Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Dấu Chỉ Của Thời Ðại

Dấu Chỉ Của Thời Ðại

15/10/2022
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

22/10 Thứ Bảy trong tuần thứ Hai Mươi-Chín Mùa Quanh Năm

Ep 4:7-16; Tv 122:1-2,3-4,4-5; Lc 13:1-9

Dấu Chỉ Của Thời Ðại

Trong Tin Mừng của ngày hôm qua chúng ta đã nghe Chúa Giêsu dạy về việc phải biết nhìn xem những dấu chỉ của thời đại, biết phân định những biến cố xảy ra theo ánh sáng của Lời Chúa. Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy một thí dụ cụ thể là Chúa Giêsu đã đọc dấu chỉ của thời đại, tức là hai biến cố đau thương vừa xảy ra: quan tổng trấn Philatô đã giết chết một số người Galilê nơi đền thờ; và tháp Silôê sập đè chết mười tám người. Chúa Giêsu đã thuật lại hai biến cố này trước: “Các ông tưởng mấy người Galilê đó tội lỗi hơn hết những người Galilê khác bởi lẽ họ đã chịu đau khổ như vậy sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôê đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu, nhưng nếu các ông không chịu sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”.

Tai họa là điều tiêu cực xảy ra, không phải là hình phạt của một vị Thiên Chúa muốn trả thù vì tội lỗi của con người và những anh chị em nạn nhân, không phải là những kẻ xấu tệ, đáng khinh. Những biến cố xảy ra là những dịp kêu gọi con người trở lại cùng Thiên Chúa. Dụ ngôn về cây vả không có trái cũng vậy.

Dụ ngôn mời gọi người nghe hãy ăn năn hối cải và thực hiện đền bù trổ sinh hoa trái tốt và thôi không lạm dụng lòng nhân từ của Thiên Chúa nữa. Mỗi tín hữu đều được mời gọi sống đức tin bằng những việc tốt lành của đức bác ái, một đức tin sống động mới xác tín cá nhân để thực hiện những công việc làm của kẻ yêu mến Thiên Chúa và anh chị em.

Trước nhan Thiên Chúa không có những phân biệt đối xử, những kỳ thị cho người này cao trọng hơn người kia. Chúng ta tự nhiên thường hay có thái độ khinh thị anh chị em và kiêu ngạo cho mình tốt lành hơn cả. Chúng ta cần thay đổi tâm thức để mặc lấy những tâm tình của Chúa, hành xử như Chúa đã nêu gương. Chúng ta hãy biến đổi con tim mình để nó đừng ích kỷ, đừng khinh dễ anh chị em, đừng xét đoán hạ thấp anh chị em, nhưng ngược lại biết mở rộng trong sự vị tha, tình huynh đệ, sự hòa hợp, tình thương, lòng nhân từ, niềm vui, sự bình an, lòng quảng đại và hy vọng. Thay đổi chính tâm hồn mình là một điều khó, một tiến trình liên lỉ, dài hạn, đòi hỏi hy sinh và can đảm cộng tác với ơn Chúa. Ðừng an ủi mình, đừng trấn an lương tâm mình bằng việc phân tích phê bình những sơ sót của anh chị em, dường như thể chúng ta tốt lành hơn: “Nếu các con không sám hối, thì các con cũng sẽ chết giống như vậy”.

Thiên Chúa nhắc nhở ta qua những mạc khải, qua lời các ngôn sứ, qua Thánh Tử Giêsu và hôm nay còn nhắc nhở ta qua Giáo hội, qua những biến cố trong cuộc sống hàng ngày. Lời Chúa nhắc nhở ta có lúc gắt gao, mãnh liệt, quở trách nặng nề qua những thất bại trong công việc làm ăn, qua những khó khăn tai ương, những nghịch cảnh và qua cả những yếu đuối, đam mê và tội lỗi. Cũng có lúc, Chúa nhắc nhở ta bằng những lời thì thầm, nhẹ nhàng và sâu lắng qua quy luật tự nhiên, qua trật tự trong vũ trụ. Nhìn chiếc lá vàng rơi về cội, nhìn dòng nước xuôi về nguồn, ta hiểu được rằng con người cũng phải trở về với gốc tích của mình. Nhìn những áng mây trôi lang thang, ta hiểu được rằng cuộc sống này luôn biến đổi, ngoài Thiên Chúa ra không có gì là trường tồn vĩnh cửu.

Mỗi ngày trên đường đi làm, ta chứng kiến những tai nạn giao thông có người chết tức tưởi khi tuổi đời còn rất trẻ, có những thai nhi đã phải chết ngay từ trong trứng nước…Đến cơ quan, ta lại đối diện với công việc mưu sinh hàng ngày. Những lúc ta bị người khác hiểu lầm, bị đồng nghiệp xúc phạm, lúc ta phải đối diện với nỗi sợ hãi, trống rỗng trong tâm hồn, ta như thấy mất hướng sống và rơi vào bế tắc. Bạn bè xung quanh ta có những người đã đạt đến đỉnh vinh quang phú quý, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn thế mà chỉ một chút hiểu lầm thì đường ai nấy đi, kéo nhau ra tòa ly dị.  Tình đời quả là éo le ngang trái…

Câu chuyện “Cây vả” trong Tin Mừng hôm nay là một ví dụ sống động về ngày giờ của Chúa. Tất cả mọi phút giây dù sống trong vinh hoa phú quý hay bần cùng khốn khó, Chúa đều nhắc ta tìm ý Chúa. Chúa đã dựng nên ta trong tình yêu nên Ngài không nỡ để ta phải mạng vong. Trái lại bằng mọi giá Ngài đã cứu chuộc và cho ta được thông phần hạnh phúc với Chúa. Tuy vậy, Thiên Chúa cũng là Đấng công bình và ngay thẳng, thưởng phạt đúng người đúng việc.

Hàng ngày, Chúa vẫn gửi cho ta những dòng tin nhắn để nhắc ta chuẩn bị tương lai cho một ngày viên mãn. Thái độ của chúng ta là chú ý lắng nghe hay thờ ơ lãnh đạm. Mỗi người chỉ sống một lần nên chúng ta phải sống sao cho ra sống, đừng sống hoài sống phí. Hơn nữa là con cái Thiên Chúa chúng ta được mời gọi trở về trong vòng tay yêu thương của Cha, trong ngôi nhà ấm áp của tình yêu. Một lần nữa, Giáo hội mời gọi chúng ta dừng lại chiêm nghiệm thân phận con người trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa. Con người sinh ra không phải để qua đi như cỏ cây hoa lá. Con người chết đi không như một dấu chấm hết mà là để khởi sự tiến sâu vào mầu nhiệm sự sống đích thực vì Thiên Chúa là Chúa của sự sống.

 

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
140 câu đố vui học về Phụng vụ Thánh lễ
07/02/2023
ĐỨC PHANXICÔ NÓI CÁI CHẾT CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI ĐÃ BỊ CÔNG CỤ HÓA VÌ MỤC ĐÍCH ĐẢNG PHÁI
07/02/2023
Đại hội giới trẻ Lisbon: sẽ có ca đoàn trình bày ngôn ngữ ký hiệu cho người câm điếc
07/02/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT