thích hợp với việc lưu giữ Mình Thánh Chúa. Nơi đây phải có Nhà tạm đóng kín và tránh việc trưng bày hay đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật. Ngoài ra, về hình thức Nhà tạm, tránh cách dùng kiểu nhà mồ: vì nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa không nhằm biểu thị mồ Chúa, nhưng chỉ nhằm giử Mình Thánh cho việc rước lễ ngày hôm sau.
- Kết thúc buổi cử hành hôm nay thì lột khăn bàn thờ, và nếu có thể, cất các thánh giá. Nếu còn thánh giá nào trong nhà thờ, nên phủ khăn.
- Khuyên giáo dân nên tùy hoàn cảnh đến chầu Mình Thánh Chúa ban tối hay đêm vào giờ thuận tiện. Nhưng từ nửa đêm trở đi, không tổ chức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể nữa.
- Không tổ chức kiệu và đặt Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành nghi lễ chiều thứ Sáu tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa.
10 | 18 | Đ | THỨ SÁU TUẦN THÁNH. TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Giữ chay và kiêng thịt. Is 52,13—53,12; Tv 30,2 và 6.12-13.15-16.17 và 25; Dt 4,14-16; 5,7-9; Pl 2,8-9; Ga 18,1—19,42. |
LƯU Ý 19:
- Hôm nay, Chiên Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô đã chịu hiến tế, nên Hội Thánh nhìn ngắm và kính thờ thánh giá của Chúa và Hôn phu của mình, tưởng niệm mình đã phát xuất từ cạnh sườn Chúa Kitô đang an giấc trên thánh giá, và cầu xin cho cả thế giới được ơn cứu độ.
- Theo truyền thống rất xa xưa, hôm nay Hội Thánh không cử hành thánh lễ.
Hôm nay chỉ cho giáo dân rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi. Tuy nhiên, có thể đem Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
- Hôm nay và ngày mai, Hội Thánh không cử hành Bí tích nào hết, trừ bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Nếu có phải an táng thì không hát, không đàn, không chiêng trống.
- Hôm nay giữ chay và kiêng thịt.
Vì là chay Vượt Qua, do đó rất nên kéo dài cho tới Canh Thức Vượt Qua (PV 110).
- Nếu có thể, nên long trọng cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân.
- Khoảng 3 giờ chiều, cử hành cuộc Thương Khó của Chúa; nếu lý do mục vụ đòi hỏi, có thể cử hành vào giờ thuận tiện hơn từ sau 12 giờ trưa, song đừng muộn quá 9 giờ tối.
- Bàn thờ hoàn toàn để trống: không thánh giá, không chân đèn, không trải khăn.
- Về bài Thương Khó, xem chỉ dẫn ở Chúa nhật Lễ Lá.
- Chỉ dùng một thánh giá duy nhất trong nghi thức tôn kính thánh giá.
Nếu vì số dân chúng đông, mỗi người không thể lên tôn kính thánh giá được, thì sau khi một phần tín hữu đã tôn kính, linh mục cầm thánh giá lên đứng trước bàn thờ, nói ít lời kêu mời dân chúng kính thờ thánh giá, rồi nâng cao thánh giá trong giây lát để mọi người thinh lặng tôn thờ.
- Tôn kính thánh giá xong, đi rước Mình Thánh từ bàn thờ phụ về và cho rước lễ. Sau đó, lại rước Mình Thánh với hình thức đơn giản về nơi cất giữ, với đèn chầu như thường lệ.
- Sau buổi cử hành, thì lột khăn bàn thờ, nhưng để lại thánh giá và các chân đèn.
Nên đặt thánh giá cho các tín hữu kính thờ ở một nơi thuận tiện cho viêc cầu nguyện và suy niệm.
- Từ sau khi tôn kính thánh giá cho đến Canh Thức Vượt Qua, phải cúi mình mỗi khi đi ngang qua trước thánh giá.
- Nên quý trọng các việc đạo đức có giá trị mục vụ như: kiệu thương khó, đi Đàng Thánh Giá, suy gẫm các sự thương khó của Đức Mẹ.
11 | 19 | Tm | THỨ BẢY TUẦN THÁNH (Không cử hành lễ Thánh Stanislaô, giám mục, tử đạo). |
Vì Canh Thức Vượt Qua thuộc về Chúa Nhật Phục Sinh, nên phải tránh trình bày nghi thức đó như là những giờ phút cuối cùng của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh (Thông tư Bộ Phụng Tự ngày 16-01-1988, số 95).
LƯU Ý 20:
- Thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh ở bên cạnh mồ Chúa, để suy niệm việc Chúa chịu thương khó, chịu chết và xuống ngục tổ tông; đồng thời ăn chay cầu nguyện để trông đợi Chúa Phục Sinh.
- Nếu có thể, nên cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng, chung với giáo dân. Bằng không, cử hành Phụng Vụ Lời Chúa hay việc đạo đức khác, diễn tả mầu nhiệm cử hành hôm nay, nhất là để kính Đức Maria cùng liên kết với sự thương khó của Chúa Giêsu.
- Trong nhà thờ có thể trưng bày cho giáo dân tôn kính ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh hoặc mai táng trong mồ, hoặc ảnh Chúa xuống ngục tổ tông minh họa mầu nhiệm ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, hoặc ảnh Đức Mẹ sầu bi.
- Hôm nay, không cử hành thánh lễ và các bí tích khác, trừ bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Chỉ có thể cho rước lễ như Của Ăn Đàng.
MÙA PHỤC SINH
“Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt trong những ngày này hát Allêluia” (AC 22).
12 | 20 | Tr | CHÚA NHẬT PHỤC SINH. MỪNG CHÚA SỐNG LẠI. Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ). |
CANH THỨC VƯỢT QUA:
Các bài đọc Cựu Ước:1) St 1,1—2,2 (hay St 1,1.26-31a) 2) St 22,1-18 (hay St 22,1-2.9a.10-13.15-18) 3) Xh 14,15—15,1 4) Is 54,5-14 5) Is 55,1-11 6) Br 3,9-15.32—4,4 7) Ed 36,16-17a.18-28Đáp ca sau các bài đọc:1) Tv 103,1-2.5-6.10+12.13-14.24+35 (hay Tv 32,4-5.6-7.12-13.20+22) 2) Tv 15,5+8.9-10.11 3) Xh 15,1-2.3-4.5-6.17-18 4) Tv 29,2+4.5-6.11-12a+13b 5) Is 12,2-3.4bcd.5-6 6) Tv 18,8.9.10.11 7) Tv 41,3.5bcd; Tv 42,3.4 (hay Tv 50,12-13.14-15.18-19)Bài đọc Tân Ước: Rm 6,3-11; Alleluia: [ngoài KT]; Tin Mừng: Mt 28,1-10. |
LƯU Ý 21:
- Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ, và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ đêm thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của mọi lễ Canh Thức”. Trong Đêm Canh Thức Vượt Qua này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa sống lại và cử hành mầu nhiệm Vượt Qua ấy trong các bí tích Khai Tâm Kitô giáo. Toàn thể truyền thống Kitô giáo luôn nhìn nhận Đêm Canh Thức Vượt Qua này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.
- Tất cả Canh Thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật.
- Không được phép chỉ cử hành thánh lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.
- Có thể cử hành Canh Thức Vượt Qua tại các nhà thờ và nhà nguyện đã không cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu. Tại các nơi đã cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu, có thể bỏ không cử hành Canh Thức Vượt Qua. Nhưng nơi nào có Giếng Rửa Tội thì buộc phải cử hành Canh Thức.
- Trong tất cả buổi cử hành, linh mục và các thừa tác viên khác mặc lễ phục mầu trắng như khi cử hành thánh lễ.
- Trong Đêm Canh Thức này, nghi thức được sắp xếp như sau:
– Phần thứ nhất: Thắp Nến Phục Sinh. Nến Phục Sinh tượng trưng cho Chúa Kitô. Người là ánh sáng đến thế gian này để soi sáng cho mọi người, để tiêu diệt sự chết, để làm cho nhân loại được tham dự vào sự Phục Sinh của Người.
– Phần thứ hai: Phụng Vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội Thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
– Phần thứ ba: Phụng Vụ Thánh Tẩy. Hội Thánh đón nhận các anh chị em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lặp lại những lời đã cam kết khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.
– Phần thứ tư: Phụng Vụ Thánh Thể. Gần rạng sáng ngày Phục Sinh, cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong bí tích Thánh Tẩy, Hội Thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho dân Người qua sự chết và phục sinh của Người cho tới khi Người đến.
- Phải cử hành Canh Thức Vượt Qua cách trang trọng, để giáo dân có thể hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và các nghi thức; ý nghĩa này cũng được nói lên qua các lời nhắn nhủ và các lời nguyện.
- Để duy trì tính chân thật của dấu chỉ, nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới, để diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là ánh sáng thật soi chiếu thế gian.
- Do nhu cầu, bài Công Bố Tin Mừng Phục Sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố; nhưng người này không xin chủ tế ban phép lành, và bỏ câu “Vậy giờ đây… “ cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào “Chúa ở cùng anh chị em”.
Có thể hát bài dài hay bài ngắn.
- Phải đọc ít nhất ba bài Cựu Ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài; nhưng không bao giờ được bỏ bài trích sách Xuất Hành. Nên hướng dẫn vắn tắt để giáo dân hiểu các bài Cựu Ước này có ý nghĩa tượng trưng và báo trước những thực tại trong Kitô giáo.
- Phụng vụ Thánh Tẩy trong Canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban bí tích Thánh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Bằng không, tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và cũng không phải làm phép Giếng Rửa Tội, thì làm phép nước nhắc lại bí tích Thánh Tẩy, sau đó lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này, rồi rảy nước thánh trên dân chúng.
- Có thể xông hương khi đọc Tin Mừng, nhưng không mang đèn nến.
- Dấu chỉ bí tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh rượu trong Đêm Canh Thức Vượt Qua. Đấng Thường quyền sở tại suy xét và ấn định các quy tắc về điều này.
- Lễ đêm Canh Thức là thánh lễ Phục Sinh, tưởng niệm Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế trong lễ đêm, còn được cử hành hoặc đồng tế trong lễ ngày Phục Sinh.
CHÍNH NGÀY: THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Cv 10,34a.37-43; Tv 117,1-2.16-17.22-23; Cl 3,1-4 (hay 1 Cr 5,6b-8); x.1 Cr 5,7b-8a; Ga 20,1-9 (hay Mt 28,1-10; trong thánh lễ ban chiều cũng có thể đọc Lc 24,13-35). Phải đọc hay hát Ca tiếp liên trong ngày lễ Phục Sinh, còn trong tuần bát nhật thì tùy ý. |
LƯU Ý 22:
- Trong thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy.
- Thắp sáng Nến Phục Sinh và đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là trong thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống.
- 3. Các ngày trong tuần bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa, nhưng không đọc kinh Tin Kính trong thánh lễ (x. AC 24).
- Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh chỉ được cử hành thánh lễ an táng mà thôi. Không được cử hành các thánh lễ khác.
- Các Chúa nhật Mùa Phục Sinh không được cử hành các thánh lễ khác, kể cả thánh lễ an táng.
- Từ hôm nay cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
- Về việc rước lễ trong Mùa Phục Sinh: Giáo luật điều 920 dạy : “Mọi tín hữu sau khi Rước lễ Lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi vì lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm”.
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong Mùa Phục Sinh là từ thứ Tư Lễ Tro cho đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công đồng Đông Dương lần thứ I, năm 1934 và thông báo của Uỷ ban Giám mục về Phụng vụ, số VII ngày 10-8-1971.
Nhân tiện cũng xin nhắc về việc xưng tội. Giáo luật điều 989 dạy: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần”.
13 | 21 | Tr | THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,14.22-32; Tv 15,1-2.5.7-11; Tv 117,24; Mt 28,8-15. (Không cử hành lễ Thánh Martinô I, giáo hoàng, tử đạo). |
14 | 22 | Tr | THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,36-41; Tv 32,4-5.18-20.22; Tv 117,24; Ga 20,11-18. |
15 | 23 | Tr | THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 3,1-10; Tv 104,1-4.6-9; Tv 117,24; Lc 24,13-35. |
16 | 24 | Tr | THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 3,11-26; Tv 8,2.5-9; Tv 117,24; Lc 24,35-48. |
17 | 25 | Tr | THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 4,1-12; Tv 117,1-2.4.22-27; Tv 117,24; Ga 21,1-14. |
18 | 26 | Tr | THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 4,13-21; Tv 117,1.14-21; Tv 117,24; Mc 16,9-15. |
19 | 27 | Tr | CHÚA NHẬT II PHỤC SINH. CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA. Cv 2,42-47; Tv 117,2-4.13-15.22-24; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,29; Ga 20,19-31. |
20 | 28 | Tr | Thứ Hai. Thánh vịnh tuần II. Cv 4,23-31; Tv 2,1-3.4-7a.7b-9; Cl 3,1; Ga 3,1-8. |
LƯU Ý 23:
Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh:
- Không được cử hành các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
- Chỉ được cử hành các lễ tuỳ nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thực sự có nhu cầu và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).
- Được cử hành các lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay Sổ bộ các thánh ngày đó (IM 355b).
21 | 29 | Tr | Thứ Ba. Thánh Anselmô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr). Cv 4,32-37; Tv 92,1ab.1cd-2.5; Ga 3,14-15; Ga 3,7b-15. |
22 | 30 | Tr | Thứ Tư. Cv 5,17-26; Tv 33,2-3.4-5.6-7.8-9; Ga 3,16; Ga 3,16-21. |
23 | 1-4 | Tr | Thứ Năm. Thánh Giorgiô, tử đạo. Thánh Ađalbertô, giám mục, tử đạo (Đ). Cv 5,27-33; Tv 33,2 và 9.17-18.19-20; Ga 20,29; Ga 3,31-36. |
24 | 2 | Tr | Thứ Sáu. Thánh Fiđêlê Sigmaringen, linh mục, tử đạo (Đ). Cv 5,34-42; Tv 26,1.4.13-14; Mt 4,4b; Ga 6,1-15. |
25 | 3 | Đ | Thứ Bảy. THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. 1 Pr 5,5b-14; Tv 88,2-3.6-7.16-17; 1 Cr 1,23a.24b; Mc 16,15-20. |
26 | 4 | Tr | CHÚA NHẬT III PHỤC SINH. Thánh vịnh tuần III. Cv 2,14.22-33 *; Tv 15,1-2a và 5.7-8.9-10.11; 1 Pr 1,17-21; x. Lc 24,32; Lc 24,13-35. |
27 | 5 | Tr | Thứ Hai. Cv 6,8-15; Tv 118,23-24.26-27.29-30; Mt 4,4b; Ga 6,22-29. |
28 | 6 | Tr | Thứ Ba. Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (Đ). Thánh Luy Grignion Montfort, linh mục (Tr). Cv 7,51—8,1a; Tv 30,3cd-4.6 và 7b và 8a.17 và 21ab; Ga 6,35ab; Ga 6,30-35. |
29 | 7 | Tr | Thứ Tư. Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. Cv 8,1b-8; Tv 65,1-3a.4-5.6-7a; x. Ga 6,40; Ga 6,35-40. |
30 | 8 | Tr | Thứ Năm. Thánh Piô V, giáo hoàng (Tr). Cv 8,26-40; Tv 65,8-9.16-17.20; Ga 6,51; Ga 6,44-51. |
2020
Truyền thống đọc Kinh Truyền tin
Kinh Truyền Tin vốn là kinh tôn thờ mầu nhiệm Chúa Nhập Thể, gồm 4 câu xướng-đáp, 3 kinh Kính Mừng, cuối cùng là lời nguyện chung. Trước đây quen gọi là kinh nguyện A-ve (Kính mừng…). Vì thế nhiều người hiểu là “chào Đức Mẹ” 3 lần trong ngày, theo kiểu nhà binh chào “xếp” mỗi ngày 3 lần. Trước thập niên 70 của thế kỷ trước, các nhà thờ Công giáo thường kéo 3 lần chuông trong ngày và mọi người dù đang ở đâu, đang làm gì cũng ngưng ít phút để đọc chung hoặc riêng kinh Truyền Tin; vì lòng sốt sắng, có người còn thêm 3 kinh Sáng Danh sau lời nguyện (nhất là ban trưa).
– Thời gian đọc kinh Truyền Tin: Sáng (trước giờ kinh sáng), trưa (đúng 12 giờ trưa), và chiều tối (sau giờ kinh tối).
– Cách điểm chuông nguyện kinh Truyền Tin:
+ Điểm 3 tiếng chuông/3 lần = 9 tiếng
+ Tiếp theo là một hồi liền, rồi kết thúc mà không có 3 tiếng sau cùng.
– Một số giáo xứ có thói quen kéo chuông tắt lửa, điểm 9 tiếng đang khi, hoặc sau khi đọc kinh Vực Sâu.
Trở lại với quả chuông trên Phương Đình Phát Diệm (chuông được đúc cách nay tròn 130 năm), ta nghe tiếng chuông nói qua những lời ghi trên mặt chuông:
“Tôi ca tụng Chúa thật,
tôi kêu gọi dân chúng,
tôi tập hợp giáo sĩ,
tôi khóc người qua đời
tôi đẩy lui dịch tễ
tôi tô điểm ngày lễ”.
(Chuông Phương Đình Phát Diệm)
Giữa cơn đại dịch Covid-19 đang rắc gieo đau khổ cho nhân loại, thánh lễ cử hành cùng cộng đoàn tạm ngưng, hơn lúc nào hết, việc duy trì tiếng chuông cùng lời kinh Truyền Tin nơi các giáo xứ, giáo họ thật ý nghĩa và cần thiết biết bao!
2020
Chầu Thánh Thể tối thứ Năm Tuần Thánh – 2020
Chầu Thánh Thể tối thứ Năm Tuần Thánh – 2020
(SAU THÁNH LỄ TIỆC LY)
Chủ đề: YÊU NHƯ CHÚA YÊU
(Khi đã kiệu Mình Thánh sang Nhà Tạm phụ, mọi người ổn định, thinh lặng và ngồi. Vị chủ sự bắt đầu giờ chầu bằng lời dẫn ý).
KHAI MẠC: (Cộng đoàn ngồi)
Chủ sự:
Kính thưa cộng đoàn,
Những cử hành phụng vụ trong Thánh Lễ Tiệc Ly chúng ta vừa tham dự, Giáo Hội muốn hiện tại hóa việc cả thể khi xưa, đó là Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể; Thiên Chức Linh Mục và ban Giới Luật Yêu Thương.
Có thể nói: qua những hành vi tự hiến và lời truyền dạy của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Ngài diễn tả trọn vẹn lòng dạ xót thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Giờ đây, trong giây phút linh thiêng này, chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy” (Mt 26,28).Ở lại và canh thức với Chúa để tâm tư của chúng ta hòa vào tâm tư của Chúa;
Ở lại và canh thức với Chúa để trái tim của chúng ta cùng chung nhịp đập yêu thương với Chúa;Ở lại và canh thức với Chúa để cảm nghiệm được dung mạo xót thương của Người;
Ở lại và canh thức với Chúa để nhận biết mình tội lỗi cần sự tha thứ; nhận thấy mình giới hạn để phó thác nơi Thiên Chúa quyền năng; nhận thấy mình chẳng là gì để Chúa là tất cả trên cuộc đời ta.
Tuy nhiên, để ở lại và ở trong Chúa cách trọn vẹn, chúng ta hãy khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần đến và tràn ngập tâm hồn thân xác mỗi người chúng ta.
(người dẫn mời Cộng Đoàn quỳ).
Chủ sự: Làm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.
Cộng đoàn: Amen.
Cộng đoàn: Hát một bài về Chúa Thánh Thần….
Chủ sự:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Màn đêm đã kéo xuống phủ lấp nhân gian. Mọi sinh hoạt thường nhật bên ngoài đã tạm ngưng. Nhưng có lẽ ngay trong lúc này, tâm hồn của nhiều người vẫn còn bon chen với cuộc sống: nào là trăn trở về tuổi già cô đơn, con cái bất hiếu, ngỗ ngược, ốm đau bệnh tật; nào là học hành, nghề nghiệp không được thuận lợi; những lo lắng cho việc mưu sinh như cơm – áo – gạo – tiền…., nhất là hoang mang trước nạn dịch Vius Corona – 19 đang hoành hành khắp nơi, gây nên những nỗi sợ hãi khi chứng kiến biết bao cái chết của anh chị em nơi này nơi kia trên thế giới!
Tất cả những điều đó làm cho lòng trí chúng con không còn tĩnh yên để nâng tâm hồn lên với Chúa.
Nhưng, hơn bao giờ hết, trong giờ phút này, xin cho chúng con thêm phó thác vào Chúa Quan Phòng và nhớ lại lời dạy của Chúa khi xưa: i xưa:
“Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. […] Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?” (Mt 6,25- 26); chỗ khác Chúa an ủi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Từ đó, xin Chúa cho chúng con biết an tịnh trong Chúa là nguồn cội mọi điều thiện hảo và bình an.
Ước gì, tâm hồn chúng con giờ này được gần Chúa và sốt mến giống như ngọn đèn dầu bên cạnh Nhà Tạm. Tuy nhỏ bé, leo lét, nhưng bền bỉ và nhất mực mến yêu.
(Chủ sự mời cộng đoàn quỳ) Cộng Đoàn hát:
QUỲ BÊN CUNG THÁNH
ÐK: Quỳ bên cung thánh đoàn con thiết tha kêu cầu Chúa. Lời kinh thấm lệ, nguyện xin Chúa thứ tha tội nhơ. Vượt qua năm tháng, tình yêu Chúa kiên trung bền vững. Ngàn muôn thế hệ cùng chung tiếng hát ca tôn thờ.
1. Lệ sầu rưng rưng ngước nhìn lên Cha tiếng lòng thao thức. Chúa ơi dủ thương đừng minh xét bao tội tình.
2. Một chiều xưa kia khắp đồi Canvê máu hồng chan chứa. Thế nhân tội nhơ được ân xá trong tình Cha.(Chủ sự mời cộng đoàn đứng, lắng nghe Lời Chúa).
Bài trích Tin Mừng theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15)
Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.Trong bữa ăn tối, ma quỵ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simon Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu. Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên bấy giờ Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Simon Phêrô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu”. Ông Phêrô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”.Ông Simon Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa”.Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!”Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch”.Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?Anh em gọi Thầy là ‘Thầý, là ‘Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.[…]Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”.
(Chủ sự mời cộng đoàn ngồi).
Kính thưa cộng đoàn,
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã trao tặng cho nhân loại sự sống thần linh của chính Ngài là Bí Tích Thánh Thể; đồng thời Chúa cũng thiết lập cùng một trật Thiên Chức Linh Mục, để sự sống thần linh ấy được tồn tại mãi mãi trong thế gian. Và, cuối cùng, Chúa Giêsu đã để lại cho Giáo Hội di ngôn của Ngài, đó là Giới Luật Yêu Thương, để mọi người được hòa vào sự sống thần linh nhờ việc tuân giữ Lời Ngài truyền dạy.
SUY NIỆM 1:
THÁNH THỂ – NGUỒN MẠCH VÀ CHÓP ĐỈNH CỦA ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Trước tiên, chúng ta cùng nhau suy gẫm về Bí Tích Thánh Thể:
Bí tích Thánh Thể là Bí tích cao trọng và lớn lao nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta. Bởi vì Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo” (x. LG, số 11). Nơi Bí Tích này, Chúa Giêsu trao ban chính Người cho nhân loại, để những ai đón nhận với lòng trong sạch, yêu mến thì sẽ được sống chính sự sống của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình.
Trước hồng ân vĩ đại này, nhân loại chúng ta không thể được coi là xứng đáng để đón nhận, nhưng hoàn toàn do tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu, một tình yêu luôn đi bước trước để tặng ban cách nhưng không.
Vì thế, là loài thụ tạo, bất xứng và tội lỗi, chúng ta hãy không ngừng đội ơn Thiên Chúa đã ban Chúa Giêsu cho nhân loại và chúc tụng Chúa Giêsu cùng tôn thờ Bí Tích Cực Thánh của Người cách sâu thẳm và cung kính.
(Mời cộng đoàn quỳ, cúi mình sâu thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể và thinh lặng trong giây lát).
