2020
Sống sao đừng để rơi vào “khốn”
- 8Thứ Tư tuần XXI Thường niên
2Ts 3, 6-10. 16-18; Mt 23, 27-32
SỐNG SAO ĐỪNG ĐỂ RƠI VÀO “KHỐN”
Ở đời thường nhiều lúc chúng ta không biết đâu là giả, đâu là thật. Cái đáng thật thì chúng ta coi là giả, ngược lại cái giả thì chúng ta đinh ninh rằng đó là thật và đấn thân đi theo. “Vàng thau lẫn lộn”; đâu là giả, đâu là thật, ai đứng ra giải thích trong các trường hợp cấp bách, mốn biết cứ phải kiểm chứng sao? Vì vậy cái giả, cái thật trộn lẫn làm cho con người ta mất phương hướng, không biết tin vào ai, không dám đặt niềm tin vào ai.
Từ thuở tạo thiên lập địa tới nay, cái thật cái giả luôn tồn tại song song, có cái thật, chắc chắn sẽ có cái giả và ngược lại. Cái thật thì luôn ở ngoài ánh sáng, cái giả thì ở trong bóng tối. Cái giả luôn luôn đẹp hơn, lộng lẫy hơn và bắt mắt hơn, cái giả thì đẹp về hình thức, cũng như kết cấu vẻ bề ngoài sang trọng. hầu đánh lừa thị hiếu của thiên hạ, làm cho thiên hạ tin rằng đó là thật.
Bên cạnh đó cái thật thì không lộng lẫy xa hoa, có thể nói được là xù xì chất phác, không trọng vẻ bề ngoài, nhưng chất chứa một chất lượng tuyệt vời. Nó là thật thì nó luôn đảm bảo chất lượng, luôn làm cho người dùng hay sở hữ nó có thể yên tâm. Có thể nói cái thật thì không thể so sánh được với cái giả, và cuối cùng cái thật luôn là thật, nghĩa là chân lý luôn đúng. Cái giả tàn phai tàn nhanh theo thời gian, cái thật tồn tại vĩnh hằng. Cái giả đánh lừa thị hiếu, cái thật làm thỏa mãn lòng người.
Đó là những thứ đời thường của con người. Trong bài tin mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng lên án mạnh mẽ các nhà kinh sư và những kẻ đạo đức giả. Ngài nhắc lại hai lần trong đoạn tin mừng “”Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình!”. Ngài dùng từ “Khốn” để cảnh báo kinh sư và người Pha-ri-sêu. Từ “khốn” nó đối lập với từ “may” “mừng”… Để nói lên một trạng thái không mấy là tốt đối với những người nhận từ này. Có thể nói đây là một lời chúc giữ tới hơn là một lời cảnh báo. Lời này Chúa Giê su đã dành cho các người biệt phái và Pha-ri-sêu, họ là những con người giả dối, hình thức, làm mọi việc để đánh bóng thân xác mình thay vì vinh danh Chúa.
Với lời kết án thứ sáu, Chúa Giêsu ví các Luật sĩ và Biệt phái như những mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Tại Palestina, người dân có thói quen quét vôi trắng các mồ mả, nhất là vào dịp lễ Vượt Qua, để người ta có thể nhận ra và tránh xa khỏi bị nhơ uế ngăn trở cho việc phụng tự. Vẻ đẹp bên ngoài của các mồ mả che dấu thực tại ghê tởm bên trong. Cũng vậy, các Luật sĩ và Biệt phái bên ngoài xem ra là những người công chính, nhưng bên trong thì đầy sự giả hình và tội ác; việc họ giữ luật cách nghiêm nhặt chỉ là tấm màn che đậy một đời sống tương phản với những điểm cốt yếu của Lề Luật Thiên Chúa, đó là sự công bình, lòng bác ái và trung tín.
Trong lời kết án thứ bảy, Chúa Giêsu tố cáo sự giả hình của các Luật sĩ và Biệt phái: họ xây mồ cho các tiên tri và sửa sang phần mộ những kẻ mà cha ông họ đã sát hại; họ than trách tội ác của cha ông họ trong quá khứ và tự phụ rằng nếu sống vào thời tổ tiên, họ sẽ không hành động như thế; nhưng họ quên rằng họ là con cháu của những kẻ đã sát hại các tiên tri, và giờ đây họ đang đi vào con đường đó bằng việc mưu hại Ngài.
Không chỉ bài tin mừng hôm nay, các bài tin mừng khác nữa ta thấy Chúa Giêsu cũng nặng lời với họ. Tin mừng ngày thứ hai Chúa cũng nói “Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng!. Và chúng ta đọc trong các tin mừng, chúng ta không khó để tìm ra những từ mà Chúa đã lên án những người Pha-ri-siêu.
Gian dối, nghĩa là đạo đức giả, là thứ tội dựa vào vẻ bề ngoài : nó tách biệt vẻ bề ngoài ra khỏi sự thực ; nó tách chữ viết của Lề Luật ra khỏi tinh thần của Lề Luật để sử dụng Lề Luật cho sự dữ (x. 2 Cr 3, 6).
Gian dối được hiểu như trên, giúp chúng ta nhận ra cách hành xử của Satan trong lịch sử loài người, vốn hội tụ nơi Thập Giá của Đức Kitô và bị làm cho phải lộ nguyên hình. Thật vậy, nơi Thập Giá, Satan đem lại cho ý muốn hủy diệt của nó vẻ bề ngoài công chính của Lề Luật. Tất cả những ai đi với Satan đều làm như thế. Satan phô bày hình dạng bên ngoài hay tính khả giác của sự thiện. Tôi tớ của Satan cũng làm như thế.
Satan sẽ rơi vào chính cái bẫy của nó. Thật vậy, Thiên Chúa mang lại cho sự thánh thiện của thân thể Đức Kitô vẻ bề ngoài của sự bất chính, bởi vì thân thể thánh thiện này sẽ giống như thân thể của một người bị chết phơi thây vì sự bất chính của mình, như là một tội nhân chết trên giá treo cổ, nơi của “công lý”, vốn thu hút loài người chúng ta; bởi vì tội và sự tan nát thể xác đi đôi với nhau. Đó chính là nơi hẹn gặp mà các Thánh Vịnh nêu ra một cách thật rõ ràng.
Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh, hiện đại, cái mà con người đang phải đối mặt đó là sự giả dối. Con người càng phát triển, sự giả dối càng tinh vi hơn, khó nhận biết hơn và chắc chắn mọi người mắc phải nhiều hơn. Không chỉ trên báo đài mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày những đồ vật giả, những hình thức lừa đảo lấy giả làm thật, bằng giả, tất cả mọi thứ con người có thể làm giả kể cả con người họ cũng có thể làm giả.
Nhìn lại cuộc đời của mỗi người, chúng ta có nằm trong số những người đó không, chúng ta có chạy theo họ? Làm theo họ? hay chúng ta có bị ngã chiều? Hy vọng chúng ta không nằm trong số những người bị Chúa Giê-su gọi là “khốn” mà Ngài sẽ gọi chúng ta là: “phúc cho con” hay “mừng cho con”.
Loài người chúng ta bị bệnh bởi những vẻ bề ngoài, bởi những gian dối công chính, bởi những hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, bởi sự thánh thiện hay bác ái ảo tưởng ; khi chúng ta nhìn thấy tất cả những vẻ bề ngoài này bị dập tắt và chết đi trên Thập Giá của Đức Kitô, đó chính là điều chữa lành chúng ta và trả lại cho chúng ta cái nhìn lành mạnh.
Chúa Giêsu cũng chờ đợi nơi mỗi người chúng ta những thành quả tốt đẹp của việc cải hóa tâm hồn, nếu không, chúng ta cũng sẽ phải lãnh nhận số phận như các Luật sĩ và Biệt phái: cây khô sẽ bị chặt đi và bị ném vào lửa đời đời. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự giả hình, khỏi tính ích kỷ và tự mãn. Xin cho chúng ta khiêm tốn nhận mình tội lỗi và thành tâm trở về với Chúa.
2020
Thuốc đắng dã tật
- 8 Thứ Ba tuần XXI Thường niên
2Ts 2, 1-3a. 14-17; Mt 23, 23-26
THUỐC ĐẮNG DÃ TẬT
Trong Do thái giáo, luật đóng thuế thập phân trên những sản phẩm con người làm ra là một hành động tôn giáo để nhìn nhận quyền tối cao của Thiên Chúa. Theo luật Môsê được ghi trong sách Thứ Luật, thì chỉ buộc trả thuế thập phân trên những sản phẩm chính là gạo, rượu, dầu, con vật đầu lòng. Thế nhưng, có lẽ vì quá sốt sắng, những Luật sĩ và Biệt phái muốn áp dụng thuế thập phân cho những sản phẩm nhỏ, không cần thiết như: bạc hà, thì là, rau húng.
Chúa Giêsu không kết án các Luật sĩ và Biệt phái vì sự tuân giữ luật Môsê một cách tỉ mỉ; nhưng Ngài kết án vì thái độ không trung thực: họ tuân giữ những điều hết sức nhỏ để tỏ ra mình sốt sắng đạo đức, nhưng họ lại lỗi phạm những điều lớn về đức công bằng và tình yêu thương, họ làm như thế chẳng khác nào lọc lừa con muỗi ra ngoài, nhưng lại nuốt con lạc đà nguy hiểm hơn.
Trong chương 23 của sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu, Chúa Giêsu nói tới bảy lần “Khốn cho các ngươi…” (c. 13.15.16.23.27 và 29): bài Tin Mừng hôm qua ba lần, trang Tin Mừng hôm nay hai lần và bài Tin Mừng ngày mai hai lần còn lại:
Khi nói “khốn cho các người”, Chúa Giêsu có vẻ rất nặng lời, nếu chúng ta hiểu đó lời chúc dữ hay nguyền rủa, theo đó những người này, với cách hành xử như thế, sẽ chuốc lấy án phạt nặng nề hay sẽ gặp nhiều tai họa. Tuy nhiên, đó đúng hơn là những lời ta phán, có giá trị mặc khải căn bệnh người ta đang có nhưng không nhận ra; và bệnh tình tự nó đó có những hậu quả tiêu cực cho mình và cho người khác rồi.
Tương tự như những “bất hạnh” mà ngôn sứ Isaia đã công bố (x. Is 5, 8-24 và 10, 1-11, trong những câu này, vị ngôn sứ nói “Than ơi!” đến 8 lần). Chúa Giêsu không bao giờ nguyền rủa hay chúc dữ con người; bởi lẽ sứ mạng của Người chẳng phải là cứu thoát chúng ta khỏi những lời chúc dữ đó sao? Như Người đã nói: “Thầy đến không phải kêu gọi những người công chính, nhưng là những người tội lỗi” (9, 13)?
Con người ban đầu có thể từ chối Chúa Giêsu, nhưng sau đó, lại hối hận, cho dù là thật trễ, và tuyên xưng: “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” (c. 39); tương tự như người con thứ nhất ban đầu từ chối lời mời gọi đi làm vườn nho, trong dụ ngôn người cha có hai người con, “nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi” (Mt 21, 29). Trong lời nói của các ngôn sứ, nếu lời hứa cứu độ đã được công bố tiếp theo sau những lời đe dọa về những tai họa sẽ đến (Hs 2, 8.11.16 hoặc Is 6, 13), thì cũng vậy, trong sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu, câu cuối cùng này của chương 23: “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” trồi hiện lên như là niềm hy vọng rạng ngời bao bọc toàn bộ bảy lời than trách.
Thái độ vụ hình thức của các Luật sĩ và Biệt phái còn được thể hiện trong sự tuân giữ những nghi thức bên ngoài, mà không chăm lo tinh tuyền bên trong: họ lo rửa chén đĩa bên ngoài, mà bên trong tâm hồn thì đầy cướp bóc, tham lam. Việc tuân giữ nghi thức thanh tẩy bên ngoài, việc đến nhà thờ đọc kinh ngoài môi miệng mà thôi chưa đủ, cần phải để cho ơn Chúa biến đổi tận bên trong tâm hồn ngõ hầu trở nên con người mới. Sự hoán cải nội tâm quan trọng hơn và phải đi trước những thực hành đạo đức bên ngoài để tránh thái độ giả hình, vụ hình thức đáng bị Chúa khiển trách.
Qua những lời, có thể nói, thật “đắng” như thuốc chữa bệnh, Chúa Giêsu muốn mặc khải cho những người Pha-ri-sêu và những nhà thông luật, rằng lối suy nghĩ và hành động của họ, là một thứ bệnh; và vì là bệnh, giống như bệnh thể lý, phải có người khám bệnh và cho biết đó là bệnh gì; ngoài ra, như chúng ta đều biết và đôi khi có kinh nghiệm, bệnh tật, tự nó là một bất hạnh. Hiểu theo nghĩa này, chúng ta có thể diễn đạt lại lời của Chúa Giêsu như sau: “bất hạnh cho các người”. Nếu là như thế, ở mức độ nào đó, chúng ta cũng phải được đánh động bởi những lời này của Chúa Giêsu, và nhất là để cho mình bị đụng chạm !
Chúa Giêsu khiển trách các luật sĩ và biệt phái về các tội giả hình. Sự khiển trách nầy có tính cảnh giác, nhằm mục đích để giúp họ sửa lỗi, vì sau lời khiển trách, Chúa lại ban lời hướng dẫn cho họ. Với tinh thần trách nhiệm, chúng ta cũng cần khiển trách lỗi lầm của tha nhân. Hãy theo gương Chúa, sự khiển trách nhằm giúp cho tha nhân hối lỗi và sửa sai, và quan trọng hơn nữa, ta cần tạo điều kiện để hướng dẫn anh em sống tốt hơn.
Trong đời sống đạo đôi khi chúng ta cũng nặng hình thức trình diễn mà quên sống đạo từ tình yêu. Chúng ta chú trọng đến luật thật tỉ mỉ, nhưng lại lỗi công bình, bái ái và thiếu yêu thương. Người biệt phái họ lo rửa tay, rửa chén bát mà lòng đầy gian tham, độc ác. Đôi khi chúng ta cũng chú trọng việc đi lễ mà thiếu lòng sám hối, thiếu tâm hồn hoán cải nên người tốt theo tin mừng. Đôi khi chúng ta chỉ là con chiên ngoan trong nhà thờ nhưng lại là sói dữ ở ngoài đơi. Chúa Giêsu Ngài cần tâm hồn con người sống đạo chân thành hơn là các nghi lễ bên ngoài. Chúa đòi buộc lời nói phải đi đôi với việc làm mới xứng danh là môn đệ của Chúa
2020
Quảng đại dấn thân
24 06 Đ Thứ Hai tuần 21 Mùa TN.
THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ.
Lễ kính. Kh 21,9b-14; Ga 1,45-51
QUẢNG ĐẠI DẤN THÂN
Lễ thánh Bartôlômêô được cử hành từ thế kỷ thứ VIII trong các xứ Francs, đến thế kỷ thứ IX-X thì lan sang Roma. Lễ cử hành vào ngày 24 hoặc 25 tháng tám; với người Byzance, ngày 25 trùng lễ kính chuyển hài cốt của Người, còn lễ chính là ngày 11 tháng 6, chung với thánh Banabê. Lịch thánh Piô V đã ấn định lễ này vào ngày 24 tháng tám.
Bartôlômêô (có nghĩa là con của Tolamai) là một trong Nhóm Mười hai, các Phúc âm thường nhắc chung với Philipphê (Mt 10,3). Người ta thường cho rằng Bartôlômêô cũng là Nathanael, nhưng điều này không có cơ sở. Nếu phải là Nathanael, chắc hẳn người có gốc ở Cana (Ga 21,2) và đã được Philipphê đem đến trình diện Chúa Giêsu (Ga 1,45).
Một số tài liệu ngụy thư cho rằng thánh Bartôlômêô đã sang giảng Phúc âm ở Tây An (theo Eusèbe) hoặc các vùng gần Ethiopie (theo Rufin và Socrate), hoặc thậm chí còn tới Đại Arménie (theo kinh nghiệm các Tông đồ). Hình như Ngài đã bị lột da sống, theo luật hình Ba Tư, sau đó bị chặt đầu rồi đóng đinh thập giá. Người ta cho rằng hài cốt của Ngài được tôn kính ở Roma, nơi đảo Tibérine, và ở Francfort nước Đức. Thánh Bartôlômêô được coi là người bảo vệ các bệnh nhân, các ông bà bán thịt, thợ thuộc da và thợ đóng sách.
Trong Tân ước, thánh Batôlômêô chỉ được nhắc đến trong danh sách các tông đồ. Một số học giả cho rằng ngài là Nathanaen, người Cana xứ Galilê được Philipphê mời đến gặp Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu đã khen ông: “Ðây đích thực là người Israel. Lòng dạ ngay thẳng” (Ga 1, 47b).
Khi Nathanaen hỏi Chúa Giêsu làm sao Ngài biết ông, Chúa Giêsu trả lời “Tôi thấy anh ở dưới cây vả” (Ga 1, 48b). Ðiều tiết lộ kinh ngạc này đã khiến Nathanaen phải kêu lên, “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa; chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1, 49b). Nhưng Chúa Giêsu đã phản ứng lại, “Có phải anh tin vì tôi nói với anh là tôi thấy anh dưới cây vả? Anh sẽ được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa!” (Gioan 1, 50).
Quả thật Nathanaen đã được nhìn thấy những điều trọng đại. Ngài là một trong những người được Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển Tiberia sau khi Phục sinh (Ga 21, 1-14). Lúc ấy các ngài chài lưới cả đêm mà không được gì cả. Vào buổi sáng, họ thấy có người đứng trên bờ dù rằng không ai biết đó là Chúa Giêsu. Ngài bảo họ tiếp tục thả lưới, và họ bắt được nhiều cá đến nỗi không thể kéo lưới lên nổi. Sau đó Gioan nói với Phêrô, “Chính Thầy đó.”
Chuyện kể rằng: một hôm có một người bạn đến tìm nhà giảng thuyết Mc-Leod Campbell trong tâm trạng bối rối : “Này anh, xin anh nói cho tôi hay ; làm thế nào mà anh luôn tìm thấy Chúa ?” Nhà giảng thuyết trầm ngân một lúc rồi nói : “Làm thế nào mà tôi luôn tìm thấy Chúa ư ? Không đâu, tôi không luôn tìm thấy Chúa đâu, nhưng tôi biết là Chúa luôn tìm thấy tôi !”
“Chúa đã nhìn thấy tôi”. Điều này đã xảy ra trong cuộc đời thánh Bartôlômêô. Thánh Bartôlômêô hay còn gọi là Nathanaen đã được Chúa nhìn thấy khi ngài còn ở đàng xa, đang ở dưới gốc cây vả. Chính Chúa Giêsu đã thấy và chọn gọi ông.
Trong Tin Mừng Gioan, Bartôlômêô là người môn đệ thứ tư được Chúa Giêsu kêu gọi. Trước khi được chính thức kêu gọi, đã có một cuộc gặp gỡ thú vị: Philipphê giới thiệu với Bartôlômêô:
Đấng mà Môsê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến, chúng tôi đã gặp rồi, Người là Chúa Giêsu con ông Giuse ngườiNazareth.
Bartôlômêô đáp lại, với óc khinh miệt giống như những dân làng lân cận:
Từ Nazareth thì có thể xảy ra điều gì tốt được.
Tuy nhiên đáp lại lời mời “thì hãy đến mà xem”, vị tông đồ đã gặp Đấng thấu suốt lòng mọi người. Ngài đã nhận xét về thánh nhân:
Này đây đích thực là một ngườiIsrael, trong mình không có gì gian dối.
Khi gặp ông, Chúa Giêsu nói: “Trước khi Philipphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh” :
Lời của Chúa Giêsu khiến Bartôlômêô xúc động đến nỗi ông gọi Ngài bằng 2 tước hiệu “Con Thiên Chúa” và “Vua Israel”. Từ đây cuộc đời ông đã dành chọn cho Chúa. Ông đã đồng hành với Chúa trong suốt 3 năm rao giảng của Ngài. Ông cũng trải qua cuộc khủng hoảng trong đêm Vườn Cây Dầu. Nhưng sau khi Chúa sống lại. Niềm tin của thánh nhân đã được củng cố để từ đây thánh nhân trở thành một nhân chứng trung kiên cho tin mừng Chúa Phục sinh.
Theo truyền thuyết, Bartôlômêô rao giảng ở Ân Độ, Mésopotamie và nhất là ở Arménie, cuối cùng chịu tử đạo tại đây. Di hài của ngài sau đó được chuyển về đảo Lipara và về Benevent. Hoàng đế Otto III cho chuyển về Rôma và đặt ở một cồn nhỏ trên sông Tibre.
Trong Tân ước, thánh Batôlômêô chỉ được nhắc đến trong danh sách các tông đồ. Một số học giả cho rằng ngài là Nathanaen, người Cana xứ Galilê được Philipphê mời đến gặp Chúa Giêsu. Và Ðức Giêsu đã khen ông: “Ðây đích thực là người Israel. Lòng dạ ngay thẳng” (Ga 1, 47b).
Khi Nathanaen hỏi Chúa Giêsu làm sao Ngài biết ông, Chúa Giêsu trả lời “Tôi thấy anh ở dưới cây vả” (Ga 1, 48b). Ðiều tiết lộ kinh ngạc này đã khiến Nathanaen phải kêu lên, “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa; chính Thầy là Vua Israel” (Ga 1, 49b). Nhưng Chúa Giêsu đã phản ứng lại, “Có phải anh tin vì tôi nói với anh là tôi thấy anh dưới cây vả? Anh sẽ được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa!” (Ga 1, 50).
Quả thật Nathanaen đã được nhìn thấy những điều trọng đại. Ngài là một trong những người được Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển Tiberia sau khi Phục sinh (Ga 21, 1-14). Lúc ấy các ngài chài lưới cả đêm mà không được gì cả. Vào buổi sáng, họ thấy có người đứng trên bờ dù rằng không ai biết đó là Chúa Giêsu. Ngài bảo họ tiếp tục thả lưới, và họ bắt được nhiều cá đến nỗi không thể kéo lưới lên nổi. Sau đó Gioan nói với Phêrô, “Chính Thầy đó.”
Khi họ dong thuyền vào bờ, họ thấy có lửa cháy hồng, với một ít cá đang nướng và một ít bánh. Chúa Giêsu bảo họ đem cho mấy con cá tươi, và mời họ đến dùng bữa. Thánh Gioan kể rằng mặc dù họ biết đó là Chúa Giêsu, nhưng không một tông đồ nào dám hỏi ngài là ai. Thánh Gioan cho biết, đó là lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ.
Thiên Chúa Ngài luôn kêu mời chúng ta. Ngài luôn ưu ái dành cho chúng ta một công việc trong công trình xây dựng Nước Thiên Chúa. Xin cho chúng ta biết noi gương thánh Bartôlômêô tông đồ luôn lắng nghe và suy gẫm lời Chúa và quảng đại dấn thân loan báo tin mừng.
2020
Đức Maria Nữ Vương
22.8 đức maria nữ vương
Thứ Bảy
Is 9, 1-6 ; Lc 1, 26-38
ĐỨC MAIRIA NỮ VƯƠNG
Đức Pius XII đã thiết lập lễ này vào năm 1954 để đáp ứng niềm tin truyền thống đồng tâm nhất trí vào Đức Maria Nữ Vương, Mẹ Vua các vua và Chúa các chúa. Trong thực tế củua cuộc đời, ta thấy mọi ân sủng ban xuống cho chúng ta đều qua sự trung gian của Mẹ chí thánh, Nữ Vương gần gũi nhất của mọi người. Việc tôn vinh Mẹ là Nữ Vương mọi thụ tạo liên hệ mật thiết với sự kiện Mẹ lên trời hồn xác. Với tất cả tâm tình đó, chúng ta chiêm ngắm sự kiện tuyệt vời này trong mầu nhiệm thứ Năm mùa Mừng.
Mẹ Chúa Kitô được tôn vinh làm ‘Nữ Vương vũ trụ nhưng với lòng khiêm hạ, Mẹ tự nhận là ‘nữ tì của Thiên Chúa’ trong ngày Truyền Tin, và Mẹ vẫn trung thành với danh xưng này suốt cả cuộc đời trần gian của Mẹ.
Qua tâm tình và xác tín đó, ta thấy Mẹ nhìn nhận mình là ‘môn đệ’ đích thực của Chúa Kitô, Đấng đã tuyên bố sứ mạng đến để phục vụ của Người: ‘Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người’ (Mt 20:28).
Như vậy, ta thấy Đức Maria trở thành người đầu tiên, ‘phụng sự Chúa Kitô trong tha nhân, một cách khiêm nhượng và nhẫn nại, để hướng dẫn anh chị em mình đến cùng Đức Vua, Đấng mà phụng sự Người là cai trị’ (Lumen gentium, 36), và Mẹ đã hoàn toàn đạt đến sự tự do vương giả riêng của các môn đệ Chúa Kitô. Phụng sự Chúa Kitô là cùng cai trị với Người… ‘Vinh quang trong phục vụ’ của Mẹ hoàn toàn phù hợp với địa vị vương giả cao sang của Mẹ. Được đưa về trời, Mẹ không ngừng phục vụ vì phần rỗi của chúng ta.
Tín điều Mẹ hồn xác lên trời mà chúng ta mừng kính tuần trước tự nhiên đưa đến ngày lễ chúng ta mừng kính hôm nay, lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương.
Mẹ Marra về trời để được Thiên Chúa Ba ngôi chí thánh tôn phong làm nữ vương toàn thể vũ trụ. Được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các chúa, Đấng đã chiến thắng tội lỗi. Chân lý này đã được xác quyết từ ngàn xưa nơi lòng đạo đức của các tín hữu, và được Huấn Quyền Giáo Hội rao truyền. Thánh Ephraim đã đặt những lời tuyệt diệu này trên môi miệng Mẹ Maria: Trời đất hãy ôm ấp tôi, bởi vì tôi được tôn vinh trên cả tầng trời, tầng trời chỉ là ngai toà của Người, chứ không phải là mẹ của Người. Dĩ nhiên, Mẹ của đức vua thì đáng vinh dự và tán dương hơn ngai toà của Người rất nhiều!
Việc tôn vinh Mẹ Maria làm Nữ Vương qua việc đội vương miện các tượng ảnh của Mẹ đã được sự chuẩn nhận công khai của nhiều vị Giáo Hoàng. Ngay từ những thế kỷ đầu, nghệ thuật Kitô Giáo đã trình bày Đức Maria như Nữ Vương và Bà Chúa, chung quanh ngai toà có các thiên thần chầu kính, với tất cả những huy hoàng xứng bậc mẫu nghi. Đôi khi, người ta còn trình bày Mẹ được Chúa Con đôäi triều thiên. Các tín hữu từ ngàn xưa đã đến nương nhờ Mẹ như Nữ Vương, thể hiện qua những kinh như kinh Salve Regina, kinh Ave Regina Caelorum, và kinh Regina Coeli.
Chúng ta hãy thường xuyên đến nương nhờ sự chở che của Mẹ, bằng cách nhắc nhớ cho Mẹ về tước hiệu vương giả cao sang này. Chúng ta hãy suy gẫm mầu nhiệm thứ Năm mùa Mừng của chuỗi Mân Côi. Hôm nay, trong giờ cầu nguyện và suốt ngày sống, chúng ta hãy làm điều ấy một cách đặc biệt: Mẹ là Toàn Mỹ, không hề vương chút bợn nhơ. Mẹ là vườn khép kín, là chị, là hiền thê, và vườn rào kính, là suối niêm phong. ‘Veni: conronaberis… Hãy đến: Ngài sẽ được đội triều thiên’ (Dc 4:7, 12; 8).
Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: Một người nữ đội trên đầu mười hai ngôi sao, mặc mặt trời, và đạp mặt trăng dưới chân (Kh 12:1). Đức Maria, Trinh Nữ Vô Nhiễm, đã bù đắp lại sự sa ngã của Eva: Mẹ đã đạp dập đầu rắn hoả ngục bằng gót chân vô nhiễm của Mẹ. Nữ Tử Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa, Hiền Thê của Thiên Chúa… Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đã tôn vinh Mẹ làm Nữ Vương vũ trụ. Và các thiên thần – như những thần dân – suy phục Mẹ, các thánh tổ tông, các thánh tiên tri, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo, các thánh hiển tu, và thánh đồng trinh và toàn thể các thánh… và toàn thể các tội nhân, cả bạn và tôi nữa, hãy tán dương Mẹ.
Chúng ta đọc trong bài Phúc Âm hôm nay: Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai báu vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
Vương quyền cao sang của Đức Maria được gắn liền chặt chẽ với vương quyền của Con Mẹ. Chúa Giêsu Kitô là Vua vì Người có quyền toàn vẹn, riêng biệt, và tuyệt đối, trong trật tự tự nhiên cũng như siêu nhiên. Vương quyền của Đức Maria cũng vậy: phát xuất từ Con của Mẹ. Các tước hiệu Nữ Vương và Bà Chúa dành cho Đức Thánh Trinh Nữ không phải là những tước hiệu bóng bẩy. Qua những tước hiệu này, chúng ta nhìn nhận một địa vị ưu việt, một phẩm giá và quyền năng đích thực của Mẹ trên trời cũng như dưới đất. Là Mẹ của Đức Vua, Đức Maria thực sự và đúng là Nữ Vương. Mẹ là đỉnh cao trên mọi thụ tạo, và là con người vượt trên mọi người. Thiên Chúa Toàn Năng đã đặt Mẹ vượt trên mọi thần thánh, và đổ tràn trên Mẹ tất cả ân sủng trên trời, những ân sủng từ kho tàng châu báu của Thiên Chúa, để Mẹ được miễn khỏi mọi tì ố tội lỗi. Mẹ toàn mỹ và hoàn hảo. Mẹ không thể phạm tội và thánh thiện không thể tìm được một nơi nào khác, ngoài Thiên Chúa, và không ai, trừ Thiên Chúa, có thể hiểu thấu.
Đức Maria được tôn làm Nữ Vương vì mối liên kết hợp nhất với Chúa Kitô trong tư cách là hiền mẫu, như lời sứ thần Gabriel đã tuyên xưng, và vì sự cộng tác của Mẹ trong công trình cứu độ thế giới của Con Mẹ. Với nguyên nhân thứ nhất, Mẹ là Nữ Vương vì là hiền mẫu của Đức Vua, Đấng là Thiên Chúa, nên Mẹ được tôn vinh trên mọi thụ tạo. Với nguyên nhân thứ hai, Mẹ là Nữ Vương vì Mẹ ban phát các kho tàng và thiện ích trong nước Chúa qua vai trò cộng tác trong công trình cứu độ.
Khi thiết lập ngày lễ này, Đức Pius XII đã mời gọi tất cả các tín hữu hãy đến ngai toà ân sủng và xót thương của Nữ Vương và Mẹ chúng ta, để nài xin Mẹ phù trợ trong những nghịch cảnh, ban ánh sáng trong lúc tối tăm, và nâng đỡ giữa khổ đau. Ngài khuyến khích mọi người hãy nài xin ơn Chúa Thánh Thần, ra sức gớm ghét tội lỗi, và thoát ly cảnh nô lệ, để có thể dâng lên Đức Nữ Vương, từ mẫu tuyệt vời, một tâm hồn luôn luôn vâng phục và thơ thảo yêu mến.
Vậy chúng ta hãy đến ngai toà ân sủng với niềm tín thác, để nài xin lòng thương xót và tìm ơn thánh trong những khi cùng quẫn. Như thế, ngai toà Nữ Vương của Mẹ là biểu hiện quyền bính của Chúa Kitô. Chúa muốn Mẹ Người là một ngai toà ân sủng, nơi chúng ta dễ dàng tìm được sự cảm thông, bởi vì Chúa ban Mẹ Người để làm trạng sư ân sủng cho chúng ta và Nữ Vương của mọi thụ tạo.
Hôm nay, chúng ta nhìn về trời để mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi đã nâng Mẹ lên ngai cao sang. Thật chính đáng việc Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã tôn vinh Đức Trinh Nữ, Mẹ của chúng ta, làm Nữ Vương và Bà Chúa của toàn thể tạo vật.
Và mỗi người chúng ta phải cậy nương quyền thế của Mẹ. Với lòng bạo dạn của một con trẻ, bạn hãy hợp mừng lễ này với thiên đàng. Về phần tôi, tôi không có viên bích ngọc nào hoặc nhân đức nào để kính dâng, nên tôi xin tôn vinh Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ tôi bằng những sa ngã của tôi, sau khi chúng đã được tẩy rửa.
Mẹ chờ mong một điều gì đó nơi bạn. Mẹ đang mong đợi và muốn chúng ta hãy chung vui với các thiên thần và các thánh. Chúng ta có quyền được mừng chung một ngày đại lễ như thế, vì chúng ta là con của Mẹ. Và chuyện quan trọng nhất là mỗi người chúng ta hãy sống với niềm tin tưởng và xác tín của ta là Mẹ là Trinh Nữ Vương của đời ta.