2020
Ưu tư và chọn lựa
17.8 Thứ Hai tuần XX Thường niên
Ez 24, 15-24; Mt 19, 16-22
ƯU TƯ VÀ CHỌN LỰA
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay đã đến xin Chúa Giêsu chỉ cho một phương cách phải làm gì để tận hưởng sự sống đời đời. Sau khi lắng nghe thiện ý của người thanh niên, Đức Giêsu liền chất vấn anh về một điều tốt lành: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn”.
Giữa một “rừng luật” tỉ mỉ của Do Thái, người thanh niên muốn Chúa Giêsu nhấn mạnh đến điều răn nào cụ thể nhất. Đức Giêsu kể ra một số điều luật căn bản như: không được giết người, không được ngoại tình, không được trộm cắp, không được làm chứng gian. Phải thờ cha kính mẹ và phải yêu đồng loại như chính mình.
Sau khi nghe Chúa Giêsu kể ra những điều luật quan trọng nhất, người thanh niên tỏ ra là người “ngoan đạo” vì anh đã giữ tất cả những điều luật ấy. Cuối cùng Đức Giêsu đề nghị một điều đụng chạm mạnh mẽ đến tham vọng thâm sâu nhất của người thanh niên đó là bán tất cả của cải anh có để chia cho người nghèo thì sẽ có một kho tàng ở trên trời. Câu chuyện có một kết thúc đáng buồn, đó là cảnh người thanh niên bỏ đi chỉ vì anh ta có quá nhiều của cải.
Thái độ của người thanh niên cho thấy, của cải như một thứ keo dính đeo bám vào con người khiến họ không thể rời xa được “đồng tiền đi liền khúc ruột” là thế. Của cải tự nó không có gì là xấu, nhưng vì con người bị mê hoặc và tôn thờ nó như một thứ thần thánh, nó có sức lôi cuốn mãnh liệt, là vật cản vô hình khiến người ta không đến được với sự sống đời đời. Của cải có sức trói buộc khiến người ta mất ăn mất ngủ, mất cả mạng sống và linh hồn.
Đôi lúc chúng ta cũng có thái độ giống người thanh niên quyến luyến và nô lệ cho tiền bạc mà từ chối kho tàng Nước Trời. Sống trong một xã hội đề cao sự hưởng thụ, con người bị cuốn hút vào cơn lốc của tiền bạc. Mọi người tranh thủ làm giàu, điên cuồng hưởng thụ nhanh chóng và cũng gánh chịu nhiều nỗi thất vọng ê chề. Trước thái độ ấy, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sử dụng tiền bạc cho đúng mục đích, hãy ưu tiên cho việc tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời.
Niềm tin kitô giáo dạy chúng ta rằng: tất cả những gì chúng ta đang có như tiền bạc, thời gian, tài năng và ngay cả tội lỗi đều do ân sủng Thiên Chúa ban. Người là Đấng quảng đại hào phóng đã ban cho chúng ta đấu đủ lượng đã dằn đã lắc. Những ân huệ Thiên Chúa ban để chúng ta sử dụng và mưu ích cho người khác. Khi đi theo Chúa trên con đường trọn lành, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ dứt khoát, từ bỏ mọi sự quyến luyến của tiền bạc và sống nghèo khó theo tinh thần Phúc Âm. Một khi đã trút bỏ hết sự bảo đảm vật chất thế gian, chúng ta mới phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa.
Thánh tiến sĩ Augustinô là người đã cảm nghiệm sâu sắc về sự giàu sang và khôn ngoan của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Thánh nhân nói: “Ai có nhiều của cải mà không có ơn nghĩa Chúa, ấy là kẻ nghèo nhất. Ai trở nên bần cùng mà có ơn nghĩa Chúa, người ấy có tất cả mọi sự”.
Như vậy dù có nhiều tiền mà không có Thiên Chúa, chúng ta vẫn là kẻ tay trắng. Trái lại, khi sống tâm tình của trẻ thơ tin tưởng vào Thiên Chúa, chúng ta sẽ có Thiên Chúa là gia nghiệp. Muốn được hưởng hạnh phúc dài lâu trong Nước Trời, chúng ta phải tuân giữ các điều răn của Chúa và sống siêu thoát với của cải vật chất. Sống tinh thần nghèo khó, chúng ta thoát được sự lo lắng ở đời và thảnh thơi lo việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Ưu tư của chàng thanh niên trong Tin Mừng có vẻ xa vời đối với những bận tâm của chúng ta ngày nay. Vì chưng, xã hội nhìn nhận giá trị con người qua tiền của, sang giàu hơn bất cứ cái gì khác. Cho nên, người ta phải lo tranh dành, tranh đấu, tranh đua và tranh chấp để chiếm cho được nhiều tiền của, dù phải dùng các phương tiện bất nhân, bất nghĩa hay bất lương.
Thế nhưng, được tiền được của mà mất tha nhân và mất Chúa thì nào ích gì! (Mt 16,26). Chúa Giêsu nhắc nhở chàng thanh niên và cả chúng ta rằng thực thi điều răn mến Chúa yêu người là kiến tạo một xã hội đầy tình Chúa và tình người lâu bền và vững chắc. Đó cũng là điều kiện cần thiết để được sự sống đời đời làm gia nghiệp.
Có hai điều kiện để đạt đến sự sống đời đời là tuân giữ những lời Chúa dạy và từ bỏ mọi của cải vật chất trần gian. Thực hiện được hai điều kiện này quả là điều khó vì chúng ta còn mang thân phận yếu đuối. Chúng ta không đủ khiêm tốn và tin tưởng để trao phó cuộc đời cho Thiên Chúa lo liệu nên chỉ lo tìm sự bảo đảm nơi tiền bạc vật chất.
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đòi hỏi người niên: “Nếu anh muôn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán ‘ của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. Nghe lời đó, anh ta bu bỏ đi, vì của cải vật chất đã ngăn cản anh ta theo Chúa.
Để dễ dàng theo Chúa, chúng ta phải thành tâm chí sống khó nghèo để được tự do và thong dong theo Chúa.
Ngày nay, Ngài cũng lập lại đòi hỏi ấy đối với người chúng ta. Theo Ngài cũng có nghĩa là tin rằng:, đang sống và sống một cách thiết thực trong cuộc sống. Do đó, những kẻ đi theo Ngài phải luôn tỉnh thức để nhận ra Ngài trong tất cả mọi sự và trong từng phút giây của sống. Đi theo Ngài cũng có nghĩa là sống như thế nào để người nhìn vào đều có thể thấy được gương mặt của Ngài.
Một cuộc sống như thế hẳn đòi hỏi nhiều hy sinh bỏ, cũng như Lêô Narđô đã sẵn sàng xóa bỏ một chi tiết bức tranh cho dẫu đó là một cánh hoa đẹp để thu hút sự vào gương mặt Chúa Giêsu. Cũng thế, người môn đệ Ngài hãy luôn sẩn sàng tháo gỡ và vứt bỏ mọi thứ vướng để chỉ sống cho Ngài và làm cho mọi người nhận ra mặt của Ngài qua chính cuộc sống của mình.
2020
Sống sao để được lên Trời cùng Mẹ
15.8 Đức Mẹ Lên Trời Lễ chính ngày
Kh 11, 19a; 12, 1-6a. 10ab; 1Cr 15, 20-27; Lc 1, 39-56
SỐNG SAO ĐỂ ĐƯỢC LÊN TRỜI CÙNG MẸ
Lễ Đức Mẹ lên trời là lễ trọng và cũng là lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức Mẹ được cử hành trong Giáo Hội hiện nay.Vào thời điểm đầu, lễ này được gọi là lễ Đức Mẹ an giấc. Nhưng đến năm 1950, Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã đổi tên thành lễ Đức Mẹ lên trời qua Tông hiến Munificentissimus Deus. Với tín điều này, Giáo Hội tin nhận: “Thân xác của Người Phụ Nữ đã trao ban thể xác cho Con Thiên Chúa đã không phải chịu định luật của sự thối rữa”; “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên quốc” (Tông hiến Munificentissimus Deus). Từ lời tuyên bố long trọng hôm ấy, đã trở thành chân lý đức tin cho toàn thể Giáo Hội hôm nay.
Với lời tuyên tín trên, Đức Giáo Hoàng đã liệt kê bốn chân lý tuyệt đối thuộc về lòng tin nơi Đức Maria. Bốn chân lý đó là: 1) Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa; 2) Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội; 3) Đức Maria Đồng Trinh Trọn Đời; 4) Đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa mà Mẹ Maria đã cưu mang và cho bú mớm là Đấng Cứu Độ thế gian, mặc lấy xác phàm nhân loại và thánh hiến với tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trái đất là bệ dưới chân của Đấng là Hồng Phúc. Nên trong hạnh phúc của Mẹ có hạnh phúc của mỗi người chúng ta. Như Mẹ hiền, khi bồng ẵm Chúa Giêsu Con Mẹ, với vòng tay rộng mở của tình mẫu tử, Mẹ ôm cả nhân loại trong tình yêu của Người Con ấy, “vì nhân loại là chi thể của Thân mình Ngài” (Ep 5,30), và Mẹ không xấu hổ vì được gọi là Mẹ của tất cả những ai được sinh ra trong Chúa Kitô nhờ ơn cứu chuộc của Người. Mẹ được gọi là Evà mới “Mẹ của tất cả chúng sinh” (St 3,20), nhưng trong thực thế, Mẹ là Mẹ của những kẻ chết…
Vì Evà cũ đã không thực hành ý định của Chúa cách trung thành, Mẹ là người đã hoàn thành mỹ mãn mầu nhiệm ấy. Cũng như Giáo hội là mẹ của tất cả những ai tái sinh trong đời sống Giáo hội. Giáo hội là mẹ của những người sống làm cho mọi người được sống (Ga 11,25; 5,25s). Khi trao ban sự sống cho trần gian dưới nhiều hình thức, Giáo hội đã trao bao sự sống cho tất cả những ai tìm thấy sự sống của mình trong Đấng Hằng Sống.
Chính vì thế, người mẹ diễm phúc của Chúa Kitô là mẹ chúng ta nhờ mầu nhiệm thân thể này, Mẹ cũng tỏ cho chúng ta biết Mẹ rất ân cần và trìu mến… Và giờ đây chúng ta “ở trong sự che chở ” của Mẹ “Đấng Tối Cao”, chúng ta “ngụ cung cấm của Ðấng Tối Cao, và trọ dưới bóng của Ðấng Toàn năng; Tôi đã đặt Chúa luôn luôn trước mắt, vì có Người bên hữu, tôi sẽ không lay! ” (Ps 90,1; 16,8). Hơn nữa, vì Vua vinh quang đã ngự nơi Mẹ, với tình mẫu tử hải hà, Mẹ sẽ chia sẻ vinh quang ấy cho chúng ta.
Qua biến cố này, mặc khải cho chúng ta rằng: Mẹ Maria đã được đưa lên trời cả hồn lẫn xác, và nếu chúng ta theo chân Mẹ, sống như Mẹ và thực hành Lời Chúa cách yêu mến, trung thành thì mai ngày cũng được lên trời hiển vinh như Mẹ. “Cuộc Lên Trời của Đức Trinh Nữ rất thánh là sự tham dự độc nhất vô nhị vào sự Phục sinh của Con mình và là việc thể hiện trước sự phục sinh của các Kitô hữu khác” (GLCG, số 966). Bởi vì “Mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi khi Đức Kitô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người” (x. 1Cr 15, 23-24) cũng sẽ được phục sinh như Người.
“Mẹ Lên Trời là hình ảnh và khởi thủy của Giáo Hội về ơn cứu chuộc của Thiên Chúa cho mọi người chúng ta. Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng trông cậy vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành” (LG. số 69). Mẹ Lên Trời, nhận lãnh vai trò Nữ Vương trời đất, nên hơn bao giờ hết, Mẹ trở nên gần gũi với mọi thành viên trong gia đình nhân loại, và như thế: “Trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ diễm phúc được kêu cầu bằng các tước hiệu là Trạng Sư, Đấng Cứu Giúp, Đấng Phù Hộ, Đấng Trung Gian”
Đức Maria không phải là Thiên Chúa; Mẹ là nữ tử Israel, là một trong những thụ tạo như chúng ta, là người nữ giữa muôn vàn người nữ trên trần gian. Mẹ đã được tôn vinh, vinh quang của Mẹ liên quan đến chúng ta. Những đặc ân của Mẹ là kết quả cụ thể của ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho Mẹ và nhân loại (x. 1 Cr 15, 20-26). Mẹ được vinh hiển là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, Con của Mẹ. Việc Đức trinh Nữ được lên trời hồn xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, và tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu (GLCG số 966).
Đức tin không nói cho chúng ta biết điều gì về cái chết của Đức Maria. Có người cho rằng Đức Maria không chết, nhưng Đức tin nói với chúng ta rằng sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria được Thiên Chúa tôn vinh. Nơi Mẹ, cũng như Đức Giêsu Con Mẹ, cái chết không phải là hết, sự chết đã bị đập tan. Trái đất không còn là nơi giam hãm con người trong số phận đau thương, các tầng trời mở ra để loan báo một tương lai sáng ngời cho nhân loại. Sự chết đã bị tiêu diệt bởi sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa. Đó là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta!
Mỗi khi mừng lễ Mẹ lên trời, chúng ta hãy cùng với cả triều thần ca mừng Nữ Hoàng Thiên Quốc: “Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ?” (Dc 6,10).
Thế nên, phụng vụ hôm nay làm toát lên vẻ huy hoàng và sắc thái hân hoan, vì: kể từ đây, Mẹ nắm giữ vai trò quan trọng nhất là Nữ Vương trời đất; làm Mẹ Thiên Chúa và làm Mẹ nhân loại.
Mỗi người chúng ta hãy sống hy vọng, hãy làm ngày lại ngày, không buông tay, mặc cho những ngang trái của cuộc đời. Phúc cho chúng ta, nếu chúng ta can đảm chiến đấu mỗi sáng khi thức dậy cho cuộc sống đáng sống của mọi người trên trái đất, thì thật phúc cho chúng ta, như Mẹ Maria khiêm nhường phục vụ Chúa: “Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước!” (Lc 1, 48)
2020
Ở lại trong tình yêu
Ngày 14 tháng Tám Thánh Maximilianô Maria Kolbê, linh mục, tử đạo
Kn 3, 1-9 hay1Ga 3, 14-18; Ga 15, 9-17
Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU
Trong một bức thư gởi cho một người bạn, thánh Maximilianô Maria Kolbê viết: “Thiên Chúa đã muốn ủy thác việc ban phát lòng thương xót của Ngài cho Đức Maria. Điều hiển nhiên là Đức Maria chỉ muốn cho chúng ta những gì Thiên Chúa muốn. Khi chúng ta hiến mình cho Mẹ, thì trong tay Mẹ, chúng ta sẽ trở thành khí cụ Thiên Chúa dùng để thực thi lòng thương xót của Ngài, như chính Mẹ là khí cụ trong tay Thiên Chúa.”
Maximilianô Kolbê sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1894 tại Ba Lan. Với tấm lòng sùng kính Đức Mẹ Maria từ thuở ấu thơ, có lần thánh nhân kể: “Đêm đó tôi nài xin Đức Mẹ cho tôi được trở thành đứa con ngoan. Đức Mẹ hiện ra mang theo hai triều thiên sáng chói, một màu trắng và một màu đỏ. Đức Mẹ hỏi tôi thích chọn triều thiên nào? Màu trắng nghĩa là tôi sẽ được trở nên trong trắng và màu đỏ tôi sẽ trở thành một vị tử đạo. Tôi trả lời tôi thích cả hai.”
Năm 1907, Maximilianô gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn (còn được gọi là dòng Phanxicô). Ngài được gởi qua Rôma tu học. Năm 1914 khấn tạm với tên thánh Maximilianô Maria và năm 1918 thụ phong linh mục. Trong thời gian ở Rôma, ngài đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình kịch liệt do Hội Tam Điểm tổ chức chống lại Đức Giáo Hoàng Piô thứ 10 và Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 15. Để đối phó với làn sóng này, ngài thành lập hội “Đạo Binh Đức Maria Vô Nhiễm” với ý nguyện qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, những ai tội lỗi chống phá Giáo Hội Công Giáo sẽ quay về đường ngay nẻo chính. Maxilianô còn phát hành bán nguyệt san “Hiệp Sỹ của Đức Mẹ Vô Nhiễm” để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ và truyền bá đức tin Công Giáo.
Năm 1930 linh mục Maximilianô Maria Kolbê qua Nhật Bản và ở lại truyền giáo nơi đây trong vòng sáu năm dưới sự bảo trợ và che chở của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngài xây dựng nhiều cơ sở Công Giáo và tu viện, trong đó có một tu viện trên sườn núi ngoại ô thành phố Nagasaki. Năm 1945 khi thành phố này bị ném bom nguyên tử, tu viện được cứu thoát nguyên vẹn như một phép lạ Đức Mẹ ra tay che chở.
Đức Mẹ luôn đồng hành và chúc lành cho những công đức của thánh nhân. Năm 1938 có tới hơn 800 tu sỹ Dòng Anh Em Hèn Mọn sống và truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ tại Trung Tâm Thánh Mẫu hay còn gọi “Đô Thành Đức Mẹ Vô Nhiễm” do ngài thành lập gần thủ đô Warsaw, Ba Lan. Ngài còn thành lập một đô thành tương tự ở Ấn Độ. Trong một bức thư gởi cho một anh em Dòng Anh Em Hèn Mọn, ngài viết: “Chúng ta hãy để Mẹ hướng dẫn, hãy đưa tay cho Mẹ dìu dắt, hãy sống yên hàn dưới sự che chở của Mẹ. Chính Mẹ sẽ chăm sóc và tiên liệu mọi sự cho chúng ta. Mẹ sẽ mau cứu giúp, đáp ứng những nhu cầu hồn xác, đẩy lùi những khó khăn phiền toái cho chúng ta.”
Một bài viết tựa đề “Những ‘thay cho’ mà Chúa muốn” của đức cha GB. Bùi Tuần có đoạn: “ Chúa Giêsu muốn mọi môn đệ của người: hãy cẩu nguyện thay cho người khác, hãy đền tội thay cho người khác và hãy chết thay cho người khác. Mong muốn đó của Chúa Giêsu được kể như một sự sai đi. Tôi hiểu như vậy khi nghe Người cầu nguyện với Chúa Cha: ‘Như Cha đã sai Con đến thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian’ (Ga 17,18). Đến thế gian, Chúa Giêsu đã luôn cầu nguyện thay cho nhân loại, luôn đền tội thay cho nhân loại, đã hy sinh mạng sống thay cho nhân loại.”
Maximilianô Maria Kolbê đã sống và có một tình yêu tuyệt đẹp với tha nhân: chết thay cho một bạn tù. Đúng như lời Chúa Giêsu dạy: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Năm 1939, Đức Quốc Xã xâm chiếm Ba Lan. Linh mục Kolbê và một số tu sỹ bị bắt nhưng ba tháng sau được thả vào đúng ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tuy nhiên, ngài bị bắt trở lại vào trại tập trung lao động nổi tiếng cực khổ Auschwitz ngày 17 tháng Hai năm 1941.
Ngày 31 tháng Bảy năm đó một tù nhân trốn thoát. Theo quy định của trại, viên sỹ quan quản lý trại bắt mười tù nhân khác chết thay trong đó có Phanxicô Gazowniczed. Anh kêu van khóc lóc không muốn chết vì còn mẹ già con thơ không ai nuôi dưỡng. Trước cảnh tượng bi thảm này, Maximilianô Maria Kolbê dõng dạc tuyên bố tình nguyện xin chết thay: “Tôi muốn thế chỗ ông kia. Ông ấy còn có gia đình vợ con!” Thánh nhân bị giam chung với các tù nhân khác trong một căn hầm chật chội tăm tối. Các tù nhân chết dần cho đến áp ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 14 tháng Tám năm 1941 chỉ còn bốn người sống sót. Viên cai ngục kết liễu đời ngài bằng mũi thuốc độc. Thi hài ngài được thiêu cháy vào ngày hôm sau, đúng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Một trong những lý do Đức Quốc Xã tìm bắt bỏ tù linh mục Maximilianô Maria Kolbê là bởi những hoạt động truyền thông của ngài nhằm truyền bá đức tin Công Giáo. Năm 1927, ngài thành lập nhà xuất bản Công Giáo tại Ba Lan, in ấn và phổ biến sách báo tài liệu Công Giáo. Cùng với anh em tu sỹ Dòng Anh Em Hèn Mọn hàng tháng xuất bản bán nguyệt san về Đức Mẹ phát hành khắp thế giới. Kể cả thời gian những năm ở Nhật Bản ngài cũng sử dụng báo chí như là phương thế truyền giáo của mình. Ngoài ra, ngài còn thành lập đài phát thanh và truyền hình để rao truyền Tin Mầng của Chúa cho mọi người.
Ngày 10 tháng Mười năm 1982, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn phong linh mục Maximilianô Maria Kolbê, Dòng Anh Em Hèn Mọn, lên hàng hiển thánh tử đạo. Lễ kính ngài hằng năm vào ngày 13 tháng Tám, áp ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Âu cũng là một vinh dự vô cùng trọng đại dành cho một vị thánh lúc sinh thời đã hết mình tôn sùng và bằng mọi cách cổ súy lòng sùng kính Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thánh nhân là bổn mạng của giới truyền thông và các tù nhân chính trị.
Với trang Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan ghi lại lời xác quyết của Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu cho loài người: Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy (Ga 15:9). Vậy ta thử xét coi Chúa Giêsu yêu mến loài người như thế nào. Và ta cũng chỉ giới hạn cái việc Ðức Giêsu yêu mến loài người theo như Phúc âm hôm nay ghi lại mà thôi. Nếu xét tất cả những việc Chúa Giêsu làm vì yêu mến loài người trong toàn bộ Phúc âm, thì không biết bao giờ ta mới nói hết. Chúa Giêsu đã yêu mến loài người bằng cách chấp nhận cuộc tử hình thập giá để chuộc tội loài người. Ðó là lời Chúa phán trong Phúc âm hôm nay: Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15:13). Thổ lộ cho ai về cảnh ngộ cá nhân hay gia đình, ngay cả những tâm tư và bí mật của đời mình là dấu chỉ mình tín nhiệm người đó kín đáo, muốn gần gũi với người đó và muốn mở lòng để người đó đi vào đời mình. Ðó là cách thế Ðức Giêsu đã làm để trở nên bạn hữu với ta: Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thẩy đã cho anh em biết (Ga 15:15).
Bạn hữu nhất là bạn cùng ăn một mâm, cùng nằm một chiếu là người quan tâm đến ta, và ta quan tâm đến bạn. Bạn hữu là người gắn bó với ta khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi yếu đau cũng như lúc mạnh khoẻ. Bạn hữu là người ta có thể tin cậy. Bạn hữu thường trung thành với nhau, giúp đỡ nhau, sống chết có nhau. Trong một xã hội phong kiến hay dưới một thể chế quân chủ, khi một người nhỏ tuổi hoặc cùng đinh mà gọi người lớn tuổi hay phú quí là bạn, có thể bị coi là chơi trèo, hỗn xược, vì cha ông ta dạy kính lão đắc thọ. Chúa Giêsu còn cao trọng hơn ta gấp bội phần, nhưng Người đã tự hạ mình xuống làm bạn với ta. Chúa bảo các tông đồ và qua các tông đồ, Chúa cũng bảo ta: Anh em là bạn hữu của Thầy (Ga 15:14).
Vậy được gọi là bạn hữu với Chúa, là một ân huệ lớn lao dường bao! Ðiều thắc mắc ở đây là ta có thực sự tin rằng Ðức Giêsu là bạn với ta không? Ta có thể tin, vì Chúa nói như vậy. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được tình yêu và tình bạn với Chúa hay không lại là chuyện khác.
Ở lại trong tình yêu của Chúa là ở lại trong tình bạn hữu với Chúa. Cảm nghiệm ta có về tình bạn với Chúa giống như cảm nghiệm của hai người yêu. Hai người yêu luôn cảm thấy gần gũi nhau. Khi xa nhau, họ vẫn tưởng nhớ đến nhau, nhớ bóng dáng người yêu, ánh mắt của người yêu và cả tiếng thì thầm của người yêu. Nói cách khác, họ cách mặt mà không xa lòng. Cảm nghiệm của ta có được về tình yêu và tình bạn với Chúa cũng tương tự như vậy.
Khi và chỉ khi ta có được cảm nghiệm về tình yêu/ tình bạn với Chúa, ta sẽ cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong ta, bên ta và xung quanh ta. Khi ăn uống, làm việc, giải trí và cả khi ngủ nghỉ, ta cũng cảm nghiệm sự diện diện của Chúa. Có được cảm nghiệm như vậy, ta không còn cảm thấy thiếu thốn chi trong lòng, không còn muốn đổi chác lấy gì khác, mà bị mất cảm nghiệm thần linh này. Ở lại trong tình yêu của Chúa là muốn được gần gũi với Chúa, muốn đặt niềm tin cậy phó thác vào Chúa, muốn Chúa làm chủ đời sống và làm lẽ sống cho cuộc đời.
2020
Sửa lỗi trong tình bác ái
13, 8 Thứ Năm tuần XIX Thường niên
Bài đọc I (năm I) Js 3, 7-10a. 11. 13-17
Ez 12, 1-12; Mt 18, 21 – 19, 1
SỬA LỖI TRONG TÌNH BÁC ÁI
Người ta thường định nghĩa yêu là hiến thân, là hy sinh, là quên mình, là cho đi cách vô vị lợi….Nhưng người ta quên rằng tha thứ có vị trí rất cao trong tình yêu – yêu vô điều kiện, tha thứ vô điều kiện. Và bởi vì người ta quên mất yêu là tha thứ nên có biết bao mối tình trở thành ghen, hận, thù khi bị người yêu quay lưng phản bội, hay hướng đến một đối tượng tình yêu mới. Nơi mạc khải Kinh Thánh, Thiên Chúa đòi chúng ta phải yêu thương hết mọi người. Vì sao? Trình thuật Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đã nói rõ cho chúng ta.
ta thử làm một bài tính nhẩm: Người bạn của tên đầy tớ nợ anh ta 100 quan tiền, tương đương với số tiền 100 ngày công của người làm thuê thời bấy giờ. Còn tên đầy tớ thì nợ nhà vua 10.000 yến vàng – mà một yến vàng tương đương với số tiền của 6.000 ngày công – như thế y mắc nợ nhà vua số tiền tương đương với 60 triệu quan! Nghĩa là gấp 600.000 lần số tiền người bạn mắc nợ y! Với số nợ quá lớn như thế, dù có bán anh ta, vợ con và tất cả tài sản anh có cũng không đủ trả hết. Thế nhưng nhà vua đã chạnh lòng thương và xoá cho anh tất cả món nợ chỉ vì một lời anh cầu xin. Thế nhưng anh lại không thể cho bạn mình món nợ hết sức nhỏ bé. Hẳn anh có thể tha nợ cho bạn nếu anh nhớ chủ đã tha cho anh món nợ lớn lao thế nào.
Khi Phêrô hỏi Chúa Giêsu : “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Ðức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (c. 21. 22) Đồng thời Chúa Giêsu nêu lên một dụ ngôn để cho chúng ta hiểu nguyên do: Vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước, dù chúng ta là những con nợ ‘khủng’ của Người; nhưng Người đã tha nợ cho chúng ta chỉ duy với một điều kiện duy nhất là chúng ta cũng phải biết tha nợ cho người anh em mình.
Thiên Chúa đòi chúng ta một sự tha thứ không giới hạn – không phải tha bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy – Sự tha thứ không giới hạn mặc nhiên biểu lộ tấm lòng bao dung của trái tim yêu thương không giới hạn – một tình yêu chân thực sẵn sàng hiến mạng cho người anh em: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hiến mạng sống vì bạn hữu của mình.” (Ga 15, 13) Đức Kitô khi hiến mình, chịu chết treo thập tự bởi sự ghét ghen, bất trung, phản bội của con người, vẫn thốt lên: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ lầm không biết.” (Lc 23, 34)
Theo bản tính tự nhiên, mỗi người chúng ta thật khó thoát khỏi vòng lẩn quẩn là sự tranh chấp và oán thù. Luật “mắt đền mắt, răng thế răng” tuy là một luật giúp trả báo công minh, nhưng lại là nguyên nhân khiến cho thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh và hận thù liên miên. Chỉ khi con người biết tha thứ cho nhau thì họ mới có thể sống an bình và hạnh phúc thực sự. Khi tha thứ là ta sẵn sàng chịu thiệt thòi, là xác tín rằng cuối cùng Tình Thương sẽ chiến thắng hận thù. Ngọn lửa tình thương chắc chắc sẽ đánh tan băng giá. Nó sẽ làm cho quả tim chúng ta lại có thể rung động và xót thương kẻ bất hạnh, giống như Thiên Chúa.
Để tha thứ rước hết phải có lòng khiêm tốn:
Một hôm gà con cứ theo bám riết lấy gà mẹ. Nó vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe về nỗi uất ức ma nó đang phải chịu. Nó nói: “Mẹ ơi, tụi thỏ dám nhạo con rằng tai con chỉ bằng một góc tai của chúng”. Gà mẹ trả lời: “Con đừng để tâm đến những lời bọn thỏ nói làm chi, và hãy tha thứ cho chúng, con nhé!”. Gà con chưa chịu thua tiếp tục tố cáo: “Nhưng bọn cò lại bảo con rằng: con chỉ cao bằng một phần năm cẳng chân của chúng!” Gà mẹ lại an ủi con: “Con ơi! Đừng chấp với chúng làm chi!” Nghe mẹ nói thế, gà con uất ức khóc to lên và nói: “Mẹ! Lúc nào mẹ cũng nói là phải tha cho chúng, đừng thèm chấp với chúng. Còn con thì cứ phải chịu đựng bị bọn chúng cười nhạo chế diễu hoài! Tại sao vậy hả mẹ?” Bấy giờ gà mẹ mới ôn tồn nói với gà con: “Tại vì bọn chúng nói đúng mà con!”. Gà con không chịu thua hỏi lại mẹ: “Sao lại đúng hả mẹ?”. Bấy giờ gà mẹ mới ôn tồn trả lời: “Tại vì đúng thật con cũng chỉ là một con gà mà thôi!”.
Giống như chú gà con kia, chúng ta thường thấy bị xúc phạm và khó lòng tha thứ cho những kẻ dám cười nhạo khinh thường chúng ta, chỉ vì chúng ta không muốn chấp nhận sự thật hèn kém của mình. Lòng khiêm tốn là điều kiện giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận và bỏ qua những lời nói hành nói xấu hay những lời chế nhạo của kẻ khác đối với chúng ta.
Tiếp đến phải nhìn kẻ thù bằng một cái nhìn mới, giống như Đức Giê-su đã làm đối với những kẻ giết hại mình. Tuy nhiên, để có thể thay đổi được cách nhìn, chúng ta cần làm theo mấy bước cụ thể sau:
Một là xin Chúa giúp cho ta biết noi gương Chúa làm, sống Lời Chúa dạy, nhất là về lòng khoan dung tha thứ.
Hai là nhớ lại Chúa đã tha thứ cho chúng ta, và đòi chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho anh em mình.
Ba là đổi mới cách nhìn đối với kẻ thù ghét chúng ta: Hãy nhìn họ như người đang bị lầm đường lạc lối, để cầu xin Thiên Chúa tha tội cho họ như Chúa Giê-su đã cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ làm khốn mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34).
Để tha thứ cho người xúc phạm đến mình, nếu nhìn vào mình thì chúng ta sẽ khó mà tha thứ vì con người mình thường nuôi tính trả thù. Nếu nhìn vào người xúc phạm đến mình thì càng khó tha thứ vì hậu quả họ gây ra nhiều khi không thể đền bù, giống như ly nước đã đổ ra thì không thể hốt lại được. Làm sao có thể tha thứ cho nhau được? Chỉ còn cách là nhìn vào Chúa. Chúa là Cha giàu lòng thương xót, Ngài tha thứ một cách vô điều kiện.