Giờ đây, chúng ta cùng tôn vinh, chúc tụng, thờ lạy Chúa qua thánh ca sau:
(chia làm 2 bè).
“Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa,
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
Chúc tụng Chúa đi, các thiên sứ của Người,
chúc tụng Chúa đi, chín tầng trời thăm thẳm.
Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh,
chúc tụng Chúa đi, mọi cơ binh thượng giới,
Chúc tụng Chúa đi, mặt trời với mặt trăng,
chúc tụng Chúa đi, hỡi tinh tú muôn ngàn.
Chúc tụng Chúa đi, nào mưa sương tất cả,
chúc tụng Chúa đi, mọi luồng gió cơn dông,
chúc tụng Chúa đi, sức nóng với lửa hồng,
chúc tụng Chúa đi, trời nồng và khí lạnh.
Chúc tụng Chúa đi, nào sương đọng mưa tuôn,
chúc tụng Chúa đi, kìa thời đông tiết giá.
Chúc tụng Chúa đi, này băng phủ tuyết rơi,
chúc tụng Chúa đi, hỡi đêm ngày đắp đổi.
Chúc tụng Chúa đi, ánh sáng và bóng tối,
chúc tụng Chúa đi, chớp giật với mây trôi,
chúc tụng Chúa đi, tất cả mười phương đất,
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc,
chúc tụng Chúa đi, kìa hoa lá cỏ cây,
chúc tụng Chúa đi, hỡi suối nước tràn đầy,
chúc tụng Chúa đi, nào sông sâu biển cả.
Chúc tụng Chúa đi, kình ngư cùng thủy tộc,
chúc tụng Chúa đi, hết mọi loài chim chóc,
chúc tụng Chúa đi, gia súc lẫn thú rừng,
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
Chúc tụng Chúa đi, hỡi phàm nhân dương thế,
chúc tụng Chúa đi, dòng dõi Ítraen,
chúc tụng Chúa đi, tư tế phụng thờ Chúa,
chúc tụng Chúa đi, tôi tớ phục vụ Người.
Chúc tụng Chúa đi, hồn thiêng hàng công chính,
muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.
Nào chúc tụng Chúa Cha,
Chúa Con, và Chúa Thánh Thần,
muôn ngàn đời, cùng ca tụng suy tôn.
Lạy Chúa,
chúc tụng Chúa trên cõi trời cao thẳm,
muôn ngàn đời, xin ca tụng suy tôn”. (Tc Ðn 3,57-87.56).
(Mời Cộng đoàn ngồi)
SUY NIỆM 2:
THIÊN CHỨC LINH MỤC – NỐI DÀI BÍ TÍCH TÌNH YÊU
Tâm tình thứ hai mà chúng ta dâng lên Chúa Giêsu, đó là tạ ơn về Thiên Chức Linh Mục mà Người ban cho nhân loại.
Khi truyền dạy các Tông đồ: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22, 10), Chúa Giêsu đã trao năng quyền thừa tác cho các Tông đồ. Ngay lập tức, các ông trở thành linh mục của Chúa, thành Thầy Cả Thượng Phẩm vĩnh viễn (x. Dt 5,6 ; 7, 24; 9, 11-28), để rao giảng Tin Mừng, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách là tư tế đích thực của Tân Ước”. [1] Cũng kể từ giờ phút ấy, các ngài nên giống Chúa Kitô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Đầu mà thi hành những công việc của chính Chúa khi xưa” [2].
Thiên chức và sứ mệnh cao quý đến như vậy, nhưng chức thánh không ngay lập tức biến các ngài thành thánh và cũng không làm cho các ngài bỏ lại sau lưng những đòi hỏi hưởng thụ, đồng thời không đảm bảo cho các ngài hoàn toàn chiến thắng cám dỗ….
Từ đó, có những nỗi buồn chán, cô đơn, nguội lạnh, trống vắng, mỏi gối chùn chân, nhất là các ngài phải đối diện với mục đích tấn công tiên quyết của ma quỷ…. Trước những thách đố đầy cam go ấy, khiến nhiều vị đã quên đi lý tưởng và lời giao ước với Chúa, nên đã quyết định tạ từ đời tu, cất bỏ áo dòng!
Thế nên, Chúa Giêsu, trong tư cách là Thượng Tế, Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17, 19). Chúa Giêsu không xin Chúa Cha đưa các Tông đồ ra khỏi thế gian, nhưng xin Chúa Cha gìn giữ bảo vệ các Tông đồ trong chân lý, để các ngài ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian.
Giờ đây, trong bầu không khí thánh thiêng của ngày kỷ niệm Chúa Giêsu thiết lập Thiên Chức Linh Mục, chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục được tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần, giúp các ngài tiêu diệt nơi mình những công trình của xác thịt và hoàn toàn hiến thân phục vụ nhân loại. Đó chính là sự thánh thiện mà Chúa Giêsu đã ban cho các ngài, để nhờ đó, các ngài trở nên hoàn thiện giống như Chúa Giêsu – Vị Mục Tử Tối Cao – Nhân Lành, đã hiến trọn thân mình làm của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha và trở nên hy tế trọn vẹn để cứu chuộc nhân loại.
Đặc biệt, chúng ta hướng tới các linh mục – trong vai trò là lương y tinh thần, xin cho các ngài ơn can đảm, sẵn sàng hy sinh, nâng đỡ tinh thần cho giáo dân và tất cả những ai cần đến sự hiện diện của các ngài. Xin cho cuộc đời và những công việc các ngài làm, luôn phản ánh dung mạo xót thương của Thiên Chúa trong cơn đại dịch Vius Corona 19 hiện nay.
(Mời Cộng đoàn quỳ đọc kinh cầu cho các linh mục)
(Đọc chung)
KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,
xin nhìn đến Đức Kitô Con Chúa
là vị Linh Mục Thượng Phẩm đời đời
và vì yêu quý Người,
mà thương xót giữ gìn các linh mục của Chúa.
Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót,
xin nhớ đến các linh mục
bởi các ngài cũng chỉ là tạo vật yếu đuối thấp hèn.
Xin Chúa hằng khơi dậy nơi tâm hồn các ngài
hồng ân đã lãnh nhận trong ngày chịu chức thánh.
Xin gìn giữ các ngài thật gần Chúa
để kẻ thù không lấn át được
và cũng để các ngài biết bảo vệ toàn vẹn
sự trong sáng của ơn gọi cao cả trong chức linh mục.
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con khẩn cầu cho các linh mục
là những vị trung tín và nhiệt tâm,
cũng như những vị bất tín và nguội lạnh;
những vị đang làm việc nơi đây
vì Danh Chúa và lợi ích các linh hồn,
cũng như những vị đang miệt mài
trong vùng đất truyền giáo xa xôi;
những vị đang bị tấn công bởi cám dỗ
nỗi buồn chán cô đơn và đau đớn ê chề,
những vị trẻ tuổi và già cả,
những vị đau yếu và đang hấp hối;
cách riêng chúng con nhớ đến
những vị đã góp phần đào tạo chúng con
và những vị đã cử hành các bí tích cho chúng con hưởng nhờ;
xin cho các ngài được tràn đầy sức mạnh Chúa Thánh Thần
nhờ đó ơn Chúa được trao ban
cho con người trong thế giới hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu dịu hiền khiêm nhường,
xin gìn giữ các linh mục gần Thánh Tâm Chúa
và xin chúc phúc dồi dào cho các ngài
bây giờ và mãi mãi. Amen.
(Mời cộng đoàn ngồi)
SUY NIỆM 3:
YÊU “NHƯ” CHÚA YÊU
Trong bữa tiệc ly năm ấy, Chúa Giêsu đã làm một chuyện ngược đời, ngược đời đến độ không một ai hiểu! Đó là việc rửa chân cho môn sinh của mình. Lúc ấy, Người: “đứng dậy rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13, 4-5 ). Chúa Giêsu làm với tất cả tâm tư của một Vị Thầy khiêm tốn đóng vai một kẻ đầy tớ.
Chính vì không ai hiểu, nên Chúa Giêsu đã phải trấn an: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13,7).
Quả thật, hiểu sao được khi công việc ấy là của người phục vụ, người tôi tớ.
Nhưng ngay sau đó, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ bài học giá trị: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).
Điều răn mới mà Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ không phải theo nghĩa Chúa Giêsu là người đầu tiên ban bố. Nhưng nó mới ở chữ “như”: “NHƯ Thầy đã yêu thương anh em”.
Yêu như Chúa là yêu vô vị lợi, không giới hạn, không đòi hỏi;
Yêu như Chúa là một thứ tình yêu luôn đi bước trước và đến với hết mọi người;
Yêu như Chúa là hy sinh cả mạng sống cho người mình yêu.
Ngay lúc này, lúc mà cả thế giới đang oằn mình chống trả trước sự tấn công ghê rợn của loại virus Corona – 19. Trước thực trạng ấy, chúng ta nhận thấy: con virus có tên là corona không phải là một loài thông minh. Nó lại càng không có kế hoạch cho tiến trình lây lan của chúng. Nhưng nó nguy hiểm là do thâm độc của kẻ chế tạo ra nó. Nó lan rộng và nguy hại là do con người kiêu ngạo và vì mục đích kinh tế, chính trị, nên không chịu nhìn nhận sự thật để chống cự. Nó trở nên vũ khí phát tán kinh hoàng, nhanh chóng và là kẻ giết người hàng loạt là do phần lớn vào cách ứng xử thiếu tình thương của con người.
Trong giờ phút linh thiêng này, chúng ta khẩn khoản nài xin Chúa thể hiện sức mạnh, quyền năng mà chặn đứng sự lây lan nhanh chóng của loại Virus Corona – 19 chết người. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các bác sĩ, nhân viên y tế, những thiện nguyện viên, đã hy sinh sự an toàn của mình và gia đình, để xả thân cứu giúp các bệnh nhân trong cơn đại dịch Virus Corona – 19.
Cuối cùng, xin Chúa cho những người đã bị nhiễm bệnh cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và xin Chúa ra tay kỳ diệu chữa lành họ. Xin cho những ai đã qua đời vì nạn dịch được Chúa xót thương và cứu độ.
(Mời cộng đoàn đứng dâng Lời Nguyện Chung)
LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ sự:
Kính thưa Cộng đoàn,
Giờ đây, chúng ta cùng hiệp thông với mọi thành phần dân Chúa trên toàn thế giới, để dâng lên Chúa những ước nguyện chân thành của chúng ta trong giờ chầu đặc biệt này:
Xướng 1: cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến
Chúa Giêsu là vị Thần Lương tuyệt diệu, luôn bên cạnh để nâng đỡ, chữa trị vết thương tâm hồn và thể xác cho con cái.
Chúng ta cùng cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, Linh Mục và tất cả những ai sống đời thánh hiến, trở nên những vị lương y tinh thần, luôn sẵn sàng xả thân, không sợ khó, khổ, chết chóc, để không ngừng nâng đỡ những anh chị em đang gặp đau khổ, cô đơn, hoang mang, sợ hãi, nhất là những bệnh nhân đang phải đối diện với bệnh dịch do đại họa Virus Corona 19 gây nên.
Xướng 2: Cầu nguyện cho những nhà khoa học
Khi dựng nên nhân loại, Thiên Chúa ban cho con người thông dự vào sự khôn ngoan của Thiên Chúa để cộng tác với Người tiếp nối công trình tạo dựng.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa, ban cho các nhà khoa học, những người được giao trách nhiệm nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của loại virus Corona 19, cũng như sự lây nhiễm mà chúng gây nên. Xin cho họ tìm ra những phương thuốc hữu hiệu để cứu vãn thế giới thoát khỏi đại dịch.
Xướng 3: Cầu nguyện cho những nhân viên y tế
Trong thời khắc bi ai trần lụy hiện nay, chúng ta cùng cầu nguyện đặc biệt cho những nhân viên y tế. Họ đang phải trực chiến ở tuyến đầu của việc chữa trị cho những bệnh nhân mắc phải dịch bệnh Virus Corona 19.
Xin cho họ ơn sức mạnh và biết hướng nhìn lên Chúa Giêsu trên Thập Giá như cột trụ và ngọn hải đăng để nâng đỡ những anh chị em đang phải đối diện với nạn dịch.
Xướng 4: Cầu nguyện cho những người đã qua đời do bệnh dịch
Vào thời điểm quan trọng này, xin cho mỗi người biết sống tình liên đới bằng việc cầu nguyện cho những anh chị em đã chết do đại dịch virus Corona 19 trên toàn thế giới.
Xin Chúa ban bình an cho những gia đình có người thân mới qua đời và đón nhận những linh hồn đã chết vào trong cung lòng của Chúa, để khi họ đã trải qua đau khổ ở đời, họ được vào nơi tràn đầy ánh sáng và bình an.
Chủ sự:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Sau một giờ kề cận bên Chúa, chúng con đã thưa lên với Chúa những tâm tình của cá nhân, gia đình, cộng đoàn và thế giới. Xin Chúa chúc lành và đón nhận những ước nguyện của chúng con. Nhất là xin Chúa chúc lành cho những khát vọng của những người vì nhiều lý do như tù tội, bệnh tật hay bị cách ly do nạn dịch, không thể đến với Chúa trong giờ này được.
Cuối cùng, xin Chúa chúc lành cho tất cả những ai đã nhờ chúng con cầu nguyện cho họ.
Chúng con cầu xin, Chúa là Đấng Hằng sống và hiển trị muôn đời.
Cộng đoàn: Amen.
(Cộng đoàn quỳ)
KINH THỜ LẠY CHÚA GIÊSU NGỰ TRONG PHÉP MÌNH THÁNH
Lạy Chúa Giêsu ẩn mình trong phép Bí tích mến yêu, chúng con thờ lạy Chúa. Chúa ngự đây để an ủi chúng con đang sống ở thế gian này.
Chúng con xin dâng mình chúng con cho Chúa, chúng con muốn thuộc trọn về Chúa và nên thánh thiện như ý Chúa muốn.
Chúng con cám ơn Chúa, vì hằng ngày chúng con được chầu Mình Thánh Chúa, và được rước Chúa vào linh hồn chúng con. Xin Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi chúng con đã phạm đến phép Mình Thánh.
Chúng con xin hứa, sẽ cổ động cho nhiều người tôn sùng Chúa ngự trong phép Mình Thánh, và siêng năng rước lễ.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con dâng mình cho Chúa, xin Chúa chúc phúc cho chúng con và gia đình chúng con. Amen.
Hát một bài về Bí Tích Thánh Thể …, nhằm diễn tả tình yêu của Chúa đối với nhân loại…, hay bài hát sau:
KẾT THÚC TRONG THINH LẶNG….
Tu sĩ: Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.
————-
[1] X. Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 26.
[2] X. Sắc lệnh Chức linh mục, số 2.