Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ

Danh mục: Tin tức

Home / Tin tức
04Tháng Tư
2020

Chứng tá trong đại dịch ở Panama

04/04/2020
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

Trong những ngày vừa qua, các Kitô hữu và người Do Thái đã cùng nhau phát hành một sứ điệp video với nội dung kêu gọi mọi người hãy trở thành chứng tá trong đại dịch.

ĐC José Domingo Ulloa Mendieta trong dịp ĐHGT (CLP)

Các vị lãnh đạo và các tín đồ của hai tôn giáo nhấn mạnh điều cần thiết là phải có nỗ lực chung để ngăn chặn đại dịch. “Chúng ta làm chứng cho sự lớn lao của chúng ta, hãy ở trong nhà”. Đây là lời cổ vũ của Đức cha José Domingo Ulloa Mendieta, Tổng Giám mục Panama; Đức cha José Agustín Ganuza, và của Rabbi Gustavo Kraselnik. Trong sứ điệp có đoạn viết: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ khó khăn nhưng với đức tin và niềm hy vọng, chúng ta tiếp tục tiến bước. Vì thế chúng ta phải hiệp nhất, tất cả: người Do thái, Kitô hữu, người Công giáo, người tin hoặc không tin”.

Ngoài ra, lời kêu gọi chung còn hướng đến người dân Panama dùng thời gian cách ly bắt buộc để trách lây nhiễm như một cơ hội để suy tư và quý mến những người thân.

Đức cha Ulloa nhấn mạnh: “Chúng ta không phải là một dân tộc sợ hãi, nhưng là một dân đức tin. Lịch sử Panama được ghi dấu bằng những sự kiện tích cực và tiêu cực. Chúng ta luôn học được điều gì đó từ lịch sử này. Bây giờ, chúng ta đang ở trên cùng một chiếc thuyền, tất cả đều mong manh và mất định hướng, nhưng đồng thời tất cả đều quan trọng và cần thiết, bởi vì tất cả được kêu gọi để ở cùng nhau”.

Trong video, người ta có thể thấy hình ảnh các vị lãnh đạo tôn giáo cùng với các tín đồ đưa ra lời mời gọi mọi người sống tình liên đới và trách nhiệm, kêu gọi chăm sóc bản thân và người khác. Đặc biệt, khuyến khích người trẻ sử dụng các mạng xã hội và công nghệ để luôn kết nối, ngay cả khi xa cách về mặt thể lý. Tất cả với hy vọng mạnh mẽ sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng và với quyết tâm xây dựng một xã hội tốt hơn. (CSR_2060_2020)

Ngọc Yến

Read More
04Tháng Tư
2020

Cuộc lạc quyên cho Thánh Địa được dời đến tháng 9

04/04/2020
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

Theo thông cáo của Bộ các Giáo hội Đông Phương được công bố hôm thứ Năm 02/04, cuộc lạc quyên cho Thánh Địa sẽ được dời vào tháng 9. Quyết định đã được Đức Thánh Cha chấp thuận.

Thông thường cuộc lạc quyên được thực hiện mỗi năm vào thứ Sáu Tuần Thánh, và nếu như vậy năm nay sẽ là ngày 10/4 tới đây. Nhưng theo thông cáo, do tình hình đại dịch liên can đến nhiều quốc gia và các biện pháp phòng ngừa phải được áp dụng, cho nên trong Tuần Thánh sẽ không có các cử hành phụng vụ có giáo dân tham dự, và như thế cũng không thể tổ chức lạc quyên.

 Hiện nay, các cộng đoàn Kitô ở Thánh Địa cũng đang phải đối phó với đại dịch. Thường các cộng đoàn này đã phải sống trong một hoàn cảnh không dễ dàng. Vì thế, hàng năm các cộng đoàn ở Thánh Địa được các tín hữu trên thế giới trợ giúp qua cuộc lạc quyên, với mục đích để sự hiện diện Tin Mừng của các cộng đoàn có thể được tiếp tục. Ngoài việc duy trì các trường học và các cơ cấu, số tiền nhận được còn dành cho tất cả công dân trong việc giáo dục nhân bản, chung sống hòa bình và trên hết quan tâm đến người nghèo.

Vì lý do này, Đức Thánh Cha đã chấp thuận đề nghị cuộc lạc quyên cho Thánh Địa năm 2020 được dời vào ngày 13/9, một ngày trước lễ Suy tôn Thánh Giá.

Ở Phương Đông cũng như Phương Tây, ngày kỷ niệm thánh Helena phát hiện ra Thánh tích Thánh Giá cũng là ngày bắt đầu có việc thờ phượng chính thức ở Giêrusalem với việc xây dựng Đền thờ Thánh Mộ. Điều này sẽ làm cho cuộc lạc quyên mang đến một dấu hiệu hy vọng và cứu độ. Đó là một dấu chỉ của tình liên đới với những ai đang tiếp tục sống Tin Mừng Chúa Giêsu trong vùng đất nơi tất cả được bắt đầu.

Do đại dịch virus corona, vào cuối tháng Ba, Đền thờ Thánh Mộ đã phải đóng cửa và không biết khi nào mới được phép mở lại. Đây là lần đầu tiên sau gần 700 năm hai nơi thánh: Mộ Chúa và nơi Chúa chịu đóng đinh phải đóng cửa trong một thời gian dài. (CSR_2180_2020)

Ngọc Yến

Read More
03Tháng Tư
2020

Chính phủ Pháp dự tính dỡ bỏ phong tỏa như thế nào

03/04/2020
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

Được phỏng vấn tại Quốc hội ngày thứ tư 1 tháng 4 khi nào sẽ dỡ bỏ phong tỏa và các thủ tục của nó,  Thủ tướng Edouard Philippe cho biết “có khả năng” việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp sẽ không được thực hiện “cùng một lúc cho tất cả và ở khắp nơi”.

Việc phong tỏa ở Pháp được kéo dài ít nhất là đến ngày 15 tháng 4. Và vấn đề đã được nhiều người đặt ra, dỡ bỏ phong tỏa và thủ tục của nó sẽ như thế nào.

Một dự thảo chiến lược “trong những ngày, những tuần sắp tới”

Thủ tướng hy vọng có thể sẽ trình dự thảo “trong những ngày, những tuần sắp tới.” Ông cho biết: “Chúng tôi đã nhờ nhiều nhóm làm việc về vấn đề này, nghiên cứu lúc nào là thuận tiện, tính khả thi của việc dỡ bỏ phong tỏa sẽ được làm theo từng vùng, tuân theo chính sách thử nghiệm, có thể làm theo nhóm tuổi.”

Sau buổi họp của Hội đồng bộ trưởng sáng thứ tư, bà Sibeth Ndiaye, phát ngôn viên của chính phủ cũng đã được hỏi về vấn đề này, bà cho biết: “Bây giờ chúng tôi chưa biết lúc nào thì khủng hoảng sẽ chấm dứt và dĩ nhiên là có ngày nó sẽ chấm dứt. Chúng ta thấy điều này ở những nước có nạn dịch xảy ra trước chúng ta, chúng ta thấy nhiều câu hỏi được đặt ra (…) về cách chúng ta phải tổ chức không những dỡ bỏ phong tỏa (…) mà còn cả sau đó”.

Tiêu chuẩn đầu tiên để quan sát: nạn dịch thoái lui

Chính phủ đang nghiên cứu các kịch bản khác nhau để dỡ bỏ phong tỏa, bà nói tiếp: “Điều chắc chắn là chúng tôi vẫn còn gom lại các dữ liệu khoa học, đặc biệt là khả năng miễn dịch của người dân với Covid-19, cần làm sáng rõ đâu là chiến lược để dỡ bỏ phong tỏa và chúng tôi làm việc tích cực về vấn đề này.”

Tiêu chuẩn đầu tiên quyết định khi nào dỡ bỏ phong tỏa là khi nào căn bệnh thoái lui: “Chúng tôi quan sát số lần vào phòng cấp cứu hồi sức mỗi ngày”, các dữ liệu là “phản ánh công việc việc lây nhiễm đã xảy ra hai, ba tuần trước và như vậy chúng ta sẽ thấy tác động của việc phong tỏa.”

Bà nói tiếp: “Kế đó, các chiến lược dỡ bỏ phong tỏa dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta phải xem xét mức độ miễn nhiễm trong đại đa số dân chúng, các phương tiện bảo vệ và tổ chức việc quay về với việc làm, như chúng ta có thể làm, chẳng hạn như quay trở về làm việc hàng loạt. Bà cho biết “cần phải xem cách làm của các nước ngoài và tiến trình bệnh dịch.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Read More
03Tháng Tư
2020

Tu sĩ nhà sinh học Dòng Đa Minh nói về một chữa trị có thể có cho coronavirus

03/04/2020
Anmai, CSsR
Chưa phân loại, GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

Tôi đau buồn vì nỗ lực của các ký giả báo New York Times bác bỏ hoặc giảm thiểu việc dùng hydroxychloroquine để có thể chữa trị Covid-19.

Là nhà sinh học phân tử, điều làm tôi quan tâm là thử nghiệm lâm sàng ở Pháp đã có kết quả tốt, nhất là trong các trường hợp cực kỳ quá nặng. Đúng, đây là một thử nghiệm trên tầm mức nhỏ, nhưng nếu bệnh nhân đọc văn bản, thì nó rất nghiêm túc cho những ai muốn làm, đó là một nghiên cứu thí điểm. Và nó cho thấy chloroquine đã rút ngắn thời gian đáng kể để bệnh nhân loại bỏ vi-rút ra khỏi hệ thống của mình.

Cũng đáng chú ý, một bài báo trước từ một phòng thí nghiệm Trung quốc – một lần nữa, họ rất quan tâm đến các điều tra độc lập – đã chứng minh chloroquine có thể ngăn chặn sự sinh sản của vi-rút trong ống nghiệm.

Và họ đã cung cấp cơ chế hoạt động cho tác dụng chống vi-rút này, đó là một cơ chế hợp lý. (Đối với các nhà sinh học phân tử, cơ chế tạo ra tất cả sự khác biệt trên thế giới!). Ngắn gọn, nó làm thay đổi pH các bộ phận của tế bào cần thiết cho sự sinh sản vi-rút.

Trong bài báo của họ, các nhà sinh học Trung quốc đã đưa ra một dự đoán về việc dùng chloroquine trên bệnh nhân: “Vì vậy, với một liều lượng an toàn, nồng độ chloroquine trong tế bào trên có thể đạt được để ngăn việc nhiễm  Sars-CoV-2.” Đây là một dự đoán dường như đã được khẳng định trong nghiên cứu lâm sàng ở Pháp.

Tôi hy vọng nghiên cứu lâm sàng có vẻ vững chắc và được hỗ trợ bằng các chứng nghiệm phân tử của chức năng chống vi-rút.

Và cuối cùng chloroquine rất rẻ và dễ có sẵn: với toa thuốc, tôi có thể đi bộ đến tiệm thuốc mua một viên 200 mg cho PHP85 (tương đương với 1,30 $). Tôi biết họ có sẵn vì tôi đã kiểm trực tuyến. Và đây là một tiệm thuốc tình cờ ở Manila! Theo nghiên cứu, uống 3 viên một ngày trong vòng 6 ngày sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ con  Sars-CoV2. Và tác dụng phụ của việc dùng chloroquine ngắn hạn là ít. Và chỉ tốn khoảng 30 $.

Cuối cùng, bất chấp những gì báo New York Times nói, tôi rất lạc quan với tiến triển này. Tôi nghĩ tiêu đề của họ đã sai lệch. Đúng, các thử nghiệm còn ít, Nhưng không phải là bất ngờ trong đại dịch. Các thử nghiệm dù ít nhưng thực sự vững chắc, trong giới hạn thực tế các thử nghiệm lâm sàng trong thời khủng hoảng toàn cầu.

Dù vậy, khi hai nghiên cứu trong ống nghiệm và ngoài ống nghiệm hội tụ, đó là dấu hiệu đáng lạc quan. Đặc biệt là khi bệnh nhân có một cơ chế hoạt động hợp lý và phù hợp với những gì chúng ta biết về sự sinh sản của vi-rút.

Cuối cùng nó phải được Cơ quan Lương thực, Thực phẩm (FDA) kiểm tra. Nhưng đó đã là điểm! Thay vì ồn ào trước khám phá khoa học này, tôi sẽ cầu nguyện để điều này mang lại nhiều kết quả!

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Read More

Điều hướng bài viết

  • Previous page
  • Page 1
  • …
  • Page 579
  • Page 580
  • Page 581
  • …
  • Page 592
  • Next page
Bài viết mới nhất
Cầu nguyện theo Thánh Vịnh 40 (39)
31/03/2023
Ủy ban Phụng tự: Chữ đỏ cho các nghi lễ Tuần Thánh
31/03/2023
Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm...  
31/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT