2020
Hình Nữ tu Emmanuelle và Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trên đồng tiền nước Pháp
Năm nay các nhân viên đúc tiền vinh danh nữ tu
Emmanuelle và Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, họ đúc hình của hai vị trên một đồng tiền!
Bộ sưu tập đồng tiền năm nay có hình Schtroumpfs, có hình Astérix để vinh danh nhà sáng lập Uderzo vừa qua đời tháng 3 vừa qua, có thế giới các “hoàng tử” của tác giả Antoine de Saint-Exupéry, có thần tượng nhạc rock Johnny. Và sau đó là hình của các người săn sóc hay của Nhà thờ Đức Bà Paris mà người dân nước Pháp kỷ niệm một năm vụ cháy nhà thờ ngày 15 tháng 4-2019. Nhưng mới nhất trong loạt các đồng tiền 10, 50 và 200 âu kim là hình của Nữ tu Emmanuelle và của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.
Người dân Pháp vui mừng vì bộ Kinh tế vinh danh hai gương mặt Giáo hội công giáo của thế kỷ 20, một nữ tu và một vị thánh có tầm mức lớn lao!
Một nhân vật nữ chính trong lịch sử nước Pháp
Kể từ năm 2016, hàng năm Ủy ban Đúc tiền của thành phố Paris vinh danh một hoặc nhiều gương mặt phụ nữ chính của lịch sử nước Pháp. Một loạt các đồng tiền đặc nét bởi cách đúc tự do, không đồng đều, bắt chước các cách đúc cũ bằng búa. Năm 2016 là các nữ hoàng Clotilde, Mathilde và thánh Jeanne d’Arc. Năm 2017 là chân dung của bà Catherine de Médicis, Bá tước Pompadour và Olympe de Gouges. Năm 2018 là Joséphine de Beauharnais, Désirée Clary và George Sand, năm 2019 là nhà bác học Marie Curie.
Trong bộ sưu tập “Phụ nữ nước Pháp” năm nay có Nữ tu Emmanuelle, người có biệt danh là “người bạn của những người đi bươi đống rác”, nhà sáng lập Hiệp hội Asmae giúp người nghèo. Tươi cười, mắt hướng về trời, với các nếp nhăn quen thuộc trên mặt. Bên cạnh ngày sinh và ngày qua đời là câu châm ngôn của sơ: “Chỉ cần yêu.” Ủy ban Đúc tiền giải thích: “Các sao băng đúc trên nền đồng tiền mang ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng.”
Mặt kia của đồng tiền là hình Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, từ ban công Quảng trường Thánh Phêrô ban phép lành cho giáo dân, có hình chim bồ câu và câu nói nổi tiếng của ngài: “Anh chị em đừng sợ.” Nền có hình các con chim bồ câu nhỏ biểu tượng Chúa Thánh Thần và dấu chỉ của hòa bình. Ủy ban Đúc tiền giải thích: “Phối hợp hai hình ảnh tôn giáo mang ý nghĩa, cả hai vị đều sống cùng thời và cùng hết lòng phục vụ người khác”.
Năm 2020 cũng là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Linh mục Aleksandar Ninkovic: Làm sao nói về Chúa cho người vô thần
Linh mục Aleksandar Ninkovic: Làm sao nói về Chúa cho người vô thần
Cựu sĩ quan trong quân đội Nam Tư, cựu đảng viên cộng sản, linh mục Aleksandar Ninkovic là một trong các linh mục Serbia hiếm hoi phục vụ ở Belgrade, thủ đô của một nước có đại đa số người dân theo chính thống giáo.
- Rao giảng bằng gương
Gần như không có chữ nào để dùng khi mới bắt đầu. Trước hết chúng ta phải chứng tỏ đức tin của mình qua các hành vi hàng ngày, bằng cách giúp người khác, cho thấy sự hiện diện của mình mang tình anh em, với tấm lòng nhưng không và tình thương. Đó là những điều Thánh Phaolô nói trong thư gởi tín hữu Côrintô: không có đức mến, đức tin chẳng là gì. Nếu đức tin chúng ta là để làm tròn chức vụ thì nó cũng chẳng tốt gì hơn chủ nghĩa cộng sản. Hành vi, nhiệt tình của chúng ta phải thúc đẩy người khác tìm hiểu những điều này đến từ đâu.
- Viện đến khoa học
Khi đã có đối thoại, chúng ta có thể khuyến khích người đối thoại chiêm ngắm thế giới với cặp mắt khoa học: có những quy luật tự nhiên như trọng lực. Tất cả các quy luật này được kết nối với nhau. Vậy lô-gích là các quy luật này được thành lập bởi một cái gì đó, một ai đó. Làm thế nào loài chim có thể có cánh? Và bộ lông con mèo có nhiều màu sắc? Phải có một trí thông minh nào đó đàng sau.
- Loan báo Đấng Tạo Dựng
“Ai đó” là người nào? Đó là Đấng Tạo Dựng! Đương nhiên làm cho người vô thần hiểu điều này là rất khó, nhưng thế giới không do tự chính nó tạo nên. Đàng sau Big Bang là Thiên Chúa.
- Thú nhận tính ích kỷ của chúng ta
Tin ở Chúa khác với việc tuyên xưng mình là kitô hữu. Tuy nhiên điểm mấu chốt của đức tin là nhận biết sự ích kỷ của chính mình. Tính ích kỷ thúc đẩy chúng ta thần tượng chính mình, trong khi chúng ta chỉ phải thờ phượng một mình Chúa, và phải nhận lấy khi Chúa ban cho chúng ta vĩnh hằng. Nơi Ngài mà chúng ta lấp đầy các ham muốn, các xung năng và ý thức hệ. Một mình, chúng ta không thể chiến đấu chống chính mình. Chủ nghĩa cộng sản đã chứng minh đó là cuộc chiến vô ích, vì người bệnh không thể chữa cho người bệnh. Điều này phải đến từ bên ngoài. Sự trống rỗng của chúng ta được tạo ra để được lấp đầy bởi Thiên Chúa. Đó là cơn đói của Người con Hoang đàng. Tôi tin Chúa Giêsu đến để cứu chúng ta khỏi tính ích kỷ. Từ khoảng trống hiện sinh này, chúng ta muốn lấp đầy bằng tội và chúng ta không thể nào chạy trốn nó.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Ecuador cử hành Ngày các Nhà Truyền giáo ad gentes
Ecuador cử hành Ngày các Nhà Truyền giáo ad gentes
Ngày 12/6, Giáo hội cử hành Ngày các Nhà Truyền giáo Ad Gentes. Chúng tôi muốn chúc mừng tất cả các nhà truyền giáo Ecuador đã rời quê hương đi đến các vùng đất khác trên thế giới để mang Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Trên đây là một thông báo của Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo Ecuador gửi đến Hãng tin Fides. Theo thông báo, Hội đồng Giám mục Ecuador đã tuyên bố ngày 12/6 là “Ngày các Nhà truyền giáo ad gentes ở Ecuador”. Ngày này được chọn vì là ngày lễ của chân phước Mercedes de Jesús Molina, nhà truyền ad gentes đầu tiên của Giáo hội Ecuador.
Mercedes de Jesus Molina (1828-1883) được Thánh Gioan Phaolô II phong chân phước trong chuyến tông du đến đất nước 01/01/1985. Lễ nhớ được cử hành vào ngày 12/6, ngày chân phước về trời.
Ngày 24/4/2015, trong Hội nghị thường niên, Hội đồng Giám mục đã tuyên bố thánh Mercedes de Jesus Molina là đấng bảo trợ của các nhà truyền giáo Ecuador, và ngày cầu nguyện cho họ cũng là ngày phụng vụ kính nhớ chân phước. Ý tưởng Ngày các Nhà Truyền giáo được ra đời trong năm 2014, trong cuộc gặp gỡ của các nhà truyền giáo tại Trung tâm Truyền giáo Quốc gia.
Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo Ecuador nhắc lại: “Tước hiệu ‘Các Nhà Truyền giáo ad gentes’ được Giáo hội trao cho các linh mục, các nhà truyền giáo, tu sĩ và giáo dân đang hoạt động trong các lãnh thổ được Giáo hội công nhận là các vùng đất truyền giáo ad gentes. Nghĩa là, những gì Giáo hội đã thực hiện từ lúc đầu với các vị truyền giáo đầu tiên như Thánh Phaolô và Barnaba, là những người đã được Giáo hội sai đi mang Tin Mừng cho lương dân, những người vẫn chưa biết đến Tin Mừng”.
Ở Ecuador có 8 lãnh thổ truyền giáo ad gentes được Giáo hội công nhận theo cách này. Có 6 Đại diện Tông tòa ở vùng Amazon. (Fides 12/6/2020)
Ngọc Yến
2020