2023
Khi nào đến ngày tận thế?
Khi nào đến ngày tận thế?
Hỏi: Chúng ta vẫn tin Thiên Chúa sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế. Nhiều người vẫn thắc mắc khi nào tới ngày đó? Chiến tranh thế giới thứ ba, dịch bệnh trên toàn thế giới, ngày mặt trời hết năng lượng, v.v?
Trả lời:
Câu hỏi trên đây là một trong những vấn đề lớn mà các nhà thần học quan tâm. Thậm chí người bình dân cũng muốn tìm hiểu hoặc thắc mắc về ngày tàn của vũ trụ. Nếu như thế giới có ngày bắt đầu, hẳn là nó cũng có ngày tàn cuộc. Đó là lối nói bình dân, dễ hiểu. Về phương diện khoa học vật lý thiên văn, các cuộc nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của vũ trụ, cụ thể: trái đất là giới hạn. Một ngày nào đó năng lượng mặt trời cạn kiệt, trái đất cũng không còn sự sống. Hoặc nhiều giả thuyết đưa ra rằng: chiến tranh thế giới thứ 3 với bom nguyên tử có thể hủy hoại hành tinh này. Hoặc tới một ngày, dịch bệnh sẽ hủy diệt loài người trên mặt đất này. Sau cùng nhưng chưa hết, chẳng may một hành tinh nào đó va chạm vào trái đất, đó cũng là ngày tàn của quả địa cầu.
Bạn thân mến,
Trên đây là những nguyên do có thể hiểu được trái đất có ngày kết thúc. Vấn đề là phải chăng ngày đó là lúc Đức Giêsu đến lần thứ hai?
Sau thời gian chờ đợi Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa đã nhập thể nơi Đức Giêsu Kitô. Ngài là Con Thiên Chúa xuống thế, chịu chết, phục sinh và đã về trời. Theo đó, Giáo hội thời các Tông đồ mời gọi các tín hữu hãy tin vào Đức Giêsu. Hơn nữa, Giáo hội còn mời gọi mỗi tín hữu hãy ăn năn, thống hối và sửa đổi đời sống để sẵn sàng cho ngày Chúa lại đến lần thứ hai. Điều này được ghi lại trong bản tuyên xưng Đức Tin từ thời các Tông Đồ: “Và Người sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết.” Đó là ngày quang lâm mà Giáo hội diễn tả việc Chúa Giêsu Kitô ngự đến lần thứ hai trong vinh quang, phán xét nhân loại vào ngày Cánh Chung. (x. Mc 13,24–27, Kinh Tin Kính).
Ngày nay nhiều nhà thần học thường nhắc đến cụm từ: “cánh chung cận kề”. Nhiều người cho rằng sứ điệp của Đức Giêsu và của các tông đồ dường như loan báo về ngày tận thế sắp xảy đến. Thậm chí người ta có cảm tưởng đó cũng chính là trọng tâm lời rao giảng của Đức Giêsu cũng như của Giáo hội sơ khai. Hẳn nhiên nếu xét về mặt thời gian, điều ấy vẫn chưa xảy ra. Hơn 2000 năm đã trôi qua, chúng ta chưa thấy ngày ấy xuất hiện. Bởi thế Rudolf Bultmann[1] có lý khi cho rằng: “Con người tân tiến ngày nay chẳng còn ai tin vào chuyện “tận thế” trong ngày Chúa lại đến để xét xử.”[2]
Nếu ta nói Đức Giêsu lại đến trong vinh quang lần hai, thì vinh quang ấy đã thể hiện ngay biến cố Phục Sinh. Lúc này Ngài không mang thân xác thuộc sự sống tự nhiên. Trên hết Đức Giêsu phục sinh trong bình diện của sự sống mới mẻ, khác biệt và vĩnh viễn. Với Ngài, lúc này lịch sử và thời gian không còn chi phối nữa. Ngài luôn là sự sống và trường cửu. Bởi đó, chỉ có con người mới có ngày cuối cùng, thế giới mới có ngày tận thế.
Trong ý nghĩa tận thế, chúng ta hiểu ngày thế giới vật lý và vũ trụ này sẽ kết thúc. Giáo hội cũng hiểu lịch sử nhân loại hoặc thế giới con người sẽ chấm dứt. Như vậy, tận thế có nghĩa là thế giới con người sẽ có một kết thúc do Thiên Chúa định đặt. Theo lối nhìn của nhà thần học Teilhard de Chardin[3], Thiên Chúa là điểm đầu và là điểm kết của thế giới này. Ngài là Anpha và Ômêga. Ngôi Hai Thiên Chúa đang đưa nhân loại hướng về điểm Ômêga này.
Dù có những thăng trầm, chúng ta cần thừa nhận lịch sử con người phải là tiến về phía trước. Tới một thời điểm nào đó, người ta gọi là ngày tận cùng, tận thế. Chúng ta cũng có thể gọi đó là điểm Ômêga. Từ điểm đó, chính Đức Giêsu đến lần thứ hai để tạo nên một thế giới mới, và điều này cũng đồng nghĩa với sự chấm dứt thế giới cũ. Khi đó là trời mới đất mới. Lúc ấy Người lau sạch mọi nước mắt khỏi mắt họ, không còn chết nữa, không còn khóc lóc, kêu ca, đau khổ nữa, vì vũ trụ cũ đã qua đi. (x. Kh 21,1–4).
Khi chiêm ngắm thế giới vũ trụ, lịch sử con người và thân phận của nó, chúng ta phải thừa nhận: vận mệnh của thế giới không tùy thuộc ở chúng ta mà là trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúng ta không làm chủ được thế giới. Con người càng không sống mãi trên mặt đất này. Trên hành trình đó, chính Đức Giêsu đã đến để mở ra con đường cứu độ cho mỗi người. “Ai tin Thiên Chúa sẽ được sống muôn đời.” (Ga 3,7–15). Và Thiên Chúa sẽ đến vào ngày sau hết. Vì thế với niềm hy vọng, chúng ta hạnh phúc chờ đón ngày ấy. Ðó ngày Thiên Chúa đưa “thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Ðức Kitô.” (Eph 1,9–10).
Với tâm thế trên, chắc chúng ta không quá sợ hãi trong ngày tận thế. Giáo hội ngày nay không cho rằng ngày Đức Giêsu đến lần thứ hai là “Ngày thịnh nộ”. Thực vậy, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI phê bình quan niệm “Ngày thịnh nộ” khi cho rằng: “Ngày đó lại khiến con người có thể chết khiếp ví đau đớn, kinh hoàng, nghĩ đến là rùng mính khiếp sợ. Việc Chúa đến chỉ còn là phán xét, đe dọa mọi người, vì đó là ngày giải quyết mọi công nợ. Lối nhìn như thế rõ ràng đánh mất những gì là cốt yếu nhất của Thiên Chúa tốt lành.”
Trái lại, người tín hữu được mời gọi xin Chúa hãy đến, “Maranatha”. Đó là ngày của niềm vui và vinh thắng, vì Chúa chúng ta lại đến trong vinh quang. Thay vì sợ hãi trong viễn tượng của ngày tận thế, người theo Chúa hẳn sẽ ngỡ ngàng hạnh phúc, vì một lần nữa, Thiên Chúa không bỏ dân Người. Ước sao ai cũng cảm nghiệm được sự bình an và hạnh phúc vì Thiên Chúa luôn đặt tay lên chúng ta và nói: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” (Mc 6,45–52).
Tới đây, hy vọng câu trả lời sáng thêm đôi chút. Để cụ thể, chúng ta thấy có lần các môn đệ cũng hởi Đức Giêsu về thời điểm Thầy khôi phục vương quốc Ítraen. Người đáp: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em.” (Cv 1,6–8).
Thiết tưởng lời nhắn trên đây của Đức Giêsu thật quan trọng để mỗi chúng ta sống hạnh phúc trong hiện tại. Số là chúng tôi từng gặp nhiều người hoang mang về vấn đề ngày tận thế. Cực đoan hơn nữa, họ chẳng muốn làm gì, mà chỉ chờ ngày Chúa đến trong sợ hãi. Mặt khác, trên mạng Internet đang có quá nhiều bài viết về vấn đề này. Hy vọng các bạn trẻ, mỗi giáo dân cẩn trọng hơn với những trang Web có bài liên quan đến chủ đề này. Đó là những nhánh giáo phái chủ trương ngày tận thế đang đến gần. Lồng trong đó, chúng tôi thấy có biết bao thông tin khiến người đọc hoang mang!
Thay vì trả lời ngày tận thế khi nào đến, chúng ta hãy chú tâm vào sứ điệp của Đức Giêsu mời gọi chúng ta dẫn thân cho Nước Thiên Chúa ngay trong hiện tại. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI giải thích:
“Vì Đức Giêsu hết sức nhấn mạnh đến chữ “bây giờ” nên đối với những ai biết nhìn sâu vào vấn đề, sẽ thấy “thì tương lai” không còn là điều chính yếu nữa. Vì thế, dù chính Đức Giêsu có nghĩ đến tương lai hay đến một Vương Quốc của Thiên Chúa, nhưng ý nghĩa của nó có thể hiểu như lời mời gọi hãy quyết định: phải dấn thân ngay trong hiện tại, ngay bây giờ.”[4]
Xin Thiên Chúa luôn ở cùng bạn và tôi, ở đây và lúc này!
Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
2023
Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ mọn
Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ mọn

Trước khi đi sâu vào vấn đề bạn hãy nhìn vào chiếc áo bạn đang mặc bạn thấy gì, đó là một mảnh vải to người thợ may nào hay cũng có thể chính là bạn không chừng đã cắt xén và ráp nó lại cho vừa vặn với con người của bạn. Nó có thể có hoa hay màu sặc sỡ vui mắt. Nhìn kỹ hơn nữa đi, bạn sẽ thấy đó là những sợi chỉ nhỏ, thật nhỏ mà người thợ dệt đã đan vào ngang dọc với nhau để trở thành những tấm vải đẹp may áo cho bạn.
Chắc chắn bạn cũng đã có dịp thấy đống cát mà người thợ xây cất đổ cao ở vệ đường. Đống cát mà người đi bộ phải đi vòng, xe cộ phải tránh nó, thật ra chỉ là sự chồng chất lên nhau của những hạt cát nhỏ, nhỏ đến nỗi chẳng ai để ý đến.
Cuộc đời của mình cũng thế bạn ạ, nó được đan, được dệt, được chồng chất bằng những biến cố, những công việc nho nhỏ hằng ngày, hằng phút, hằng giây trong cuộc đời của mình.
Nếu không có những sợi chỉ nhỏ bé kia, không có những hạt cát tí ti nọ, làm gì có tấm vải bạn may áo,làm gì có đống cát để xây cất dinh thự lâu dài. Cũng vậy nếu không có những việc nhỏ mọn hằng ngày, làm sao bạn sống và sống cho đến ngày nay. Bạn đang làm gì, học sinh hay thầy giáo, công nhân hay nông nhân hoặc buôn gánh bán bưng v.v…? Trong bất cứ thách đố nào bạn đang chấp nhận nơi cuộc đời này, trong bất cứ cố gắng nào bạn phải thi hành để kiếm lương thực hàng ngày, đừng bao giờ bạn khinh thường những việc nho nhỏ, nhưng hãy làm hoàn hảo được chừng nào hay chừng nấy. Những việc nho nhỏ đó là những cơ hội lớn lao để bạn tạo danh dự cho nghề nghiệp bạn và tạo thành công cho cuộc đời bạn.
Có lẽ bạn biết một số người chế tạo sản phẩm, lúc đầu tinh vi tốt đẹp, hàng hóa được mọi người ưa thích, nhưng rồi vì vô tình hay cẩu thả không quan tâm đến những điều nho nhỏ để hoàn thiện hơn những khâu chế biến, hoặc vì cố ý giảm cái nọ bớt cái kia để cho giá thành rẻ hơn hầu kiếm được nhiều lời hơn, mà từ từ thiên hạ khám phá ra và họ phải đi đến lụn bại suy sụp. Hoặc có những người mua cân già, bán cân non, hoặc mua lít già va lít non v.v…Sự gian trá đó không đem lại lợi lộc là bao, mà về sau người ta biết được, bị tẩy chay thỉ không còn làm ăn gì uy tín đã mất.
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: “Ai trung tín trong việc nhỏ mọn sẽ trung tín trong những việc lớn lao hơn, ai không trung tín ân cần trong việc nhỏ mọn chẳng ai dám giao phó những việc quan trọng”.
Trọn đời ít ai tìm được một cuộc việc mà mình ưa thích say mê đến nỗi quên ăn quên ngủ, quên cả thù lao lương bổng để cố gắng làm đến nơi đến chốn. Những trường hợp đó không phải không có, nhưng rất ít. Đại đa số chúng ta thường dễ chán nản mệt mỏi với gánh nặng hàng ngày cùa mình, và về lâu về dài dễ đâm ra cẩu thả rồi cắt xén, lấp liếm, qua loa được chừng nào hay chừng nấy. Nếu bạn lâm vào tình trạng đó, hãy ý thức lại và cố gắng lên.
Chưa nói tới sự tự trọng, tức là khi nhìn vào đời sống mình như thế, bạn có một hình ảnh thế nào về con người của bạn, chỉ cần nhớ rằng những làm cẩu thả thường dẫn đến những vấn đề quan trọng cản trở sự thành công và phát triển của bạn. Một cây đinh đóng cẩu thả có thể làm sút mất móng sắt nơi chân ngựa. Một móng sắt nơi chân ngựa mất đi kể như con ngựa đó không chạy được nữa. Khi con ngựa không còn chạy được nữa, thì người kỵ binh không làm gì được cả. Và khi người kỵ binh không làm gì được, thì trận đấu kể như thua.
Vì thế, mỗi người chúng ta cần cố gắng chu toàn thật hoàn hảo công việc bổn phận của mình. Dầu có ai nhìn thấy hay không nhìn thấy cũng mặc, việc tôi, tôi làm chu đáo để tôi được vui với kết quả của đôi tay tôi, của khối óc tôi và hưởng được sự bình an thư thái trong tâm hồn.
Người ta kể rằng khi tạc pho tượng ông Môsê, nhà điêu khắc Micae Angelo say mê đi vào từng chi tiết nhỏ, từng khóe mắt làn môi, từng đường gân, từng bắp thịt trần trên tay trên chân của pho tượng. Khi tạc xong, ông đứng ngắm nghía và bất thần ông đấm vào đầu gối của pho tượng đang ngồi và bảo: “Sao không chịu nói đi!”. Ông hài lòng về kỳ công của mình khi thấy pho tượng đó rất sống động đối với ông, chỉ còn thiếu tiếng nói thôi.
Chắc bạn cũng không lạ gì tâm tình và cảnh tượng đó, vì có biết bao nhiêu người chung quanh bạn khi hoàn thành một công việc, họ ngắm mãi không chán sản phẩm của mình. Họ xoa tới xoa lui với tất cả sự thích thú. Họ hài lòng với kỳ công tuyệt tác của mình. Bạn thử tưởng tượng xem, những người cẩu thả, khinh thường những việc nhỏ mọn, thiếu trách nhiệm, thi hành chiếu lệ, làm sao hưởng được những giây phúc sung sướng đó. Và cái gì mình hài lòng thì cũng sẽ có nhiều người khác hài lòng với mình. Vì dầu bá nhân bá tánh, con người đều có những điểm giống nhau và đó là mguyên tắc của sự thành công.
Để kết thúc, tôi muốn được cùng bạn lặp lại nguyên tắc này: Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ mọn.
MVGT (Theo Atilano Aleys)
2023
KHI THA THỨ THÌ SẼ ĐƯỢC THỨ THA.
2023