2021
Hôn nhân Công Giáo: Các bế tắc và hướng giải quyết
Hôn nhân Công Giáo: Các bế tắc và hướng giải quyết
Các vấn đề nan giải, các vướng mắc và các bế tắc trong đời sống hôn nhân nói chung và trong đời sống hôn nhân Công giáo nói riêng rất đa dạng: Từ các khó khăn về kinh tế, cho đến sự khác biệt về tính tình, văn hóa, quan điểm sống, tôn giáo, xã hội, khuynh hướng chính trị.
Trên thực tế xã hội ngày nay, dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, đặc biệt các gia đình đông con thường rơi vào tình trạng thiếu thốn và nghèo đói về vật chất. Đây là một thực tại cụ thể thu hút nhiều nhất sự quan tâm của toàn xã hội, kể cả các xã hội tại các nước Âu-Mỹ giàu có. Nhưng chúng ta cũng không được phép bỏ qua một tình trạng nghèo nàn và thiếu thốn sâu rộng khác đã luôn luôn đóng vai trò không nhỏ, nếu không muốn nói là đóng vai trò chủ chốt, trong cuộc sống an vui hạnh phúc hay rời rạc và bất hạnh cho các gia đình: Vấn đề tâm linh tín ngưỡng, hay nói rõ hơn, vấn đề sống đức tin Công giáo! Nhiều bậc cha mẹ đã không thành công trong việc gieo vãi đức tin Công giáo và làm cho nó bén rễ sâu trong tâm hồn con cái của họ, có lẽ do phần lớn những bậc cha mẹ này hoặc vốn liếng hiểu biết về các giáo lý quá ít ỏi nông cạn hoặc không sống và không thực hành các giáo lý một cách cẩn thận. Vì người ta không thể cho người khác điều mình không có. Đó thường là nguyên nhân chính khiến con cái họ có thái độ thờ ơ lạnh nhạt đối với đời sống đức tin. Và một điều đáng buồn khác cũng không phải là nhỏ, khi một trong hai vợ chồng bỏ rơi người còn lại một mình trong cuộc sống đức tin.[1]
Nhưng sự khủng hoảng gây đau khổ nhiều nhất cho mọi thành phần của gia đình, đó là khi các đôi vợ chồng không thể dẹp bỏ được sự tự ái cá nhân và tìm làm hòa với nhau, để cứu vãn cuộc sống hạnh phúc gia đình, nhưng sống chia rẽ nhau, sống ly thân, hay tồi tệ hơn nữa, ly hôn, tức họ tự tiện xóa bỏ giao ước hôn nhân, mà họ đã long trọng thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa, và qua đó, họ xóa bỏ gia đình và hạnh phúc của nó. Vâng, hiện tượng ly hôn là nguyên nhân chủ chốt gây ra bao bất hạnh cho cả gia đình, cho con cái và cho chính đôi vợ chồng. Vì thế, đây là một chủ đề hết sức quan trọng[2] mà chúng ta sẽ trình bày trong những dòng tiếp sau đây.
Tình trạng ly hôn và những phức tạp kèm theo
Một điều quá hiển nhiên không ai phủ nhận được, đó là con số các đôi vợ chồng ly hôn hay ly dị trong mấy thập niên vừa qua đã tăng nhanh một cách đáng sợ: Ở các các nước Bắc Âu vào khoảng trên 60%, còn ở Tây Âu vào khoảng từ 40 đến 50%. Sự khủng hoảng gia đình này đã ảnh hưởng trực tiếp không những đến những người liên hệ, đến xã hội, mà còn đến cả Giáo Hội nữa. Chắc hẳn tất cả chúng ta cũng đã tận mắt chứng kiến cảnh đổ vỡ của các gia đình, những phức tạp và những bất hạnh kèm theo của những người sống ly thân, ly hôn và rồi lại tiếp tục lập gia đình mới với người khác. Đó quả một sự mất mát, bất an và đau khổ to lớn nhất cho toàn thể gia đình nói chung và nhất là cho các con cái nói riêng, những thành phần mà người ta không được phép quên sót. Và dĩ nhiên, trong những trường hợp phức tạp và thương tâm ấy, việc thực hành, gìn giữ và thăng tiến đức tin Kitô giáo của mình một cách đầy hân hoan và xác tín quả là một thách đố không nhỏ, nếu không muốn nói là hầu như bất khả.
Nhưng đâu là lối thoát khả dĩ? Hay đâu là những giải quyết mà người ta có thể khám phá ra được dưới ánh sáng của tình yêu Đức Kitô?
Trong vấn nạn này, các quan điểm và các ý kiến trong Giáo Hội phần lớn không đồng đều và rất khác biệt nhau. Một ví dụ điển hình: Nhân dịp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm mục vụ Đức quốc vào tháng 9 năm 2011, một Tổng Giáo phận tại đây đã cho xuất bản một số tập tài liệu về các vấn đề phụng vụ và đời sống thiêng liêng. Một trong số các tập tài liệu ấy, người ta đọc thấy: “Hai vấn nạn được đặt ra cho ĐTC Bênêđictô XVI,”[3] Vấn nạn đầu tiên trong hai vấn nạn được đặt ra là: Cho phép những người sau khi ly hôn và lại tái kết hôn được rước lễ. Tác giả của hai vấn nạn đó là một vị giáo sư thần học đã nghỉ hưu. Ông đã trình bày vấn đề trong hơn 7 trang giấy. Cuối bài viết, ông đã dựa theo nguyện vọng của nhiều người khác cùng đồng quan điểm, xin Đức Thánh Cha xem xét lại nguyện vọng của các Đức Giám mục Đức thuộc miền thượng lưu sông Rhein, tức miền tây nam Đức, gồm các Tổng Giáo phận và Giáo phận: Freiburg, Rottenburg-Stuttgart và Mainz, là những vị vào năm 1993 đã công bố một Thư Mục Vụ chung cho cả ba giáo phận, trong đó các vị đã bày tỏ ý kiến muốn cho phép những người đã ly hôn và lại đã tái hôn được phép rước lễ với một số điều kiện nhất định, ví dụ: những người vợ hay chồng vô tội trong vấn đề ly dị, tức những người vợ hay chồng bị chồng hay vợ mình bỏ rơi một cách bất công. Nhưng một năm sau đó, trong một Thư Chung gửi tất cả các Giám mục Công giáo trên khắp thế giới, Bộ Giáo lý Đức tin đã bác bỏ ý kiến ấy.[4]
Ví dụ chúng ta vừa dẫn chứng cho thấy rằng, trên nguyên tắc, chương trình mục vụ cho những người ly hôn trong các vùng lãnh thổ nói tiếng Đức vẫn đang trên đường tìm kiếm một lối thoát hay một đường hướng đi khả dĩ. Còn trên thực tế, rất nhiều vị linh mục, mà người ta thường gọi là các linh mục “cấp tiến” hay “cởi mở“, đã tỏ thái độ khoan dung đối với những người tín hữu ly hôn và đã tái kết hôn bằng cách âm thầm “làm ngơ” để họ lên rước lễ, nếu không muốn nói là nhiều vị còn mời họ đến tham dự Bàn Tiệc Thánh như các tín hữu khác. Trong khi đó, các linh mục muốn tuân giữ nghiêm ngặt các chỉ thị và hướng dẫn của Tòa Thánh lại cảm thấy mình đang phải đối mặt với một tình huống mục vụ vô cùng phức tạp và “khó xử” và phải mang một tâm trạng day dứt “bỏ thì thương, vương thì tội.”
Vấn đề mục vụ cho những người ly hôn và lại đã tái hôn tại một số quốc gia khác như tại Bỉ, Pháp, Áo hay Canada, v.v.. cũng đã đưa ra những đường lối mới mẻ, tuy nhiên, vẫn không vượt quá xa khỏi giới hạn các chỉ dẫn của Giáo Hội.[5]
Giải quyết dưới ánh sáng tình yêu Đức Kitô, nhưng như thế nào?
Đây là một vấn đề mục vụ khó khăn, tế nhị và quan trọng của Giáo Hội, vì nó liên quan trực tiếp đến con người và hạnh phúc của họ: từng cá nhân, từng hôn nhân, từng gia đình và toàn xã hội. Do đó, vấn đề cần phải được giải quyết dưới ánh sáng của tình yêu Đức Kitô. Nhưng nếu người ta tìm cách giải quyết vấn đề ấy dưới ánh sáng tình yêu Đức Kitô, người ta không được phép loại bỏ chân lý của Người. Bởi vì, không thể gọi là tình yêu đích thực được, khi người ta không thể hiện tình yêu ấy trong chân lý. Ở đây câu nói của Đức Giêsu mang trọn vẹn ý nghĩa của nó: “Chân lý sẽ giải thoát các ngươi!” (Ga 8,32). Và thuộc về chân lý ấy là Sứ điệp Tin Mừng của Người về tính chất bất khả tháo cởi của Bí tích Hôn nhân. Trong vấn đề này, khi Giáo Hội rao giảng và bảo vệ tính chất bất khả phân ly hay bất khả tháo cởi của Bí tích Hôn nhân, Giáo Hội không rao giảng một giáo huấn riêng của mình, nhưng là một chân lý mặc khải về một thực tại mà Giáo Hội không có quyền thay đổi. Giáo Hội chỉ có quyền và có bổn phận rao giảng và bảo vệ mà thôi: Sự bất khả tháo cởi của Bí tích Hôn Nhân, vì “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6b). Đây là mệnh lệnh và nguyên tắc bất di dịch của Thiên Chúa.
Theo tinh thần Bí tích Hôn nhân, những người sống bậc hôn nhân Công giáo được kêu mời làm chứng cho sự trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa đối với nhân loại trong chính sự chung thủy hôn nhân của mình. Qua Bí tích Hôn nhân, tình yêu vợ chồng mang một giá trị vô cùng thánh thiêng và cao cả, chứ không chỉ là một tình yêu thuần tuý nhân loại giữa một người nam và một người nữ mà thôi. Bởi vì, một khi tình yêu vợ chồng đã được thánh hóa bởi Bí tích Hôn nhân, bởi ân sủng của Thiên Chúa, thì nó trở thành nhân chứng cụ thể của tình yêu Đức Kitô đối với nhân loại, Đấng đã vì yêu nhân loại và muốn cho nhân loại được hạnh phúc chân thật, nên tự hiến thân mình đến chịu chết trên thập giá.
Vì thế, cả khi những người vợ chồng sống ly thân hay ly hôn, thì sợi dây hôn nhân nối kết giữa họ vẫn tiếp tục tồn tại, vì sự nối kết hôn nhân ấy được đặt nền tảng trên hôn ước mà chính Thiên Chúa đã thiết lập và cũng đã đóng ấn niêm phong. Điều đó muốn khuyến khích tất cả những người, vì hoàn cảnh bất đắc dĩ nào đó, đang phải sống trong tình trạng ly thân hay ly hôn, cần phải giữ sự chung thủy với người bạn đời mà một lần mình đã long trọng thề hứa trước bàn thờ Chúa là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống cũng sẽ giữ lòng chung thủy trọn đời, và từ chối một quan hệ mới có tính cách vợ chồng. Để thực hiện được điều đó, họ cần tới những sự nâng đỡ thiêng liêng và tinh thần của Giáo Hội, cũng như một sự thông cảm, cùng đồng hành và chia sẻ đầy nhân bản của gia đình và bạn bè.
Khi một hôn nhân bị đổ vỡ bao giờ cũng kéo theo những tổn thương sâu xa về mặt tinh thần như một hậu quả tất yếu. Vì thế, những người liên hệ cần phải được hướng dẫn với sự chia sẻ và thông cảm chân thành, trên từng bước tiến dần tới sự tha thứ cho nhau và có lẽ với thời gian cả từng bước tiến tới sự hòa giải với nhau nữa.
Tất cả những sáng kiến mới mẻ về vấn đề mục vụ cho những người ly hôn được thực hiện trong khuôn khổ các biện pháp và các hướng dẫn của Giáo Hội sẽ mang một giá trị đặc biệt, là giúp cho những người ấy xác tín vào các kế hoạch từ muôn thủa của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình, như Giáo Hội vẫn rao giảng. Hơn nữa, như vừa nói trên, tính chất bất khả phân ly của thể chế hôn nhân và gia đình Công giáo là chân lý do Thiên Chúa mặc khải, chứ không phải do Giáo Hội thiếp lập ra, nên Giáo Hội không có quyền thêm bớt, sửa đổi hay loại bỏ. Nhờ thế, những người ly hôn sẽ nhận ra rằng, ơn gọi sống bậc hôn nhân của họ luôn vẫn là cùng với Giáo Hội làm nhân chứng cho kế hoạch bất di dịch của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình giữa lòng xã hội thế tục.
Sự tha thứ là hoa quả của lòng thương xót
Trong Phúc Âm không chỉ có tiệc cưới Cana, nhưng nhất là thập giá cũng phải được coi như một sự kiện nói lên một cách hùng hồn sự quan tâm của Thiên Chúa đối với hạnh phúc con người nói chung và hạnh phúc hôn nhân gia đình nói riêng. Sự thông cảm tha thứ chân thành là hoa quả của lòng từ bi nhân hậu và đại lượng bao dung mà Thiên Chúa đã bày tỏ cho chúng ta cuộc tử nạn trên thập giá của Đức Kitô. Chính trong sự nhắc lại và hiện tại hóa Hy Lễ thập giá của Chúa qua việc cử hành Thánh Lễ, những người ly hôn sẽ kín múc cho mình sức mạnh và sự hỗ trợ nội tâm cần thiết để bảo toàn và làm nảy nở tình nghĩa thiết với Đức Kitô trong đức tin, trong hy vọng và trong tình yêu – dĩ nhiên trong cả tình yêu đối với người bạn đời “vắng mặt” của mình nữa. Và trong suốt dòng lịch sử của Giáo Hội đã từng có biết bao chứng nhân can đảm và sống động cho sự tha thứ bao dung ấy.
Tất nhiên những người sống ly thân và ly hôn rất có thể được phép rước lễ, nếu họ sống trong tình trạng ơn thánh. Nhưng nếu họ lại có những quan hệ kiểu vợ chồng, thì bấy giờ họ lại rơi vào tình trạng bất bình thường, như ĐTC Gioan Phaolô II đã trình bày minh bạch trong Tông Thư Familiaris Consortio của ngài,[6] và vì thế họ không còn được phép rước lễ nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ bị kỳ thị, bị loại bỏ và không còn thuộc về Giáo Hội nữa. Vì những gì đã được đặt nền tảng trong Bí tích Thánh Tẩy thì luôn luôn vẫn tồn tại. Nói cách khác, những người qua tình trạng cuộc sống hiện tai, tuy không hội đủ điều kiện để được phép rước lễ thực tiễn, vẫn luôn là thành viên của Giáo Hội, là chi thể của Đức Kitô và là con cái của Cha trên trời, nên họ luôn có thể sống kết hiệp mật thiết cách thiêng liêng với Đức Kitô trong phép Thánh Thể qua lòng ao ước thiết tha và kinh nguyện sốt sắng, mà người ta thường gọi là “rước lễ thiêng liêng”. Vâng, họ sống tinh thần đạo hạnh và khiêm tốn của người thu thuế được nhắc đến trong Tin Mừng thánh Luca: “Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội“. Và Đức Giêsu đã nói về anh ta: “Tôi nói thật cho các ông biết: người này khi trở xuống mà về nhà, thì đã được trở nên công chính rồi” (Lc 18,13tt).
Sự thông cảm bao dung không thay đổi được thực tại tội lỗi
Nếu những người sống ly thân, ly hôn và tái kết hôn, mặc dù vẫn có chỗ đứng chính thức trong Giáo Hội, vẫn được quyền đòi hỏi nơi Giáo Hội sự săn sóc mục vụ cho những nhu cầu tâm linh cần thiết của mình như mọi người khác, thì theo quan điểm nhất quán của Giáo Hội, không phải tất cả mọi lối sống đều mang đầy đủ các giá trị ngang nhau. Nói cách khác, nếu vì lòng nhân từ bao la của Người, Thiên Chúa có thể làm nên một điều thiện hảo nào đó từ sự dữ do chúng ta gây ra, thì không có nghĩa là điều đó có thể biện minh cho việc chúng ta cứ tiếp tục làm điều dữ. Tội lỗi luôn vẫn là tội lỗi. Tội lỗi chỉ được xóa bỏ, khi đương sự thật lòng sám hối ăn năn, cải thiện cuộc sống và trở về cùng Thiên Chúa.
Cũng như Đức Giêsu, Giáo Hội không hề kết án những người sống trong tình trạng bất bình thường, trong tình trạng tội lỗi, nhưng Giáo Hội luôn kết án những tình trạng bất bình thường, những tình trạng tội lỗi, vì chúng tách rời con người ra khỏi Thiên Chúa, vì chúng trói buộc và giam cầm con người trong sự bất hạnh không lối thoát. Dĩ nhiên, Giáo Hội luôn tìm gặp và đón nhận tất cả những người sống trong những tình trạng ấy với vòng tay rộng mở, với tất cả sự kính trọng và đầy yêu thương. Nhưng đồng thời Giáo Hội cũng không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa tương đối hóa. Giáo Hội không bao giờ đánh giá tất cả mọi lối sống đều mang cùng giá trị như nhau. Bóng tối không thể hòa lẫn với ánh sáng. Tội lỗi không thể hòa lẫn với sự trọn lành được.
Tất cả những điều ấy muốn khẳng định rằng:
- Tốt nhất là thà cùng nhau chung sức tìm kiếm giải pháp khả dĩ cho những khủng hoảng, những vướng mắc và những bế tắc của hôn nhân và gia đình còn hơn là từ bỏ nhau để sống trong bất an và trong bất hạnh, không những cho chính mình, mà còn cho con cái và cho cả đại gia đình cũng như cho toàn xã hội nữa.
- Tốt nhất là những người sống ly thân thà cố gắng tiếp tục giữ lòng chung thủy với người bạn đời của mình, còn hơn là lại lập gia đình theo phép đời.
- Tốt nhất là nếu những người ly thân đã tái lập gia đình theo phép đời, thì cả hai người nên cố gắng sống với nhau như hai anh em, còn hơn là có những quan hệ kiểu vợ chồng.
Dĩ nhiên, trong cuộc sống cụ thể đời thường, chắc hẳn những gợi ý trên thoạt đầu khi mới đọc qua người ta sẽ có ngay cảm tưởng là một điều vô cùng khó khăn, hầu như bất khả thi, nếu không muốn nói là một điều thiếu thực tế, quá lý tưởng, đến nỗi hầu như giả tưởng vậy. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, trong số những người không may phải rơi vào hoàn cảnh sống chẳng đặng đừng như thế, chắc chắn không thiếu những người đầy thiện chí luôn muốn tìm kiếm cho cuộc sống tâm linh của mình một lối thoát, một sự an bình, thì đây hẳn là những gợi ý cần thiết giúp họ tìm cho mình một quyết định hợp với luân thường đạo lý tự nhiên, hợp với tiếng nói của lương tri và nhất là hợp với thánh ý Thiên Chúa Tạo Hóa, Đấng ngay lúc khởi đầu khi dựng nên con người gồm có nam có nữ và phối hợp họ thành vợ chồng, đã muốn họ suốt đời sống chung thủy với nhau.
Nhưng một điều chắc chắn là dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần nắm chặt lấy bàn tay Đức Kitô đang giơ ra chờ đón và kêu mời tất cả chúng ta, Đấng muốn hướng dẫn chúng ta vượt lên trên chính những khả năng và những điều kiện tự nhiên của chúng ta, để cùng với Người bước đi trên con đường tình yêu quảng đại, trên con đường tha thứ bao dung và trên con đường từ bỏ chính mình, mà Người đã từng một lần bước đi. Nếu chúng ta tiếp tục bước đi trên những con đường ấy với Chúa, dần dà có lẽ chúng ta sẽ khám phá được rằng, sau một thời gian dài, khi vết thương lòng đã được hàn gắn, sự tự ái cá nhân cũng đã lắng xuống và lý trí đã có thể đóng vai chủ động hơn, bấy giờ một sự hòa giải, một sự làm hòa với nhau hoàn toàn có thể xảy ra.
Ở đây, có lẽ chúng ta cần ghi nhận hai điều quan trọng:
Thứ nhất, người ta chỉ có thể tìm gặp được tương lai đích thực và hạnh phúc bền vững của mình trong cuộc sống trên Nước Trời, chứ không phải nơi các sự vật thể chất và trong cuộc sống trần thế.
Thứ hai, nếu trên thực tế, những người ly hôn chính là những người phải gánh chịu sự tổn thương về tinh thần lẫn vật chất, gây ra bởi sự đổ vỡ của tình yêu hôn nhân, của đời sống vợ chồng, và phải trải nghiệm sự khó khăn và vất vả trong công việc một mình phải chăm sóc và giáo dục con cái, thì họ không nên để mất hết hy vọng. Thánh Phaolô đã có những lời an ủi và động viên cần thiết cho những người đang phải sống trong khó khăn và thử thách như họ: “Chúng ta tự hào khi phải gian truân, vì biết rằng: Ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là người trung kiên, thì có quyền trông cậy” (Rm 5,3-4). Chính sự trung kiên củng cố và bảo đảm cho sự chung thủy hôn nhân, và đến lượt sự chung thủy hôn nhân dẫn đưa tới niềm hy vọng.
Nói tóm lại, ở đâu lòng chung thủy hôn nhân trong khi vắng bóng người bạn đời của mình là một con đường của thách đố và của đau khổ, thì đồng thời nó cũng có thể trở thành con đường của sự thánh thiện, của sự trọn lành. Những Kitô hữu Armenien sau khi đã phải trải qua những cuộc bắt đạo tàn bạo khủng khiếp của người Hồi giáo, đã phát biểu kinh nghiệm của họ: “Trong mỗi cây Thánh Giá đều chứa ẩn một cây sự sống”. Chúng ta cũng đừng quên rằng, tình yêu chỉ thể hiện mình thực sự trong những quyết định can trường và đòi hỏi sự hy sinh. Vào cuối đời sống trần thế của mình, mỗi người trong chúng ta sẽ bị đoán xét theo tình yêu của mình.[7] Sự thưởng công hay án phạt của mỗi người đều dựa trên tình yêu thương đối với cận nhân mà người ấy đã thực hiện và đã thực hiện như thế nào, hay không thực hiện.
Nếu vậy, tình yêu của những người tuy phải sống ly thân hay ly hôn nhưng vẫn luôn giữ lòng thủy chung với người vợ/chồng vắng mặt của mình, thật mạnh mẽ và nên công đức trước tòa Thiên Chúa biết chừng nào! Cũng vậy, tình yêu của những người sống ly hôn và nay vì hoàn cảnh cuộc sống thực tế đòi hỏi nên đã tái kết hôn theo phép đời, nhưng vẫn luôn ý thức được luật Chúa và biết coi tình yêu mới ấy là tình thương yêu hỗ trợ nhau, chứ không phải tình yêu lứa đôi bình thường, và cũng đã can đảm sống với nhau như thể anh em, chứ không phải như vợ chồng, thật mạnh mẽ, thật kiêu hùng và thật đáng thưởng công trước tòa Thiên Chúa biết chừng nào!
Qua đức tin Kitô giáo, chúng ta cảm nhận được chân lý này, là những điều đối với tính xác thịt yếu đuối là bất khả, nhưng với ơn Chúa đều hoàn toàn khả thi, vì “đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).
Lm. Nguyễn Hữu Thy
[1] x. Maria Prügl, „Wenn der Partner nicht mitmacht – Allein in Ehe und Familie“, Verlag Ehe Familie Buch.
[2] x. Maria Prügl/Christoph Casetti, „Getrennt,geschieden, wiederverheiratet in der Kirche“, Verlag Ehe Familie Buch, 2.Aufl. 2010.
[3] x. Hansjürgen Verweyen, „Fragen aus der Kirche an der Kirche“, Freiburger Texte số. 59, 2011, trang 76-83.
[4] Kongregation für die Glaubenslehre, „Schreiben an die Bischöfe der Katholischen Kirche über den Kommunionempfang von wiederverheirateten geschiedenen Gläubigen“, 1994.
[5] x. Christoph Casetti, „Wege im Licht der Liebe Gottes – Initiativen zur Geschiedenenpastoral“, trong: Nguyệt San „Der Fels“ 42 (2011), trang 241tt.
[6] Johannes Paul II, „Familiaris Consortio“, 1981, số 84.
[7] x. Ngày phán xét chung: Mt 25,31-46.
2021
Năm chìa khóa để hưởng được ân sủng của Thiên Chúa
Năm chìa khóa để hưởng được ân sủng của Thiên Chúa
Thư Êphêsô 2: 8 viết: “Vì chính nhờ ân sủng mà bạn được cứu bởi đức tin. Ân sủng đó không đến từ bạn, đó là một món quà từ Chúa.”
Qua câu Kinh thánh này và nhiều câu Kinh thánh khác, chúng ta hiểu rằng rõ ràng có sự song hành giữa ân sủng, ơn cứu độ và đức tin. Chúng ta có thể nói rằng đây là những nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là con cái của Thiên Chúa. Nhưng nền tảng vẫn là ân sủng của Chúa Cha dành cho con người.
Ân sủng hoạt động như thế nào? Ân sủng đó tự biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để ân sủng ban ơn cứu độ cho chúng ta?
Ân sủng, một ân huệ thiêng liêng
Ân sủng là ơn Chúa ban cho những kẻ đáng bị phán xét. Nhờ ân sủng, tình yêu thương của Thiên Chúa nghiêng về phía chúng ta một cách thuận lợi để lôi kéo chúng ta về phía Ngài. Ân sủng của Thiên Chúa không thể kiếm được bằng nỗ lực của chúng ta hoặc bằng việc làm tốt lành của chúng ta, và thậm chí ân sủng của Thiên Chúa lại càng không thể kiếm được bằng những quyết tâm tốt đẹp của chúng ta. Ân sủng đơn giản chỉ là quà tặng của một người Cha, vốn là Tình yêu. Chúng ta không xứng với quà tặng đó, vì vậy ân sủng không phải là do chúng ta, chúng ta chỉ đáng hưởng ân xá dành cho những người bị kết án.
Vì tội lỗi Ađam, chúng ta đã bị giáng xuống tình trạng bị kết án, như đang chờ đợi tử hình. Bởi vì Kinh Thánh nói trong Rôma 6:23: “Tiền công mà tội lỗi phải trả là sự chết.” Đây là lúc Thiên Chúa tỏ hiện.
Ngôi Lời đã hóa thành xác phàm và hủy bỏ mọi sự kết án đang đè nặng lên cuộc sống của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng Ngôi Lời đã trở thành Tội lỗi và do đó chúng ta được cứu khỏi sự chết đang chờ đợi chúng ta! Vâng, ân sủng thì ở nơi Chúa Giêsu : “…Còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Chúa Giêsu Kitô mà có.” (Gioan 1:17).
Nói cách khác, ân sủng là “ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không, là sự sống đời đời trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rôma 6:23).
Chúng ta có thể hiểu ân sủng thiêng liêng như một loại quà tặng được Cha trên trời ban cho một cách ân cần. Làm thế nào để ân sủng này hoạt động có lợi cho chúng ta? Quà tặng của Chúa Giêsu có đủ làm cho chúng ta được hưởng ơn ích từ ân sủng không?
Những gì chúng ta có là nhờ Ơn Chúa
Trước đó chúng ta đã nói rằng ân sủng là một quà tặng từ Thiên Chúa nhờ sự kết hợp của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Ân sủng được phản ánh bằng nhiều cách trong đời sống của con cái Thiên Chúa. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là đạt được ơn cứu độ.
Sự cứu rỗi là kế hoạch của Thiên Chúa Cha để đưa con cái Ngài trở về với chính Ngài. Kinh Thánh trong Galát 1:15 cho biết: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Ngài.”
Vâng, chính trong ân sủng của Ngài mà Thiên Chúa, biết trước chúng ta, đã gọi chúng ta đến với chính Ngài. Chúng ta được Chúa Thánh Thần thúc đẩy tin tưởng rằng Ngài đã ân cần ban ân sủng cho chúng ta và chúng ta bắt đầu tiến trình ăn năn hoán cải. Từ nay, chúng ta không còn bị ô uế bởi tội lỗi nữa mà là những người thừa kế của Thiên Chúa, là con cái của Ngài. Do đó, chúng ta được Thiên Chúa tái sinh và nhận làm dưỡng tử. Thư Rôma 8:16-17: “Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Chúa Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Ngài, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Ngài.”
Một quà tặng khác được ban bởi ân sủng là sự công chính hóa. Rôma 8:30 cho biết: “Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Ngài cũng kêu gọi; những ai Ngài đã kêu gọi, thì Ngài cũng làm cho nên công chính; những ai Ngài đã làm cho nên công chính, thì Ngài cũng cho hưởng phúc vinh quang.”
Theo Thiên Chúa sự công chính hóa là sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Từ giờ trở đi, dưới mắt Thiên Chúa, chúng ta là những người công chính. Không phải bởi công đức của chúng ta mà bởi ân sủng của Ngài.
Một lợi ích khác của ân sủng được ghi lại trong Hípri 4:16: “Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.” Do đó, chúng ta có sự đảm bảo được giúp đỡ trong những nhu cầu của chúng ta. Chúng ta đừng đến gần Chúa Cha với thái độ bị lên án nữa. Dĩ nhiên, chúng ta đến với Chúa Cha bằng sự tin tưởng, bằng sự khiêm hạ, bằng sự tin tưởng an bình của đứa con nói chuyện với Cha mình.
Cuối cùng, ân sủng ban cho chúng ta một sự biến đổi vinh quang. Sứ đồ Phaolô là một mẫu gương rất đáng kể về sự biến đổi mà ân sủng của Thiên Chúa mang lại trong chúng ta. Phaolô làm chứng điều này trong I Côrintô 15: 9-10 khi ngài nói: “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Ngài ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.”
Từ một người bắt bớ những người theo Chúa Giêsu Kitô, Phaolô đã trở thành một người bảo vệ Chúa Kitô trung thành đến mức sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình! Phaolô nhận ra rằng sự biến đổi này chỉ có thể thực hiện được nhờ ân sủng của Thiên Chúa qua ân ban của Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, Kinh Thánh có các trường hợp về các nhân vật được Thiên Chúa ban ân sủng, nhưng không ở lại trong ân sủng – ví dụ như Anania và Saphira:
“Một người tên là Anania, cùng với vợ là Saphira, đã bán ruộng và anh ta rút một phần số tiền bán được, vợ anh ta cũng biết điều này, và số còn lại anh ta mang đến đặt dưới chân các Tông Đồ. Phêrô nói với anh ta: “Anania, sao anh lại để cho Satan chiếm giữ lòng mình để rồi phải nói dối với Chúa Thánh Thần, và giữ lại cho riêng mình một phần trong số tiền đó? Bao lâu anh còn sở hữu mảnh ruộng ấy thì nó là của anh, và sau khi bán nó rồi anh vẫn toàn quyền sử dụng tiền đó, phải không? Vậy tại sao anh lại đang tâm làm như thế? Không phải anh đã dối trá với con người nhưng là dối trá với Thiên Chúa!” Nghe những lời ấy, Anania gục xuống tắt thở; tất cả những ai nghe biết câu chuyện đều cảm thấy rất sợ hãi. Những thanh niên đứng lên, bọc lấy xác anh ta, và đem đi chôn.
Khoảng ba tiếng đồng hồ sau đó, chị vợ anh ta đến và vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Phêrô hỏi chị: “Chị hãy nói đi: có phải đấy là cái giá mà vợ chồng chị đã bán ruộng của mình không?”. Chị bảo: “Vâng, chúng tôi bán với giá ấy”. Phêrô nói thêm: “Tại sao vợ chồng chị lại đồng lõa với nhau để mà thử thách Thần Khí của Chúa như thế? Kìa, dấu chân của những người vừa mang chồng chị đi chôn vẫn còn ngoài cửa; họ sắp khiêng chị đi luôn”. Ngay lúc đó, chị gục xuống chân ông và tắt thở. Những thanh niên đi vào thấy chị đã chết, và họ đưa chị đi chôn bên cạnh chồng chị. Toàn thể Hội Thánh và những người nghe biết tin ấy đều rất sợ hãi.” (Công vụ Tông đồ 5: 1-11).
Điều này khiến chúng ta băn khoăn về cung cách sống và hưởng dùng ân sủng của Thiên Chúa.
Làm thế nào để nhận được lợi ích từ Ân sủng của Thiên Chúa?
Chúng ta đã đọc thấy trong Kinh thánh rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, một cơ nghiệp qua Chúa Thánh Thần. Hãy tưởng tượng rằng một người họ hàng xa đã để lại cho chúng ta một mảnh đất thuộc về người đó. Di sản đã có sẵn nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không muốn nhận nó? Chà, vậy thì chúng ta sẽ không hưởng dùng được di sản đó. Chúng ta tự tước bỏ di sản đó khỏi chính mình. Với ân sủng của Thiên Chúa cũng vậy.
Quả thật Kinh thánh nói trong Hípri 12:15 “Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.” Nếu Thiên Chúa để ân sủng của Ngài theo sự chọn lựa của chúng ta, thì chúng ta có trách nhiệm phải nắm lấy và làm cho ân sủng đi vào cuộc sống của chúng ta. Làm thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét năm chìa khóa để nắm lấy ân sủng của Thiên Chúa.
- Chết cho chính mình và sinh ra trong Chúa Kitô.
Trong Êphêsô 1: 13-14 có chép: “Trong Chúa Kitô, cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Chúa Kitô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa. Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.”
Giống như Phaolô, chúng ta có thể nói, “Quả thế, tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa. Tôi cùng chịu đóng đinh với Chúa Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” Galát 2: 19-20.
Đây là điểm khởi đầu để hưởng được ân sủng. Bây giờ chúng ta được sinh ra trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô. Việc tin vào Chúa Giêsu chuẩn bị cho chúng ta sống Ân sủng đó.
- Biết những gì ân sủng mang lại cho chúng ta.
Để sở hữu tài sản thừa kế, cần phải nhận biết sự tồn tại của nó. Thư I Côrintô 2:12 nói: “Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.”
Đúng thế, nếu chúng ta đã dâng cuộc đời mình cho Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích. Chúng ta phải nhận biết những lợi ích ấy bằng cách tiếp nhận sự mặc khải bởi Thánh Thần của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Nhiều người, vì không nhận ra điều này, nên đang lãng phí tinh thần. Nhiều Kitô hữu hoàn toàn không biết về những lợi ích của ân sủng cũng như sự tha thứ hoàn toàn tội lỗi của chúng ta, các ân huệ thánh thiêng, sự tràn đầy dư dật của Chúa Thánh Thần, v.v. Họ sống một đời sống Kitô hữu khó khăn, nhạt nhẽo với những đấu tranh và thất vọng cá nhân.
Chúng ta có thể làm cho lời cầu nguyện này của Sứ đồ Phaolô trong Êphêsô 1: 3; 17-18 thành của riêng mình: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Chúa Kitô, từ cõi trời, Ngài đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần… Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Ngài. Xin Ngài soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Ngài kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh.”
- Bỏ đi những gì là cay đắng!
Cay đắng là một chướng ngại cản trở sự tỏ lộ của ân sủng trong cuộc đời chúng ta. Thật vậy, Hípri 12:15 nói: “Anh em phải coi chừng, … kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn ….” Sự cay đắng và thiếu sự tha thứ cản trở đời sống cầu nguyện của chúng ta và làm xáo trộn sự bình an, không chỉ trong bản thân mình, nhưng trong thân mình của Chúa Kitô. Sự cay đắng gần giống như một loại rào cản mà chính chúng ta đặt vào bàn tay của Thiên Chúa và cản trở Ngài.
- Làm cho đức tin của chúng ta hoạt động.
Nếu chúng ta đã công nhận Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Độ, thì chúng ta có thể nói đó là bởi vì chúng ta có đức tin. Và đó là sự thật. Nhưng chúng ta phải làm cho đức tin đó hoạt động thì mới có thể hưởng được những ơn ích của ân sủng.
Thư Giacôbê 2:17-20 viết: “Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn nói đúng. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ.” Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không?”
Niềm tin là một cách hành động để nắm lấy di sản. Chúng ta phải tin rằng món quà này là dành cho chúng ta và nó là thật. Nếu điều này là sự thật đối với chúng ta, chúng ta sẽ bỏ đi bất cứ hình thức nào chỉ sống theo luật. Vì thêm một lần nữa, chúng ta sẽ không bao giờ làm được gì để xứng đáng với những gì mà Thiên Chúa trao ban: không kỹ thuật, không phương pháp. Chúng ta hãy khiêm tốn đón nhận ân sủng của Thiên Chúa như đứa con nhận được món đồ chơi từ cha mình.
Chúng ta hãy khước từ sự kiêu ngạo khiến chúng ta nghĩ rằng chính những “nỗ lực” của chúng ta làm cho chúng ta xứng đáng có được ân sủng. Đây cũng là một cám dỗ của kẻ thù, vì đoạn Tin Mừng Gioan 4: 6 nói: “…Thiên Chúa chống lại kẻ iêu ngạo, nhưng Ngài ban ân sủng cho kẻ khiêm nhường.”
- 5. Chúng ta hãy có lòng kính sợ đối với Thiên Chúa.
Hípri 12:16 trích dẫn những thái độ có thể lấy mất ân sủng của Thiên Chúa: “Đừng có ai gian dâm hoặc phàm tục như Êsau, kẻ đã vì một món ăn mà bán quyền trưởng nam.”
Sự thiếu tôn kính đối với Thiên Chúa, sự khinh miệt đối với những điều thánh thiêng là một sự xa lìa nghiêm trọng! Thật vậy, sự xa lìa đó khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và loại bỏ ân sủng của Ngài. Cầu mong điều này không bao giờ là trường hợp của chúng ta!
Ân sủng không phải là một phần thưởng. Nhưng, nếu chúng ta chấp nhận ân sủng vào cuộc sống của mình, ân sủng sẽ trở thành một khả năng siêu nhiên giúp giải cứu sự yếu đuối của con người chúng ta. Bạn có nhớ tên trộm cướp trên thập giá bên cạnh Chúa Giêsu không? Hãy xem cuộc nói chuyện trong Luca 23: 42-43:
Tên tên trộm cướp nói với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Ngài nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
Chỉ bằng một vài từ trên thập tự giá, Chúa Giêsu đã nói được nhiều hơn và hay hơn là một bài diễn văn dài. Tên trộm cướp này không cầu xin Ngài, không khẩn cầu Ngài, không cầu nguyện dài dòng, không ăn chay, mà chỉ nói với lòng chân thành và khiêm tốn, “Xin hãy nhớ đến tôi”. Anh ta nhận ra rằng ân sủng đang ở bên cạnh anh ta trên thập giá, anh ta đã đón nhận ân sủng đó và được cứu độ.
Có thể tôi đã có một cuộc sống phóng túng trước khi đến với Chúa Kitô, thậm chí có thể tôi lại sa ngã sau khi đến với Ngài, có thể tôi lùi bước, có thể tôi quay ngược lại lối sống xưa kia, mà tôi biết sẽ làm buồn lòng Cha trên trời của tôi … Hãy biết rằng không có gì bị hư mất. Không có ai là quá xa đến độ nằm ngoài tầm với của tình yêu Thiên Chúa.
Hãy tin tưởng đến trước ngai Ân sủng và nhận lấy bàn tay của Cha các bạn. Tuy nhiên, không bao giờ, không bao giờ ân sủng của Thiên Chúa tỏ lộ ngược lại với sự công chính của Ngài. Thật vậy, thư Titô 2: 11-12 nói: “Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.”
Ân huệ của Chúa Thánh Thần là một phần trong những ân ban của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa bước đi trong tình yêu thương – đối với Thiên Chúa và người chung quanh – nuôi dưỡng lòng kính sợ và sự gắn bó với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết cách vui hưởng những ân sủng của Thiên Chúa. [1]
Lễ Giáng Sinh nhắc các Kitô hữu nhớ rằng mọi lĩnh vực trong cuộc sống của họ đều là cơ hội để đón nhận ân sủng, kể cả những yếu đuối, sa ngã và tội lỗi, vốn không phải là ân sủng trong bản chất của nó, nhưng nhờ thống hối và ăn năn, tội lỗi lại có thể là cơ hội để nhận được ơn thứ tha từ Thiên Chúa. Khi người ta xưng thú tội lỗi của mình và khi xin ơn tha thứ, là người ta nhận biết sự lầm than khốn khổ của mình và người ta không còn dám kiêu căng tự phụ. Chính trong ý thức tin tưởng và phó thác mọi sự, tốt lành cũng như yếu đuối tội lỗi, vào lòng từ ái của Chúa mà Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói khi sắp lâm chung: “Tout est grâce – Tất cả đều là ân sủng.”
Lễ Giáng Sinh là dịp nhắc nhở về Mầu nhiệm Nhập thể, Con Thiên Chúa mặc xác phàm để chia sẻ mọi thứ với nhân loại, ngoại trừ tội lỗi, qua thần tính của Ngài. Thánh Augustinô, Giám mục thành Hippone, đã viết rằng “Với những ai yêu mến Thiên Chúa, mọi sự đều hợp tác vào sự lành, kể cả các tội lỗi.” Thực ra, lời nói đó là sự nhắc lại lời nói của thánh Phaolô trong thư gửi các tín hữu Rôma: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa” (Rôma 8,28). Chính thánh nhân cũng thú nhận: “Tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn […], không còn phải là chính tôi, nhưng là tội vẫn ở trong tôi làm điều đó” (Rm 8,15-17). Khi nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình, thánh nhân đã không thất vọng, nhưng còn tuyên xưng rằng “ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chan chứa gấp bội” (Rm 5,20). Như thế, ân sủng mà Thiên Chúa ban cho là yếu tố quyết định.
Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu, vốn dĩ là Ngôi Hai Thiên Chúa, giáng sinh nơi trần thế trong bản tính người phàm, là biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự hiện diện đó chính là ơn ban nền tảng – Ơn Thánh Sủng. Do đó, mỗi giây phút trong cuộc sống và mỗi hành động của thân xác và linh hồn chúng ta đều có thể biểu lộ sự hiện diện thánh thiêng – Thánh Sủng – của Thiên Chúa. Mỗi khoảnh khắc đó đều là cơ hội để nhân tính của chúng ta trở nên hoàn thiện nhờ việc chúng ta sẵn sàng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, và để ân sủng đó tỏ hiện ra, qua bản tính phàm nhân của chúng ta, đối với mọi người, đối với mọi thụ tạo của Thiên Chúa nơi trần thế này.
Phêrô Phạm Văn Trung biên tập
[1] frequencechretienne.fr
2021
Năm chìa khóa để hưởng được ân sủng của Thiên Chúa
Năm chìa khóa để hưởng được ân sủng của Thiên Chúa
Thư Êphêsô 2: 8 viết: “Vì chính nhờ ân sủng mà bạn được cứu bởi đức tin. Ân sủng đó không đến từ bạn, đó là một món quà từ Chúa.”
Qua câu Kinh thánh này và nhiều câu Kinh thánh khác, chúng ta hiểu rằng rõ ràng có sự song hành giữa ân sủng, ơn cứu độ và đức tin. Chúng ta có thể nói rằng đây là những nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là con cái của Thiên Chúa. Nhưng nền tảng vẫn là ân sủng của Chúa Cha dành cho con người.
Ân sủng hoạt động như thế nào? Ân sủng đó tự biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để ân sủng ban ơn cứu độ cho chúng ta?
Ân sủng, một ân huệ thiêng liêng
Ân sủng là ơn Chúa ban cho những kẻ đáng bị phán xét. Nhờ ân sủng, tình yêu thương của Thiên Chúa nghiêng về phía chúng ta một cách thuận lợi để lôi kéo chúng ta về phía Ngài. Ân sủng của Thiên Chúa không thể kiếm được bằng nỗ lực của chúng ta hoặc bằng việc làm tốt lành của chúng ta, và thậm chí ân sủng của Thiên Chúa lại càng không thể kiếm được bằng những quyết tâm tốt đẹp của chúng ta. Ân sủng đơn giản chỉ là quà tặng của một người Cha, vốn là Tình yêu. Chúng ta không xứng với quà tặng đó, vì vậy ân sủng không phải là do chúng ta, chúng ta chỉ đáng hưởng ân xá dành cho những người bị kết án.
Vì tội lỗi Ađam, chúng ta đã bị giáng xuống tình trạng bị kết án, như đang chờ đợi tử hình. Bởi vì Kinh Thánh nói trong Rôma 6:23: “Tiền công mà tội lỗi phải trả là sự chết.” Đây là lúc Thiên Chúa tỏ hiện.
Ngôi Lời đã hóa thành xác phàm và hủy bỏ mọi sự kết án đang đè nặng lên cuộc sống của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng Ngôi Lời đã trở thành Tội lỗi và do đó chúng ta được cứu khỏi sự chết đang chờ đợi chúng ta! Vâng, ân sủng thì ở nơi Chúa Giêsu : “…Còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Chúa Giêsu Kitô mà có.” (Gioan 1:17).
Nói cách khác, ân sủng là “ân huệ Thiên Chúa ban nhưng không, là sự sống đời đời trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rôma 6:23).
Chúng ta có thể hiểu ân sủng thiêng liêng như một loại quà tặng được Cha trên trời ban cho một cách ân cần. Làm thế nào để ân sủng này hoạt động có lợi cho chúng ta? Quà tặng của Chúa Giêsu có đủ làm cho chúng ta được hưởng ơn ích từ ân sủng không?
Những gì chúng ta có là nhờ Ơn Chúa
Trước đó chúng ta đã nói rằng ân sủng là một quà tặng từ Thiên Chúa nhờ sự kết hợp của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Ân sủng được phản ánh bằng nhiều cách trong đời sống của con cái Thiên Chúa. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là đạt được ơn cứu độ.
Sự cứu rỗi là kế hoạch của Thiên Chúa Cha để đưa con cái Ngài trở về với chính Ngài. Kinh Thánh trong Galát 1:15 cho biết: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Ngài.”
Vâng, chính trong ân sủng của Ngài mà Thiên Chúa, biết trước chúng ta, đã gọi chúng ta đến với chính Ngài. Chúng ta được Chúa Thánh Thần thúc đẩy tin tưởng rằng Ngài đã ân cần ban ân sủng cho chúng ta và chúng ta bắt đầu tiến trình ăn năn hoán cải. Từ nay, chúng ta không còn bị ô uế bởi tội lỗi nữa mà là những người thừa kế của Thiên Chúa, là con cái của Ngài. Do đó, chúng ta được Thiên Chúa tái sinh và nhận làm dưỡng tử. Thư Rôma 8:16-17: “Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Chúa Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Ngài, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Ngài.”
Một quà tặng khác được ban bởi ân sủng là sự công chính hóa. Rôma 8:30 cho biết: “Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Ngài cũng kêu gọi; những ai Ngài đã kêu gọi, thì Ngài cũng làm cho nên công chính; những ai Ngài đã làm cho nên công chính, thì Ngài cũng cho hưởng phúc vinh quang.”
Theo Thiên Chúa sự công chính hóa là sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Từ giờ trở đi, dưới mắt Thiên Chúa, chúng ta là những người công chính. Không phải bởi công đức của chúng ta mà bởi ân sủng của Ngài.
Một lợi ích khác của ân sủng được ghi lại trong Hípri 4:16: “Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.” Do đó, chúng ta có sự đảm bảo được giúp đỡ trong những nhu cầu của chúng ta. Chúng ta đừng đến gần Chúa Cha với thái độ bị lên án nữa. Dĩ nhiên, chúng ta đến với Chúa Cha bằng sự tin tưởng, bằng sự khiêm hạ, bằng sự tin tưởng an bình của đứa con nói chuyện với Cha mình.
Cuối cùng, ân sủng ban cho chúng ta một sự biến đổi vinh quang. Sứ đồ Phaolô là một mẫu gương rất đáng kể về sự biến đổi mà ân sủng của Thiên Chúa mang lại trong chúng ta. Phaolô làm chứng điều này trong I Côrintô 15: 9-10 khi ngài nói: “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Ngài ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.”
Từ một người bắt bớ những người theo Chúa Giêsu Kitô, Phaolô đã trở thành một người bảo vệ Chúa Kitô trung thành đến mức sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình! Phaolô nhận ra rằng sự biến đổi này chỉ có thể thực hiện được nhờ ân sủng của Thiên Chúa qua ân ban của Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, Kinh Thánh có các trường hợp về các nhân vật được Thiên Chúa ban ân sủng, nhưng không ở lại trong ân sủng – ví dụ như Anania và Saphira:
“Một người tên là Anania, cùng với vợ là Saphira, đã bán ruộng và anh ta rút một phần số tiền bán được, vợ anh ta cũng biết điều này, và số còn lại anh ta mang đến đặt dưới chân các Tông Đồ. Phêrô nói với anh ta: “Anania, sao anh lại để cho Satan chiếm giữ lòng mình để rồi phải nói dối với Chúa Thánh Thần, và giữ lại cho riêng mình một phần trong số tiền đó? Bao lâu anh còn sở hữu mảnh ruộng ấy thì nó là của anh, và sau khi bán nó rồi anh vẫn toàn quyền sử dụng tiền đó, phải không? Vậy tại sao anh lại đang tâm làm như thế? Không phải anh đã dối trá với con người nhưng là dối trá với Thiên Chúa!” Nghe những lời ấy, Anania gục xuống tắt thở; tất cả những ai nghe biết câu chuyện đều cảm thấy rất sợ hãi. Những thanh niên đứng lên, bọc lấy xác anh ta, và đem đi chôn.
Khoảng ba tiếng đồng hồ sau đó, chị vợ anh ta đến và vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Phêrô hỏi chị: “Chị hãy nói đi: có phải đấy là cái giá mà vợ chồng chị đã bán ruộng của mình không?”. Chị bảo: “Vâng, chúng tôi bán với giá ấy”. Phêrô nói thêm: “Tại sao vợ chồng chị lại đồng lõa với nhau để mà thử thách Thần Khí của Chúa như thế? Kìa, dấu chân của những người vừa mang chồng chị đi chôn vẫn còn ngoài cửa; họ sắp khiêng chị đi luôn”. Ngay lúc đó, chị gục xuống chân ông và tắt thở. Những thanh niên đi vào thấy chị đã chết, và họ đưa chị đi chôn bên cạnh chồng chị. Toàn thể Hội Thánh và những người nghe biết tin ấy đều rất sợ hãi.” (Công vụ Tông đồ 5: 1-11).
Điều này khiến chúng ta băn khoăn về cung cách sống và hưởng dùng ân sủng của Thiên Chúa.
Làm thế nào để nhận được lợi ích từ Ân sủng của Thiên Chúa?
Chúng ta đã đọc thấy trong Kinh thánh rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, một cơ nghiệp qua Chúa Thánh Thần. Hãy tưởng tượng rằng một người họ hàng xa đã để lại cho chúng ta một mảnh đất thuộc về người đó. Di sản đã có sẵn nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không muốn nhận nó? Chà, vậy thì chúng ta sẽ không hưởng dùng được di sản đó. Chúng ta tự tước bỏ di sản đó khỏi chính mình. Với ân sủng của Thiên Chúa cũng vậy.
Quả thật Kinh thánh nói trong Hípri 12:15 “Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.” Nếu Thiên Chúa để ân sủng của Ngài theo sự chọn lựa của chúng ta, thì chúng ta có trách nhiệm phải nắm lấy và làm cho ân sủng đi vào cuộc sống của chúng ta. Làm thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét năm chìa khóa để nắm lấy ân sủng của Thiên Chúa.
- Chết cho chính mình và sinh ra trong Chúa Kitô.
Trong Êphêsô 1: 13-14 có chép: “Trong Chúa Kitô, cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Chúa Kitô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa. Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa.”
Giống như Phaolô, chúng ta có thể nói, “Quả thế, tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa. Tôi cùng chịu đóng đinh với Chúa Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” Galát 2: 19-20.
Đây là điểm khởi đầu để hưởng được ân sủng. Bây giờ chúng ta được sinh ra trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô. Việc tin vào Chúa Giêsu chuẩn bị cho chúng ta sống Ân sủng đó.
- Biết những gì ân sủng mang lại cho chúng ta.
Để sở hữu tài sản thừa kế, cần phải nhận biết sự tồn tại của nó. Thư I Côrintô 2:12 nói: “Phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.”
Đúng thế, nếu chúng ta đã dâng cuộc đời mình cho Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích. Chúng ta phải nhận biết những lợi ích ấy bằng cách tiếp nhận sự mặc khải bởi Thánh Thần của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Nhiều người, vì không nhận ra điều này, nên đang lãng phí tinh thần. Nhiều Kitô hữu hoàn toàn không biết về những lợi ích của ân sủng cũng như sự tha thứ hoàn toàn tội lỗi của chúng ta, các ân huệ thánh thiêng, sự tràn đầy dư dật của Chúa Thánh Thần, v.v. Họ sống một đời sống Kitô hữu khó khăn, nhạt nhẽo với những đấu tranh và thất vọng cá nhân.
Chúng ta có thể làm cho lời cầu nguyện này của Sứ đồ Phaolô trong Êphêsô 1: 3; 17-18 thành của riêng mình: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Chúa Kitô, từ cõi trời, Ngài đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần… Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Ngài. Xin Ngài soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Ngài kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh.”
- Bỏ đi những gì là cay đắng!
Cay đắng là một chướng ngại cản trở sự tỏ lộ của ân sủng trong cuộc đời chúng ta. Thật vậy, Hípri 12:15 nói: “Anh em phải coi chừng, … kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn ….” Sự cay đắng và thiếu sự tha thứ cản trở đời sống cầu nguyện của chúng ta và làm xáo trộn sự bình an, không chỉ trong bản thân mình, nhưng trong thân mình của Chúa Kitô. Sự cay đắng gần giống như một loại rào cản mà chính chúng ta đặt vào bàn tay của Thiên Chúa và cản trở Ngài.
- Làm cho đức tin của chúng ta hoạt động.
Nếu chúng ta đã công nhận Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Độ, thì chúng ta có thể nói đó là bởi vì chúng ta có đức tin. Và đó là sự thật. Nhưng chúng ta phải làm cho đức tin đó hoạt động thì mới có thể hưởng được những ơn ích của ân sủng.
Thư Giacôbê 2:17-20 viết: “Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn nói đúng. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ.” Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không?”
Niềm tin là một cách hành động để nắm lấy di sản. Chúng ta phải tin rằng món quà này là dành cho chúng ta và nó là thật. Nếu điều này là sự thật đối với chúng ta, chúng ta sẽ bỏ đi bất cứ hình thức nào chỉ sống theo luật. Vì thêm một lần nữa, chúng ta sẽ không bao giờ làm được gì để xứng đáng với những gì mà Thiên Chúa trao ban: không kỹ thuật, không phương pháp. Chúng ta hãy khiêm tốn đón nhận ân sủng của Thiên Chúa như đứa con nhận được món đồ chơi từ cha mình.
Chúng ta hãy khước từ sự kiêu ngạo khiến chúng ta nghĩ rằng chính những “nỗ lực” của chúng ta làm cho chúng ta xứng đáng có được ân sủng. Đây cũng là một cám dỗ của kẻ thù, vì đoạn Tin Mừng Gioan 4: 6 nói: “…Thiên Chúa chống lại kẻ iêu ngạo, nhưng Ngài ban ân sủng cho kẻ khiêm nhường.”
- 5. Chúng ta hãy có lòng kính sợ đối với Thiên Chúa.
Hípri 12:16 trích dẫn những thái độ có thể lấy mất ân sủng của Thiên Chúa: “Đừng có ai gian dâm hoặc phàm tục như Êsau, kẻ đã vì một món ăn mà bán quyền trưởng nam.”
Sự thiếu tôn kính đối với Thiên Chúa, sự khinh miệt đối với những điều thánh thiêng là một sự xa lìa nghiêm trọng! Thật vậy, sự xa lìa đó khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và loại bỏ ân sủng của Ngài. Cầu mong điều này không bao giờ là trường hợp của chúng ta!
Ân sủng không phải là một phần thưởng. Nhưng, nếu chúng ta chấp nhận ân sủng vào cuộc sống của mình, ân sủng sẽ trở thành một khả năng siêu nhiên giúp giải cứu sự yếu đuối của con người chúng ta. Bạn có nhớ tên trộm cướp trên thập giá bên cạnh Chúa Giêsu không? Hãy xem cuộc nói chuyện trong Luca 23: 42-43:
Tên tên trộm cướp nói với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Ngài nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
Chỉ bằng một vài từ trên thập tự giá, Chúa Giêsu đã nói được nhiều hơn và hay hơn là một bài diễn văn dài. Tên trộm cướp này không cầu xin Ngài, không khẩn cầu Ngài, không cầu nguyện dài dòng, không ăn chay, mà chỉ nói với lòng chân thành và khiêm tốn, “Xin hãy nhớ đến tôi”. Anh ta nhận ra rằng ân sủng đang ở bên cạnh anh ta trên thập giá, anh ta đã đón nhận ân sủng đó và được cứu độ.
Có thể tôi đã có một cuộc sống phóng túng trước khi đến với Chúa Kitô, thậm chí có thể tôi lại sa ngã sau khi đến với Ngài, có thể tôi lùi bước, có thể tôi quay ngược lại lối sống xưa kia, mà tôi biết sẽ làm buồn lòng Cha trên trời của tôi … Hãy biết rằng không có gì bị hư mất. Không có ai là quá xa đến độ nằm ngoài tầm với của tình yêu Thiên Chúa.
Hãy tin tưởng đến trước ngai Ân sủng và nhận lấy bàn tay của Cha các bạn. Tuy nhiên, không bao giờ, không bao giờ ân sủng của Thiên Chúa tỏ lộ ngược lại với sự công chính của Ngài. Thật vậy, thư Titô 2: 11-12 nói: “Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.”
Ân huệ của Chúa Thánh Thần là một phần trong những ân ban của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần dạy con cái Thiên Chúa bước đi trong tình yêu thương – đối với Thiên Chúa và người chung quanh – nuôi dưỡng lòng kính sợ và sự gắn bó với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết cách vui hưởng những ân sủng của Thiên Chúa. [1]
Lễ Giáng Sinh nhắc các Kitô hữu nhớ rằng mọi lĩnh vực trong cuộc sống của họ đều là cơ hội để đón nhận ân sủng, kể cả những yếu đuối, sa ngã và tội lỗi, vốn không phải là ân sủng trong bản chất của nó, nhưng nhờ thống hối và ăn năn, tội lỗi lại có thể là cơ hội để nhận được ơn thứ tha từ Thiên Chúa. Khi người ta xưng thú tội lỗi của mình và khi xin ơn tha thứ, là người ta nhận biết sự lầm than khốn khổ của mình và người ta không còn dám kiêu căng tự phụ. Chính trong ý thức tin tưởng và phó thác mọi sự, tốt lành cũng như yếu đuối tội lỗi, vào lòng từ ái của Chúa mà Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói khi sắp lâm chung: “Tout est grâce – Tất cả đều là ân sủng.”
Lễ Giáng Sinh là dịp nhắc nhở về Mầu nhiệm Nhập thể, Con Thiên Chúa mặc xác phàm để chia sẻ mọi thứ với nhân loại, ngoại trừ tội lỗi, qua thần tính của Ngài. Thánh Augustinô, Giám mục thành Hippone, đã viết rằng “Với những ai yêu mến Thiên Chúa, mọi sự đều hợp tác vào sự lành, kể cả các tội lỗi.” Thực ra, lời nói đó là sự nhắc lại lời nói của thánh Phaolô trong thư gửi các tín hữu Rôma: “Mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa” (Rôma 8,28). Chính thánh nhân cũng thú nhận: “Tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn […], không còn phải là chính tôi, nhưng là tội vẫn ở trong tôi làm điều đó” (Rm 8,15-17). Khi nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình, thánh nhân đã không thất vọng, nhưng còn tuyên xưng rằng “ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chan chứa gấp bội” (Rm 5,20). Như thế, ân sủng mà Thiên Chúa ban cho là yếu tố quyết định.
Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu, vốn dĩ là Ngôi Hai Thiên Chúa, giáng sinh nơi trần thế trong bản tính người phàm, là biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự hiện diện đó chính là ơn ban nền tảng – Ơn Thánh Sủng. Do đó, mỗi giây phút trong cuộc sống và mỗi hành động của thân xác và linh hồn chúng ta đều có thể biểu lộ sự hiện diện thánh thiêng – Thánh Sủng – của Thiên Chúa. Mỗi khoảnh khắc đó đều là cơ hội để nhân tính của chúng ta trở nên hoàn thiện nhờ việc chúng ta sẵn sàng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, và để ân sủng đó tỏ hiện ra, qua bản tính phàm nhân của chúng ta, đối với mọi người, đối với mọi thụ tạo của Thiên Chúa nơi trần thế này.
Phêrô Phạm Văn Trung biên tập
[1] frequencechretienne.fr
2021
Lắng nghe giới trẻ
Lắng nghe giới trẻ
CÂU CHUYỆN MỞ ÐẦU
Có một người thanh niên, lúc 20 tuổi, ước mơ và cầu xin thay đổi thế giới. Khi 40 tuổi, anh mơ ước thay đổi gia đình. Vào tuổi 60, anh chỉ xin đủ sức thay đổi bản thân. Và anh hối tiếc: “Lúc 20 tuổi, giá như anh đã cầu xin và ước mơ như thế, thì hy vọng đã thay đổi được bản thân, và từ đó, anh có thể đổi thay gia đình và đổi mới thế giới rồi”! Lý tưởng, nhưng nên bắt đầu từ bản thân.
Thánh Biển Ðức xác tín: “Chúa thường mạc khải điều tốt lành cho những người trẻ tuổi nhất”. Giới trẻ là tương lai, nên bộc lộ tương lai. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập ngày giới trẻ thế giới, để “nắm bắt, biện phân và góp phần định hướng và định hình tương lai cho Giáo hội và thế giới”. Người trẻ hôm nay, cần có đức tin, và sự phân định ơn gọi[1]. Ðức Kitô cũng là một người trẻ, và là người trẻ trưởng thành[2]. Ba chân lý luôn giữ được niềm hy vọng, đó là “Chúa yêu con”; “Chúa cứu con” và “Ngài đang sống”[3]. Như Ðức Giêsu đã truyền lệnh cho người thanh niên: hãy trỗi dậy[4]! Hãy trỗi dậy… ta chọn ngươi làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy[5].
Sau đây, tôi xin chia sẻ: Giới trẻ là ai? Họ nói gì? Và Nghệ thuật lắng nghe họ nói?
GIỚI TRẺ LÀ AI?
Theo Phúc Âm, họ là một người giàu, có khát vọng lý tưởng. Họ đã hỏi Chúa về sự sống đời đời[6]. Họ là một người thực tế, đòi hỏi quyền lợi, tự do, và hưởng thụ: “Xin cha chia gia tài”. Họ là một người khuyết tật, được “Nhìn thấy ánh sáng”[7]? Họ là một người chết trẻ, được Chúa Giêsu cho sống lại[8]. Theo Công đồng, trong thư gởi giới trẻ, các nghị phụ đánh giá: Họ là ánh sáng, kiến tạo xã hội ngày mai. Họ đòi hỏi tôn trọng phẩm giá, tự do và quyền lợi. Nhưng cũng có người sống theo bản năng, ích kỷ, buông thả, hung bạo, hận thù và ham khoái lạc, dẫn tới thất vọng và hư vô, suy nhược, già cỗi[9]. Và Giáo hội tin, cậy, yêu mến và mong ước họ trở thành chủ thể tích cực tham gia vào công việc Phúc Âm hóa và đổi mới xã hội. Còn văn hóa Việt Nam cho rằng, người trẻ thì khỏe nhưng chưa đủ khôn ngoan. Lại hay bị coi là háu đá, vội vàng.
GIỚI TRẺ NÓI GÌ?
Tin Mừng thuật lại: người thanh niên “bắt đầu nói”. “Nói” là đi vào mối tương quan với người khác. Không nói, không đối thoại, như người chết. Diễn đàn Thanh niên của Giáo hội đưa ra quan điểm của giới trẻ: mầu nhiệm của sự sống và cái chết, ý nghĩa của sự tồn tại, vẻ đẹp, công việc, tình yêu và tình bạn…Tôi xin đề cập tới ba điểm đặc biệt sau đây.
1. Tương lai. Theo nghiên cứu tâm lý, thì có tới 80% người trẻ nói về tương lai, ước mơ và lý tưởng. Theo chủ trương “tương lai là quá khứ và hiện tại kéo dài”, nên đã có “Giáo dục hôm nay, xã hội ngày mai”. Nhưng thời nay, người ta lại nhấn mạnh: “Xã hội và giáo hội ngày mai, giáo dục hôm nay”. Tại Singapore, dân chúng đã có tầm nhìn và hành động cho 50 năm sắp tới. Vì thế, từ trẻ em tới người già chỉ cần lướt nhẹ máy tính, sẽ thấy và biết phải làm gì để đạt tới tương lai, từng kế hoạch 5 năm và từng năm. Như thế, tuổi trẻ cần biết “Thế giới đang đi về đâu? Việt Nam là gì và làm gì trong thiên niên kỷ mới? Giáo hội, sau Công đồng, nhất là Thượng hội đồng Giám mục thế giới, 2023 có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt và độc đáo gì”? Biết tương lai, để người trẻ cùng với Giáo hội và Dân tộc chuẩn bị hành trang vươn tới.
2. Dân chủ, tự do và giàu có. Ðó là xu thế lịch sử thời đại, không thể đảo ngược. Giới trẻ đối thoại, không thích ra lệnh. Dân chủ, tự do là điều kiện sáng tạo; không có sáng tạo, đổi mới không thể sánh kịp thế giới khoa học số, thời đại bùng nổ công nghệ 4.0. của Tây phương tràn vào.
3. Lý tưởng và thực tế. Làm thế nào để giúp người trẻ sống tích hợp: “Ðông – Tây” và: “Cả…cả…: “Cả giàu sang đời này lại được cả đời sau, vĩnh hằng”? Liêm chính và chân thành; biết ơn và chính trực; yếu đuối, khuyết điểm và đại độ thông cảm.; tình yêu và tình bạn; làm sao sống đẹp và hạnh phúc? Cái đẹp và tình yêu cao thượng. Tình yêu, sự chết và trỗi dậy? Hài hòa “Ân sủng và thực tại. Ðức tin và khoa học. Tâm linh và khoa học”. Ðó là cả một chuỗi kỹ năng và nghệ thuật sống cần giúp cho người trẻ.
NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE?
1. Thân thích. Trong một nền văn hóa làm cho người trẻ bị cô lập và rút vào những thế giới ảo, người trẻ sẽ lãng quên ký ức, lãng quên lịch sử, bác bỏ kinh nghiệm của thế hệ trước; coi thường quá khứ và chỉ nhìn về tương lai hứa hẹn. Ðó là cạm bẫy của tuổi trẻ tự mãn và cho rằng những gì không trẻ trung đều tồi tệ và lỗi thời. Là bạn đường và là bạn thân của người trẻ, Giáo hội gần gũi, chân thành lắng nghe, có biện phân, gạn đục khơi trong, hầu giúp giới trẻ thành đạt và hạnh phúc.
2. Tin tưởng. Giáo hội tin tưởng vào khả năng của các bạn trẻ và giúp họ tín nhiệm vào Thiên Chúa tốt lành, công bình làm cho đời có ý nghĩa. Tránh tình trạng, khi học giáo lý, hay những khóa đào tạo, với nội dung quá giáo điều, chỉ nhằm đạo đức và ý hướng. Kết quả là nhiều bạn trẻ cảm thấy chán, mất nhiệt thành tìm gặp và đi theo Chúa, bỏ dở chặng đường, trở nên buồn chán và tiêu cực, mất tin tưởng và xa rời hội thánh.
3. Thuận theo. Lãnh đạo nghe giới trẻ, giới trẻ sẽ nghe lãnh đạo. Một Giáo hội pháo đài, quá e ngại, quá khuôn khổ, trong thế phòng thủ, tự vệ trước mọi sai sót từ bên ngoài, sẽ đánh mất sự khiêm nhường, không còn chịu lắng nghe, không để người khác chất vấn, để mất đi thế hệ trẻ và trở nên một viện bảo tàng. Lắng nghe tiếng gọi, nghị lực trẻ trung, phục vụ, một Giáo hội sống động sẽ lưu ý đến những yêu cầu chính đáng của mọi người, nhất là của giới trẻ và của phụ nữ, mong mỏi được đối xử bình đẳng và công bằng hơn.
KẾT LUẬN
1. Giới trẻ là những người có sức, có lý tưởng và thực tiễn, nhưng họ cũng còn nhiều khiếm khuyết. Có ba điều khó biết: “Ðường chim bay, đường rắn bò và lòng thanh niên”. Tuy nhiên, Chúa Kitô yêu, cứu và Ngài đang sống với họ, vì họ là chủ nhân và chứng nhân tương lai. Chúng ta tin, cậy, yêu, hy vọng và chăm sóc giới trẻ. Xin hãy nhìn Giáo hội, sẽ thấy khuôn mặt Ðức Kitô[10]. Hãy tín nhiệm Giáo hội Chúa Kitô, vị Anh hùng chân chính, khiêm tốn và khôn ngoan; vị ngôn sứ, của Chân lý và tình yêu, là bạn đường và là bạn thân của người trẻ. Không ai yêu con bằng Mẹ, không ai thật bằng Cha, Giáo hội Chúa Kitô là cả Cha cả Mẹ, lúc nào cũng đại độ, bao dung, tha thứ. Dù con có thế nào, thì con vẫn là con của Mẹ Giáo hội.
2. Người trẻ trưởng thành là biết trở về với gia đình. Ai trong chúng ta, cũng có những khuyết điểm, nhất là có lỗi với cha với mẹ. Hãy sống hiếu thảo “kính trọng cha và vâng lời mẹ”, tránh làm cha mẹ buồn lòng, biết “hy sinh, quên mình, phụng sự”, góp phần làm cho bầu khí gia đinh vui tươi, hạnh phúc.
3. Xã hội, Giáo hội cần có một người bạn trẻ chân thành, trung thực, tinh thần trách nhiệm và lạc quan. Việc sống trung thực có thể thường mang đến những thiệt thòi và tinh thần trách nhiệm có thể khiến vất vả và đòi phải hy sinh, đó là những thử thách mà mỗi bạn trẻ phải vượt qua để có thể trao ban đức tin cho người trẻ hôm nay.
Lm. Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
____________________________________________
1 Chủ đề Giới trẻ, 2018
2 Năm 2019, Ðại hội Giới trẻ thế giới XVI
3 Giáo hoàng Phanxicô, Tông huấn Christus vivit
4 Chủ đề năm 2020
5 Và năm 2021
6 Mc 10,17-27
7 Mc 10, 46-52
8 Lc 7,14
9 Công đồng Vatican II, Thư gởi Giới trẻ
10 Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, 31/5/1985