Có một mong muốn “Mỹ hóa” trong đạo công giáo Pháp không?
Có một mong muốn “Mỹ hóa” trong đạo công giáo Pháp không?
Ông Bruno Dumons, Tổng biên tập của Đài Đức Bà, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia CNRS (Pháp) đưa ra những giới hạn về mặt xã hội học trong việc phân tích và tìm hiểu sự tiến hóa của đạo công giáo Pháp. Theo ông, sức hút của “khuôn mẫu Mỹ” trước hết đáp ứng một mong chờ về mặt tinh thần.
Có phải chúng ta đang “tiến tới một cuộc ‘Mỹ hóa’ của đạo công giáo Pháp không?” Trong một bài báo dài, tạp chí Esprit (số tháng 11 năm 2021) đặt câu hỏi này cho nhà sử học Bruno Dumons. Về hiện tượng ít được nghiên cứu này, tác giả đưa ra một vài con số và nhiều tên tuổi: từ giám mục Rey, giáo phận Fréjus-Toulon đến cộng đoàn Thánh Gioan, từ cộng đoàn các Mối Phúc đến các khóa Alpha, từ cộng đoàn Thánh Máctinô đến các huấn luyện viên của Talenthéo, từ Lời Cầu nguyện của các Bà mẹ đến cộng đoàn Emmanuel: bài báo nêu bật tính năng động của một lãnh vực công giáo thành thị và thượng lưu.
Từ lâu, chúng ta biết, “đối mặt với vùng nông thôn khô cằn và hoang vắng, các lãnh thổ ngoại vi và ngoại ô không thật sự có một căn tính, sức sống của đạo công giáo Pháp chỉ dựa vào các thành phố lớn”. Chúng ta cũng thấy, “các giáo xứ của các trung tâm thành phố […] đón nhận, tùy theo sở thích phụng vụ hoặc mục vụ, các nhóm dân cư đặc trưng của một quá trình trưởng giả anglo-saxon của các đô thị”.
Một sản phẩm nhập khẩu?
“Nền văn minh giáo xứ” đã biến mất, vẫn còn những giáo xứ “có quan hệ thân cận”. Nhà nhân chủng học Valérie Aubourg, được ông Dumons trích dẫn, thấy các giáo xứ tràn ngập “vô số ‘hoạt động’ đủ loại, theo cách của một văn phòng du lịch, quản lý như các công ty qua cách cai trị, điều hành, chủ trương lợi nhuận, đứng đầu là nhà lãnh đạo cộng đồng trong cương vị như một ông chủ”.
Cách thể hiện đức tin này đoạn tuyệt với chiều kích lịch sử – “tôn giáo của cha ông chúng ta” và “luôn có thánh lễ”. Làm như vậy, các giới thượng lưu làm thấp đức tin, giảm đức tin “như một sản phẩm thị trường nhập từ nơi khác, mà chúng ta tiêu thụ tùy ý và di sản (chẳng hạn di sản kiến trúc các nhà thờ chính tòa, các nhà thờ làng chẳng hạn) sẽ chỉ là một phần trong việc bảo tồn di sản quốc gia”. Trong thời đại cạnh tranh, chúng ta sinh ra không phải là tín hữu kitô nữa, nhưng chúng ta sẽ trở thành tín hữu. Sức bật của niềm tin dựa trên việc đào tạo chính con người mình. Đạo công giáo này vừa là phò-lựa chọn vừa sinh lợi. Đây là lô-gích của “ba chuyện”: cộng đoàn, thương mại và giao tiếp.
Mỹ hóa trải rộng ra như một cơ chế hai chiều: nó không chỉ ảnh hưởng nước Mỹ; nhưng trên hết là khát vọng về nước Mỹ.
Quan hệ thân cận tạo môi trường có lợi cho việc chiêu dụ dựa trên hiệu suất. Ở đó, tiền được xem như một năng lượng tích cực. Đặc điểm này thêm vào việc chuộng Mỹ có rất lâu đời của giới tinh hoa Pháp, được tiếp sức bởi các trường đại học lớn và trường kinh doanh, vốn là cơ sở của các khái niệm Thế giới mới. Điều này không có nghĩa trưởng giả là nét nổi bật duy nhất của việc thuộc về Giáo hội công giáo. Ngoài những “vay mượn từ không gian Bắc Mỹ” (mà bài báo nói), nhà sử học Dumons đưa ra một xu hướng khác – kín đáo hơn và vô sản hơn – đó là “những đóng góp từ lục địa châu Phi”. Nhưng, cuối cùng, nếu cái thứ hai có xu hướng cân bằng cái thứ nhất, thì công giáo Pháp trong cả hai trường hợp đều là một sản phẩm nhập khẩu.
Khuôn mẫu Mỹ
Những gì ông Dumons đang nhìn, đó là những gì Mỹ hóa, nói về mặt xã hội học, văn hóa, chính trị. Tác giả không thẩm định các thành quả của việc “tân phúc âm hóa”. Ông nhầm lẫn giữa “những điều không tưởng của cộng đồng” với kinh nghiệm của các linh mục công nhân hoặc của tu sĩ thần học gia Bernard Besret, dòng Xitô ở Boquen vào những năm sáu mươi, với những thực tế tập thể “suy tàn theo mô hình giáo phái Ngũ tuần Hoa Ky.ø” Nếu những cái đầu tiên thuộc về lịch sử, thì những cái sau vẫn tồn tại, dù có những cuộc khủng hoảng. Ông nói: “Sự không tưởng của cộng đoàn, không có cách nào loại bỏ tầm quan trọng của việc tách khỏi các thực hành bí tích.” Chắc chắn, quá trình phi-kitô giáo vẫn tiến hành con đường của nó và tỷ lệ thống kê chứng tỏ điều này. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: vì sao đạo công giáo nói đến những môi trường thoải mái, nếu đức tin không còn được nhận như một di sản, một bổn phận hay một thói quen? Sự kiện kitô giáo tập trung vào việc hướng nội, nâng cao và đặt chủ đề. Chiều hướng này được phản ánh trong sức mạnh thu hút và sự đổi mới của mô hình Mỹ.
Như nhà sử học Ludovic Tournès, được ông Dumons trích dẫn, cho thấy, Mỹ hóa diễn ra giống một cơ chế hai chiều: nó không chỉ là ảnh hưởng của Mỹ; trên hết là khát vọng về nước Mỹ. Đối diện với sự trơ ì của các cấu trúc và dấu ấn của chúng trên bối cảnh nước Pháp, các sức sống của đạo công giáo Pháp tự xoay xở một mình, dù phải nhập vào đây những gì dường như hoạt động tốt bên kia. Sức sống của tôn giáo này được tìm thấy ở những nơi và môi trường mà cơ cấu kỹ thuật giáo sĩ hầu như không nâng đỡ và ít tài trợ, thậm chí hoàn toàn không có.
Sự mong chờ một đề xuất thiêng liêng
Một lý do khác để giải thích cho xu hướng Mỹ này: đó là lịch sử của chúng ta. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác đối với giới trí thức và quyền lực của Đảng Cộng sản đã để lại rất ít chỗ cho sự phát triển của một đạo công giáo theo chiều ngang. Không gian của nó càng bị thu hẹp hơn khi các giáo sĩ sau công đồng dỡ bỏ lòng mộ đạo bình dân. Sức nặng của “công giáo cánh tả” trong các khâu tiếp nối của thể chế cũng có tác động loại bỏ. Chủ nghĩa chiến đấu dân chủ-kitô ủng hộ cánh tả của cựu tổng thống Mitterrand dẫn đến ngõ cụt. Những hành động ngớ ngẩn của hàng giáo sĩ trên bãi mìn chống phân biệt chủng tộc cũng làm giáo dân chờ một cái gì thiêng liêng xa lánh. Nếu chúng ta thêm vào đây sự sợ hãi Liên Xô và đặc sủng của Đức Gioan-Phaolô II, chúng ta thấy “cánh hữu hóa đạo công giáo” liên hệ từ thời Chiến tranh Lạnh và các thách thức mới, đạo đức và xã hội mới chỉ nhấn mạnh thêm. Cựu tổng thống Pháp François Hollande hiểu giá trị của điều này khi ông khai thác Cuộc biểu tình cho tất cả để làm chia rẽ ý kiến.
Sử gia Dumons lấy làm tiếc cho sự “thu mình của bản sắc” và “việc tái tổ chức lại chính trị xung quanh các giá trị bảo thủ, đặc biệt là các vấn đề đạo đức”. Những từ này phải cẩn thận khi dùng: “thu mình của bản sắc”, “các giá trị bảo thủ” là những từ mang ý nghĩa bản đúc. Những điều này có tương thích với sự Mỹ hóa mà tác giả phân tích không? Nếu có một sự du nhập một kiểu văn hóa nước ngoài, trong trường hợp này là từ Hoa Kỳ, thì còn lại cái gì để giữ? Tương tự như việc “thu mình của bản sắc”. Điều này ngược với Mỹ hóa, loại văn hóa-thế giới không chấp nhận một di sản hay các biên giới cản trở nó.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch