“Ngày phải bỏ phiếu đến gần”: Tại Vatican, các hồng y phác thảo chân dung tân giáo hoàng
“Ngày phải bỏ phiếu đến gần”: Tại Vatican, các hồng y phác thảo chân dung tân giáo hoàng
Ngày thứ hai và thứ ba 29-30 tháng 8, các hồng y nghiên cứu tông hiến mới của Giáo triều tại Vatican. Họ tận dụng cuộc họp này để đưa ra chân dung tổng hợp giáo hoàng tương lai mà họ sẽ phải bầu vào một ngày không xa.
“Đây không phải là tiền mật nghị! Chúng tôi nghiên cứu tân tông hiến của Giáo triều” Khi bước ra khỏi phòng Thượng hội đồng ngày thứ hai 29 tháng 8, hồng y Joan Josep Omella, tổng giám mục Barcelona đã không giấu một chút bực tức trước các nhà báo hỏi ngài về tiến trình hội nghị diễn ra cách đây vài giờ. Những người tham dự: 197 hồng y trên thế giới, gần chín phần mười hồng y. Và Đức Phanxicô. Chủ đề trong ngày: nghiên cứu Tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng Praedicate evangelium, tông hiến mới của Tòa thánh công bố vào tháng 3 vừa qua.
Ngày thứ hai và thứ ba 29-30 tháng 8, các hồng y chia thành nhóm theo ngôn ngữ, họ phân tích văn bản được chờ đợi từ gần mười năm nay. Đức Phanxicô xin họ “phát biểu tự do”. Và đó là những gì họ đã làm sau cuộc thảo luận, trước tiên là vai trò nổi bật của cải cách Giáo triều được giao cho giáo phận để truyền giáo, điều đã trở nên quan trọng hơn học thuyết về Đức tin mà cho đến nay đã đứng đầu trong các bộ.
Sau đó các hồng y thảo luận về mối liên hệ, mà một số hồng y cho là quan trọng, giữa việc là một linh mục và việc thực hành các trách nhiệm ở Giáo triều. Với vấn đề cơ bản này, vào thời điểm sắp bổ nhiệm ở Vatican: một người có trách nhiệm của Giáo triều có phải xem trách nhiệm của mình là trách nhiệm mục vụ được giao cho các linh mục, hay chỉ đơn thuần là quyền do giáo hoàng giao?
“Điều này sẽ không kéo dài lâu”
Hồng y Omera bực tức, nhưng giáo hoàng rất mạnh, Giáo hội phải vượt qua thách thức. Ngày mai đã không bao giờ được đề cập đến. Sự tự do trong tông điệu cũng là điều Đức Phanxicô mong muốn được thể hiện nơi chân dung phác họa của người kế vị ngài.
Hồng y Omella có lý khi ngài bực mình, chưa bao giờ người ta nói nhiều về một giáo hoàng phải làm gì cho Giáo hội để đương đầu với các thách thức của ngày mai như bây giờ. Một tự do rất lớn của tông giọng mà Đức Phanxicô mong muốn cũng được nhắc đến trong các hành lang để phác thảo chân dung người kế nhiệm ngài.
Một hồng y Phi châu sáng suốt nhận định: “Đức Phanxicô 85 tuổi và có sức khỏe tốt; ngài đã nghĩ chỉ làm giáo hoàng trong ba, bốn năm và bây giờ là chín năm. Như thế tình trạng này sẽ không kéo dài bao lâu nữa. Cũng lạ là chúng ta có giáo hoàng sắp đến tuổi chín mươi”.
Tất cả các hồng y được báo La Croix hỏi đều nhấn mạnh sự hữu ích của cuộc họp này để mọi người biết nhau, khi Đức Phanxicô đã không họp Hồng y đoàn từ bảy năm nay. Một hồng y Âu châu kể: “Khi bắt đầu triều giáo hoàng, Đức Phanxicô cho rằng việc họp công nghị là vô ích, ngài xem đây là những cuộc họp xa hoa. Theo lời khuyên của ngài, từ nhiều năm nay tôi đã không đến, nhưng cách đây vài tháng, tôi nhận ra tôi không biết ít nhất 60 hồng y!”
Vị giám chức này là một phần ba trong số các hồng y đã sống qua mật nghị, ngài biết rõ “ngày bỏ phiếu đã đến gần. Và như thế phải biết các hồng y khác.” Theo những người thân cận ngài, ngài đã làm một hồ sơ cho từng hồng y.
Giáo hội bị lay động
Để phác thảo một chân dung-robot của người kế vị Đức Phanxicô, cần tìm nơi giáo hoàng tương lai người có thể “giữ tay chèo trong thời xáo trộn”, “một người vững chãi” có thể theo được sự “sự lay động” Giáo hội và Giáo triều mà Đức Phanxicô đã điều hành, hồng y Âu châu này nói tiếp, ngài cho rằng cựu tổng giám mục Buenos Aires “đã làm rất tốt công việc này.”
Một trong những tiếng nói có ảnh hưởng của Hồng y đoàn nói: “Giáo hoàng tương lai sẽ đối phó được với thách thức thế tục hóa và số hóa, những điều đang làm lay chuyển thế giới và thúc giục chúng ta có một cái nhìn toàn diện về tình trạng nhân chủng học của chúng ta. Thách thức với Giáo hội ngày nay, nhất là trong bối cảnh thế tục hóa, là chạm vào trái tim con người, vào trái tim và tâm hồn của họ”, hồng y đến từ một đất nước mà đạo công giáo rất thiểu số.
Trao đổi với các hồng y trên khắp thế giới, đề cập đến sự đa dạng của các vấn đề mà Giáo hội công giáo đang đối diện ngày nay: thế tục hóa ở miền Bắc, đàn áp ở châu Á, tăng theo cấp số nhân ở châu Phi, v.v. Một hồng y khác quy chiếu về Thượng hội đồng về tương lai Giáo hội do Đức Phanxicô đưa ra tháng 10 năm 2021 điều tiết: “Có những mong chờ trên thế giới như chỗ đứng của phụ nữ và chủ nghĩa giáo quyền.”
Các chia rẽ “luôn là một phần của đời sống Giáo hội”
Một hồng y cũng nêu lên sự cần thiết phải nhấn mạnh vào sự hợp nhất của Giáo hội, vào thời điểm mà Giáo hội đang trải qua – chủ yếu là ở phương Tây – những chia rẽ về các chủ đề như người di cư, chỗ đứng của đạo đức sinh học hoặc phụng vụ. Theo hồng y gần với đường lối của Đức Phanxicô thì những “chia rẽ này không do giáo hoàng tạo ra”, một hồng y khác nhắc lại các chia rẽ “luôn là một phần của đời sống Giáo hội”.
Một số hồng y nhận xét, ngay cả các hồng y ở xa Rôma bây giờ cũng cảm nhận bầu khí bầu cử đặc trưng của giai đoạn cuối triều giáo hoàng. Một hồng y trong Hồng y đoàn Âu châu đề cập đến trong bài khảo luận của tác giả George Weigel: “Tổng giám mục Timothy Dolan, giáo phận New York đã gởi đến tất cả các hồng y quyển sách Giáo hoàng tiếp theo (The Next Pope) phác thảo hồ sơ về giáo hoàng tương lai mà Giáo hội cần.”
Một thành viên khác của Hồng y đoàn không sống ở Rôma cho biết ngài nhận điện thoại từ một trong các bạn của ngài hoặc một người khác, muốn chia sẻ chân dung của giáo hoàng tiềm năng trong tương lai. Người ta nói với tôi: “Anh nên bỏ phiếu cho người này, cho người kia. Tôi, tôi không nhất thiết phải biết họ, vì vậy tôi sẽ xem xét. Tôi thấy điều này rất thú vị.”
Sân khấu La Mã
Trong những giờ gần đây, khu phố Borgo xung quanh Vatican đã chứng kiến các sự kiện diễn ra trong các nhà hàng và kín đáo hơn là trong các căn hộ riêng để các hồng y trao đổi và làm quen nhau. Tối thứ sáu, một số hồng y châu Phi tụ tập tại trụ sở chính của Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM) ở Rôma để cùng nhau cầu nguyện, suy ngẫm. Một cuộc họp chưa từng có, để bày tỏ mối lo của họ, đặc biệt là tình trạng khan hiếm các giáo sĩ châu Phi ở các vị trí lãnh đạo trong Tòa thánh.
Nhưng mật nghị sắp đến cũng là cơ hội để nhận thấy vai trò của “tính phổ quát”. Một người nói: “Với tư cách là hồng y, tôi nhận thấy sự cần thiết phải có kiến thức rộng nhất có thể về chương trình nghị sự của Giáo hội. Tôi có thể đến mật nghị và chọn tân giáo hoàng dựa trên những gì tôi biết ở quê nhà. Vì vậy, tôi xem vấn đề giáo xứ của tôi như vấn đề của toàn Giáo hội.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch