2020
Tại sao phải rước lễ trong mùa Phục sinh?
Điều 920 của bộ giáo luật hiện hành buộc các tín hữu phải rước lễ một năm ít là một lần, vào mùa Phục sinh. Tại sao có điều luật đó?
Khoản giáo luật vừa trưng dẫn còn được lặp lại trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 1389. Tuy nhiên nguồn gốc của nó đã có từ xa xưa, nghĩa là từ công đồng Latêranô IV năm 1215.
Tại sao phải ra luật đó?
Có rất nhiều lý do đôi khi tương phản nhau: có người nguội lạnh, chẳng mấy khi đi nhà thờ, vì thế cần phải ra luật thúc đẩy họ tối thiểu một năm hãy liệu xưng tội rước lễ một lần. Ngược lại, có người quá đạo đức, đi lễ thường xuyên nhưng không dám lên rước lễ vì cảm thấy mình bất xứng. Do đó, cần phải thúc đẩy họ lên rước lễ ít là một năm một lần. Để hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng ta nên đi ngược lại dòng lịch sử từ những thế kỷ đầu tiên của Hội thánh.
Các tín hữu tiên khởi rước lễ bao nhiêu lần một năm?
Thực khó nói cách chính xác. Tuy nhiên có thể suy đoán dựa theo vài dữ kiện. Chúng ta biết rằng ngay từ đầu tiên, các Kitô hữu đã có thói quen họp nhau cử hành Thánh Thể hằng tuần vào ngày Chúa nhật, (ngày của Chúa, ngày mừng Chúa Kitô Phục sinh). Chúng ta thấy chứng tích nơi sách Tông đồ công vụ, chương 20 câu 7, kể lại việc thánh Phaolô chủ sự lễ nghi bẻ bánh tại Troa. Sách Điđakhê chương 14 diễn tả việc tham dự lễ bẻ bánh ngày Chúa nhật thành một quy luật. Từ đó ta cũng có thể kết luận được rằng họ cũng rước lễ ít là mỗi tuần một lần. Lý do dễ hiểu, bởi vì việc tham dự Thánh lễ đương nhiên bao hàm việc rước lễ. Thánh lễ được gọi là “việc bẻ bánh”, hàm ngụ ý tưởng một bữa tiệc thánh. Do đó không ai đi dự tiệc mà ra về với bụng trống rỗng.
Từ khi Giáo hội cử hành phụng vụ vào các ngày trong tuần lễ, thì các tín hữu cũng tăng mức độ rước lễ nữa hay sao?
Lịch sử không tiến triển theo đường thẳng, nhưng thường là theo đường ngoằn ngoèo. Xét về kỷ luật chung của Giáo hội thì quả là có sự tiến triển trong việc cử hành Thánh lễ. Vào thời đầu, có lẽ mỗi tuần Giáo hội chỉ cử hành Thánh lễ một lần vào ngày Chúa nhật. Nhưng con số đó tăng lên dần dần, tuỳ theo địa phương. Hồi đầu thế kỷ V, thánh Augustinô (Epistola 54, ad Ianuarium, c.2) viết như sau: “việc dâng lễ thay đổi tùy theo địa phương. Có nơi thì hiệp lễ hàng ngày, có nơi thì chỉ hiệp lễ vào một vài bữa. Có nơi thì không ngày nào bỏ việc dâng Hy lễ; có nơi thì chỉ dâng Thánh lễ vào thứ bảy và Chúa nhật; thậm chí có nơi chỉ dâng lễ vào ngày Chúa nhật”. Như vậy, cho đến thời thánh Augustinô, không phải đâu đâu cũng có Thánh lễ hàng ngày, và thậm chí có nơi chỉ có Thánh lễ ngày Chúa nhật mà thôi.
Điều này không chỉ tuỳ thuộc vào số linh mục nhiều hay ít, nhưng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn như bên các Giáo hội Đông phương, các buổi cử hành Thánh lễ rất long trọng, vì thế không lạ gì mà thường chỉ giới hạn vào ngày Chúa nhật, với sự tham gia đông đảo của cộng đoàn và ca đoàn. Đang khi đó, bên Tây phương, do việc các đan sĩ thụ phong linh mục, cho nên việc cử hành Thánh lễ cũng gia tăng tại các đan viện, không những là Thánh lễ cử hành cho cộng đoàn mỗi ngày, mà mỗi linh mục còn cử hành Thánh lễ kể cả khi không có cộng đoàn tham dự. Hơn thế nữa, việc tăng gia các buổi cử hành Thánh lễ không nhất thiết kèm theo sự tăng gia việc rước lễ.
Tại sao vậy?
Lúc nãy tôi đã nói rằng lịch sử không tiến theo đường thẳng nhưng theo đường ngoằn ngoèo. Một cách tổng quát, ta thấy rằng ở những thế kỷ đầu tiên, việc hiệp lễ gắn liền với việc tham dự Thánh lễ (gọi là lễ bẻ bánh), nhưng dần dần thì hai hành vi được tách rời. Có người rước lễ tuy không tham dự Thánh lễ: điều này xảy ra cho những người đau ốm không thể đi nhà thờ được, hoặc những người bị giam tù trong kỳ bắt đạo. Ngược lại, có người thì tham dự Thánh lễ mà không rước lễ. Điều này xảy ra vì nhiều lý do. Một lý do vừa mới nhắc đến là trường hợp các đan sĩ cử hành Thánh lễ mà không ai tham dự (và do đó không có ai rước lễ); như thế việc rước lễ không còn phải là thành phần của Thánh lễ nữa. Đang khi đó, tại các giáo xứ, thì tuy các tín hữu buộc phải tham dự Thánh lễ hàng tuần, nhưng không hẳn là ai cũng dám lên rước lễ, xét vì cảm thấy lương tâm không ổn.
Như vậy, họ không lên rước lễ vì thấy mình mắc tội trọng, phải không?
Đúng vậy. Dựa theo lời của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, chương 11 câu 28-29: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình”, Giáo hội đòi hỏi các tín hữu phải sạch tội trọng thì mới được phép rước Mình Thánh Chúa. Thế nhưng, trong lịch sử không thiếu những khuynh hướng giải thích chặt chẽ hơn nữa về sự chuẩn bị tâm hồn. Họ đòi hỏi không những chỉ sạch tội trọng, mà cả tội nhẹ cũng như các mối quyến luyến với thế trần. Thậm chí, họ buộc các đôi vợ chồng phải kiêng cữ ái ân thì mới được lên rước lễ.
Nói thế thì chỉ có các tu sĩ mới được xứng đáng rước lễ hay sao?
Các tu sĩ cũng chẳng xứng đáng rước lễ nữa. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, nhiều hiến pháp Dòng tu chỉ cho phép các tu sĩ rước lễ một tháng một lần, nghĩa là 12 lần một năm. Ai muốn rước lễ hàng ngày thì phải có phép của cha giải tội. Vị này có bổn phận trắc nghiệm trình độ đạo đức của linh hồn, rồi mới dám cho phép tu sĩ rước lễ thường xuyên. Thực ra, cha linh hồn không chỉ xét xem linh hồn có mắc tội trọng hay tội nhẹ hay không, nhưng còn muốn biết hiệu quả của việc rước lễ như thế nào: đương sự có tiến triển trên đường nhân đức hay không? Việc rước lễ có phát sinh hoa trái như lòng mong ước hay không?
Nếu việc rước lễ không phát sinh hoa trái, thì tu sĩ chỉ được rước lễ mỗi tháng một lần thôi phải không?
Có lẽ còn ít hơn nữa là đàng khác. Nói như thế chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của sắc lệnh công đồng Latêranô IV năm 1215. Có thể giải thích tầm mức áp dụng sắc lệnh vừa cho các tín hữu biếng nhác (chẳng mấy khi đi nhà thờ) vừa cho những tu sĩ nữa! Theo các sử gia, nghĩa vụ buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần bắt nguồn từ các đan sĩ sống trong sa mạc (như thánh Ambrôsiô giải thích: De sacramentis, 5,25). Dù sao thì về sau này giáo luật nhắm tới các người nguội lạnh nhiều hơn.
Từ thế kỷ IX, nhiều công đồng điạ phương buộc các tín hữu phải rước lễ ba lần một năm vào dịp lễ Giáng sinh, Phục sinh và Hiện xuống. Công đồng Latêranô IV thì chỉ buộc rước lễ mỗi năm một lần, ít là vào lễ Phục sinh. Dần dần nghĩa vụ này được kéo dài ra suốt mùa Phục sinh. Bộ giáo luật hiện hành thì giữ lại luật buộc phải rước lễ mỗi năm một lần; nhưng không nhất thiết là trong mùa Phục sinh. Bộ giáo luật hiện hành cũng bỏ những chế tài của công đồng Latêranô, theo đó ai không rước lễ trong tuần lễ Phục sinh thì sẽ bị trục xuất khỏi Giáo hội, và không được an táng theo nghi thức phụng vụ.
Tại sao phải rước lễ mỗi năm một lần?
Như đã nói ở đầu, ta có thể đọc nghĩa vụ này theo hai chiều hướng đối nghịch. Với người thờ ơ lãnh đạm thì luật này thúc đẩy họ hãy nuôi dưỡng lòng đạo, nhờ việc lãnh bí tích Thánh Thể: thân xác cần được nuôi dưỡng thì mới sống được. Ai mà không ăn thì dù chưa chết cũng thấy kiệt lực. Linh hồn cũng cần được bồi dưỡng nhờ bí tích để có sức mạnh chống lại tội lỗi và tăng cường nhân đức. Vì thế mà việc rước lễ mỗi năm một lần là mức tối thiểu. Xuống dưới mức tối thiểu thì có nguy cơ hấp hối.
Mặt khác, nghĩa vụ này cũng nhắc nhớ những người quá bối rối sợ hãi rằng: Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích này không chỉ để cho ta thờ lạy tôn kính, nhưng còn để trở thành lương thực cho ta nữa. Ngài muốn trở nên bánh cho ta ăn, ngõ hầu ta được sống và sống dồi dào. Đành rằng Ngài là Đấng cực thánh, còn ta là kẻ tội lỗi, không xứng đáng cho Ngài ngự vào linh hồn ta, nhưng chúng ta đừng quên phần thứ hai của lời nguyện trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng rước Chúa ngự vào nhà linh hồn con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Tuy dù chúng ta bất xứng, nhưng chính vì thế mà chúng ta cần Chúa đến thăm, như bệnh nhân cần đến lương y đến chữa lành. Vì thế chúng ta đừng ngại ngùng lên rước lễ khi thấy mình còn nhiều thiếu sót.
Dù sao, có lẽ ngày nay ít người ngại lên rước lễ vì cảm thấy mình bất xứng. Chúng ta chỉ sợ rơi vào tình trạng trái ngược. Cho đến đầu thế kỷ XX, trung bình các tu sĩ được rước lễ mỗi tháng một lần. Bộ giáo luật hiện hành ở số 917 dự liệu những trường hợp được phép rước lễ nhiều lần trong một ngày. Nguy cơ có thể xảy ra là sự thiếu chuẩn bị xứng đáng, không chỉ theo nghĩa là chưa thanh tẩy linh hồn đúng mức, nhưng còn theo nghĩa là chúng ta không lưu ý đến việc để cho Mình Thánh phát sinh những hoa trái mong muốn, đặc biệt là lòng mến Chúa yêu người.
Lm. Giuse Phan Tấn Thành
2020
Phút Cầu Nguyện: Tìm Chúa trong mọi sự
Những người khôn ngoan vẫn đi tìm Chúa. Các nhà thông thái và chiêm tinh vẫn lên đường tìm kiếm ngôi sao tìm đến Hài Nhi Giêsu. Và nếu bạn cũng muốn là một người thức thời, là một người khôn ngoan, thì hẳn bạn có thêm một lý do để lên đường tìm Chúa như các nhà thông thái xưa. Và Đấng hiện diện trong mọi sự vẫn đang chờ đợi bạn và tôi.
Trước hết việc đi tìm Chúa trong mọi sự khởi đi từ niềm tin rằng Thiên Chúa hiện diện trong mọi việc tôi làm, trong mọi người tôi gặp, trong những thử thách tôi phải đối diện, thậm chí trong những sai lầm và lỗi tội của tôi. Khi nói đến gặp Chúa, người ta thường nghĩ ngay đến việc gặp Chúa trong Thánh lễ, trong cầu nguyện. Nếu thế, Thiên Chúa bị đóng khung trong những ngôi nhà thờ, trong những nơi mà tôi gọi là nơi Chúa ở. Có lẽ, đã đến lúc trả lại cho Ngài cái nhìn đầy đủ và xác đáng: Ngài hiện diện trong mọi sự.
Tôi có thể tìm thấy Ngài cả trong công việc của tôi. Ngài không chỉ ở trên trời cao, nhưng Ngài còn hiện diện nơi cây viết của tôi, nơi cây cuốc của tôi, nơi thuở vườn của tôi… Phải chẳng bởi Thiên Chúa ở nơi mọi sự mà tôi gặp gỡ, hay là bởi Thiên Chúa ở ngay chính trong đôi mắt, trong trái tim và trong suy nghĩ của tôi? Chỉ biết rằng tôi thấy đời mình được gắn bó với Người, và Người ở cùng tôi trong mọi hoàn cảnh.
Thế nhưng, giữa cái đều đặn của nhịp sống hàng ngày, giữa cái ồn ào và vội vã, không dễ để tìm thấy Chúa trong mọi sự. Tìm Chúa trong mọi sự đòi ta phải có hai thái độ căn bản: mở ra và nhận biết. Mở ra để tìm kiếm, mở ra để quan sát và mở ra để lắng nghe. Từ đó, người ấy nhận biết những chuyển động của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Nhận biết ấy không chỉ là cảm nhận của cái đầu, mà ở một cấp độ sâu hơn, bằng con tim và bằng cảm xúc. Lắng nghe những chuyển biến trong lòng mình và dò dẫm những bước đường Chúa muốn tỏ ra.
Tìm kiếm gắn liền với chuyển động. Đó là hai chuyển động: từ phía Thiên Chúa và từ phía người tìm kiếm. Người luôn lên đường tìm kiếm là người sống kinh nghiệm của một người hành hương. Người ấy không dừng lại ở nơi mình thích mà cũng chẳng bỏ đi nơi mình chẳng ưa, nhưng thuận theo Thánh Ý để sắp xếp cuộc đời mình. Muốn làm một người hành hương, người ta cần một đôi tai biết lắng nghe, một con tim biết mở rộng và một tâm trí biết tìm kiếm.
Ý thức những điều Thiên Chúa làm cho mình để không ngừng bước tới, không ngừng lên đường, người ta dần nhận biết mình là ai, và Thiên Chúa là ai trong cuộc đời. Khi càng hiểu biết về mình, người ta càng nhận ra sự mong manh và yếu đuối của phận người, vừa nhận ra sự cao cả và tình thương của Thiên Chúa trong đời mình.
Tìm kiếm Chúa luôn gắn liền với việc sống magis, nghĩa là hơn nữa. Một khi đã tìm kiếm Chúa và thánh ý Người, ta được mời gọi để đáp lại tiếng Người. Đâu là ước muốn của Chúa nếu chẳng phải là yêu tha nhân nhiều hơn nữa. Có lẽ, càng theo Chúa, không phải người ta làm nhiều hơn, mà là biết từ bỏ mình hơn và biết phó thác nhiều hơn cho Ngài.
Tìm kiếm gắn liền với thời gian. Chẳng có điều gì quý giá mà không cần nhiều thời gian để kiếm tìm. Tìm kiếm Thiên Chúa là một hành trình, và hành trình ấy được kết lại từ những chấm nối chấm. Nhìn về quãng đời đã qua, người ta mới thấy tay Chúa dẫn đưa thế nào. Không dễ để hiểu được một con người, và càng không dễ hiểu được ý định của Thiên Chúa. Người ta vẫn bước đi trong thân phận yếu đuối và tội lỗi của mình, nhưng vẫn tiếp tục mở ra để được Chúa dẫn lối đưa đường.
Có lẽ, đến cuối cuộc hành trình cuộc đời, người ta chợt nhận ra, Thiên Chúa đã ở đó trong suốt cuộc đời mình. Người đã ở bên trong các biến cố lớn nhỏ và Người nâng đỡ bước đường của bạn và tôi.
Những nhà thông thái đã lên đường để gặp Chúa khi thấy anh sao. Còn bạn, hôm nay, bạn có muốn tìm ánh sao của mình?
Lạy Chúa,
Con không biết điều gì sẽ xảy đến cho con vào ngày mai.
Nhưng xin cho con biết sẵn sàng đón nhận tất cả mọi điều sẽ đến.
Nếu khi ấy con còn có thể đứng, xin cho con đứng vững,
nếu khi ấy con vẫn còn ngồi, xin cho con biết ngồi yên lặng
nếu khi ấy con đang phải nằm dài, xin cho con biết nằm kiên nhẫn.
nếu khi ấy con không thể làm gì nữa, xin hãy để con can trường sống điều ấy
Lúc này, con chỉ cầu nguyện cho ngày hôm nay,
và cho những người mà con gặp gỡ.
Con sẽ không còn lo lắng, bởi Chúa vẫn ở đó đồng hành với con
Chúa ở đó để con hỏi: con phải làm gì? Quyết định của con có đúng không?
Và đó có phải ý Ngài không?
xin cho con biết luôn lên đường tìm kiếm,
không dừng lại ở những niềm vui hay an ủi mau qua
nhưng là những niềm vui và bình an đích thực,
để tìm kiếm và thi hành ý Chúa trong mọi sự. Amen
Trần Đỉnh, SJ
2020
Xưng Tội và Rước Lễ mùa Phục Sinh
… Câu chuyện xảy ra tại một bệnh viện ở nước Ý trong những ngày cuối Mùa Chay chuẩn bị mừng đại lễ Phục Sinh.
Theo thói quen lành thánh vẫn có nơi các nhà thương ở Ý, trong Mùa Chay, Cha Tuyên Úy đặc biệt rảo qua các phòng, đến từng giường để viếng thăm và khích lệ các bệnh nhân chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Vị Linh Mục chúc lành, ban ơn tha thứ và nói lời an ủi.
Thông thường các bệnh nhân sẵn sàng tiếp đón Cha Tuyên Úy. Chỉ duy nhất người bệnh nơi giường số 17 cương quyết quay mặt vào tường. Ông càu nhàu cau có nói:
– Con quạ không mổ được tôi đâu!
Đó là một người thợ ở tuổi 60 bị ung thư không phương thuốc chữa trị.
Trước thái độ ngoan cố khước từ của ông, vị Linh Mục Tuyên Úy cảm thấy con tim đau nhói. Cha tự nhủ:
– Chẳng lẽ chết mà không chịu các phép sau hết sao?
Y tá trưởng phụ trách khu vực ấy là Chị Santina một nữ tu trẻ tốt lành thánh thiện. Chị đã kín đáo nhét vào cái gối của bệnh nhân một ảnh vảy phép lạ (ảnh Đức Mẹ ban ơn). Chị tha thiết cầu nguyện và đợi chờ cơ hội thuận tiện để ra tay hành động. Thế nhưng, vừa khi nữ tu nhẹ nhàng khéo léo nhắc đến bí tích Giải Tội thì bệnh nhân phản ứng ngay. Ông lớn tiếng chửi thề:
– Hãy để tôi yên! Tôi sống như con chó thì cũng muốn chết như con chó!
Dầu vậy, Chị Santina vẫn kiên trì không thất vọng. Chị tiếp tục nói lời dịu dàng nhắc nhở. Nhưng lời nhỏ nhẹ của chị lại trở thành dầu đổ vào đám lửa đang bốc cháy. Bệnh nhân nổi sùng hét:
– Hãy gọi Ông Giám Đốc nhà thương đến đây. Tôi tố cáo các người là vi phạm nội qui của bệnh viện và cưỡng ép lương tâm bệnh nhân!
Đúng vào lúc ấy thì vị bác sĩ trưởng đi ngang qua hành lang. Bệnh nhân lớn tiếng gọi đến và nói:
– Thưa bác sĩ, tôi không muốn ở đây nữa!
Vị bác sĩ ân cần hỏi:
– Ông cảm thấy mệt phải không? Hay là ông bị tăng áp huyết? Ông có bị sốt không?
Bệnh nhân tức giận trả lời:
– Đúng là sốt Ai-cập! Nơi đây người ta không tôn trọng nội qui! Người ta tước đoạt quyền tự do lương tâm! Chị nữ tu này muốn ép buộc tôi phải xưng tội!
Quay sang nữ tu, vị bác sĩ hỏi:
– Có phải Chị là người cả gan dám nói chuyện xưng tội với ông này không?
Chị Santina nhỏ nhẹ đáp:
– Đúng thế! Tôi có nói nhưng không phải ép buộc mà chỉ nhắc là đang có cơ hội thuận tiện, nếu muốn thì ông có thể xưng tội.
Vị bác sĩ trưởng lập lại câu hỏi một lần nữa và khi nghe người bệnh tái khẳng định thì ông nghiêm nghị nói với nữ tu:
– Chị làm một chuyện không đúng chút nào hết! Chị không biết là các con chó thì không bao giờ xưng tội sao? Vậy tốt hơn cả là đừng bao giờ nói về tôn giáo với các thú vật!
Quay sang người bệnh, vị bác sĩ trưởng nói:
– Xin ông an tâm! Kể từ giờ phút này, không một ai sẽ đề cập với ông về vấn đề xưng tội!
Nói xong, vị bác sĩ bỏ đi. Người bệnh tỏ ra chưng-hửng! Nhiều người cất tiếng cười vang. Trong khi Chị Santina lặng lẽ rút lui.
Nhưng chỉ mấy phút sau người ta nghe tiếng chuông rung nơi giường người bệnh số 17. Một y tá vội vàng chạy đến xem ông cần gì thì nghe bệnh nhân nói:
– Làm ơn gọi cho tôi Chị Santina!
Cô y tá đáp:
– Nữ tu đang đọc kinh ở nhà nguyện.
Người bệnh van nài:
– Không sao hết! Xin mời nữ tu đến cho tôi gặp!
Chị Santina vội vàng chạy đến với khuôn mặt tái xanh và đôi mắt long lanh giọt lệ. Chị ân cần hỏi:
– Ông cảm thấy mệt phải không?
Người bệnh trả lời:
– Thưa Chị không! Tôi chỉ muốn xin lỗi Chị. Chị biết không, tôi không phải là một con chó! Vì thế, tôi muốn xưng tội!
Đức Trinh Nữ MARIA mà Chị Santina tha thiết cầu xin đã chiến thắng! Ảnh vảy Đức Mẹ ban ơn đã làm phép lạ! Đức Mẹ MARIA ban thưởng bội hậu cho Chị nữ tu trẻ tuổi trọn lòng tín thác nơi Đức Mẹ và yêu thương chăm sóc phần rỗi linh hồn của các bệnh nhân.
Lễ Phục Sinh năm ấy, bệnh nhân giường số 17 đã sốt sắng rước lễ lần thứ hai trong đời!
Kể sao cho xiết niềm vui bao la của nữ tu Santina! Chị hết lòng tri ân Đức Mẹ MARIA và dâng lời chúc tụng THIÊN CHÚA từ bi!
… ”Hãy tìm THIÊN CHÚA khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư tưởng mình đang có mà trở về với THIÊN CHÚA – và Người sẽ xót thương – về với THIÊN CHÚA chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ. Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các con, và đường lối của các con không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các con chừng ấy” (Isaia 55,6-9).
(”La Mia Messa”, 1 Aprile 2012 – 30 Giugno 2012, Anno VI/B, vol.II, Casa Mariana Editrice, trang 124-126)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
2020
Tại sao phải rước lễ trong mùa Phục sinh?
Điều 920 của bộ giáo luật hiện hành buộc các tín hữu phải rước lễ một năm ít là một lần, vào mùa Phục sinh. Tại sao có điều luật đó?
Khoản giáo luật vừa trưng dẫn còn được lặp lại trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 1389. Tuy nhiên nguồn gốc của nó đã có từ xa xưa, nghĩa là từ công đồng Latêranô IV năm 1215.
Tại sao phải ra luật đó?
Có rất nhiều lý do đôi khi tương phản nhau: có người nguội lạnh, chẳng mấy khi đi nhà thờ, vì thế cần phải ra luật thúc đẩy họ tối thiểu một năm hãy liệu xưng tội rước lễ một lần. Ngược lại, có người quá đạo đức, đi lễ thường xuyên nhưng không dám lên rước lễ vì cảm thấy mình bất xứng. Do đó, cần phải thúc đẩy họ lên rước lễ ít là một năm một lần. Để hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng ta nên đi ngược lại dòng lịch sử từ những thế kỷ đầu tiên của Hội thánh.
Các tín hữu tiên khởi rước lễ bao nhiêu lần một năm?
Thực khó nói cách chính xác. Tuy nhiên có thể suy đoán dựa theo vài dữ kiện. Chúng ta biết rằng ngay từ đầu tiên, các Kitô hữu đã có thói quen họp nhau cử hành Thánh Thể hằng tuần vào ngày Chúa nhật, (ngày của Chúa, ngày mừng Chúa Kitô Phục sinh). Chúng ta thấy chứng tích nơi sách Tông đồ công vụ, chương 20 câu 7, kể lại việc thánh Phaolô chủ sự lễ nghi bẻ bánh tại Troa. Sách Điđakhê chương 14 diễn tả việc tham dự lễ bẻ bánh ngày Chúa nhật thành một quy luật. Từ đó ta cũng có thể kết luận được rằng họ cũng rước lễ ít là mỗi tuần một lần. Lý do dễ hiểu, bởi vì việc tham dự Thánh lễ đương nhiên bao hàm việc rước lễ. Thánh lễ được gọi là “việc bẻ bánh”, hàm ngụ ý tưởng một bữa tiệc thánh. Do đó không ai đi dự tiệc mà ra về với bụng trống rỗng.
Từ khi Giáo hội cử hành phụng vụ vào các ngày trong tuần lễ, thì các tín hữu cũng tăng mức độ rước lễ nữa hay sao?
Lịch sử không tiến triển theo đường thẳng, nhưng thường là theo đường ngoằn ngoèo. Xét về kỷ luật chung của Giáo hội thì quả là có sự tiến triển trong việc cử hành Thánh lễ. Vào thời đầu, có lẽ mỗi tuần Giáo hội chỉ cử hành Thánh lễ một lần vào ngày Chúa nhật. Nhưng con số đó tăng lên dần dần, tuỳ theo địa phương. Hồi đầu thế kỷ V, thánh Augustinô (Epistola 54, ad Ianuarium, c.2) viết như sau: “việc dâng lễ thay đổi tùy theo địa phương. Có nơi thì hiệp lễ hàng ngày, có nơi thì chỉ hiệp lễ vào một vài bữa. Có nơi thì không ngày nào bỏ việc dâng Hy lễ; có nơi thì chỉ dâng Thánh lễ vào thứ bảy và Chúa nhật; thậm chí có nơi chỉ dâng lễ vào ngày Chúa nhật”. Như vậy, cho đến thời thánh Augustinô, không phải đâu đâu cũng có Thánh lễ hàng ngày, và thậm chí có nơi chỉ có Thánh lễ ngày Chúa nhật mà thôi.
Điều này không chỉ tuỳ thuộc vào số linh mục nhiều hay ít, nhưng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn như bên các Giáo hội Đông phương, các buổi cử hành Thánh lễ rất long trọng, vì thế không lạ gì mà thường chỉ giới hạn vào ngày Chúa nhật, với sự tham gia đông đảo của cộng đoàn và ca đoàn. Đang khi đó, bên Tây phương, do việc các đan sĩ thụ phong linh mục, cho nên việc cử hành Thánh lễ cũng gia tăng tại các đan viện, không những là Thánh lễ cử hành cho cộng đoàn mỗi ngày, mà mỗi linh mục còn cử hành Thánh lễ kể cả khi không có cộng đoàn tham dự. Hơn thế nữa, việc tăng gia các buổi cử hành Thánh lễ không nhất thiết kèm theo sự tăng gia việc rước lễ.
Tại sao vậy?
Lúc nãy tôi đã nói rằng lịch sử không tiến theo đường thẳng nhưng theo đường ngoằn ngoèo. Một cách tổng quát, ta thấy rằng ở những thế kỷ đầu tiên, việc hiệp lễ gắn liền với việc tham dự Thánh lễ (gọi là lễ bẻ bánh), nhưng dần dần thì hai hành vi được tách rời. Có người rước lễ tuy không tham dự Thánh lễ: điều này xảy ra cho những người đau ốm không thể đi nhà thờ được, hoặc những người bị giam tù trong kỳ bắt đạo. Ngược lại, có người thì tham dự Thánh lễ mà không rước lễ. Điều này xảy ra vì nhiều lý do. Một lý do vừa mới nhắc đến là trường hợp các đan sĩ cử hành Thánh lễ mà không ai tham dự (và do đó không có ai rước lễ); như thế việc rước lễ không còn phải là thành phần của Thánh lễ nữa. Đang khi đó, tại các giáo xứ, thì tuy các tín hữu buộc phải tham dự Thánh lễ hàng tuần, nhưng không hẳn là ai cũng dám lên rước lễ, xét vì cảm thấy lương tâm không ổn.
Như vậy, họ không lên rước lễ vì thấy mình mắc tội trọng, phải không?
Đúng vậy. Dựa theo lời của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, chương 11 câu 28-29: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình”, Giáo hội đòi hỏi các tín hữu phải sạch tội trọng thì mới được phép rước Mình Thánh Chúa. Thế nhưng, trong lịch sử không thiếu những khuynh hướng giải thích chặt chẽ hơn nữa về sự chuẩn bị tâm hồn. Họ đòi hỏi không những chỉ sạch tội trọng, mà cả tội nhẹ cũng như các mối quyến luyến với thế trần. Thậm chí, họ buộc các đôi vợ chồng phải kiêng cữ ái ân thì mới được lên rước lễ.
Nói thế thì chỉ có các tu sĩ mới được xứng đáng rước lễ hay sao?
Các tu sĩ cũng chẳng xứng đáng rước lễ nữa. Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, nhiều hiến pháp Dòng tu chỉ cho phép các tu sĩ rước lễ một tháng một lần, nghĩa là 12 lần một năm. Ai muốn rước lễ hàng ngày thì phải có phép của cha giải tội. Vị này có bổn phận trắc nghiệm trình độ đạo đức của linh hồn, rồi mới dám cho phép tu sĩ rước lễ thường xuyên. Thực ra, cha linh hồn không chỉ xét xem linh hồn có mắc tội trọng hay tội nhẹ hay không, nhưng còn muốn biết hiệu quả của việc rước lễ như thế nào: đương sự có tiến triển trên đường nhân đức hay không? Việc rước lễ có phát sinh hoa trái như lòng mong ước hay không?
Nếu việc rước lễ không phát sinh hoa trái, thì tu sĩ chỉ được rước lễ mỗi tháng một lần thôi phải không?
Có lẽ còn ít hơn nữa là đàng khác. Nói như thế chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của sắc lệnh công đồng Latêranô IV năm 1215. Có thể giải thích tầm mức áp dụng sắc lệnh vừa cho các tín hữu biếng nhác (chẳng mấy khi đi nhà thờ) vừa cho những tu sĩ nữa! Theo các sử gia, nghĩa vụ buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần bắt nguồn từ các đan sĩ sống trong sa mạc (như thánh Ambrôsiô giải thích: De sacramentis, 5,25). Dù sao thì về sau này giáo luật nhắm tới các người nguội lạnh nhiều hơn.
Từ thế kỷ IX, nhiều công đồng điạ phương buộc các tín hữu phải rước lễ ba lần một năm vào dịp lễ Giáng sinh, Phục sinh và Hiện xuống. Công đồng Latêranô IV thì chỉ buộc rước lễ mỗi năm một lần, ít là vào lễ Phục sinh. Dần dần nghĩa vụ này được kéo dài ra suốt mùa Phục sinh. Bộ giáo luật hiện hành thì giữ lại luật buộc phải rước lễ mỗi năm một lần; nhưng không nhất thiết là trong mùa Phục sinh. Bộ giáo luật hiện hành cũng bỏ những chế tài của công đồng Latêranô, theo đó ai không rước lễ trong tuần lễ Phục sinh thì sẽ bị trục xuất khỏi Giáo hội, và không được an táng theo nghi thức phụng vụ.
Tại sao phải rước lễ mỗi năm một lần?
Như đã nói ở đầu, ta có thể đọc nghĩa vụ này theo hai chiều hướng đối nghịch. Với người thờ ơ lãnh đạm thì luật này thúc đẩy họ hãy nuôi dưỡng lòng đạo, nhờ việc lãnh bí tích Thánh Thể: thân xác cần được nuôi dưỡng thì mới sống được. Ai mà không ăn thì dù chưa chết cũng thấy kiệt lực. Linh hồn cũng cần được bồi dưỡng nhờ bí tích để có sức mạnh chống lại tội lỗi và tăng cường nhân đức. Vì thế mà việc rước lễ mỗi năm một lần là mức tối thiểu. Xuống dưới mức tối thiểu thì có nguy cơ hấp hối.
Mặt khác, nghĩa vụ này cũng nhắc nhớ những người quá bối rối sợ hãi rằng: Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích này không chỉ để cho ta thờ lạy tôn kính, nhưng còn để trở thành lương thực cho ta nữa. Ngài muốn trở nên bánh cho ta ăn, ngõ hầu ta được sống và sống dồi dào. Đành rằng Ngài là Đấng cực thánh, còn ta là kẻ tội lỗi, không xứng đáng cho Ngài ngự vào linh hồn ta, nhưng chúng ta đừng quên phần thứ hai của lời nguyện trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng rước Chúa ngự vào nhà linh hồn con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Tuy dù chúng ta bất xứng, nhưng chính vì thế mà chúng ta cần Chúa đến thăm, như bệnh nhân cần đến lương y đến chữa lành. Vì thế chúng ta đừng ngại ngùng lên rước lễ khi thấy mình còn nhiều thiếu sót.
Dù sao, có lẽ ngày nay ít người ngại lên rước lễ vì cảm thấy mình bất xứng. Chúng ta chỉ sợ rơi vào tình trạng trái ngược. Cho đến đầu thế kỷ XX, trung bình các tu sĩ được rước lễ mỗi tháng một lần. Bộ giáo luật hiện hành ở số 917 dự liệu những trường hợp được phép rước lễ nhiều lần trong một ngày. Nguy cơ có thể xảy ra là sự thiếu chuẩn bị xứng đáng, không chỉ theo nghĩa là chưa thanh tẩy linh hồn đúng mức, nhưng còn theo nghĩa là chúng ta không lưu ý đến việc để cho Mình Thánh phát sinh những hoa trái mong muốn, đặc biệt là lòng mến Chúa yêu người.
Lm. Giuse Phan Tấn Thành