2020
Than ôi, Trung Quốc sẽ không trả tiền!
Than ôi, Trung Quốc sẽ không trả tiền!
Trách nhiệm của Trung Quốc đã được chứng minh trong đại dịch chúng ta đang trải qua. Covid-19 là một bệnh do động vật truyền qua cho người (zoonosis). Loại vi-rút hiện tại có tiền thân như các loại vi-rút đã truyền bệnh sras (hội chứng hô hấp cấp tính nặng, 2003), bệnh cúm gia cầm (2004) và cúm heo H1N1 (2009), được lan truyền trong các chợ động vật trong nhà và hoang dã trong điều kiện vệ sinh kinh hoàng trước khi chúng bị giết tại chỗ cho người mua. Các chợ này ẩm ướt vì có rất nhiều nước dịch của động vật chảy ra. Năm 2010, các bác sĩ Trung Quốc, trong đó có bác sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), một trong các chuyên gia về phổi lớn nhất thế giới, anh hùng trong cuộc chiến chống SARS và cựu chủ tịch Hiệp hội Y khoa Trung Quốc đã công khai yêu cầu đóng cửa các chợ này, nhưng không một ai nghe lời ông báo động.
Khi căn bệnh rất dễ lây lan này xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán vào tháng 11 năm 2019, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ý thức hệ trên khoa học, đã phạm ba tội ác.
Tội thứ nhất, ngày 1 tháng 1 năm 2020, họ đã bắt giam các bác sĩ tại bệnh viện trung ương đã dám lên tiếng báo động. Tội thứ nhì, ngày 13 tháng 1 năm 2020, họ tuyên bố với Tổ chức Y tế Thế giới không có bằng chứng nào cho thấy căn bệnh này là từ người truyền sang người. Và tội cuối cùng, ngày 18 tháng 1 năm 2020, họ cho phép tổ chức một bữa tiệc yêu nước khổng lồ gồm 40.000 người tham dự tại Vũ Hán.
Vậy là mất toi ba tuần trong cuộc chiến chống vi-rút ngay từ đầu, để bây giờ nó lan ra quá nặng. Nếu căn bệnh đã được điều trị ngay khi phát sinh, thì hôm nay đã không có đại dịch.
Nhưng, thay vì nhận trách nhiệm của mình, Đảng cộng sản Trung quốc áp dụng một phản ứng mà bây giờ các tâm lý gia đã dư biết: đảo ngược vai trò người bị tố cáo, bây giờ họ cáo buộc người khác về chính các sai lầm của họ. Ngày 13 tháng 3 năm 2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã dám tweet “qua các cuộc thi đấu thể thao quân sự, quân đội Mỹ có thể đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán”. Tương tự như vậy, một loạt các tweet đáng kinh ngạc của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã dám tự hào Trung Quốc quản lý Covid-19 tốt hơn vì Trung quốc có “ý thức tập thể và quyền công dân tốt mà chế độ dân chủ Phương Tây không có”. Chính người đi đốt nhà lại lên mặt dạy đời cho những người bị phỏng nặng.
Khi phát triển dự án thương mại khổng lồ của mình về các “con đường tơ lụa mới”, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với chúng ta về một kịch bản hai bên đều có lợi. Nhưng, toàn cầu hóa kiểu Trung Quốc ngày nay được phản ánh qua tầm mức quy mô thảm họa trên toàn thế giới vì Đảng cộng sản Trung quốc từ chối trách nhiệm của mình trên các yếu tố quan trọng của dịch tễ và sức khỏe, đã có từ lâu và ai cũng biết.
Do đó, việc Trung Quốc bồi thường tài chính cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch là điều hợp pháp. Có phải sự bất hạnh toàn cầu này cho Trung quốc một dịp tốt để đưa vào pháp luật nguyên tắc “trách nhiệm quốc tế không?”
Cũng vậy với các công ty bị áp đặt nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, sẽ không có gì là bất bình thường khi các quốc gia phải bồi thường khi họ đã nhận cảnh báo, họ vẫn phạm sai lầm dẫn đến thảm họa. Vấn đề là trên thế giới không có tổ chức nào có khả năng ấn định số tiền cho một bồi thường toàn cầu với một quốc gia cực mạnh như Trung quốc.
Tuy nhiên, tại Mỹ các thượng nghị sĩ đã bắt đầu yêu cầu Trung Quốc phải “trả tiền thiệt hại” do sự bất tài của mình. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung câu trả lời của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Họ sẽ đòi Mỹ thanh toán việc xãm lược thảm khốc vào Iraq tháng 3 năm 2003, khi Mỹ được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp long trọng xin họ rút lui trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc của ông.
Trung quốc có thể cân nhắc để sửa chữa danh tiếng quốc tế của mình, họ sẽ quan tâm đến việc bồi thường toàn cầu. Than ôi, ngay cả khi đó là đáng tiếc về mặt đạo đức mình phải làm, Trung Quốc cũng không trả.
Thực tế, trả tiền có nghĩa là Bắc Kinh nhận trách nhiệm của mình. Nhưng, một sự thừa nhận như vậy sẽ là tự tử đối với Đảng cộng sản Trung quốc, họ đã tìm cách che giấu sự quản lý sai lầm ban đầu của họ về cuộc khủng hoảng với ngay cả người dân của mình.
Nếu làm cho Trung quốc trả tiền không ở trong khả năng của chúng ta thì chúng ta có thể giảm mạnh sự lệï thuộc của chúng ta vào Trung Quốc, bằng cách chuyển các sản phẩm chiến lược của chúng ta sang lãnh thổ quốc gia và châu Âu, trước tiên hết là với dược phẩm. Sự tái cấu trúc lại phân phối công nghiệp là đặt cược mọi người cùng thắng cho thập kỷ sắp tới. Người phương Tây sẽ tìm thấy sự thịnh vượng kinh tế và chủ quyền của mình. Còn Trung quốc, tập trung vào thị trường nội bộ của họ có thể tốt cho dân họ hơn.
2020
Tại Vatican, các biện pháp cách ly được kéo dài đến ngày 3 tháng 5
Tại Vatican, các biện pháp cách ly được kéo dài đến ngày 3 tháng 5
Ngày 14 tháng 4-2020, Tòa Thánh ra thông báo sẽ kéo dài các biện pháp cách ly đến ngày 3 tháng 5 năm 2020.
Quốc gia nhỏ nhất thế giới nằm gọn trong nước Ý quyết định tuân thủ theo các biện pháp của chính quyền Ý, và sẽ kéo dài các biện pháp cách ly đến ngày 3 tháng 5 năm 2020.
Theo thông tin mới nhất từ văn phòng báo chí Tòa Thánh, Vatican có tám nhân viên bị nhiễm vi-rút, trong số này hai nhân viên đã được chữa lành.
Tính đến ngày 14 tháng 4 năm 2020, Ý đã có gần 160.000 trường hợp chẩn đoán mắc bệnh Covid-19 và hơn 20.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên con số các trường hợp mới đang giảm trong mười ngày liên tiếp, cũng như số lượng bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt cũng giảm.
Liên quan đến tình hình đại dịch, ngày 14 tháng 4 Đức Phanxicô cám ơn vì được an toàn nhưng ngài không nghĩ cho an toàn “riêng” của mình. Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba 14-4 tại Nhà nguyện Thánh Marta, Đức Phanxicô kêu gọi “trung thành với Chúa dù đứng trước ngôi mộ, dù đứng trước sự sụp đổ của bao nhiêu là ảo tưởng.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Tảng đá lớn và cánh cửa bị khóa
Tảng đá lớn và cánh cửa bị khóa
Triết gia Soren Kierkegaard đã từng viết, bản văn Tin Mừng mà ông thấy rõ mình trong đó, là câu chuyện kể các môn đệ sau khi Chúa Giêsu chết, họ tự giam mình trong phòng vì sợ, rồi họ trải nghiệm Chúa Giêsu đi qua cánh cửa bị khóa để ban bình an cho họ. Kierkegaard muốn Chúa Giêsu làm như vậy với ông, đi qua các cánh cửa bị khóa của ông, sự cự lại của ông và để ông được hít thở sự bình yên trong Ngài.
Hình ảnh các cánh cửa bị khóa là một trong hai hình ảnh đặc biệt thú vị trong câu chuyện về ngày Phục sinh đầu tiên. Hình ảnh kia là hình ảnh tảng đá lớn đã chôn Chúa Giêsu. Các hình ảnh này nhắc chúng ta nhớ những gì thường tách chúng ta ra khỏi ơn sống lại. Đôi khi để ân sủng này đi tìm chúng ta, thì ai đó “phải lăn tảng đá” và đôi khi sự sống lại đến với chúng ta qua cánh cửa bị khóa.
Trước hết, về “tảng đá:
Các Tin mừng cho chúng ta biết rằng vào sáng sớm Phục sinh, ba phụ nữ đang trên đường đến mộ Chúa Giêsu, họ mang theo dầu thơm để ướp xác Ngài nhưng họ lo lắng không biết làm sao lăn tảng đá đã bít chặt mộ Ngài. Họ hỏi nhau: “Ai sẽ lăn hòn đá cho chúng ta?”
Và như chúng ta biết, hòn đá đã được lăn. Cách nào? Chúng ta không biết. Không có ai ở đó khi Chúa Giêsu sống lại. Không ai biết chính xác hòn đá đó đã lăn đi như thế nào. Nhưng điều mà Kinh thánh làm rõ là: Chúa Giêsu không tự sống lại. Chính Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu sống lại. Chúa Giêsu không lăn hòn đá, đó là điều chúng ta thường nghĩ như vậy. Tuy nhiên, và vì lý do chính đáng, cả Kinh Thánh và truyền thống kitô giáo đều khẳng định mạnh mẽ, Chúa Giêsu không tự mình sống lại từ cõi chết, Chúa Cha đã làm cho Chúa Giêsu sống lại. Điều này có vẻ như là điểm không cần thiết để nhấn mạnh; nhưng rốt cuộc, nó có gì khác biệt?
Điều này làm một sự khác biệt rất lớn. Chúa Giêsu không tự mình sống lại từ cõi chết và chúng ta cũng không thể. Đó là mục đích. Để sức mạnh của sự sống lại thấm nhập vào chúng ta, một thứ gì đó từ bên ngoài chúng ta phải loại bỏ tảng đá khổng lồ bất động của sự cự lại của chúng ta. Đây không phải để phủ nhận chúng ta không có thiện chí và sức mạnh cá nhân; nhưng những điều này, dù quan trọng, không còn là điều kiện tiên quyết để nhận được ân sủng của sự sống lại, mà chính do sức mạnh của sự sống lại, luôn đến với chúng ta từ bên kia. Chúng ta không bao giờ tự mình lăn được tảng đá!
Ai có thể lăn tảng đá? Có lẽ đây là câu hỏi chúng ta đặc biệt quan tâm, nhưng chúng ta nên hỏi… Chúa Giêsu đã bị táng xác và bất lực không thể tự dậy, cũng vậy đối với chúng ta. Giống như các phụ nữ trong ngày Phục sinh đầu tiên, chúng ta cũng lo lắng hỏi: “Ai sẽ là người lăn tảng đá cho chúng ta?” Chúng ta không thể tự mở mộ cho mình.
Thứ hai, các cánh cửa của chúng ta đã bị khóa:
Thật thú vị khi thấy các tín hữu của ngày Phục sinh đầu tiên này trải nghiệm Chúa Kitô phục sinh trong cuộc sống của họ. Các Tin mừng cho chúng ta biết, họ bị hãi sợ và hoang mang bao trùm nên họ ở trong phòng khóa cửa lại, chỉ muốn tự bảo vệ mình, Chúa Kitô đi qua cánh cửa bị khóa của họ, cánh cửa của sợ hãi, của tự bảo vệ và truyền bình an cho họ. Họ họp nhau lại trong sợ hãi không phải là họ không có ý chí hay không có đức tin. Trong thâm tâm, họ thật lòng mong mình không sợ, nhưng thiện ý này không phải lúc nào cũng mở cánh cửa của họ. Chúa Kitô bước vào và ban bình an cho họ dù họ cự lại, dù nỗi sợ hãi và cánh cửa bị khóa của họ
Các điều này không thay đổi gì từ hai ngàn năm nay. Là cộng đồng kitô hay cá nhân, chúng ta vẫn đang loay hoay trong sợ hãi, lo lắng về bản thân, không tin tưởng, không được bình an, cánh cửa của chúng ta bị khóa, ngay cả khi trái tim chúng ta mong muốn hòa bình và tin tưởng. Có lẽ, giống như triết gia Kierkegaard, chúng ta muốn được đặc ân như đoạn Sách Thánh này, khi Chúa Kitô sống lại đi qua các cánh cửa bị khóa do con người cự lại và thổi bình an đến cho chúng ta.
Hơn nữa, năm nay, vào thời điểm đặc biệt khi coronavirus Covid 19, đã khóa các thành phố và cộng đồng chúng ta và chúng ta cách ly trong ngôi nhà riêng của mình, đối diện với các tâm trạng hụt hẫng, mất kiên nhẫn, sợ hãi, hoảng loạn và buồn chán. Và đây. Lúc này chúng ta cần một chút gì đó để sống phục sinh, một hòn đá cần phải được lăn đi để cuộc sống được hồi sinh, để có thể đi qua cánh cửa bị khóa của chúng ta và để mang bình an đến cho chúng ta.
Vào cuối ngày, hai hình ảnh, “tảng đá phải được lăn” và “các cánh cửa của nỗi sợ chúng ta” hàm chứa trong chính nó sự thật an ủi nhất của mọi tôn giáo bởi vì chúng tiết lộ điều này về ân sủng của Chúa: Khi chúng ta không thể giúp chính mình, chúng ta vẫn có thể được giúp đỡ và khi chúng ta bất lực để vươn ra, ân sủng vẫn có thể đi qua các bức tường cự lại của chúng ta và mang bình an đến cho chúng ta. Chúng ta cần phải bám lấy điều này mỗi khi chúng ta bị đổ vỡ không thể cứu vãn được trong cuộc sống chúng ta, khi chúng ta cảm thấy bất lực trong các vết thương và nỗi sợ hãi, khi chúng ta cảm thấy bị tổn thương về mặt tinh thần và khi chúng ta đau buồn vì người thân yêu bị nghiện ngập hoặc tự tử. Chúa Kitô phục sinh có thể đi qua các cánh cửa bị khóa và đẩy đi bất cứ hòn đá nào chôn chúng ta, nhốt chúng ta, dù vô vọng đối với chúng ta như thế nào.
Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ý: 110 linh mục bị thiệt mạng vì coronavirus
Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ý: 110 linh mục bị thiệt mạng vì coronavirus
Tính đến chiều thứ Ba 14 tháng Tư, 110 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Báo cáo của tờ Avvnire, cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Ý nhấn mạnh rằng virus quái ác này không chỉ cướp đi sinh mạng của các linh mục cao niên, cả các linh mục trẻ cũng thiệt mạng.
Trong các trường hợp thiệt mạng mới nhất, Avvnire cho biết:
“Tổng giáo phận Milan vừa vĩnh biệt một linh mục tuyên úy của một viện dưỡng lão, và một linh mục dòng Xitô chết ở Senigallia.
Trước đó, Cha Enrico Bernuzzi, 46 tuổi, thuộc giáo phận Tortona, đã chết vào rạng sáng ngày Thứ Hai Phục Sinh. Ngài được thụ phong linh mục từ năm 2006, và đã thực thi sứ vụ của mình tại các giáo xứ trong vùng Voghera, và phụ trách việc quảng bá ơn gọi cho giáo phận Tortona. Ngài và hai linh mục khác được ủy thác chăm sóc mục vụ trong vùng Voghera bao gồm Duomo và ba giáo xứ khác là Pombio, San Rocco và Resurrezione. Cho đến nay linh mục trẻ nhất bị thiệt mạng vì coronavirus là Cha Alessandro Brignone, linh mục của giáo phận Salerno-Campagna-Acerno qua đời vào ngày 19 tháng Ba, ở tuổi 45.”
Lược qua danh sách các linh mục bị thiệt mạng, Avvenire xác định có năm phẩm chất chung của các ngài là.
Bình dân: Các linh mục bị thiệt mạng đã sống rất hoà đồng và gần gũi đàn chiên
Truyền thống: Trong các cộng đồng dù lớn dù nhỏ, các vị này là “những người gìn giữ ký ức chung, tham gia vào việc truyền bá các chứng tá và các giá trị từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.”
Trung thành với ơn gọi: Nhiều vị trong số các linh mục này đã phục vụ cộng đồng của mình từ bốn mươi năm trở lên.
Khiêm tốn: Nhiều vị trong số 110 linh mục đã qua đời chỉ được biết đến trong phạm vi các giáo xứ và cộng đồng địa phương của mình, chỉ một số ít các vị có danh tiếng ở cấp khu vực hoặc quốc gia.
Không thể thiếu đối với cộng đồng: “Hết lần này đến lần khác,” Avvenire viết, “người ta nghe thấy sau cái chết của một linh mục những mô tả về một sự mất mát quá lớn đối với cộng đồng, một người luôn gần gũi, sẵn sàng với đàn chiên.”
Hôm thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bày tỏ lòng biết ơn Giáo Hội Công Giáo tại Ý, “trong những tuần lễ cực kỳ khó khăn này, đã đồng hành với những đau khổ của người dân qua sự hiện diện cụ thể trên khắp đất nước, góp phần hỗ trợ những người yếu nhất trong chúng ta và các gia đình nghèo đói.”
Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục. Đức Thánh Cha mô tả các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ.