2020
Ý thức ơn gọi
THÁNH SIMON VÀ GIUĐA TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
Ep 2,19-22; Lc 6,12-19
Ý THỨC ƠN GỌI
Ta cần nhớ thánh Simon mà ta mừng Lễ hôm nay khác với Simon được Chúa Giêsu đặt tên là Phêrô và thánh Giuđa này khác với Giuđa Iscariốt. Phụng vụ trong ngày lễ mừng hai thánh Simon và Giuđa hôm nay, Chúa muốn cho chúng ta chứng kiến lại việc chọn các tông đồ.
Simon nhiệt thành và Giuđa mà chúng ta mừng kính hôm nay, không có những nét nổi bật như Simon Phêrô, Giacôbê và Gioan, và ngay cả Philipphê hay Batôlômêô mà cũng còn được nhắc đến thêm đôi ba lần nữa trong sách Tin Mừng, nhưng hai vị này thì chỉ nhìn thấy trong Nhóm Mười Hai, được Chúa Giêsu chọn sau khi Ngài đã trải qua một đêm cầu nguyện với Chúa Cha.
Tuy nhiên cuộc sống và cái chết chứng tá của thánh Simon và thánh Giuđa sau này đủ để nói lên rằng các ngài đã sống trọn vẹn trong cung cách tông đồ của mình và xứng đáng với sự lựa chọn của Chúa.
Tất cả những chọn lựa của Thiên Chúa đều bất ngờ, nghĩa là vượt lên trên những tiêu chuẩn chọn lựa thông thường của con người. Từ Abraham qua Môsê, đến các ngôn sứ và Ðavít, tất cả đều được chọn lựa không phải vì tài năng đức độ riêng của họ: Môsê chỉ là một người ăn nói ngọng nghịu; Ðavít là cậu bé kém cỏi nhất trong số anh em mình, Yêrêmia, Isaia đều nhận ra nỗi bất lực yếu hèn của mình khi được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ.
Tiếp tục đường lối của Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng đã chọn các môn đệ của Ngài theo những tiêu chuẩn bất ngờ nhất. Mười hai Tông đồ được Ngài chọn làm cộng sự viên thân tín nhất và đặt làm cột trụ Giáo Hội, không phải là bậc tài ba xuất sắc, cũng không phải là thành phần ưu tú thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội; trái lại họ chỉ là những dân chài quê mùa dốt nát miền Galilê; có người xuất thân từ hàng ngũ thu thuế tức là hạng người thường bị khinh bỉ.
Thánh Luca đã ghi lại một chi tiết rất ý nghĩa trong việc lựa chọn của Chúa Giêsu: Ngài đã cầu nguyện suốt đêm. Không ai biết rõ nội dung, nhưng sự liên kết với Thiên Chúa trong cầu nguyện và việc chọn lựa cho thấy tính cách nhưng không của ơn gọi: Thiên Chúa muốn gọi ai tùy Ngài và sự lựa chọn đúng không dựa vào tài đức của con người. Chúa Giêsu đã cầu nguyện, bởi vì Ngài biết rằng tự sức riêng, con người không thể làm được gì. Phêrô đã cảm nghiệm thế nào là sức riêng của con người khi ông chối Chúa ba lần; sự đào thoát của các môn đệ trong những giờ phút nguy ngập nhất của cuộc đời Chúa, và nhất là sự phản bội của Yuđa, là bằng chứng hùng hồn nhất của sức riêng con người. Bỏ mặc một mình, con người chỉ chìm sâu trong vũng lầy của yếu đuối và phản bội.
Từ mười hai người dân chài thất học, Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo Hội của Ngài. Nền tảng của một Giáo Hội không phải là sức riêng của con người, mà là sức mạnh của Ðấng đã hứa: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Chính sự hiện diện sinh động và ơn thánh của Ngài mới có thể làm cho Giáo Hội ấy đứng vững đến độ sức mạnh của hỏa ngục không làm lay chuyển nổi.
Thánh Phaolô, người đã từng là kẻ thù số một của Giáo Hội cũng đã bất thần được Chúa Giêsu chọn làm Tông đồ cho dân ngoại. Ngài luôn luôn cảm nhận được sức mạnh của ơn Chúa: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”, hoặc “Nếu phải vinh quang, thì tôi chỉ vinh quang về những yếu đuối của tôi mà thôi, vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”.
Suy niệm về việc Chúa Giêsu tuyển chọn mười hai Tông đồ của Ngài, chúng ta được mời gọi nhận ra thân phận yếu đuối bất toàn của chúng ta, đồng thời nói lên niềm tín thác của chúng ta vào tình yêu của Ngài. Chỉ có một sức mạnh duy nhất để chúng ta nương tựa vào, đó là sức mạnh của ơn Chúa. Với niềm xác tín đó, thì dù phải trải qua lao đao thử thách, chúng ta vẫn luôn hy vọng rằng tình yêu của Chúa sẽ mang lại những điều thiện hảo cho chúng ta.
Các Tông Đồ được chọn ở trên núi, nhưng chính là để theo Chúa Giêsu xuống núi, vì cả một nhân loại đông đúc đang mong chờ để nghe lời Chúa Giêsu và để được chữa lành. Nhưng các ông chưa phải làm gì cả, chỉ lắng nghe Chúa Giêsu giảng và nhìn ngắm Ngài chữa lành bệnh tật, nhất là nhìn ngắm sự kiện: Tất cả đám đông tìm cách đụng vào Ngài, vì có một năng lực tự nơi Ngài phát ra, chữa lành hết mọi người. (c. 19)
Các Tông Đồ và cả chúng ta nữa, sẽ được Chúa Giêsu tin tưởng trao ban sứ mạng thực hiện cùng những gì mà Ngài đã làm, nghĩa là rao giảng Lời Chúa và phục vụ sự sống của nhiều người.
Nhưng dù chúng ta làm việc gì, có chức vụ gì, sứ mạng của chúng ta vẫn là giúp người ta “đụng chạm” cho được Đức Kitô.
Hai thánh tông đồ Simon và Giuđa đã hiên ngang làm chứng cho Chúa phục sinh. Các Ngài đã lãnh triều thiên vinh quang Chúa dành cho những kẻ trung tín với Ngài.
Mừng kính thánh Simon và Giuđa Tông Đồ hôm nay, ước gì mỗi người chúng ta cũng ý thức mình được gọi và chọn làm môn đệ của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng đi trên hành trình với Chúa. Chúng ta luôn “nói với Chúa” khi lên núi cầu nguyện mỗi ngày ; và chúng ta luôn “nói về Chúa” trong tiến trình hoạt động ngày sống của chúng ta. Ước gì chúng ta cũng biết ngưỡng mộ từ tâm của Chúa, cứu giúp những ai khổ đau đang cần được cứu chữa. Ước gì chúng ta cũng biết đi theo con đường kỷ luật Chúa đã đi là “luôn nói với Chúa và nói về Chúa”.
2020
Sự lớn mạnh của Nước Trời
27 11 X Thứ Ba tuần 30 Mùa TN.
Ep 5,21-33; Lc 13,18-21
SỰ LỚN MẠNH CỦA NƯỚC TRỜI
Trang Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn nói đến sự lớn mạnh của Nước Trời qua dụ ngôn hạt cải và nắm men.
Dụ ngôn hạt cải nhấn mạnh sự phát triển theo chiều rộng: từ hạt cải nhỏ bé trở thành cây to, đến độ chim trời có thể đến làm tổ được. Dụ ngôn nắm men được đem trộn vào bột nhấn mạnh đến chiều sâu, tức phẩm chất của Nước Chúa: từ một chút men có thể làm dậy cả khối bột. Cả hai dụ ngôn đều nhấn mạnh đến sức mạnh nội tại của Nước Chúa, một sức mạnh chỉ được nhìn thấy bằng đức tin mà thôi.
Thật thế, khi kể hai dụ ngôn này, Chúa Giêsu không nhằm đến diễn tiến Nước Chúa đang xảy ra như thế nào trong lịch sử, mà chỉ nhằm nhấn mạnh đến tình trạng hoàn tất chung cuộc vào lúc cuối lịch sử: mặc cho những thử thách, những ngăn trở, Nước Chúa dù được bắt đầu một cách khiêm tốn nhỏ bé, nhưng chắc chắn sẽ đạt đến mức phát triển trọn vẹn.
Thật vậy, hạt cải của vùng Palestine là một loại hạt nhỏ bé nhất trong những loài thảo mộc, nhưng khi nó đã lớn, thân cây của chúng cao to, có thể là nơi chim trời về làm tổ trong những tán lá xum xuê. Còn khi nói Nước Trời như một nắm men, Chúa Giêsu cho thấy Nước ấy cũng sẽ lớn mạnh như men làm cho bột dạy lên thế nào thì Đạo Thánh mà Ngài thiết lập cũng sẽ lan rộng như vậy.
Lời khẳng định này của Chúa Giêsu đã được chứng minh qua dòng thời gian suốt hơn 2000 năm qua. Khởi đi từ một nhóm môn đệ ít ỏi và lại gặp biết bao thử thách từ trong trứng nước như: cấm cách, bắt bớ và giết chết bằng những hình thức hết sức tàn bạo, dã man…. Tuy nhiên, càng thử thách bao nhiêu, càng phát triển bấy nhiêu, đôi khi có lúc âm thầm, nhưng như than hồng rực nóng hơn nhiều lần ngọn lửa thế nào thì Đạo của Chúa cũng mạnh mẽ và mãnh liệt như vậy.
Điều quan trọng là hạt cải phải mục nát, men phải được hòa tan trong bột thế nào thì đời sống của người Kitô hữu cũng phải như vậy, tức là đời sống đạo của chúng ta phải chan chứa tình Chúa, tình người, sống công bằng, từ bi, nhân hậu, hiền hòa, nhẫn nại…. Có thế, chúng ta mới làm cho hạt cải của niềm tin sống động để làm chỗ dựa cho người khác. Làm cho men yêu thương lan tỏa để nhiều người yêu mến Chúa hơn.
Tin Mừng nuớc Thiên Chúa thoạt đầu xem ra không có sức hấp dẫn gì đối với người nghe, cụ thể là đối với người Do Thái thời đó, họ đã từ chối lời của Đức Kitô và từ chối chính Ngài. Nhưng một khi nước Thiên Chúa được rao giảng cho con người thì sứ điệp Tin Mừng đó sẽ tự len lõi vào trong tâm hồn con người và tự lớn lên. Sự phát triển không ngừng của Hội Thánh Chúa cho chúng ta niềm xác tín ấy, và cũng chính điều đó mà chúng ta khẳng định “truyền giáo” là một trong những đặc tính của Giáo Hội. Dù bị bắt bớ, dù bị từ chối và khinh chê nhưng Giáo Hội vẫn tiếp tục rao giảng Lời Thiên Chúa cho con người, vì Giáo Hội tin vào sức sống mãnh liệt của Thánh Thần Chúa sẽ thực hiện điều kỳ diệu.
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo vào trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được”. Cải ở vùng Thánh Địa là một loại cây, tuy có hạt rất nhỏ nhưng khi gieo vào đất tốt, cây cải mọc cao lớn, cành lá xum xuê, chim trời đến cư ngụ và làm tổ. Điều này muốn diễn tả, Nước Thiên Chúa là một “sự lớn dần”, là một cái gì “mọc lên” … Đó là một sự phát triển không thể cầm giữ nỗi, người ta không thể cản ngăn, vì đó chính là sức mạnh của sự sống.
Cũng vậy, “Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”. Men dùng để dậy bột làm bánh là một dẫn chứng rất thân thuộc và bình dị đối với mỗi gia đình người Do Thái. Chỉ cần một chút men được trộn vào bột và một khi bột đã ngấm men (dậy men), thì cả khối bột sẽ trương nở ra rất nhiều. Thực vậy, Tin Mừng nước Thiên Chúa một khi đã len lõi được vào tâm hồn con người và được rao giảng đến đâu là ở đó lòng người được biến đổi.
Hai dụ ngôn: Hạt Cải và Nắm Men trong bột, gởi đến chúng ta một sứ điệp hy vọng, nhất là khi phải đương đầu với trở ngại, thử thách trong đời sống đức tin. Nhìn thấy những điều tiêu cực luôn xảy ra trong Giáo Hội và trên thế giới, chúng ta có thể tự hỏi: Những hạt cải giá trị Kitô liệu còn có thể mọc lên và phát triển trong một thế giới ngày càng bị tục hóa và bị nhiễm tinh thần đối nghịch với Thiên Chúa không? Một chút men Lời Chúa có đủ sức thu hút và biến đổi con người nên tốt hơn không? Ðã hơn 2,000 năm kể từ khi Con Thiên Chúa nhập thể làm người và thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại qua cái chết trên Thập giá, nhưng thử hỏi nhân loại ngày nay có tốt đẹp hơn ngày xưa không?
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta biết cậy dựa và đặt niềm tin nơi Chúa. Tin tưởng rằng mình chẳng là gì, rất bé nhỏ, nhưng một khi đã gắn kết với Chúa trong sự khiêm tốn thì chắc chắc Chúa sẽ dùng vào những chuyện lớn lao cho chương trình của Ngài. Ví dụ như Phêrô; Phaolô; Âu tinh….
Khiêm tốn chính là vũ khí để chống lại những kẻ kiêu ngạo đang ngang ngược chống phá Giáo Hội. Chúng ta vững tin, sẽ có ngày chỉ một nắm men nhỏ, chúng ta sẽ làm cho cả khối bột dạy men nhờ ơn Chúa.
Qua hai dụ ngôn “hạt cải” và “men trong bột” hôm nay cũng mời gọi mỗi chúng ta tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, vì Chúa luôn quan phòng và đang hoạt động âm thầm trong Hội Thánh, cũng như trong mỗi người chúng ta. Nhờ đó, chúng ta an tâm, kiên trì và bền đỗ trong mỗi ngày trong sứ mạng truyền giáo của mình.
2020
Sự lớn mạnh của Nước Trời
27 11 X Thứ Ba tuần 30 Mùa TN.
Ep 5,21-33; Lc 13,18-21
SỰ LỚN MẠNH CỦA NƯỚC TRỜI
Trang Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn nói đến sự lớn mạnh của Nước Trời qua dụ ngôn hạt cải và nắm men.
Dụ ngôn hạt cải nhấn mạnh sự phát triển theo chiều rộng: từ hạt cải nhỏ bé trở thành cây to, đến độ chim trời có thể đến làm tổ được. Dụ ngôn nắm men được đem trộn vào bột nhấn mạnh đến chiều sâu, tức phẩm chất của Nước Chúa: từ một chút men có thể làm dậy cả khối bột. Cả hai dụ ngôn đều nhấn mạnh đến sức mạnh nội tại của Nước Chúa, một sức mạnh chỉ được nhìn thấy bằng đức tin mà thôi.
Thật thế, khi kể hai dụ ngôn này, Chúa Giêsu không nhằm đến diễn tiến Nước Chúa đang xảy ra như thế nào trong lịch sử, mà chỉ nhằm nhấn mạnh đến tình trạng hoàn tất chung cuộc vào lúc cuối lịch sử: mặc cho những thử thách, những ngăn trở, Nước Chúa dù được bắt đầu một cách khiêm tốn nhỏ bé, nhưng chắc chắn sẽ đạt đến mức phát triển trọn vẹn.
Thật vậy, hạt cải của vùng Palestine là một loại hạt nhỏ bé nhất trong những loài thảo mộc, nhưng khi nó đã lớn, thân cây của chúng cao to, có thể là nơi chim trời về làm tổ trong những tán lá xum xuê. Còn khi nói Nước Trời như một nắm men, Chúa Giêsu cho thấy Nước ấy cũng sẽ lớn mạnh như men làm cho bột dạy lên thế nào thì Đạo Thánh mà Ngài thiết lập cũng sẽ lan rộng như vậy.
Lời khẳng định này của Chúa Giêsu đã được chứng minh qua dòng thời gian suốt hơn 2000 năm qua. Khởi đi từ một nhóm môn đệ ít ỏi và lại gặp biết bao thử thách từ trong trứng nước như: cấm cách, bắt bớ và giết chết bằng những hình thức hết sức tàn bạo, dã man…. Tuy nhiên, càng thử thách bao nhiêu, càng phát triển bấy nhiêu, đôi khi có lúc âm thầm, nhưng như than hồng rực nóng hơn nhiều lần ngọn lửa thế nào thì Đạo của Chúa cũng mạnh mẽ và mãnh liệt như vậy.
Điều quan trọng là hạt cải phải mục nát, men phải được hòa tan trong bột thế nào thì đời sống của người Kitô hữu cũng phải như vậy, tức là đời sống đạo của chúng ta phải chan chứa tình Chúa, tình người, sống công bằng, từ bi, nhân hậu, hiền hòa, nhẫn nại…. Có thế, chúng ta mới làm cho hạt cải của niềm tin sống động để làm chỗ dựa cho người khác. Làm cho men yêu thương lan tỏa để nhiều người yêu mến Chúa hơn.
Tin Mừng nuớc Thiên Chúa thoạt đầu xem ra không có sức hấp dẫn gì đối với người nghe, cụ thể là đối với người Do Thái thời đó, họ đã từ chối lời của Đức Kitô và từ chối chính Ngài. Nhưng một khi nước Thiên Chúa được rao giảng cho con người thì sứ điệp Tin Mừng đó sẽ tự len lõi vào trong tâm hồn con người và tự lớn lên. Sự phát triển không ngừng của Hội Thánh Chúa cho chúng ta niềm xác tín ấy, và cũng chính điều đó mà chúng ta khẳng định “truyền giáo” là một trong những đặc tính của Giáo Hội. Dù bị bắt bớ, dù bị từ chối và khinh chê nhưng Giáo Hội vẫn tiếp tục rao giảng Lời Thiên Chúa cho con người, vì Giáo Hội tin vào sức sống mãnh liệt của Thánh Thần Chúa sẽ thực hiện điều kỳ diệu.
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo vào trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được”. Cải ở vùng Thánh Địa là một loại cây, tuy có hạt rất nhỏ nhưng khi gieo vào đất tốt, cây cải mọc cao lớn, cành lá xum xuê, chim trời đến cư ngụ và làm tổ. Điều này muốn diễn tả, Nước Thiên Chúa là một “sự lớn dần”, là một cái gì “mọc lên” … Đó là một sự phát triển không thể cầm giữ nỗi, người ta không thể cản ngăn, vì đó chính là sức mạnh của sự sống.
Cũng vậy, “Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men”. Men dùng để dậy bột làm bánh là một dẫn chứng rất thân thuộc và bình dị đối với mỗi gia đình người Do Thái. Chỉ cần một chút men được trộn vào bột và một khi bột đã ngấm men (dậy men), thì cả khối bột sẽ trương nở ra rất nhiều. Thực vậy, Tin Mừng nước Thiên Chúa một khi đã len lõi được vào tâm hồn con người và được rao giảng đến đâu là ở đó lòng người được biến đổi.
Hai dụ ngôn: Hạt Cải và Nắm Men trong bột, gởi đến chúng ta một sứ điệp hy vọng, nhất là khi phải đương đầu với trở ngại, thử thách trong đời sống đức tin. Nhìn thấy những điều tiêu cực luôn xảy ra trong Giáo Hội và trên thế giới, chúng ta có thể tự hỏi: Những hạt cải giá trị Kitô liệu còn có thể mọc lên và phát triển trong một thế giới ngày càng bị tục hóa và bị nhiễm tinh thần đối nghịch với Thiên Chúa không? Một chút men Lời Chúa có đủ sức thu hút và biến đổi con người nên tốt hơn không? Ðã hơn 2,000 năm kể từ khi Con Thiên Chúa nhập thể làm người và thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại qua cái chết trên Thập giá, nhưng thử hỏi nhân loại ngày nay có tốt đẹp hơn ngày xưa không?
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta biết cậy dựa và đặt niềm tin nơi Chúa. Tin tưởng rằng mình chẳng là gì, rất bé nhỏ, nhưng một khi đã gắn kết với Chúa trong sự khiêm tốn thì chắc chắc Chúa sẽ dùng vào những chuyện lớn lao cho chương trình của Ngài. Ví dụ như Phêrô; Phaolô; Âu tinh….
Khiêm tốn chính là vũ khí để chống lại những kẻ kiêu ngạo đang ngang ngược chống phá Giáo Hội. Chúng ta vững tin, sẽ có ngày chỉ một nắm men nhỏ, chúng ta sẽ làm cho cả khối bột dạy men nhờ ơn Chúa.
Qua hai dụ ngôn “hạt cải” và “men trong bột” hôm nay cũng mời gọi mỗi chúng ta tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, vì Chúa luôn quan phòng và đang hoạt động âm thầm trong Hội Thánh, cũng như trong mỗi người chúng ta. Nhờ đó, chúng ta an tâm, kiên trì và bền đỗ trong mỗi ngày trong sứ mạng truyền giáo của mình.
2020
Đừng vụ luật
26 10 X Thứ Hai tuần 30 Mùa TN.
Ep 4,32-5,8; Lc 13,10-17
ĐỪNG VỤ LUẬT
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu, chính là cuộc xung đột giữa Ngài và những người Biệt phái. Những người Biệt phái bám vào việc tuân giữ nghi thức và luật lệ đến độ dẫm lên trên cả mạng sống con người. Trong khi đó, đối với Chúa Giêsu, cốt lõi của đạo chính là tình yêu. Phân định về việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu tuyên bố dứt khoát: “Ngày Hưu lễ được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Hưu lễ”. Ngài đã giải thoát một người đàn bà khỏi bị còng lưng trong ngày Hưu lễ, để chứng tỏ sự sống của con người, giá trị của con người, hay đúng hơn, tình yêu thương cao cả hơn tất cả những nghi thức và việc tuân giữ bên ngoài.
Trang Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu lên tiếng chỉ trích rất nặng lời với những người sống vụ luật và bất nhân đối với người khác.
Câu chuyện được khởi đi từ việc Đức Giêsu chữa người đàn bà bị quỷ ám làm cho khòm lưng đã 18 năm vào đúng ngày Sabát. Thấy vậy, ông trưởng hội đường xem ra có vẻ khó chịu vì Chúa Giêsu đã vi phạm luật ngày Sabát.
Thấy vậy, Chúa Giêsu đã lên tiếng nói: “Hỡi những kẻ giả hình, chớ thì trong ngày Sabát, mỗi người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan cột trói nó đã 18 năm nay, chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabát sao?”.
Qua câu hỏi đó, Chúa Giêsu mặc cho luật một tinh thần mới, đó là: yêu thương, liên đới và tha thứ. Đây chính là cốt lõi của luật. Luật mà không có tình yêu lồng vào thì đó là luật chết, vì nó giết chết con người cách khủng khiếp nhất.
Chúa muốn nhắc lại những tập tục của dân làng và đánh thức óc thực tế của họ, để rút ra một kết luận chắc chắn: lòng nhân ái phải được đặt trên lề luật. Nếu mọi người chỉ biết sống câu nệ về lề luật, sẽ trở nên tàn nhẫn trước nỗi đau của nhân loại. Con người lắm khi coi trọng luật, sống trên luật, làm việc bằng luật hay áp dụng luật, mà quên đi trong cuộc sống phải có tấm lòng nhân đạo, sự yêu thương, qua đó giúp nhau cởi trói buông bỏ của bao người chỉ sống canh giữ lề luật. Thế nên Chúa Giêsu thấu hiểu được nỗi đau, nỗi thống khổ của người phụ nữ bị còng lưng, sự đau khổ của bà khi thua kém mọi người, nên Chúa Giêsu đã chữa lành cho bà, dù vẫn biết là hôm đó ngày sa-bát.
Ngày nay, vẫn có nhiều người xem ra rất đạo đức như: đọc kinh, xem lễ hằng ngày; lần hạt thì hết chuỗi này đến chuỗi khác; viếng hết đền này đến đền kia…. Điều này rất tốt và ích lợi cho đời sống thiêng liêng nếu người đó biết thực hành những điều Chúa và Giáo Hội dạy ngang qua những việc đạo đức đó, tức là “Lời nói đi đôi với việc làm”.
Nhưng trớ trêu thay, vẫn còn đó những cái xác không hồn khi không biết sống yêu thương, không có tấm lòng bác ái, nhân từ, vẫn sống man trá, lọc lừa nhân danh thứ đạo đức rởm bề ngoài. Lại có nhiều người đi lễ đâu phải vì lòng mến Chúa, mà chủ yếu là khoe mẽ quần là áo lượt! Vì thế, khi thấy cha giảng hơi dài một chút là khó chịu, bực tức, hoặc khi cha dẫn giải Lời Chúa mà đụng chạm đến lòng tự ái của mình là đùng đùng nổi giận và chỉ trích cha thế này, cha thế kia…! Tệ hơn nữa là đi lễ chỉ vì luật, nên không thiếu gì những bạn trẻ đi lễ “ôm” hay thuộc dạng đạo “gốc”; đạo “ngắm”; đạo “dòng”!
Các vấn nạn Chúa Giêsu đặt ra để ông Trưởng Hội Đường và các người theo phe ông nhận ra cốt lõi của luật. Trước hết và trên hết đó là lòng nhân ái. Nhiều khi chúng ta dùng luật mà xem thường hay xúc phạm vùi dập của con người. Câu 17 là câu kết luận của bài Tin Mừng “ những kẻ chống đối Chúa Giêsu phải xấu hổ còn toàn dân thì vui mừng” . Đó là 2 thái độ của những người nghe Lời Chúa. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã cho họ biết họ đang đứng ở vị trí nào trong Nước Thiên Chúa.
Thật trùng hợp khi ngày nay trong chúng ta, vẫn có khối kẻ sống nệ luật như ông Trưởng Hội Đường này. Chúng ta đã dùng luật Chúa và luật Giáo Hội để lên án tố cáo người khác, không đúng nơi, đúng lúc. Một cách không nhân nhượng. Chúng ta dễ dàng thoải mái xét đoán khi không có thẩm quyền ấy và nhiều khi những lời tố cáo đó chỉ theo nhãn quan tình cảm của ta mà thôi. Như người Do Thái xưa đã dùng luật mà lên án Chúa Giêsu, ngày nay chúng ta cũng dùng chính Lời Chúa để kết tội người khác một cách vô tình hay hữu ý.
Trang Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta cần thoát ra khỏi những kiểu giữ đạo vì sợ điều này điều kia, hay đi lễ nhà thờ chỉ vì thói quen, hoặc muốn chứng tỏ rằng mình đạo đức hơn người. Lời Chúa thôi thúc chúng ta rằng: khi giữ những luật lệ của đạo là điều cần thiết.
Tuy nhiên, cần mặc cho nó một tình yêu. Nếu có tình yêu, chúng ta sẽ mến Chúa, yêu anh chị em mình cách chân tình. Luôn muốn và làm điều tốt nhất cho anh chị em chúng ta. Không còn chuyện bè phái, lươn lẹo, lật lọng, nhưng ngay thẳng, chân thành và thánh thiện. Chỉ khi làm được chuyện đó, chúng ta mới thấy được luật của Chúa là luật làm cho con người được hạnh phúc, bình an và hoan lạc thực sự. Nếu không thì chỉ là chiếc xiềng quá nặng mà chúng ta vẫn cố đeo trên cổ đến nỗi bò lê lết để mang nó hằng ngày.
Chỉ vì muốn giữ trọn các giới luật cấm không được làm việc trong ngày Sa-bát, nên ông trưởng hội đường tức tối và thầm trách Chúa. Còn Chúa Giêsu là hiện thân của tình thương, bao giờ Chúa cũng đi bước trước, và đó là tính cách của bác ái kitô giáo. Chúa chữa bệnh cho người ta vào ngày sa-bát chứng tỏ Chúa muốn dành ưu tiên cho luật bác ái hơn các khoản luật khác. Và cũng để cổ võ việc thờ phượng Thiên Chúa trong ngày Sa-bát, bằng những công việc bác ái từ thiện.
Ngày nay, không thể phủ nhận rằng luật lệ rất quan trọng trong việc hành pháp và tổ chức xã hội, ngay cả Huynh Đoàn được thực hiện rất rõ nét và một cách quy củ. Nhưng trong một số trường hợp luật lệ chỉ mang tính tương đối vì nó do con người đặt ra. Nếu lề luật đó nếu làm đánh mất đi tình yêu thương giữa người với người thì luật lệ đó cũng sẽ không còn phù hợp nữa.
Do vậy, lề luật cần đảm bảo dung hòa vừa mang tính kỷ cương vừa thể hiện được tính nhân văn, thì khi đó lòng nhân ái sẽ giúp con người biết sống chan hòa với nhau trong tình huynh đệ, sống yêu thương nhau hơn, biết sẻ chia ngay trong Huynh đoàn, cộng đoàn, xã hội hay Giáo hội.
Nếu mỗi người biết cho đi yêu thương sẽ được đón nhận lại hồng ân Thiên Chúa ban tặng hồng ân cho ta gấp bội phần. Biết sống trong sự nhân ái, tâm hồn ta mới thực sự được mới lớn lên trong Chúa và sống trong lòng thương xót của Ngài. Nhìn về Mẹ Têrêsa thành Calcuta– tấm gương rạng ngời về lòng nhân ái để học hỏi và noi theo gương Mẹ mỗi ngày qua danh ngôn mà Mẹ đã để lại cho hậu thế: