Năm kẻ giả danh Hồng Y lừa đảo 2 triệu Mỹ Kim, lừa được linh mục thật, vừa bị linh mục giả bắt 7/17/2021 11:08:26 AM Tờ Crux số ra ngày thứ Năm 15 tháng 7, có bài tường trình từ Rôma nhan đề “Undercover as priests, Italian cops bust $2 million fake cardinals scam” nghĩa là “Cảnh sát Ý giả dạng linh mục phá được vụ án giả danh Hồng Y lừa đảo 2 triệu Mỹ Kim”. CARDINALS.jpg Ảnh: Paul Haring/CNS Một nhóm những kẻ lừa đảo cải trang thành các Hồng Y đã lừa gạt các nạn nhân hàng triệu đô la. Chúng lừa được cả các linh mục thật. Tuy nhiên, chúng đã bị cảnh sát Ý cải trang thành các linh mục bắt quả tang. Các thành viên của Carabinieri, cảnh sát quân sự Ý, có quyền lực rất rộng ở Ý, đã giăng một bẫy lớn tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần Và Các Thánh Tử Đạo ở trung tâm Rôma sau khi nhận được đơn khiếu nại từ hai khách sạn đã bị lừa đảo. Một khách sạn bị lừa 20,000 euro, tức là 23,631 Mỹ Kim. Khách sạn thứ hai bị nặng hơn, lên đến 75,000 euro, tức là 88,616 Mỹ Kim. Kể từ năm 1988, một nhóm 5 kẻ lừa đảo, trong độ tuổi từ 58-75, giả danh là linh mục, Giám Mục và thậm chí là Hồng Y, tự giới thiệu mình là “người trung gian của Vatican”, những người có thể cung cấp cho các chủ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, chủ yếu ở miền bắc nước Ý, các khoản vay có lợi hoặc từ ngân hàng Vatican hoặc từ một công ty tài chính ma ở Luxembourg có tên là “Eurozone”, mà không yêu cầu bảo đảm tài chính cá nhân. Không khó để những kẻ phá hoại kiếm được trang phục giả, vì Rôma có hàng chục cửa hàng bán trang phục dành cho hàng giáo sĩ, trong đó có một số cửa hàng chuyên về trang phục của các vị Hồng Y. Những người mua các trang phục này không bao giờ bị yêu cầu phải xuất trình giấy tờ đặc biệt hoặc giấy tờ tùy thân để mua quần áo, một phần vì thông thường bạn bè và gia đình của các vị Hồng Y sẽ mua những bộ quần áo cần thiết cho ngài. Để gây ấn tượng rằng họ là linh mục, Giám Mục hoặc Hồng Y, họ tự gọi mình là “Don Luca” hoặc “Don Giuseppe”, và tổ chức nhiều cuộc họp diễn ra gần Vatican. Trong một trường hợp, chúng mướn một phòng họp bên trong Đại học Giáo hoàng Grêgoriô, được điều hành bởi các tu sĩ Dòng Tên, nơi tấp nập các linh mục, chủng sinh đang tu học ở Rôma. Theo tờ Il Messagero của Ý, nhóm này cũng đã từng thiết lập một văn phòng công chứng giả tại một tòa nhà trên đường Corso Vittorio Emanuele, sử dụng một tấm bảng và một studio có vẻ như thật để thuyết phục nạn nhân rằng công việc của chúng là hợp pháp. Tất cả những gì chúng yêu cầu là người vay tiền thanh toán phải bằng tiền mặt một số tiền gọi là “soldi in buona fede”, nghĩa là “tiền tin tưởng”, hay “tiền bảo chứng”, mà nhóm sẽ thu thập trước khi hô biến. Sau khi liên hệ với các khách sạn bị lừa đảo, cảnh sát đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài hai năm đối với nhóm này, phát hiện ra ít nhất 20 vụ lừa đảo khác nhau lên tới gần 1.7 triệu euro, tức là 2,009,751 Mỹ Kim. Trong số các nạn nhân của chúng, có cả các linh mục, và các giáo xứ muốn vay tiền trùng tu nhà thờ, hay cho các hợp tác xã với lãi suất thấp. Cuối cùng, chúng đã bị bắt trong một cuộc trao đổi tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần Và Các Thánh Tử Đạo ở trung tâm Piazza Esedra, nơi băng nhóm đã hẹn thu 15,000 euro tức là 17,700 Mỹ Kim để bảo đảm cho khoản vay 500,000 euro. Sau khi đã thu được tiền, bọn này cố gắng rời nhà thờ bằng lối ra phía sau thì bị một nhóm cảnh sát ăn mặc như các linh mục chặn lại. Theo Il Messagero, một trong những người đàn ông trong khi bị giam giữ còn cố gắng giả như mình là Hồng Y thứ thiệt, chọc quê cảnh sát: “Làm sao cảnh sát Ý lại có thể bắt tôi được, tôi là người extraterritoriale!” Nhiều tài sản thuộc sở hữu của Vatican xung quanh Rôma được coi là “extraterritoriale”, nghĩa là “ngoài lãnh thổ”, hay thuộc phần mở rộng chủ quyền của Vatican. Mặc dù trò lừa đảo cụ thể này có thể là cá biệt vì mức độ trơ trẽn của nó, nhưng nó chắc chắn không phải là duy nhất. Ở quy mô nhỏ hơn, những gian lận như vậy rất phổ biến ở Ý, và rất nhiều vụ trong số đó ảnh hưởng nặng nề đến Giáo hội. Giáo phận Padua ở miền bắc nước Ý gần đây thậm chí đã phải triển khai một khóa đào tạo mới cho các giáo sĩ về cách nhận biết gian lận và học hỏi các phương pháp quản lý tài chính và kinh doanh tốt. Đức Cha Claudio Cipolla của Padua đã công bố một khóa đào tạo mới của giáo phận sau khi một linh mục lớn tuổi điều hành một hiệp hội bác ái bị lừa hơn 450,000 đô la. Ngài nhấn mạnh rằng đây không phải là trường hợp duy nhất các linh mục bị lừa gạt tại Ý. Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5, Đức Cha Cipolla cho biết vụ việc liên quan đến vị linh mục lớn tuổi, ở độ tuổi 80, “chúng tôi rất đau đớn, và âu lo cho cả cá nhân ngài lẫn hiệp hội mà ngài điều hành. Chúng tôi đặc biệt biết ơn Cảnh sát Tài chính vì cuộc điều tra mà họ đã thực hiện.” Hôm 18 tháng 5 Cảnh sát Tài chính Ý thông báo họ đã bắt giữ 11 người liên quan đến vụ lừa đảo, diễn ra trong khoảng thời gian hai năm khi vị linh mục lớn tuổi còn phụ trách tổ chức bác ái. Theo Cảnh sát Tài chính, cuộc điều tra của họ cho thấy những kẻ lừa đảo “đã phát triển một kịch bản có cơ sở rõ ràng bao gồm những lời nói dối, chẳng hạn như những bất hạnh trong gia đình, tai nạn và những thay đổi bất thường trong lĩnh vực tư pháp nhằm mục đích khiến vị linh mục đem lòng trắc ẩn, và vì tình bác ái muốn giúp đỡ người khác, mà tin rằng giải pháp khả thi duy nhất là quyên góp một khoản tiền lớn cho họ”. Các đoạn băng nghe lén của cảnh sát cho thấy bọn tội phạm đã gọi điện cho linh mục khoảng 14,000 lần trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020, phát minh ra một cách có hệ thống các nhu cầu “hoàn toàn không tồn tại” để từ đó có thể nhận được các khoản quyên góp bằng tiền mặt; hoặc được cho dùng thẻ tín dụng trả trước với hứa hẹn sẽ hoàn trả tiền. Khi vị linh mục về hưu, không còn quyền truy cập vào tiền của hiệp hội, ngài đã bị chúng đe dọa và vì thế đã phải nhờ đến cảnh sát. “Chúng tôi biết rằng lĩnh vực bác ái là mục tiêu thường bị nhắm đến của những kẻ gian”, Đức Cha Cipolla nói trong tuyên bố của ngài, đồng thời cho biết giáo phận của ngài trong nhiều năm đã “đặc biệt cảnh giác trước các tình huống lừa đảo khác nhau nhắm vào các linh mục”. Để ngăn chặn những tình huống tương tự có thể lặp lại, ngài cho biết giáo phận hiện đang cộng tác với Cảnh sát Tài chính trong nỗ lực “ngăn chặn sự xuất hiện của những trường hợp như vậy càng nhiều càng tốt” thông qua các khóa đào tạo dành cho hàng giáo sĩ của giáo phận, với mục tiêu bảo đảm số tiền được định sẵn là dành cho việc từ thiện “cuối cùng không nằm trong tay những người làm bộ nghèo hoặc các băng nhóm có tổ chức”. Vào ngày 14 tháng 4, Giáo phận Padua đã tổ chức một khóa học được phát trực tiếp với tiêu đề “Những chiêu lừa đảo dưới tháp chuông”, bao gồm một số chuyên gia, trong đó có cả cảnh sát tài chính, là những người đã nói về các dấu hiệu lừa đảo hoặc tống tiền và tầm quan trọng của việc cảnh giác. Các nguồn bổ sung đã được xuất bản trên tờ báo hàng tuần của giáo phận, La Difesa del Popolo. Trong phát biểu của ngài trong khóa học được phát trực tiếp, Đức Cha Cipolla lưu ý rằng vụ việc liên quan đến vị linh mục lớn tuổi của hiệp hội bác ái không phải là một trường hợp cá biệt. (vietcatholic 16.07.2021/ cruxnow)
Năm kẻ giả danh Hồng Y lừa đảo 2 triệu Mỹ Kim, lừa được linh mục thật, vừa bị linh mục giả bắt
Tờ Crux số ra ngày thứ Năm 15 tháng 7, có bài tường trình từ Rôma nhan đề “Undercover as priests, Italian cops bust $2 million fake cardinals scam” nghĩa là “Cảnh sát Ý giả dạng linh mục phá được vụ án giả danh Hồng Y lừa đảo 2 triệu Mỹ Kim”.
Ảnh: Paul Haring/CNS
Một nhóm những kẻ lừa đảo cải trang thành các Hồng Y đã lừa gạt các nạn nhân hàng triệu đô la. Chúng lừa được cả các linh mục thật. Tuy nhiên, chúng đã bị cảnh sát Ý cải trang thành các linh mục bắt quả tang.
Các thành viên của Carabinieri, cảnh sát quân sự Ý, có quyền lực rất rộng ở Ý, đã giăng một bẫy lớn tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần Và Các Thánh Tử Đạo ở trung tâm Rôma sau khi nhận được đơn khiếu nại từ hai khách sạn đã bị lừa đảo. Một khách sạn bị lừa 20,000 euro, tức là 23,631 Mỹ Kim. Khách sạn thứ hai bị nặng hơn, lên đến 75,000 euro, tức là 88,616 Mỹ Kim.
Kể từ năm 1988, một nhóm 5 kẻ lừa đảo, trong độ tuổi từ 58-75, giả danh là linh mục, Giám Mục và thậm chí là Hồng Y, tự giới thiệu mình là “người trung gian của Vatican”, những người có thể cung cấp cho các chủ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, chủ yếu ở miền bắc nước Ý, các khoản vay có lợi hoặc từ ngân hàng Vatican hoặc từ một công ty tài chính ma ở Luxembourg có tên là “Eurozone”, mà không yêu cầu bảo đảm tài chính cá nhân.
Không khó để những kẻ phá hoại kiếm được trang phục giả, vì Rôma có hàng chục cửa hàng bán trang phục dành cho hàng giáo sĩ, trong đó có một số cửa hàng chuyên về trang phục của các vị Hồng Y. Những người mua các trang phục này không bao giờ bị yêu cầu phải xuất trình giấy tờ đặc biệt hoặc giấy tờ tùy thân để mua quần áo, một phần vì thông thường bạn bè và gia đình của các vị Hồng Y sẽ mua những bộ quần áo cần thiết cho ngài.
Để gây ấn tượng rằng họ là linh mục, Giám Mục hoặc Hồng Y, họ tự gọi mình là “Don Luca” hoặc “Don Giuseppe”, và tổ chức nhiều cuộc họp diễn ra gần Vatican. Trong một trường hợp, chúng mướn một phòng họp bên trong Đại học Giáo hoàng Grêgoriô, được điều hành bởi các tu sĩ Dòng Tên, nơi tấp nập các linh mục, chủng sinh đang tu học ở Rôma.
Theo tờ Il Messagero của Ý, nhóm này cũng đã từng thiết lập một văn phòng công chứng giả tại một tòa nhà trên đường Corso Vittorio Emanuele, sử dụng một tấm bảng và một studio có vẻ như thật để thuyết phục nạn nhân rằng công việc của chúng là hợp pháp.
Tất cả những gì chúng yêu cầu là người vay tiền thanh toán phải bằng tiền mặt một số tiền gọi là “soldi in buona fede”, nghĩa là “tiền tin tưởng”, hay “tiền bảo chứng”, mà nhóm sẽ thu thập trước khi hô biến.
Sau khi liên hệ với các khách sạn bị lừa đảo, cảnh sát đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài hai năm đối với nhóm này, phát hiện ra ít nhất 20 vụ lừa đảo khác nhau lên tới gần 1.7 triệu euro, tức là 2,009,751 Mỹ Kim. Trong số các nạn nhân của chúng, có cả các linh mục, và các giáo xứ muốn vay tiền trùng tu nhà thờ, hay cho các hợp tác xã với lãi suất thấp.
Cuối cùng, chúng đã bị bắt trong một cuộc trao đổi tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần Và Các Thánh Tử Đạo ở trung tâm Piazza Esedra, nơi băng nhóm đã hẹn thu 15,000 euro tức là 17,700 Mỹ Kim để bảo đảm cho khoản vay 500,000 euro.
Sau khi đã thu được tiền, bọn này cố gắng rời nhà thờ bằng lối ra phía sau thì bị một nhóm cảnh sát ăn mặc như các linh mục chặn lại. Theo Il Messagero, một trong những người đàn ông trong khi bị giam giữ còn cố gắng giả như mình là Hồng Y thứ thiệt, chọc quê cảnh sát: “Làm sao cảnh sát Ý lại có thể bắt tôi được, tôi là người extraterritoriale!”
Nhiều tài sản thuộc sở hữu của Vatican xung quanh Rôma được coi là “extraterritoriale”, nghĩa là “ngoài lãnh thổ”, hay thuộc phần mở rộng chủ quyền của Vatican.
Mặc dù trò lừa đảo cụ thể này có thể là cá biệt vì mức độ trơ trẽn của nó, nhưng nó chắc chắn không phải là duy nhất.
Ở quy mô nhỏ hơn, những gian lận như vậy rất phổ biến ở Ý, và rất nhiều vụ trong số đó ảnh hưởng nặng nề đến Giáo hội. Giáo phận Padua ở miền bắc nước Ý gần đây thậm chí đã phải triển khai một khóa đào tạo mới cho các giáo sĩ về cách nhận biết gian lận và học hỏi các phương pháp quản lý tài chính và kinh doanh tốt.
Đức Cha Claudio Cipolla của Padua đã công bố một khóa đào tạo mới của giáo phận sau khi một linh mục lớn tuổi điều hành một hiệp hội bác ái bị lừa hơn 450,000 đô la. Ngài nhấn mạnh rằng đây không phải là trường hợp duy nhất các linh mục bị lừa gạt tại Ý.
Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5, Đức Cha Cipolla cho biết vụ việc liên quan đến vị linh mục lớn tuổi, ở độ tuổi 80, “chúng tôi rất đau đớn, và âu lo cho cả cá nhân ngài lẫn hiệp hội mà ngài điều hành. Chúng tôi đặc biệt biết ơn Cảnh sát Tài chính vì cuộc điều tra mà họ đã thực hiện.”
Hôm 18 tháng 5 Cảnh sát Tài chính Ý thông báo họ đã bắt giữ 11 người liên quan đến vụ lừa đảo, diễn ra trong khoảng thời gian hai năm khi vị linh mục lớn tuổi còn phụ trách tổ chức bác ái.
Theo Cảnh sát Tài chính, cuộc điều tra của họ cho thấy những kẻ lừa đảo “đã phát triển một kịch bản có cơ sở rõ ràng bao gồm những lời nói dối, chẳng hạn như những bất hạnh trong gia đình, tai nạn và những thay đổi bất thường trong lĩnh vực tư pháp nhằm mục đích khiến vị linh mục đem lòng trắc ẩn, và vì tình bác ái muốn giúp đỡ người khác, mà tin rằng giải pháp khả thi duy nhất là quyên góp một khoản tiền lớn cho họ”.
Các đoạn băng nghe lén của cảnh sát cho thấy bọn tội phạm đã gọi điện cho linh mục khoảng 14,000 lần trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020, phát minh ra một cách có hệ thống các nhu cầu “hoàn toàn không tồn tại” để từ đó có thể nhận được các khoản quyên góp bằng tiền mặt; hoặc được cho dùng thẻ tín dụng trả trước với hứa hẹn sẽ hoàn trả tiền.
Khi vị linh mục về hưu, không còn quyền truy cập vào tiền của hiệp hội, ngài đã bị chúng đe dọa và vì thế đã phải nhờ đến cảnh sát.
“Chúng tôi biết rằng lĩnh vực bác ái là mục tiêu thường bị nhắm đến của những kẻ gian”, Đức Cha Cipolla nói trong tuyên bố của ngài, đồng thời cho biết giáo phận của ngài trong nhiều năm đã “đặc biệt cảnh giác trước các tình huống lừa đảo khác nhau nhắm vào các linh mục”.
Để ngăn chặn những tình huống tương tự có thể lặp lại, ngài cho biết giáo phận hiện đang cộng tác với Cảnh sát Tài chính trong nỗ lực “ngăn chặn sự xuất hiện của những trường hợp như vậy càng nhiều càng tốt” thông qua các khóa đào tạo dành cho hàng giáo sĩ của giáo phận, với mục tiêu bảo đảm số tiền được định sẵn là dành cho việc từ thiện “cuối cùng không nằm trong tay những người làm bộ nghèo hoặc các băng nhóm có tổ chức”.
Vào ngày 14 tháng 4, Giáo phận Padua đã tổ chức một khóa học được phát trực tiếp với tiêu đề “Những chiêu lừa đảo dưới tháp chuông”, bao gồm một số chuyên gia, trong đó có cả cảnh sát tài chính, là những người đã nói về các dấu hiệu lừa đảo hoặc tống tiền và tầm quan trọng của việc cảnh giác. Các nguồn bổ sung đã được xuất bản trên tờ báo hàng tuần của giáo phận, La Difesa del Popolo.
Trong phát biểu của ngài trong khóa học được phát trực tiếp, Đức Cha Cipolla lưu ý rằng vụ việc liên quan đến vị linh mục lớn tuổi của hiệp hội bác ái không phải là một trường hợp cá biệt.
(vietcatholic 16.07.2021/ cruxnow)