Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ

Danh mục: Phụng vụ

Home / Phụng vụ
01Tháng Tư
2020

Các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh

01/04/2020
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Thánh lễ trực tuyến
0

Chương trình các lễ nghi trong Tuần Thánh và Phục sinh của Đức Thánh Cha có thay đổi, so với chương trình được dự định trước khi virus corona bùng phát. Theo chương trình mới, Đức Thánh Cha sẽ cử hành các nghi lễ bên trong đền thờ thánh Phêrô và không có giáo dân tham dự.

 

Hôm thứ Sáu 27/03 vừa qua, Vatican đã thông báo chương trình các lễ nghi Tuần Thánh Đức Thánh Cha sẽ cử hành. Các Thánh lễ sẽ được truyền hình trực tiếp cho giáo dân tham dự trên các kênh truyền thông.

Chúa Nhật Lễ Lá, Tam Nhật Vượt Qua và lễ Phục Sinh sẽ được cử hành tại bàn thờ Ngai tòa thánh Phêrô, bên trong đền thờ, nghĩa là bàn thờ phía sau bàn thờ tuyên xưng đức tin và sẽ không có sự tham dự của giáo dân.

Cụ thể là vào ngày 05/04, vào lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật lễ Lá, tưởng niệm Chúa Giêsu vào thánh Giêrusalem. (Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt)

Trực tiếp Lễ Lá – ĐTC Phanxicô cử hành

Ngày 09/04, vào lúc 18 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh, cử hành bữa Tiệc Ly của Chúa.

Ngày 10/04, thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc 18 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành cuộc Thương Khó của Chúa và vào lúc 21 giờ, thay vì ngắm Đàng Thánh giá tại đấu trường Colosseo, Đức Thánh Cha sẽ hướng dẫn buổi ngắm Đàng Thánh Giá tại thềm đền thờ thánh Phêrô. (Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt)

Đi Đàng Thánh Giá – ĐTC Phanxicô chủ sự

Ngày 11/04, lúc 21 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Lễ Vọng Phục Sinh và ngày 12/04, vào lúc 11 giờ, ngài sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành truyền thống Urbi et Orbi. (Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt)

Thánh Lễ Phục sinh và Phép lành Urbi et Orbi – ĐTC Phanxicô chủ sự

Trong chương trình mới cập nhật, không có Thánh lễ truyền Dầu, mà theo truyền thống thường được cử hành vào sáng thứ Năm Tuần Thánh. Theo sắc lệnh mới của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích thông báo hồi đầu tuần này, các giáo phận có thể dời Thánh lễ truyền Dầu sang một thời gian khác. (ACI 27/03/2020)

 

Hồng Thủy – Vatican

Read More
01Tháng Tư
2020

Truyền thống đọc Kinh Truyền tin

01/04/2020
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Tài liệu phụng vụ
0

Kinh Truyền Tin vốn là kinh tôn thờ mầu nhiệm Chúa Nhập Thể, gồm 4 câu xướng-đáp, 3 kinh Kính Mừng, cuối cùng là lời nguyện chung. Trước đây quen gọi là kinh nguyện A-ve (Kính mừng…). Vì thế nhiều người hiểu là “chào Đức Mẹ” 3 lần trong ngày, theo kiểu nhà binh chào “xếp” mỗi ngày 3 lần. Trước thập niên 70 của thế kỷ trước, các nhà thờ Công giáo thường kéo 3 lần chuông trong ngày và mọi người dù đang ở đâu, đang làm gì cũng ngưng ít phút để đọc chung hoặc riêng kinh Truyền Tin; vì lòng sốt sắng, có người còn thêm 3 kinh Sáng Danh sau lời nguyện (nhất là ban trưa).

– Thời gian đọc kinh Truyền Tin: Sáng (trước giờ kinh sáng), trưa (đúng 12 giờ trưa), và chiều tối (sau giờ kinh tối).

– Cách điểm chuông nguyện kinh Truyền Tin:

     + Điểm 3 tiếng chuông/3 lần = 9 tiếng

     + Tiếp theo là một hồi liền, rồi kết thúc mà không có 3 tiếng sau cùng.

– Một số giáo xứ có thói quen kéo chuông tắt lửa, điểm 9 tiếng đang khi, hoặc sau khi đọc kinh Vực Sâu.

Trở lại với quả chuông trên Phương Đình Phát Diệm (chuông được đúc cách nay tròn 130 năm), ta nghe tiếng chuông nói qua những lời ghi trên mặt chuông:

“Tôi ca tụng Chúa thật,

tôi kêu gọi dân chúng,

tôi tập hợp giáo sĩ,

tôi khóc người qua đời

tôi đẩy lui dịch tễ

tôi tô điểm ngày lễ”.

(Chuông Phương Đình Phát Diệm)

Giữa cơn đại dịch Covid-19 đang rắc gieo đau khổ cho nhân loại, thánh lễ cử hành cùng cộng đoàn tạm ngưng, hơn lúc nào hết, việc duy trì tiếng chuông cùng lời kinh Truyền Tin nơi các giáo xứ, giáo họ thật ý nghĩa và cần thiết biết bao!

Read More
01Tháng Tư
2020

Thứ Năm Tuần V Mùa Chay 

01/04/2020
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Thánh lễ
0

02/04/2020

Thứ Năm Tuần V Mùa Chay

Lời nguyện nhập lễ

          Lạy Chúa rất từ bi, này chúng con hết lòng trông cậy vào Chúa; xin nhận lời chúng con khẩn nguyện và luôn che chở giữ gìn chúng con, để từ đây thoát vòng tội lỗi, chúng con bền tâm sống cuộc đời thánh thiện và đáng hưởng gia nghiệp Chúa hứa ban. Chúng con cầu xin …

BÀI ĐỌC I: St 17, 3-9

“Ngươi sẽ làm tổ phụ nhiều dân tộc”.

Trích sách Sáng Thế.

          Trong ngày ấy, Abram sấp mình xuống đất và Thiên Chúa phán cùng ông rằng: “Này Ta đây, Ta giao ước với ngươi, ngươi sẽ làm tổ phụ nhiều dân tộc. Thiên hạ sẽ không còn gọi ngươi là Abram nữa, nhưng sẽ gọi là Abraham, vì Ta đặt ngươi làm tổ phụ nhiều dân tộc. Ta sẽ ban cho ngươi con cháu đông đúc. Ta sẽ đặt ngươi làm tổ phụ nhiều dân tộc, và nhiều vua chúa xuất thân từ ngươi. Ta sẽ thiết lập giao ước vĩnh viễn giữa Ta với ngươi cùng con cháu ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác, để Ta trở nên Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi cư ngụ, sẽ cho ngươi làm chủ vĩnh viễn toàn cõi đất Canaan và Ta sẽ là Chúa của chúng”.

Chúa lại phán cùng Abraham rằng: “Phần ngươi và dòng dõi ngươi, từ đời nọ sang đời kia, hãy giữ lời giao ước của Ta”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 104, 4-5. 6-7. 8-9

Đáp: Tới muôn đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước (c. 8a).

Xướng: 1) Hãy coi trọng Chúa và quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm thiên nhan Chúa luôn luôn. Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm, những phép lạ và những điều Ngài phán quyết. – Đáp.

2) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ của Ngài, hỡi con cháu Giacóp, những kẻ được Ngài kén chọn, chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta, quyền cai trị của Ngài bao trùm khắp cả địa cầu. – Đáp.

3) Tới muôn đời Ngài vẫn nhớ lời minh ước, lời hứa mà Ngài đã an bài tới muôn thế hệ, lời minh ước Ngài đã ký cùng Abraham, lời thề hứa Ngài đã thề với Isaac. – Đáp.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Am 5, 14

Các ngươi hãy tìm điều lành, chớ đừng tìm điều dữ, để các ngươi được sống và Chúa sẽ ở cùng các ngươi.

PHÚC ÂM: Ga 8, 51-59

“Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

          Khi ấy, Chúa Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Nếu ai giữ lời Ta, thì muôn đời sẽ không phải chết”. Người Do-thái lại nói: “Bây giờ thì chúng tôi biết rõ ông bị quỷ ám. Abraham đã chết và các tiên tri cũng vậy, thế mà ông lại nói: ‘Ai giữ lời Ta, thì không bao giờ phải chết’. Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao? Ngài đã chết, các tiên tri cũng đã chết. Ông cho mình là ai?”

          Chúa Giêsu trả lời: “Nếu Ta tự tôn vinh chính mình, thì vinh quang của Ta sẽ không giá trị gì. Chính Cha Ta tôn vinh Ta. Người là chính Đấng các ngươi xưng là Thiên Chúa của các ngươi. Vậy mà các ngươi không biết Người. Còn Ta, Ta biết Người. Nếu Ta nói Ta không biết Người, thì Ta cũng nói dối như các ngươi. Nhưng Ta biết Người, và Ta giữ lời Người. Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan, vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta. Ông đã thấy và đã vui mừng”.

          Người Do-thái liền nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã trông thấy Abraham rồi sao?” Chúa Giêsu trả lời: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi: Khi Abraham chưa sinh ra, thì Ta đã có rồi”.

          Bấy giờ họ lượm đá ném Ngài, nhưng Chúa Giêsu ẩn mình đi ra khỏi đền thờ.

Đó là lời Chúa.

Lời nguyện tiến lễ

          Lạy Chúa, xin đoái nhìn lễ tế chúng con dâng. Ước chi lễ tế này vừa giúp chúng con cải tà quy chính, vừa đem lại cho thế giới ơn cứu độ. Chúng con cầu xin …

Lời tiền tụng thương khó I

          Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con.

          Vì nhờ cuộc khổ nạn sinh ơn cứu độ của Con Chúa, toàn thế giới đã nhận biết phải tuyên xưng uy linh Chúa, và nhờ quyền lực khôn tả của thập giá, thế gian đã bị xét xử, và quyền năng của Ðấng chịu đóng đinh được toả sáng.

          Vì thế lạy Chúa, cùng với toàn thể Thiên thần và các thánh, chúng con tuyên xưng Chúa và hân hoan tung hô rằng:

Thánh! Thánh! Thánh! …

Lời nguyện hiệp lễ

          Lạy Chúa rất nhân hậu từ bi, Chúa đã cho chúng con dự tiệc Thánh Thể; ước chi thần lương này, sau khi nuôi dưỡng chúng con trên đường dương thế, cũng đưa chúng con về quê trời hưởng phúc trường sinh. Chúng con cầu xin …

Read More
01Tháng Tư
2020

Tin và đón nhận

01/04/2020
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

Thứ Năm 2 tháng 4 2020

Ga 8, 51-59

TIN VÀ ĐÓN NHẬN

            Sinh thời của Chúa Giêsu, dân chúng đã tìm cách giải thích dung mạo của Người, họ gán cho Người những hình ảnh quen thuộc: là Gioan Tẩy Giả, là ngôn sứ Êlia, hay một ngôn sứ nào đó (Mc 8, 28). Trong trình thuật Tin mừng của thánh Gioan hôm nay, Chúa Giêsu khẳng định Người là Con Thiên Chúa (Ga 8, 54) và là Đấng Hằng Hữu (Ga 8, 58).

            Thuật ngữ “Ta Hằng Hữu” cho thấy Chúa Giêsu luôn hiện diện cách siêu việt thời gian và không gian như lời Thánh sử Gioan đã viết “lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1, 1). Người không những hiện diện cách siêu hình mà còn hiện diện cụ thể trong lịch sử nhân loại “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14a).

            Với biến cố Nhập Thể, Ngôi Lời là Thiên Chúa vô hình đã hiện diện cách hữu hình khi trở nên người phàm. Người nói với con người bằng ngôn ngữ nhân loại, mạc khải cho con người về Ơn Cứu Độ. Tất cả những gì con người phải làm để được Ơn Cứu Độ là tin vào Chúa Giêsu, xem những gì Người làm, lắng nghe và tuân giữ những gì Người nói.

            Tuy vậy, không phải mọi người đều nhận ra sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu và tin vào Người. Nhiều người Do Thái trực tiếp được thấy và nghe Chúa Giêsu giảng dạy nhưng đã không tin Người và cho rằng Người bị quỷ ám. Hình ảnh những người Do Thái không tin Chúa Giêsu chính là hình ảnh của nhiều người hôm nay. Họ không nhận ra sự hiện diện của Người vì những lý do khác nhau: hoặc vì thượng tôn khoa học, hoặc vì bám víu nơi vật chất, hoặc vì theo các lý thuyết vô thần.

            Người Do Thái đã bị vấp phạm khi nghe thấy Chúa Giêsu, một người chưa đầy năm mươi tuổi, tự cho mình là Con Thiên Chúa, là Đấng Hằng Hữu, đã được thấy tổ phụ Apraham. Lý trí bình thường của con người và sự khép kín cõi lòng đã trở thành rào cản khiến họ không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ Thiên Chúa sai đến. Họ từ chối tin vào Ngài.

            Trong một cuộc đối thoại với người Do Thái, Chúa Giêsu càng lúc càng mặc khải thêm về thân thế của Ngài… Nhưng với cái nhìn và kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân, người Do Thái không thể nhận biết thân thế của Chúa: “Ông là ai? Ông chưa được 50 tuổi mà đã trông thấy Abraham sao? Bây giờ chúng tôi mới biết rõ ông bị quỷ ám… Sự thật của Chúa đòi hỏi con người phải từ bỏ nếp sống cũ của tội lỗi, những mưu tính vụ lợi, những ghanh tị tham lam.”

            Thượng tế Caipha đang mưu toan đẩy Chúa Giêsu vào con đường chết nhằm loại trừ hậu họa theo cái nhìn của con người. Hơn nữa, mưu kế khôn ngoan của ông cũng che đậy một mưu mô thâm hiểm muốn giết người vô tội để thỏa lòng ghen tương, đố kỵ. Nhưng thật trớ trêu, âm mưu thâm độc của vị thượng tế lại trở thành lời tiên tri loan báo về Chúa Giêsu, Đấng sẽ chịu chết để trở thành nguồn ơn cứu độ cho muôn dân.

            Sự mưu mô, tội ác, sự bất công vẫn đầy dẫy trong thế giới con người. Người ta dễ dàng bóp méo sự thật bằng những lời hoa mỹ. Người ta dùng những mưu kế thấp hèn để lừa dối lẫn nhau, lừa dối dân chúng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của mình. Những người công chính, ngay thẳng, và dám lên tiếng bênh vực cho sự thật, có thể bị loại trừ bằng những thủ đoạn thấp hèn.

            Những ai muốn nhận ra chương trình của Thiên Chúa thì cũng phải tập nhìn mọi sự theo cách nhìn của Ngài. Những người Do Thái không muốn nhìn như thế, họ nhìn vào Chúa Giêsu và họ chỉ thấy đó là một con người tuổi chưa đầy năm mươi mà dám khoác lác nói rằng mình đã thấy tổ phụ Abraham, lại còn dám xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa nữa. Họ không thể chấp nhận thái độ cao ngạo và phạm thượng ấy. Họ phải ném đá kẻ ngông cuồng này.

            Quả đúng như lời mở đầu Tin Mừng theo thánh Gioan: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có nhưng lại không nhận biết Người. Người đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 9-11)

            Đức tin và đón nhận Ngôi Lời là ơn ban đến từ Thiên Chúa và vượt qua sự hiểu biết của lý trí con người. Đức tin giúp con người đi vào các mầu nhiệm của Thiên Chúa và dấn bước theo Người với tình yêu và lòng phó thác. Vì đức tin, tổ phụ Apraham đã từ bỏ quê cha đất tổ lên đường đến miền Đất hứa vô định, đã sẵn sàng hy sinh đứa con độc nhất theo lệnh Chúa dù đó là mầm mống duy nhất cho một dòng dõi đông đảo mà Chúa hứa với ông. Ông trở thành “cha của những kẻ tin”.

            Và ta thấy Đức Maria đã hết lòng yêu mến và tín thác cuộc đời nơi Thiên Chúa. Vì thế, Mẹ là đấng cao trọng nhất trong các loài thụ tạo. Trên hành trình về nhà Cha với biết bao trở ngại và thách đố, mỗi người cần tin tưởng và đặt trọn cuộc đời mình nơi bàn tay quan phòng của Chúa.

             Nhiều người thời nay cũng không thể chấp nhận sự thật về Chúa Giêsu. Họ không tin Ngài là Đấng Cứu Thế, càng không tin Ngài là Con Thiên Chúa. Bởi vì họ đã có quá nhiều thành kiến về đạo, trong đó cũng có những thành kiến do những kẻ có đạo tạo nên.

            Trong tâm tình Mùa Chay, là những người Kitô hữu, chúng ta cùng nhau suy ngắm mầu nhiệm thương khó và vượt qua của Chúa Giêsu. Vì yêu mà Đức Giêsu  đã hy sinh mạng sống của mình để cứu độ muôn dân.

            Vì thế, chúng ta cũng được mời gọi từ bỏ những mưu mô, những kiêu căng, đố kỵ, trù dập người khác để mang lại lợi ích cho bản thân. Mỗi khi chúng ta cư xử bất công với người anh em mình, thì chính chúng ta cũng đã tham gia vào bản án mà Đức Giêsu phải chịu. Ngoài ra, chúng ta cũng được thúc đẩy tìm kiếm và theo đuổi những phương thế phù hợp để thúc đẩy công lý và hòa bình.

Read More

Điều hướng bài viết

  • Previous page
  • Page 1
  • …
  • Page 554
  • Page 555
  • Page 556
  • …
  • Page 560
  • Next page
Bài viết mới nhất
Luật tình yêu
01/02/2023
Chúa nhật VI thường niên A
01/02/2023
Tiệc vui
01/02/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT