Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Giáo dục / Tài liệu giáo dục / 4 cách để Nước Thiên Chúa ở trong lòng bạn

4 cách để Nước Thiên Chúa ở trong lòng bạn

24/11/2021
Anmai, CSsR
Giáo dục, Tài liệu giáo dục
0

4 cách để Nước Thiên Chúa ở trong lòng bạn

 

Thánh Gioan Phaolô II đã nêu ra 4 cách mà Nước Thiên Chúa có thể bén rễ trong lòng bạn.

 

Chúa Giêsu là Vua, nhưng để thuộc về vương quốc của Ngài trước hết chúng ta phải để Ngài bước vào trong tâm hồn của mình. Điều này không hề dễ dàng, vì chúng ta thường từ chối, thay vì để Ngài ngự vào tâm hồn mình chúng ta lại để cho thế giới này ngự trị ở đó.

Nhân chuyến viếng thăm New Zealand vào năm 1986, trong bài giảng lễ Chúa Kitô Vua, Thánh Gioan Phaolô II đã trình bày chi tiết về những cách để Nước Thiên Chúa có thể bén rễ trong tâm hồn mình.

“Và nếu chúng ta khao khát được thuộc về Nước Chúa, thì cách thức nào để cho Nước Chúa bắt đầu bén rễ trong tâm hồn con người? Làm thế nào để ơn hòa giải và bình an đến được trong cõi thâm sâu của mỗi người chúng ta?”

  1. CẦU NGUYỆN

Tất nhiên, trước hết là cầu nguyện. Tôi muốn nói đến cả lời cầu nguyện phụng vụ, trong đó chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô, vị Thượng Tế, trong việc thờ phượng chính thức của Giáo hội, với lời cầu nguyện cá nhân trong việc gặp gỡ Chúa cách riêng tư ở nơi sâu thẳm của linh hồn. Lời cầu nguyện mở rộng tâm trí và con tim cho Thiên Chúa. Cầu nguyện đào sâu hơn ước muốn thuộc về Nước Chúa của chúng ta. Lời cầu nguyện kết hiệp chúng ta một cách có ý thức với sự thông hiệp của các thánh, những người nâng đỡ chúng ta bằng sự chuyển cầu liên lỉ của họ.

  1. CHẤP NHẬN SỨ ĐIỆP PHÚC ÂM

Cách thứ hai để đạt được bình an trong lòng là chấp nhận sứ điệp Phúc âm. Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng công khai bằng lời kêu gọi hoán cải: “Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”. Giáo hội tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô bằng cách lên án tội lỗi, khích lệ mọi người hoán cải, mời gọi họ hòa giải với Chúa. Và trong mọi thời đại, Giáo hội công bố lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa. Giáo hội mời gọi tất cả chúng ta : “Hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12, 1-2).

  1. ĐỐI THOẠI VÀ NHẬN RA NGUỒN CHÂN LÝ

Đối thoại là phương cách khác dẫn tới hòa giải và hòa bình, trong đó cuộc đối thoại đức tin bắt nguồn từ sự tôn trọng sâu xa đối với người khác và từ niềm tin vào cuộc chiến thắng cuối cùng của chân lý. Để cuộc đối thoại chân thành được thiết lập, “chúng ta phải đối mặt với Lời Chúa và từ bỏ những quan điểm chủ quan của mình, biết tìm kiếm chân lý ở nơi nó được nhận biết, nghĩa là trong chính Lời Chúa và trong cách giải thích chính thức về Lời Chúa do Huấn quyền của Giáo hội cung cấp.

  1. CÁC BÍ TÍCH CỦA GIÁO HỘI

Những cách thức hoán cải bao gồm thực hành sám hối, bố thí, ăn chay và bất cứ điều gì thực sự giúp chúng ta hoán chuyển từ tội lỗi sang tự do thiêng liêng, từ ích kỷ sang công lý và yêu thương, từ hận thù sang khát vọng hòa bình. Qua tất cả các Bí tích của Giáo hội, chính Chúa Kitô thiết lập Nước Thiên Chúa trong lòng chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta đón nhận Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian và ban bình an cho chúng ta. Trong Bí tích Thống hối, Thiên Chúa tự giao hòa với chúng ta và sai chúng ta vào thế gian với tư cách là các tôi tớ của sự hòa giải. Mỗi Bí tích, theo cách riêng của nó, kết hợp với chúng ta với Đấng Cứu độ Phục sinh và đổi mới trong chúng ta những ân sủng của Chúa Thánh Thần.

Võ Tá Hoàngchuyển ngữ

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.