2020
ĐTC Phanxicô chúc mừng dòng Phanxicô Viện tu nhân dịp 800 năm thánh Antôn gia nhập dòng Phanxicô
Nhân dịp các tu sĩ Phanxicô Viện tu mừng 800 năm thánh Antôn gia nhập dòng Phanxicô, Đức Thánh Cha đã gửi thư cho cha Carlos Alberto Trovarelli, Bề trên tổng quyền, mời gọi các tu sĩ Phanxicô Viện tu và các tín hữu sùng kính thánh Antôn noi theo gương thánh nhân, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa bằng lời nói và hành động.
Trước hết Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc đời của thánh Antôn: 800 năm trước, thánh Antôn, khi ấy là chàng trai trẻ Fernando ở Lisbon được biết về 5 tu sĩ Phanxicô tử đạo tại Maroc vào ngày 16/01/1220, đã quyết định thay đổi cuộc đời. Ngài rời quê hương, bắt đầu cuộc hành trình biểu tượng cho hành trình biến đổi tâm linh.
Đầu tiên thánh nhân đến Maroc, quyết định sống Tin Mừng cách can đảm theo gương các vị tử đạo dòng Phanxicô, sau đó đến đảo Sicilia. Từ đây, kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa đưa ngài đến gặp thánh Phanxicô trên các nẻo đường của Ý và Pháp. Cuối cùng, ngài đến thành phố Padova của Ý, thành phố sẽ mãi mãi nối kết đặc biệt với tên của ngài và lưu giữ thi hài của ngài.
Làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm
Đức Thánh Cha viết tiếp: “Tôi hy vọng rằng ngày kỷ niệm ý nghĩa này sẽ khơi dậy, đặc biệt là nơi các tu sĩ Phanxicô và những người sùng kính thánh Antôn trên khắp thế giới, ước muốn trải nghiệm mối quan tâm thánh thiện đã đưa ngài trên các con đường của thế giới để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm. Tấm gương của ngài chia sẻ với những khó khăn của gia đình, người nghèo và người bất hạnh, cũng như niềm đam mê của ngài đối với sự thật và công lý, ngày nay vẫn có thể khơi dậy một sự dấn thân quảng đại trao tặng chính mình mình, trong dấu chỉ của tình huynh đệ. Tôi nghĩ đặc biệt đến những người trẻ: xin vị Thánh thời xưa này, nhưng hiện đại và là thiên tài trong trực giác của ngài, có thể là hình mẫu cho các thế hệ mới noi theo để làm cho cuộc hành trình của mọi người trở nên hiệu quả.”
“Tôi thấy Chúa của tôi!”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người có thể lập lại câu nói của thánh Antôn: “Tôi thấy Chúa của tôi!”. Đức Thánh Cha nói: “Cần thấy Chúa nơi gương mặt của mỗi anh chị em và mang cho họ sự an ủi, niềm hy vọng và khả năng gặp Lời Chúa.” (CSR_4257_2020)
Hồng Thủy – Vatican News
2020
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?”
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?”
Thánh vịnh 13 là tiếng kêu của người Mỹ Da đen
Những người tuần hành đi về phía tây trên Burnside về phía cầu Burnside ở Portland chiều thứ ba 2 tháng 6 – 2020. (Sean Meagher / The Oregonian via AP)
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?” Khi bất công thắng thế, và người nghèo rơi vào tuyệt vọng.
George Floyd.
Ahmaud Arbery.
Breonna Taylor.
Oscar Grant.
“Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?” Tới bao giờ Ngài còn ngoảnh mặt làm ngơ?
Eric Garner.
Trayvon Martin.
Tamir Rice.
Emmett Till.
Đó là các tên mà chúng ta biết. Và đó là lời của Thánh vịnh 13. Sau cái chết của một người da đen khác, đó cũng là lời của tôi. Người viết Thánh vịnh tức giận, đặt câu hỏi tại sao Thiên Chúa không hành động. Như thế ngày xưa mùi hôi thối của tội lỗi cũng đã ngập mũi của Chúa. Chúa đã ngửi, đã nếm. Như ngày xưa, bây giờ vẫn còn.
Là linh mục Dòng Tên da đen 38 tuổi, mùi này quen thuộc với tôi. Nó bốc mùi. Mùi của nó và phản ứng của nó gây nơi người Da đen thì không thể tránh khỏi. Đó là loại trái lạ và cay đắng.
Là linh mục Dòng Tên da đen 38 tuổi, mùi này quen thuộc với tôi. Nó bốc mùi. Mùi của nó và phản ứng của nó gây nơi người Da đen thì không thể tránh khỏi. Đó là loại trái lạ và cay đắng.
Đoạn video cả thế giới chứng kiến vụ giết chết George Floyd cũng hôi thối. Tôi đã như liệt, hoài nghi, tức giận, sợ hãi, tê cứng và tuyệt vọng khi xem 9 phút hấp hối đau đớn đó.
Tôi cảm thấy tê liệt vì tôi xa rời cộng đồng mà tôi thường dựa vào để xử lý những chuyện bẩn thỉu này. Tôi không tin cái chết của George Floyd lại là một thi thể người đàn ông da đen khác bị đối xử tàn bạo và giết hại trước mắt tôi. Tôi tức giận trước các tuyên bố tầm thường và hoa mỹ được nhiều người nói lên, kể cả các nhà lãnh đạo công giáo. Tôi trở nên tê liệt vì quá nhiều biến cố như thế này.
Nhưng có một cái gì mới đối với tôi trong biến cố này. Đó là nỗi sợ mà tôi cảm nhận không phải cho chính bản thân tôi hay cho người Da đen Mỹ nói chung, nhưng cho 80 trẻ em da đen học sinh trung học của tôi ở: Brooklyn Jesuit Prep. Tôi sợ những gì mùa hè này dành cho các em, cũng như cho các trẻ em da đen ở trung tâm Brooklyn. Tôi sợ nếu không có việc hè, không có trại hè và phải đối mặt với tình trạng có quá nhiều cảnh sát, nhiều thanh niên da đen sẽ gặp cảnh sát, những cuộc gặp mà thường không kết thúc tốt đẹp cho những người giống họ.
Trước chín phút đó, những chữ tôi nói với các em da đen, da nâu tôi yêu các em biết bao nhiêu, các em có giá trị biết bao nhiêu, những lời này như vô nghĩa.
Tôi phải thú nhận đã có những lúc tôi cảm thấy khó khăn để khỏi tuyệt vọng. Trước chín phút đó, những chữ tôi nói với các em da đen, da nâu tôi yêu các em biết bao nhiêu, các em có giá trị biết bao nhiêu, những lời này như vô nghĩa. Nhưng không những nó thành vô nghĩa; đây là những đứa bé đã được yêu thương; chúng biết chúng được yêu thương như con của Chúa. Đúng, tất cả chúng ta đều cần nhớ lại, nhưng đứng trước chín phút này, các em không cần được nhắc các em được yêu. Các em không phải là không có tình yêu. Các em không phải là nạn nhân. Các em không cần một thông điệp, nhưng thế giới chúng ta, đất nước chúng ta và các cộng tác viên của chúng ta cần. Có thể quý vị cũng cần.
Là tu sĩ Dòng Tên da đen. Điều này có nghĩa là gánh nặng, là trách nhiệm, là nhiệm vụ của tôi phải nói các sự kiện này với anh chị em da trắng của tôi. Các cuộc nói chuyện sau mỗi cái chết của người da đen luôn là câu chuyện giật gân. Đôi khi các bạn tôi, các cộng sự của tôi chỉ muốn nói để nói. Thỉnh thoảng họ gọi chỉ để nghe. Thường thường các cuộc nói chuyện này là để hiểu rõ thêm hoặc tham gia bằng cách này cách kia.
Nhưng tôi phải thú nhận tôi thường tránh các cuộc nói chuyện này – không phải vì những người này không quan trọng với tôi, hoặc các câu hỏi này không cần phải bàn tới. Tôi tránh vì các cuộc nói chuyện này làm tôi kiệt sức. Nó làm kiệt sức vì tôi thấy, người da trắng có thể đề cập đến các vấn đề này theo ý của họ, thảo luận với nhau hay trên các trang mạng xã hội, rồi họ bù đầu với công việc hàng ngày của họ, tôi không thể làm chuyện này. Các học sinh mà tôi yêu thương, các học sinh mà tôi có trách nhiệm, các em không thể làm chuyện này. Nước Mỹ cũng không thể làm chuyện này. Tôi kiệt sức vì tôi không thể đi ra khỏi vòng đau đớn này.
Thánh vịnh 13 là tiếng kêu của người Mỹ Da đen. Chúng tôi kêu lên vấn đề này từ bao nhiêu thế kỷ. Nhưng chúng tôi không thể nào khóc một mình được nữa.
Tôi quá mệt mỏi với nó. Thay đổi đòi hỏi phải thay đổi.
Chắc chắn điều này có nghĩa là thực hiện các thay đổi với hệ thống bất công của chúng ta: chúng ta phải thay đổi các cấu trúc ngăn người da đen đi bỏ phiếu. Giáo dục dưới tiêu chuẩn phải được cải thiện. Chúng ta phải thay đổi các luật bất công tạo ra các bất bình đẳng kinh tế. Hệ thống tư pháp hình sự phải được cải cách. Tất cả điều này vẫn đúng.
Nhưng làm thế nào một sự thay đổi như vậy sẽ xảy ra? Nói cách khác, các cấu trúc này sẽ không thay đổi cho đến khi nước Mỹ da trắng – có nghĩa là những cá nhân người Mỹ da trắng – gần với người Da đen và người Da nâu. Cho đến khi quý vị có thể ngửi thấy mùi hôi thối của tội lỗi mà chúng tôi ngửi, cho đến khi mùi trái cây lạ này đầy mũi của quý vị và quý vị không còn ngửi mùi thơm ngọt ngào của thế giới; cho đến khi quý vị có thể thấy trong chín phút này một người đen là anh em và quý vị không thể không đau khổ; cho đến khi quý vị đau đớn vì đầu gối đè trên chính cổ của mình và quý vị không thở được trước màn hình; cho đến lúc đó, sẽ không có gì thay đổi. Các cấu trúc này sẽ không thay đổi khi cơ thể này không có tên và không có mối quan hệ với quý vị.
Và xin để tôi nói rõ: đó là kitô giáo. Sự chia sẻ trong kinh nghiệm người khác là một cơ thể trong nhiệm thể Chúa Kitô. Tôi không phát minh ra những chuyện này. Đây là lời của Đức Phanxicô: “Giáo lý kitô giáo… là sống động… là bất ổn, là sinh động.” Điều này có nghĩa kitô giáo có xương thịt, hơi thở, có khuôn mặt. Theo Đức Phanxicô, kitô giáo “có một cơ thể di chuyển và lớn lên, có phần da thịt mềm: đó là Chúa Giêsu Kitô”.
Cơ thể đó cũng có tên George Floyd và Sandra Bland và Trayvon Martin.
Đó là da thịt mềm của những cơ thể đen mà nước Mỹ phải lại gần. Đó là da thịt mềm của các trẻ em da đen và nâu ở Brooklyn Jesuit Prep, ở các trường học trên toàn nước mà nước này phải nhận biết.
Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ?
Bao nhiêu lâu nữa con phải chiến đấu, với suy nghĩ của con, ngày qua ngày với buồn phiền trong tâm hồn con?
Bao nhiêu lâu nữa, kẻ thù của con vẫn còn chiến thắng trên con?
Thánh vịnh 13 là tiếng kêu của người Mỹ Da đen. Chúng tôi kêu lên vấn đề này từ bao nhiêu thế kỷ. Nhưng chúng tôi không thể nào khóc một mình được nữa.
Cho đến khi nào quý vị gần nỗi đau của chúng tôi, cho đến khi nào nỗi đau này lấp đầy tai, mắt, tâm trí quý vị, cho đến khi nào quý vị nhảy lên thập tự với người Mỹ Da đen, cho đến khi đó không thể có Phục Sinh cho nước Mỹ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói về chủ nghĩa sắc tộc: “Không nên như vậy ở Hoa Kỳ”
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez Tổng Giáo Phận Los Angeles đã lên án bạo lực và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vào Chúa Nhật và kêu gọi những cuộc biểu tình hoà bình. Nhà lãnh đạo của giáo phận Công Giáo lớn nhất nước và là chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nói về tình trạng bạo lực cuối tuần và tình trạng bất ổn dân sự, cả trong bài giảng Lễ Hiện Xuống của Ngài và trong một thông cáo do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ban hành.
“Khi Thiên Chúa nhìn vào chúng ta, Ngài nhìn vượt ra khỏi màu da của chúng ta, hay quốc gia mà chúng ta xuất phát, hoặc ngôn ngữ mà chúng ta nói. Thiên Chúa chỉ nhìn thấy con cái của Ngài – những người con trai, con gái yêu dấu”, Đức Tổng Gomez nói trong bài giảng, được thực hiện vào Chúa Nhật tại Nhà Thờ Chính Toà Mẹ Các Thiên Thần.
Khi nói về một tuần của các cuộc biểu tình và bạo lực xuất phát từ cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen đã bị một viên cảnh sát giết hại ở Minneapolis vào ngày 25/5, Đức Tổng Giám Mục nói có “hàng triệu anh chị em chúng ta vẫn đang bị buộc phải chịu cảnh nhục mạ, mất phẩm giá, và cơ hội không công bằng chỉ vì sắc tộc hay màu da của họ”, và rằng “ở Mỹ không nên có việc như thế này”.
Đức Tổng Gomez nói thêm rằng “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một tội”, và là tội “khước từ điều Thiên Chúa muốn cho con người nhân loại”.
“Nhưng cách tiến bước đối với chúng ta là tình yêu, chứ không phải hận thù và bạo lực. Không có gì có được nhờ bạo lực và thường thì mất mát quá nhiều”, Đức Tổng Gomez nói, khi nói đến nhiều cuộc biểu tình trên khắp cả nước, một vài trong số đó biết thành bạo loạn và cướp bóc. Đức Tổng Gomez nói rằng Tin Mừng loan báo thông điệp hoà bình.
“Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần một tinh thần kiến tạo hoà bình và tìm kiếm các giải pháp bất bạo động cho các vấn đề của chúng ta”, Đức Tổng Gomez nói.
Sau đó trong ngày Chúa Nhật, Đức Tổng Gomez ban hành một thông cáo từ cương vị của Ngài là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, lặp lại nhiều điểm Ngài đã nói trong bài giảng lễ của mình.
“Thay mặt các anh em giám mục của tôi, tôi chia sẻ sự tức giận của cộng đồng anh chị em da đen và những người đang ủng hộ anh chị em này ở Minneapolis, Los Angeles, và trên khắp cả nước”, Đức Tổng Gomez nói trong thông cáo.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng việc giết hại George Floyd là “vô nghĩa và tàn bạo, một tội thấu tận trời xanh đòi công lý”.
“Làm thế nào có thể tại Mỹ, mạng sống của một người da đen có thể bị lấy đi trong khi những lời kêu gọi trợ giúp bị phớt lờ, và việc giết hại anh được ghi hình lại khi nó xảy ra? Đức Tổng Gomez đặt câu hỏi. Trong khi nói Ngài cầu nguyện cho gia đình và người thân yêu của Floyd, Đức Tổng Gomez nói các giới chức dân sự phải đưa những người chịu trách nhiệm về cái chết của anh ra công lý.
Còn đối với các cuộc biểu tình, Đức Tổng Gomez nói những việc này “phản ánh sự thất vọng và sự tức giận được biện minh của hàng triệu anh chị em là những người ngay cả hôm nay đang kinh qua sự hạ nhục, sự mất phẩm giá, và cơ hội không bình đẳng chỉ vì sắc tộc hay màu da của họ”.
“Đây không phải là điều cần có ở Hoa Kỳ. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã được chịu đựng quá lâu trong lối sống của chúng ta”, Ngài nói thêm.
Đức Tổng lên án cách mà “những cuộc biểu tình hợp pháp” bị “trục lợi bởi những người có những giá trị và chương trình khác”.
“Đốt cháy và cướp bóc các cộng đồng, phá huỷ gia súc của những người thân cận của chúng ta, không làm thăng tiến căn nguyên của sự bình đẳng sắc tộc và phẩm giá con người”, Ngài nói, khi thêm rằng “chúng ta phải không để cho người ta nói rằng George Floyd chết chẳng vì lý do gì”.
“Chúng ta cần phải tôn vinh sự hy sinh mạng sống của anh bằng việc bỏ đi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự hận thù khỏi tâm hồn chúng ta và căn tân lại sự dấn thân của chúng ta để chu toàn lời hứa thánh thiêng của đất nước chúng ta – là một cộng đồng yêu dấu chuộng sự sống, sự tự do, và bình đẳng đối với hết mọi người”.
Joseph C. Pham (CNA)
2020
Đức Tổng Giám Mục Minneapolis, các linh mục cùng tham gia biểu tình cầu nguyện cho George Floyd
Hàng giáo sĩ Minneapolis, gồm cả Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda thuộc Giáo Phận St. Paul-Minneapolis, đã tham gia vào cuộc biểu tình tuần hành thầm lặng vào chiều thứ Ba đến điểm mà George Floyd đã chết tại khu đồn cảnh sát vào tuần trước, dừng lại cầu nguyện tại một khu tưởng niệm đường thiết lập nên cho anh.
Hàng trăm nhà lãnh đạo địa phương của các nhánh niềm tin Kitô Giáo và các truyền thống tôn giáo khác đã hiện diện trong biến cố cầu nguyện.
“Trong khi nhiều niềm tin đã hiện diện, thì có một sự hiệp nhất lớn lao khi chúng ta cầu nguyện cho công lý và hoà bình”, Đức Tổng Giám Mục Hebda nói trong một đoạn tweet vào thứ Ba.
Đức Tổng Giám Mục Hebda đã dâng một Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn anh George Floyd và cho gia đình anh vào ngày 27/5.
Hàng giáo sĩ Công Giáo khác cũng hiện diện gồm Cha Keven Finnergan, cha sở Giáo Xứ Mẹ Ân Sủng tây nam thành phố. Cha Finnegan thật vui khi thấy Đức Tổng Giám Mục Hebda tại cuộc biểu tình, mặc dù “Ngài không hề là trung tâm của sự chú ý tí nào”.
“Tôi kết thúc khi “bị ở phiá trước” cho phần cầu nguyện…không phải là nơi mà tôi có ý định”, Cha Finnegan nói với CNA trong một email.
“Nhưng là một nơi tuyệt vời để xin Thiên Chúa ban ân sủng cho cộng đồng”.
Hàng chục thành phố trên cả nươc đã có những cuộc biểu tình trước sự xuất hiện cái chết của George Floyd. Một số cuộc biểu tình đã biến thành những đêm bao động, hay mâu thuẫn với cảnh sát. Ít nhất 5 người đã bị chết trong các cuộc biểu tình.
Trong một đoạn video cuộc bắt bớ ngày 25/5, một viên cảnh sát với Cục Cảnh Sát Minneapolis có thể được thấy là đang ghì đầu gối của mình vào cổ anh Floyd trong vài phút sau khi người này được đưa về đồn. Người ta có thể nghe thấy Floyd nói “Tôi không thể thở” vài lần. Floyd đã chết ngay sau đó.
Cựu cảnh sát viên Minneapolis Derek Chauvin đã bị bắt giam vào ngày 29/5, và đã bị cáo buộc với việc giết người cấp độ 3 và sát hại con người. Ông và 3 vien cảnh sát khát hiện diện trong buổi bắt giam Floyd đã bị sa thải khỏi Cục Cảnh Sát Minneapolis.
Người Công Giáo trên khắp các Twin Cities đã kêu gọi công lý và hiệp nhất trước cái chết của Floyd.
“Tình yêu của Thiên Chúa, được tỏ lộ nơi Chúa Giêsu Kitô, cho chúng ta thấy rõ rằng tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, và rằng chúng ta đều như nhau thuộc về Đức Kitô Vua chúng ta, trong Vương Quốc của Thiên Chúa là Cha. Chúng ta tất cả đều là anh chị em”, Cha Erich Rutten, cha sở Giáo Xứ Thánh Peter Claver tại St. Paul, đã nói trong thông điệp Youtube ngày 27/5.
“Trường hợp đặc biệt này là quá lớn, đến mức như thể là điên rồ”, Cha Rutten – một người đang coi sóc cộng đồng Công Giáo Mỹ-Phi lớn nhất tại Twin Cities – đã cho CNA biết.
“Niềm tin của chúng ta mời gọi chúng ta vượt ra khỏi chủ nghĩa sắc tộc, đi vào một sự hiệp nhất quan trọng, trong Vương Quốc Thiên Chúa. Một Vương Quốc mà tất cả chúng ta đều là anh chị em. Tôi thật sự có ý đó: Thật sự là anh chị em”, Cha nói.
Đan Sĩ (Theo CNA)