2022
Hoàn thiện nhân cách – Giá trị của sự lạc quan
Hoàn thiện nhân cách – Giá trị của sự lạc quan
HỌC LÀM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH – BÀI 68
- LỜI CHÚA :
“Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa. Được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban” ( Tv 12, 6).
- CÂU CHUYỆN : LẠC QUAN CẢ KHI GẶP THỬ THÁCH.
Một cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời đang mưa to. Lúc về nhà xem ra thời tiết còn bị xấu hơn : gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp ầm ầm. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng nên đã mặc áo mưa và che dù đến trường đón con. Bà rất ngạc nhiên khi nửa đường gặp con đang về nhà trong mưa. Bà mẹ thấy con mình cứ nhìn lên trời mỉm cười mỗi khi có tia chớp lóe sáng lên. Khi được hỏi tại sao lại mỉm cười khi thấy chớp sáng, cô bé hồn nhiên trả lời : “Vì con muốn cho mặt mình được xinh đẹp hơn, mỗi khi Thiên Chúa nháy chụp con bằng đèn “phát””.
Câu chuyện cho chúng ta bài học về cách ứng xử trước các gian nan thử thách. Mỗi người chúng ta cần có thái độ lạc quan để bình tĩnh và kiên trì đương đầu với các nghịch cảnh, và biến khó khăn thành cơ hội giúp thăng tiến, như có người đã nói : “Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong từng khó khăn. Còn người bi quan lại thấy khó khăn trong từng cơ hội”.
Dưới ánh nắng mặt trời, người nào, vật nào cũng tạo ra một bóng đen. Tấm gương nào cũng có mặt trái của nó. Người tốt, người xấu cũng đều đan xen với nhau trong xã hội. Điều quan trọng là phải hành xử khôn ngoan để đạt kết quả tốt đẹp.
- SUY NIỆM :
1) Có hai loại người trong xã hội: bi quan và lạc quan. Người bi quan nhìn cuộc đời qua kính đen, nên chỉ nhìn thấy người xấu việc xấu. Người lạc quan nhìn cuộc đời bằng mắt kính màu hồng, luôn nhìn thấy người đẹp việc tốt trong cuộc sống.
– Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực : Luôn nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng ở phương diện tốt đẹp. Người lạc quan sẽ tin tưởng vào những điều mình đang làm hay sắp làm, luôn mỉm cười trong mọi hoàn cảnh, làm việc với một tinh thần thoải mái, hân hoan, hạnh phúc. Một triết gia đã nói : Hãy luôn quay mặt nhìn về phía mặt trời, bạn sẽ không còn thấy bóng đen phía sau lưng.
– Lạc quan là một phẩm chất vô cùng cần thiết trong cuộc sống : Lạc quan giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt tới thành công. Sống lạc quan giúp ta mạnh mẽ, hướng tới tương lai tươi sángcho dù thực tại có u ám đến đâu đi nữa. Có tinh thần lạc quan, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
– Lạc quan còn mang đến hạnh phúc cho cả những người chung quanh ta: Vì tình cảm vốn luôn lan truyền từ người này sang người khác. Khi ta hân hoan, vui vẻ thì những người chung quanh chúng ta cũng mừng vui hạnh phúc.
– Lạc quan cũng giúp chúng ta trở nên đẹp hơn trong mắt người xung quanh : Chính sự lạc quan đã giúp ta mở rộng cánh cửa tâm hồn đón nhận mọi người. Thái độ lạc quan dễ đưa người ta xích lại gần nhau hơn. Người có tinh thần lạc quan bao giờ cũng có những phẩm chất tốt đẹp kèm theo như : tự tin, dũng cảm, kiên trì …
– Người có tinh thần lạc quan luôn có nét mặt vui tươi : Tâm hồn họ lúc nào cũng phong phú rộng mở. Họ luôn tìm thấy trong các việc hàng ngày những lý do để vui sống, để sống có ý nghĩa và có ích. Họ có cách nhìn người bằng cặp mắt bao dung và luôn thấy những điều tốt đẹp trong tha nhân và trong cuộc sống.
- SINH HOẠT :
Bạn nên nhìn các sự kiện xảy ra trong cuộc đời bạn bằng cặp mắt lạc quan hay bi quan ? Tại sao ?
- LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con luôn có cái nhìn lạc quan khi gặp bất cứ hoàn cảnh nào, để chúng con bình tĩnh suy nghĩ và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề cách tốt nhất. Xin cho chúng con luôn làm mọi việc với hết khả năng và phó thác thành quả trong tay Chúa quan phòng, noi gương Chúa trong cuộc khổ nạn đã cầu xin với Chúa Cha : “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM
BÀI ĐỌC THÊM
TẬP CƯỜI MỘT MÌNH
Một thiền sư đã hỏi tôi là học trò của thầy :
– Trò thường làm gì đầu tiên sau khi thức dậy ?
– Dạ vào phòng tắm.- Tôi trả lời.
– Thầy hỏi tiếp : Trong phòng tắm có gương soi không?
– Dạ có.
– Tốt. Vậy từ nay, mỗi sáng thức dậy, trước khi đánh răng, trò hãy nhìn vào tấm gương soi và hãy nở một nụ cười thật tươi với chính mình.
– Thưa thầy. Buổi tối em thường đi ngủ rất khuya, nên sáng thức dậy em luôn cảm thấy uể oải, nên chắc em sẽ không dám nhìn vào mặt mình trong gương để mỉm cười được.
Thầy cười, rồi nhìn vào mắt tôi và nói :
– Nếu em không cười được tự nhiên thì hãy đưa hai ngón tay trỏ thọc vào miệng qua hai khóe môi, và kéo căng ra như thế này.
Vừa nói thầy vừa biểu diễn cho tôi xem.
Dáng vẻ của thầy lúc đó trông rất tức cười khiến tôi bật cười. Thầy lệnh cho tôi phải làm theo và tôi quyết tâm sẽ làm theo lời thầy dạy.
Sáng hôm sau, tôi bước xuống khỏi giường và lảo đảo đi vào phòng tắm. Tôi nhìn tôi trong tấm gương. “Ừ !” Trông cũng không được đẹp lắm. Tôi không thể nở nụ cười tự nhiên được nên tôi đã đưa hai ngón trỏ vào trong hai khóe môi rồi kéo căng ra. Tôi nhìn thấy một khuôn mặt ngốc nghếch đang làm một trò điên khùng và tôi đã không nhịn được cười. Khi có một nụ cười tự nhiên rồi, tôi lại thấy một người trong gương đang mỉm cười với tôi, và tôi đã cười đáp lại.
Sau đó cứ mỗi buổi sáng dù tâm trạng thế nào chăng nữa, tôi cũng đều mỉm cười với mình trong gương,thường thường bằng cách dùng hai ngón tay. Những người xung quanh nói dạo này tôi hay cười. Có lẽ những cơ bắp trên khuôn mặt tôi đã quen dần với tư thế ấy rồi.
– Mỗi người chúng ta ai cũng có thể tập cười với hai ngón tay trỏ bất cứ lúc nào trong ngày. Nó đặc biệt có hiệu quả khi chúng ta cảm thấy chán ngán, nản chí, hay phiền muộn. Người ta đã chứng minh rằng tiếng cười làm tiết ra chất endorphin vào trong máu của chúng ta, mà chất này lại làm tăng cường hệ miễn dịch và làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Nó giúp chúng ta nhìn thấy 998 viên gạch tốt trong bức tường của chúng ta, chứ không phải chỉ nhìn thấy hai viên gạch xấu. Và nụ cười làm cho nét mặt của chúng ta thêm rạng rỡ tươi đẹp hơn.
2022
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam
Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam
Khi nêu lên câu hỏi ý nghĩa tên gọi Việt-Nam, tên gọi của quốc gia chúng ta hôm nay, hẳn nhiên cần phải ghi nhận những sự kiện lịch sử khách quan liên hệ đến việc chọn lựa danh hiệu nầy. Nhưng, trong khuôn khổ chuyên môn nghiên cứu của tôi, tôi không đủ khả năng để đi sâu vào những chi tiết có tính cách thuần lịch sử. Thật đáng tiếc!
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn hóa Việt-nam, tôi có đọc được một bản văn mà tôi đánh giá là có giá trị văn hiến làm nền cho tư tưởng truyền thống dân tộc – Truyện Họ Hồng Bàng trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính và xuất bản vào mùa thu năm 1492 -, và truy tìm được nghĩa của hai từ Việt và Nam trong khuôn khổ văn hóa tư tưởng mà bản văn nầy muốn chuyển tải.
Trong truyện Họ Hồng Bàng nầy, câu kết tóm gọn như sau :
Bách-Nam là thủy-tổ của Bách-Việt vậy dể nắm bắt được lý do tại sao hai chữ ấy có thể thu tóm ý nền tảng tư tưởng mà « bản văn Sáng Thế » ấy muốn chuyển đạt.
Than-ôi! Lĩnh-Nam có nhiều kỳ-trọng, các truyện làm ra không cần phải chạm vào đá, khắc vào ván mà rõ-ràng ở lòng người, bia truyền ở miệng người, ông già, con trẻ thảy đều thông-suốt, đem lòng ái-mộ, khuyên răn nhau, thời việc có hệ ở cương-thường, quan ở phong-tục, há có phải ít bổ-ích đâu?
b/ Chữ Nam trong bản văn cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
( Trích bản văn)
Đế-Minh lập Đế-Nghi làm tự-quân cai-trị phương Bắc, phong Lộc-Tục làm Kinh-Dương-Vương cai-trị phương Nam, đặt quốc-hiệu là Xích-Quỉ-Quốc.
Kinh-Dương-Vương xuống Thủy-phủ, cưới con gái vua Động-Đình là Long-Nữ, sinh ra Sùng-Lãm tức là Lạc-Long-Quân; Lạc-Long-Quân thay cha để trị nước, còn Kinh-Dương-Vương thì không biết đi đâu.
(…)
Đế-Nghi truyền ngôi cho Đế-Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên-hạ vô-sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế-Minh nam-tuần gặp được tiên-nữ. Đế-Lai bèn khiến Xi-Vưu tác-chủ quốc-sự mà nam-tuần qua nước Xích-Quỉ, thấy Long-Quân đã về Thủy-phủ, trong nước không vua, mới lưu ái thê là Âu-Cơ cùng với bộ-chúng thị-thiếp ở lại hành-tại. Đế-Lai chu-lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình-thế, trông thấy kỳ-hoa dị-thảo, trân-cầm dị-thú, tê-tượng, đồi-mồi, kim-ngân, châu-ngọc, hồ-tiêu, nhũ-hương, trầm-đàn, các loại sơn-hào hải-vị không thứ nào là không có; khí-hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế-Lai ái-mộ quá, quên cả ngày về.
(…)
Lạc-Long-Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu-Cơ ở một mình, dung-mạo đẹp lạ-lùng, yêu quá, mới hóa ra một chàng nhi-lang phong-tư mỹ-lệ, tả-hữu thị-tùng đông-đảo, tiếng đàn ca vang đến hành-tại. Âu-Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo; Long-Quân bèn rước nàng về núi Long-Trang.
(…)
Âu-Cơ ở với Lạc-Long-Quân giáp một năm, sinh ra bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai; nàng đem về nuôi-nấng, không phải cho ăn, cho bú mà tự-nhiên trường-đại, trí-dũng song-toàn, ai cũng úy-phục, bảo nhau đó là những anh em phi-thường.
Qua đoạn văn trích dẫn, chúng ta có được một trực giác về ý nghĩa nhân tính của bách nam, những con người nguyên thủy được tạo dựng trong ánh sáng của chân lý : Bách Nam sinh ra từ 100 trứng, là hoa trái của tương giao giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ (Trời và Người). Bách Nam vượt lên trên muôn sinh vật của vũ trụ (linh ưu vạn vật) : không phải cho ăn, cho bú mà tự-nhiên trường-đại, trí-dũng song-toàn, ai cũng úy-phục, bảo nhau đó là những anh em phi-thường.
Nam đối nghịch với với Bắc. Đối với người ở vùng bắc bán cầu như chúng ta, Nam tượng trưng vùng đất có mặt trời ban sự sống và ánh sáng. Bắc tượng trưng cho bóng tối và cõi chết (nơi cư ngụ của Đế Lai, kẻ thù của Lạc Long Quân).
Phương Nam là nước Xích Quỉ, là cộng đồng của giống thần thiêng : từ hán-việt Xích có nghĩa là hơi ấm của mặt trời; từ Quỉ không phải là quỉ ma (satan, diable) như ta hiểu ngày nay, nhưng là giống thần thiêng (có thể dịch qua pháp ngữ là esprit)
Phương Nam là quê của Sùng Lãm ((Sùng là cao trọng đáng tơn kính bên trong, Lãm là đẹp đẽ xuất hiện ra bên ngồi), của Lạc Long Quân (Lạc : gợi lên hạnh phúc viên mãn (= Mỹ), Long : nguồn gốc thần thánh (= Chân), Quân : điều hành công minh, xử lý tốt lành cuộc sống (= Thiện).
Nơi phương Nam, Âu Cơ (Âu là nhớ nhung Ai; cơ là lo toan việc nầy việc kia; Âu Cơ tượng trưng cho hiện sinh con người) là con người trước đây từng bị Đế Lai (tượng trưng cho chấp ngã, dục vọng của quyền lực cá nhân, ham mê của cải vật chất … ) khống chế, nay được Lạc Long Quân (tượng trưng cho chiều kích Trời hay Thần, hoặc là Chân Thiện Mỹ) đưa vào cùng chung sống nơi quê hương Thần Thánh (Long Trang)……
Nơi phương Nam, con người được khai sinh bởi mối tương giao giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân ; từ mối tương giao nguyên thủy và nền tảng đó con người nối kết với con người trong mối tình huynh đệ.
Qua những hình ảnh tượng trưng dồn dập nói đến lý lịch thần linh của con người, Nam trong hai chữ Bách Nam ở câu kết của bản văn là nói đến chiều kích LINH THIÊNG của nhân tính ban cho mọi người, không loại trừ một ai.
(Ở doạn văn nầy cũng như ở phần sau (trừ câu kết), chữ VIỆT không minh nhiên viết ra thành văn. Nhưng trong ngôn ngữ hán-việt, VIỆT có nghĩa là vượt qua, vươn lên, đưa lên cao …, do đó, một khi Bách Nam là con người được Thần (Lạc Long Quân) nâng lên hàng linh thiêng, được giải thoát khỏi bóng tối và sự chết (giải thoát khỏi gông cùm của Đế Lai) thì Bách Nam ấy cụng hàm ngụ là Bách Việt.)
c/ Chữ Việt trong bản văn cuốn Lĩnh Nam Chích Quái
Nếu con người từ nguyên thủy [từ lý lịch căn nguyên= nhân chi sơ = con người ở vườn địa đàng (x. Sách Sáng Thế của Do-thái giáo và Kitô giáo)] là Bách Nam, thì thực tại hay hiện sinh con người là một thân thế tranh tối tranh sáng. Một mặt vì Thần (Lạc Long Quân) mà con người phải nối kết luôn ẩn mặt, luôn là KẺ KHÁC (không ai thấy Thần, Thần vô phương), mặt khác con người mang gánh nặng kinh hoàng của tự do và luôn bị bóng tối và sự chết (Đế Lai, phương Bắc) kềm hãm.
Bản văn viết :
Long-Quân ở lâu dưới Thủy-phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc-quốc liền đi lên biên-cảnh; Hoàng-Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân-binh trấn-ngự quan-tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long-Quân:
– Long-Quân hốt-nhiên lại đến, gặp hai mẹ con ở Tương-Dạ; Âu-Cơ nói :
– Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc-dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò-võ.
Long-Quân bảo :
– Ta là loài rồng, sinh-trưởng ở thủy-tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm-dương hợp lại mà có con nhưng phương-viên bất-đồng, thủy-hỏa tương-khắc, khó mà ở cùng nhau trường-cửu. Bây giờ phải ly-biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy-phủ phân-trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai-trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.
Thủy-phủ ở đây là hình ảnh của cảnh vực bên kia bờ, là chiều kích siêu nhiên vượt lên trên thời gian không gian làm khung cho sự hiểu biết của con người. Khi nói Long-Quân ở lâu dưới Thủy-phủ có nghĩa là nói đến Thần vô phương, Thần Linh vượt lên trên trật tự mà sức con người có thể đo lường, khai phá. Nói cánh khác, con người thực tế trước mắt (hiện sinh), tuy mang ấn tích thần thánh trong mình, nhưng đang bị ràng buộc bởi thân phận đang gặp nguy cơ : chiều kích linh thiêng, mở ra với AI KHÁC thì ẩn kín, tưởng như xa vời (mẹ con ở một mình), trong lúc dục vọng chỉ tìm mình, chỉ biết mình và tham lam vật nầy vật khác (nhớ về Bắc-quốc) thì rình rập không ngơi.
Nếu ở phần đầu, Bách Việt có nghĩa là con người được Kẻ Khác ban phần linh thiêng vượt lên trên mọi sinh vật trong trời đất, hoặc con người được Thần nâng lên hàng thần thánh, thì về phần mình, trong thực tại làm người của bất cứ ai, phận vụ hoàn thành nhân tính của mỗi người (hoặc NGHĨA làm con người) lại là luôn nhớ Long Quân và thân thế nguyên sơ của mình ở phương Nam. Nỗi nhớ nầy là ấn tích nguyên sơ, là Đại Ký Ức (ở bên trên mọi ký ức bình thường) làm nên nguồn suối sâu kín trong tâm con người . Nỡi nhớ ấy là Nền Cao Cả ở trong Tâm (Hoàng Đế) vừa có sức can ngăn con người không cho nó rơi vào sự ác (phương Bắc, Đế Lai), vừa nhắc con người nhớ Lạc Long Quan nơi phương Nam ẩn kín.
Đi vào Đại Ký Ưc để vượt lên thân phận bị trói buộc bởi phương Bắc, bởi Đế Lai (vốn là chính dục vọng chấp ngã, chỉ biết mình, phe mình, có nhiều vật cho mình) để tìm về Thủy- tổ phương Nam, nơi con người được nâng lên địa vị thần linh, được mở ra với Ai Khác và nối kết với kẻ khác, nhìn nhận và yêu thương mọi người (không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, nam nữ, trẻ già …. ) trong tương giao huynh đệ cùng chung mẹ Âu Cơ, cùng được khai sinh do tình yêu không điều kiện đến từ Cha Lạc Long Quân.
Như thế, nghĩa làm người là chiến đấu vượt lên tăm tối sự ác để đi về ánh sáng của yêu thương và chân lý; nói cánh khác con người trong thực tại hiện sinh đúng nghĩa là Bách Việt.
Một khi ánh sáng và nguồn suối khai nguyên con người là phương Nam, một khi con người ban sơ, nguyên thủy là Bách Nam (người sinh ra và cư ngư ở phương Nam nầy), thì Bách Việt (con người tại thế đang vươn mình tìm về nguồn ánh sáng khai nguyên) phải nhận ra Bách Nam chính là thủy tổ của mình.
Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ.
Bách-Nam là thủy-tổ của Bách-Việt vậy.
Khi cảm ứng được nghĩa làm người như thế, con người nhận ra mình thuộc một giống tộc Lớn, Cao cả (Hồng), ôm trọn được mọi người (Bàng) : con người đó thuộc họ Hồng Bàng.
Theo Vũ Quỳnh, nghĩa của hai từ Nam và Việt như thế đã được tổ tiên cảm nhận từ nơi thâm cung tấm lòng của mỗi người (khơng cần phải chạm vào đá, khắc vào ván mà rõ-ràng ở lòng người = Đạo Tâm) và phải được chuyển đạt cho con cháu. Xuyên qua huyền thoại họ Hồng Bàng, con cháu nên tiếp nhận nghĩa nầy như Văn Hiến hay Cương Thường dẫn lối cho cuộc sống :
Ông già, con trẻ thảy đều thông-suốt, đem lòng ái-mộ, khuyên răn nhau, thời việc có hệ ở cương-thường, quan ở phong-tục, há có phải ít bổ-ích đâu ?
Muốn hiểu hai chữ Nam và Việt trong câu nầy, dĩ nhiên chúng ta cần đọc nguyên bản văn
(Tôi đã cố gắng minh giải bản văn trên đây trong chương III cuốn Văn Hiến, Nền Tảng Của Minh Triết do Định Hướng xb. năm 1997. Để trình bày tiếp câu hỏi về ý nghĩa tên Việt Nam ở đãy, tôi chỉ gói gọn ý kiến của mình trong khuôn khổ bản văn truyện Họ Hồng Bàng trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái doVũ Quỳnh hiệu chính.)
a/ Bối cảnh chung
– Chúng ta xác định được là hai chữ Việt và Nam đã được nhắc đến trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính năm 1492.
– Hai chữ ấy được nêu lên đến để cô động toàn ý nghĩa truyện Họ Hồng Bàng. Truyện nầy lại là truyện đầu cuốn sách : nó vừa trình bày nội dung tổng quát của sách (các truyện tiếp theo chỉ là phần khai triển chương nầy), vừa nói lên một nội dung duy nhất và nền tảng cho văn hóa đó là VẤN ĐỀ Ý NGHĨA CỦA NHÂN TÍNH. Trong bối cảnh văn chương đặc loại như thế, chữ VIỆT và NAM phải được hiểu trong khuôn khổ của vấn nạn duy nhất ấy.
– Hai sự kiện khác nữa cần lưu ý nữa đó là lối hành văn đặc biệt của các bản văn văn hóa cổ nói chung và đặc biệt của cuốn Lĩnh Nam Chích Quái :
- Một là lối nói thi ca và tượng trưng : các chữ dùng chỉ nhằm nói đến một nội dung duy nhất là con người vànhững yếu tố hình thành, những chiều kích sinh hoạt của nó ; nhưng nội dung đặc lại nầy được diễn tả qua những hình ảnh của những vật thể khác trong vũ trụ. Riêng đối với cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, phần lớn các tên gọi lại là hán việt ; do đó không những phải lưu ý âm hưởng thi ca của tên gọi, mà còn cần lưu ý âm hưởng thi ca của tên gọi đó trong bối cảnh của văn hóa Trung Hoa nữa.
- Riêng đối với câu hỏi của chúng ta về ý nghĩatên Việt Nam, thì vấn đề lại khó khăn hơn. Chữ ý nghĩa, tiếng Pháp là significationhàm ngụ sự hiểu biết của trí khôn con người khi đo lường một sự vật. Nó thuộc lãnh vực lý thuyết khách quan. Trái lại, nghĩa của hai chữ Việt Nammà tác giả Vũ Quỳnh nêu lên trong khuôn khổ cuốn Lĩnh Nam Chích Quái không phải là ý nghĩa của một vật thể mà các bộ môn khoa học ngày nay truy tìm. Nghĩa của hai chữ Việt Nam phải được hiểu là phân vụ phải chu toàn, như khi ta nói nghĩa làm người hoặc là đạo làm người. Chữ nghĩa nầy chỉ áp dụng cho vấn nạn về con người : trong ngôn ngữ dân gian, chúng ta thường nói nghĩa vợ chồng, nghĩa làm con hay đạo làm chồng, đạo làm con…… chẳng hạn. Liên quan đến nghĩa của nội dung cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, tác giả là Vũ Quỳnh đã viết rõ như thế nầy trong lời tựa :
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Reichstett, Pháp
2022
Sáu lý do tại sao chúng ta làm Dấu Thánh giá
Sáu lý do tại sao chúng ta làm Dấu Thánh giá
Là tín hữu Công giáo, rất nhiều khi chúng ta làm Dấu Thánh giá như một thói quen, và xem việc làm Dấu Thánh giá như là một cử chỉ đạo đức.
Tuy nhiên, Kinh thánh, các Giáo phụ, các vị Thánh trong Giáo hội, và giáo huấn Công giáo đưa ra 6 quan điểm sâu xa về Dấu Thánh giá cho thấy lý do tại sao việc làm Dấu Thánh giá là một lời tuyên xưng đức tin, một lời cầu nguyện đầy sức mạnh, và một phương thế mở ra cho chúng ta những ân sủng.
- Dấu Thánh giá, một Kinhtin kính ngắn gọn.
Là một lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa như chính Ngài đã mạc khải, Dấu Thánh giá đóng vai trò như một dạng viết tắt của Kinh Tin Kính các Tôngđồ.
Khi đưa tay chạm vào trán, vào ngực, vào vai, và trong một số nền văn hóa, chạm vào môi, chúng ta tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Một cách cụ thể, chúng ta công bố niềm tin vào những gì Thiên Chúa đã thực hiện: sáng tạo muôn vật, cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết, thiết lập Giáo hội, đem lại sự sống mới cho tất cả mọi người. Do đó, khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta được nhắc nhớ về sự hiện diện của Thiên Chúa, và mở lòng đón nhận các hoạt động của Ngài trong cuộc sống của chúng ta.
- Dấu Thánh giá, một sự làm mới lại phép Rửa.
Các Kitô hữu vào thế kỷ thứ nhất làm Dấu Thánh giá như một sự nhắc nhở và làm mới lại những gì đã diễn ra khi họ chịu phép Rửa. Cho tới nay, điều này vẫn đang hoạt động theo cùng một cách thế đối với chúng ta.
Khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta tuyên xưng rằng trong phép Rửa, chúng ta đã chết với Chúa Kitô trên thập giá, và được sống một đời sống mới với Người (x.Rm 6, 3-4 và Gl 2, 20). Đồng thời, chúng ta cũng cầu xin Chúa làm mới lại nơi chúng ta những ân sủng của phép Rửa mà chúng ta đã lãnh nhận. Một cách cụ thể, chúng ta nhìn nhận rằng phép Rửa đã kết hợp chúng ta với Đức Kitô và chuẩn bị cho chúng ta vai trò cộng tác với Người trong chương trình cứu độ.
- Dấu Thánh giá, một dấu ấn của tư cách môn đệ.
Khi lãnh nhận phép rửa, chúng ta được thuộc về chính Đức Kitô qua Dấu Thánh giá được ghi trên mình chúng ta. Do đó, mỗi khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta từ chối chúng ta thuộc về chính mình, để tuyên bố rằng chúng ta thuộc về Đức Kitô và khẳng định lòng trung thành đối với Người (x. Lc 9, 23).
Các Giáo phụ đã dùng một từ tương tự đối với Dấu Thánh giá mà thế giới cổ đại sử dụng để chỉ quyền sở hữu. Cùng một từ đánh dấu tên của người chăn trên đàn cừu; hình xăm của một vị tướng trên binh lính; dấu hiệu của người chủ trên đầy tớ; và dấu ấn của Đức Kitô trên các môn đệ của Người.
Khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta tự ký nhận rằng mình là chiên của Đức Kitôvà hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc của Ngài; là binh lính được giao nhiệm vụ làm việc dưới quyền của Đức Kitô để xây dựng vương quốc của Thiên Chúa ngay trên trần gian; và là đầy tớ để tận tâm chu toàn bất cứ điều gì mà Đức Kitô muốn chúng ta thi hành.
- Dấu Thánh giá, một sự sẵnsàng chấp nhận đau khổ.
Đức Giêsu đã loan báo rằng đau khổ sẽ là một phần trong đời sống của người môn đệ (x. Lc 9, 23-24). Vì vậy, khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta sẵn sàng vác thập giá của mình để đi theo Đức Kitô (Lc 9, 23), và mở lòng để đón nhận bất cứ đau khổ nào xảy đến với chúng ta.
Tuy nhiên, chính điều này cũng mang lại niềm an ủi khi chúng ta nhận ra rằng Đức Kitô, Đấng đã chịu Đóng đinh trên thập giá, cũng đang đồng hành và nâng đỡ chúng ta trong mọi nỗi gian truân.
Hơn nữa, việc làm Dấu Thánh giá loan báo một chân lý khác đó là, giống như Thánh Phaolô, chúng ta mang lấy những đau khổ như là chi thể của Chúa Kitô,hầu góp phần vào công cuộc cứu độ, và mang lại lợi ích cho nhiệm thể củaNgười là Hội Thánh (x. Cl 1, 24).
- Dấu Thánh giá, một vũkhí kép chống lại ma quỷ.
Đức Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng vĩ đại trước sự dữ và ma quỷ (x. 1 Cr 2, 8). Do đó, khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta tuyên bố sự bất khả xâm phạm của chúng ta trước ảnh hưởng của ma quỷ. Nhưng, quan trọng hơn, Dấu Thánh giá cũng là một vũ khí tấn công giúpchúng ta hợp tác với Đức Giêsu trong việc bảo vệ vương quốc Thiên Chúa chống lại thế lực của bóng tối và sự dữ.
- Dấu Thánh giá, một sứcmạnh chiến thắng trên xác thịt.
Trong Tân Ước, từ “xác thịt” tổng hợp tất cả những khuynh hướng xấu xa của con người cũ vẫn còn tồn tại trong chúng ta ngay cả sau khi chúng ta chết với Đức Kitô trong phép Rửa (x. Gl 5, 16-22).
Giống như việc cởi bỏ một chiếc áo dơ bẩn, khi làm Dấu Thánh Giá chúng tabày tỏ quyết tâm lột bỏ khuynh hướng xấu xa của mình để mặc lấy con người mới là những hành vi của Chúa Kitô (x. Cl 3, 5-15) và sống dưới sự hướng dẫn của Thần Khí.
Các Giáo Phụ dạy rằng Dấu Thánh Giá phân tán sức mạnh của những cám dỗ mạnh mẽ như giận dữ và ham muốn. Do đó, chúng ta hãy làm Dấu Thánh Giá để thúc đẩy sự tự do của chúng ta trong Đức Kitô và có sức để chiến đấu và chiến thắng những tội lỗi đang bủa vây chúng ta.
***
Như thế, khi hiểu được 6 lý do sâu xa của việc làm Dấu Thánh Giá, chúng ta hãy ghi nhớ và nhắc mình mỗi khi thực hiện cử chỉ rất đơn giản và quen thuộc này,
– để tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa;
– để ghi nhớ rằng chúng ta đã chết với Đức Kitô trong phép Rửa;
– để tuyên bố rằng chúng ta thuộc về Đức Kitô và luôn biết sống tư cách môn đệ;
– để đón nhận bất cứ đau khổ nào xảy đến trong sự hiệp thông với Đức Kitô và Giáo hội;
– để phòng thủ chống lại ma quỷ, mạnh mẽ chiến đấu cho vương quốc của Thiên Chúa;
– để đóng đinh xác thịt của chúng ta vào thập giá, và mặc lấy chính Đức Kitô và bắt chước lối sống của Người.
Hy vọng rằng, khi ý thức để làm Dấu Thánh giá với lòng tin và sự kính cẩn, chúng ta nhận được những phúc lành, được biến đổi, và trải nghiệm nhữnghoa trái trong đời sống Kitô hữu: cầu nguyện với tâm tình tha thiết hơn, chống lại những khuynh hướng xấu của mình một cách hiệu quả hơn, và tương quan với người khác cách ôn hoà, tử tế hơn.
Bert Ghezzi
Chuyển ngữ Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
2022
Hoàn thiện nhân cách – Hình thành lối sống trung thực
Hoàn thiện nhân cách – Hình thành lối sống trung thực
HỌC LÀM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH – BÀI 65
- LỜI CHÚA : Thánh Phao lô :“Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện. Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,23-25).
- CÂU CHUYỆN : SỰ TRUNG THỰC CỦA LÃO ĂN MÀY.
Ngày nọ, một lão ăn xin đến gõ cửa một lâu đài tráng lệ”. Ông nói với người quản gia : “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”.
Người quản gia trả lời : “Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã”. Bà chủ là một quý bà keo kiệt. Bà nói : “Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy”.
Ông lão trở về gốc cây nơi ông trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra đó là chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.
“Mình thật may mắn !”, ông lão nghĩ thầm. “Mình sẽ bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền tiêu xài trong thời gian dài”.
Thế nhưng, lòng trung thực trong ông lão đã lập tức ngăn ý định đó lại : “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả nó lại cho họ”. Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ J. X. Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng bán đồ trang sức và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ X : Gia đình Xofaina. Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Xofaina. Và rất bất ngờ khi đó lại chính là gia đình mới cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia : “Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ông mới cho tôi”. Bà chủ vui mừng khôn xiết : “May quá, ta tìm lại được chiếc nhẫn bị mất mấy hôm trước do làm rơi khi coi thợ nhào bột làm bánh. J.X. là viết tắt tên của ta, Josermina Xofaina”.
Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói : “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”.
Ông quản gia quay qua hỏi ông lão : “Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì ?”
Ông lão ăn xin nói : “Tôi chỉ xin một ổ bánh mì ! thế là đủ cho tôi rồi”.
Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra ý định : Sẽ cho ông làm người coi kho trong nhà của bà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không còn sợ bị mất trộm. Còn ông lão do có việc làm nên không còn sợ đói phải đi xin ăn như thời gian qua.
- SUY NIỆM :
Người trung thực trước mắt có vẻ thiệt thòi nhưng họ lại nhận được điều lớn hơn nhiều, đó là sự tin tưởng của mọi người.
Chúa Giê-su dạy : “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.” (Mc 4,24).
Sống trung thực giúp chúng ta có sự bình an trong tâm hồn, và thật tốt đep biết bao khi người ta cư xử với nhau bằng tình cảm chân thành, vô vị lợi !
- SINH HOẠT :
Hãy cho biết tầm quan trọng của tính trung thực trong giao tiếp hằng ngày và trong việc làm ăn buôn bán xã hội ?
- LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Chúa dạy chúng con phải luôn trung thực trong lời nói và hành động, khi luôn nói thật như Lời Chúa phán : “Có thì nói có, không thì nói không”. Xin cho chúng con luôn hành động trung thực bằng việc không tham lam của cải người khác. Nhờ đó chúng con nên con hiếu thảo của Chúa Cha, nên môn đệ thực sự của Chúa, và nên chứng nhân của Tin Mừng Nước Trời.- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM
Ý NGHĨ LÀ NỤ HOA , LỜI NÓI LÀ BÔNG HOA , VIỆC LÀM LÀ TRÁI QUẢ