2020
Mang thai và bị bệnh coronavirus, cô Angela sinh con trong tình trạng hôn mê nhân tạo
Cô Angela Primachenko sinh con lúc cô được đặt trong tình trạng hôn mê.
Cô Angela Primachenko 27 tuổi, mang thai 34 tuần, bị bệnh coronavirus, cô chấp nhận đặt trong tình trạng hôn mê nhân tạo và hoàn toàn không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho mình.
Tháng 3 vừa qua cô biết mình bị nhiễm coronavirus, được các bác sĩ khuyên cô nên sinh con trong tình trạng hôn mê nhân tạo, bây giờ con gái cô đã được 5 ngày.
Cô kể cho CNN: “Thật là một cảm giác không thể tưởng tượng được. Thật điên rồ để cố gắng hiểu những gì đã xảy ra cho tôi trong mưới ngày qua và sắp đặt mọi thứ lại trong đầu cho thứ tự!”
Cô Angela Primachenko sống ở Vancouver, Canada, cô là chuyên gia cảm giác vận động hô hấp, cô có triệu chứng ho và sốt tăng dần, cô vội vàng dùng mọi biện pháp để không bị bệnh. Cô Oksana, em gái sinh đôi của cô Angela kể: “Chị tôi hiểu mọi bất trắc. Chị tôi rất cẩn thận.” Khi biết kết quả dương tính, cô Angela đã đau nhiều, cô kể: “Tôi biết tôi không thể tiếp tục thở như thế này mà sống được.” Khi đó là ngày 26 tháng 3, cô vào bệnh viện chính nơi cô làm việc. Ba ngày sau cô được đặt trong tình trạng hôn mê nhân tạo.
“Tôi không biết mình đang ở đâu”
Trong khi cả nhà lo lắng, các bác sĩ quyết định để cô sinh con, phải làm cho phổi của cô còn chỗ để cô thở được hơn. Chồng của cô là David đồng ý và em bé gái Ava mạnh khỏe ra đời ngày 1 tháng 4. Còn với cô Angela thì rất yếu, ngày 5 tháng 4 cả gia đình còn nghĩ cô không qua khỏi. Cô Oksana kể: “Ngày hôm đó chúng tôi quá sợ.” Thật kỳ diệu, ngày hôm sau cô Angela đã có thể rút ống nội khí quản. Cô giải thích: “Tôi hoàn toàn lạc lối, tôi không biết mình ở đâu, tôi không còn thấy cái bụng tròn của tôi, tôi cũng không biết con gái tôi ở đâu.”
Khi cuối cùng được về nhà, cô đã có thể ôm chồng và đứa con gái 11 tháng trong tay. Còn em bé Ava vẫn còn ở bệnh viện, cô chưa thăm được khi thử nghiệm chưa âm tính: “Tôi muốn ôm con, thương con để bù cho những tuần đầu tiên tôi không hy vọng sống. Chúa đã làm phép lạ cho chúng tôi, cho mẹ con tôi được bình an. Còn về tên Ava của con gái, cô Angela Primachenko cho biết, tên này là “hơi thở của sự sống.”
Marta An Nguyễn dịch
2020
Ba Tây: Cựu chiến binh 99 tuổi được lành bệnh
Ba Tây: Cựu chiến binh 99 tuổi được lành bệnh
Sau tám ngày nhập viện, ông Ermando Piveta rời bệnh viện quân đội ở Brasilia bằng xe lăn, ông đội mũ bê-rê quân đội màu xanh ô liu giữa hàng danh dự của các nhân viên điều dưỡng và trong tiếng kèn trôm-pét.
Trong một thông báo Quân đội Trái đất cho biết: “Ông đã chiến thắng thêm một trận nữa, lần này là chống lại coronavirus, ông rời bệnh viện nhân ngày kỷ niệm năm thứ 75 Trận chiến Montese, chiến dịch chiến thắng của quân đội Ba Tây trong Thế chiến thứ hai.”
Thành viên của Trung đoàn Pháo binh số 4, ông Piveta tham gia diễn tập ở Dakar, Sénégal năm 1942, sau khi đi trên tàu Almirante Alexandrino.
Khi bắt đầu Thế chiến II, nước Ba Tây trung lập nhưng cuối cùng đã gia nhập quân Đồng minh để chống lại Đức Quốc xã và phát xít Ý. Hơn 25.000 binh sĩ đã được gửi đến Ý vào năm 1944.
Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cho biết có 25.262 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus ở Bat, trong có có 1.532 trường hợp tử vong, với mức cao nhất dự kiến vào cuối tháng Tư.
Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Quảng trường đầy và Quảng trường trống
Đức Phanxicô một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô chiều thứ sáu 27 tháng 3 trong buổi ban phép lành Cho thành phố Rôma và cho Thế giới, Urbi et Orbi. (Vatican Media)
vaticannews.va, Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Vatican, 2020-04-15
Nhật ký làm việc của linh mục Federico Lombardi trong thời kỳ khủng hoảng. Hàng tuần
Linh mục Federico Lombardi, cựu giám đốc Radio Vatican và Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho chúng ta cái nhìn của ngài về thời kỳ chúng ta đang sống.
Hàng triệu và hàng triệu người ở Ý và trên khắp thế giới đã theo dõi giây phút Đức Phanxicô cầu nguyện qua đài truyền hình và qua các phương tiện truyền thông. Con số người nghe là ngoại thường. Không có gì đáng ngạc nhiên. Dĩ nhiên bối cảnh tự nó đã bù đắp cho sự vắng mặt của giáo dân và của xã hội qua hệ thống truyền thông.
Hơn nữa, và trên hết, bối cảnh này làm cho lời nói và hình ảnh của Đức Phanxicô đáp ứng với các mong chờ sâu đậm để được an ủi, để tìm ánh sáng trong thời điểm tối tăm, tìm nâng đỡ trong thời điểm không chắc chắn.
Khi Đức Phanxicô bắt đầu dâng thánh lễ buổi sáng ở Nhà nguyện Thánh Marta – một trong các sáng kiến đầu tiên và đặc nét sáng tạo riêng triều giáo hoàng của ngài – thì ngay lập tức kênh truyền hình Ý TV 2000 xin được trực tiếp truyền hình thánh lễ để nhiều người được tham dự giây phút cầu nguyện cảm động với Đức Giáo hoàng. Sau đó tôi nhớ đã có cuộc thảo luận với chính Đức Giáo hoàng và suy nghĩ xem chuyện này có nên làm hay không.
Kết luận lúc đó là không phát hình trực tiếp, vì ngược với các buổi lễ công cộng, thánh lễ buổi sáng có nét thân mật và riêng tư, đơn giản và tự phát để người dâng lễ cũng như người tham dự không cảm thấy mình đang ở trước mắt mọi người. Dĩ nhiên có một vài hình ảnh, một vài đoạn ngắn của bài giảng được phát ra nhưng không phải toàn bộ thánh lễ. Tất nhiên cũng không thiếu dịp các buổi lễ của Đức Phanxicô được đưa ra cho công chúng xem qua các phương tiện truyền thông.
Hôm nay tình hình đã thay đổi. Ở Nhà nguyện Thánh Marta dù rất nhỏ cũng không còn tín hữu và gần như Đức Phanxicô dâng thánh lễ một mình, thì thánh lễ lại được truyền hình trực tiếp và có rất nhiều người theo dõi, họ được nâng đỡ và an ủi, họ kết hiệp với ngài trong lời cầu nguyện và được ngài mời gọi “hiệp thông thiêng liêng” vì họ không thể đi lễ để được rước Mình Thánh Chúa. Mầu nhiệm thiêng liêng vẫn là một, nhưng cách tham dự đã khác. Khi giảng, Đức Phanxicô thích nhìn thẳng vào người đang có mặt và đối thoại với họ. Nhưng bây giờ ánh mắt và giọng nói của ngài đã được kỹ thuật làm truyền thông hóa, nhưng nội dung vẫn luôn chạm đến tâm hồn người nghe. Không còn đám đông hiện diện, nhưng đám đông ở đó và thật sự kết hiệp qua Thiên Chúa, Đấng chết đi và sống lại.
Thánh lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta
Và khoảnh khắc khi Đức Phanxicô nói và cầu nguyện ở Đền thờ thánh Phêrô hay ở Quảng trường Thánh Phêrô hoàn toàn trống vắng cũng tương tự vậy và còn sâu đậm hơn.
Đã bao nhiêu lần trong những năm qua, chúng tôi đã tổ chức những buổi càng ngày càng có các con số giáo dân tham dự ấn tượng: 50, 100, 200 000 người … tràn ngập quảng trường từ đường Via della Conciliazione đến dòng sông Tibre… Nơi tập trung không biết bao nhiêu cuộc họp đông đảo… Trong thế kỷ qua, chúng ta dần dần học thêm, để thêm vào sự hiện diện thể lý này sự hiện diện đông đảo của những người, nhờ đài truyền thanh rồi đến truyền hình, rồi thêm các phương tiện truyền thông mới đã mở rộng các cuộc tụ họp đông đảo này lan đến các nơi khác trên thế giới. Phép lành cho thành phố Rôma và cho thế giới Urbi et Orbi, đặc biệt dưới thời Đức Gioan-Phaolô II trong các lần chúc lễ Giáng Sinh và Phục Sinh đã được phát với hàng chục ngôn ngữ, làm cho chúng ta hiểu, sự tập họp ở quảng trường là trọng tâm, trọng tâm của một tập họp lớn hơn, trải rộng ra trên tất cả các châu lục, hiệp nhất với nhau trong mong muốn được nghe chỉ một thông điệp cứu rỗi qua tiếng nói của Giáo hoàng.
Bây giờ chúng ta thấy một quảng trường hoàn toàn trống vắng nhưng tập họp lại rất lớn, tập họp không còn là tập họp của thể lý nhưng tập họp thiêng liêng, và tập họp này có thể còn nhiều hơn, sâu đậm hơn bất cứ các tập họp nào khác. Đức Giáo hoàng có thể một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô hay trong Nhà nguyện Thánh Marta, nhưng Giáo hội hoàn vũ, một tập họp giáo dân thật sự mạnh và hiệp nhất qua mối quan hệ sâu đậm được cắm rễ trong đức tin và trong quả tim con người.
Quảng trường trống vắng, nhưng ở đó chúng ta cảm nhận sự hiện diện rất dày đặc và các vòng ôm của các quan hệ thiêng liêng của tình yêu, của lòng lân tuất, của đau khổ, của khao khát, của hy vọng… đây là dấu chỉ mạnh sự hiện diện của Thần Khí, Đấng gắn kết trong “Nhiệm Thể” Chúa Kitô. Một thực tại thiêng liêng thể hiện khi có sự tập hợp hiệp nhất về mặt thể lý và hiện diện, nhưng một sự hiện diện khác, không ràng buộc vào thể lý, nhưng ngược thay ở thời buổi chúng ta, lại được trải nghiệm một cách mạnh hơn và hiển nhiên hơn.
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô trong đêm tối: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Đức Giáo hoàng tặng máy thở và khẩu trang cho các bệnh viện Ý
cath.ch, 2020-04-15
Trong bảng tin ngày 14-15 tháng 4, báo Osservatore Romano cho biết, Đức Phanxicô tặng máy thở và khẩu trang cho các bệnh viện ở các thành phố Ý Locres, Naples và Albano. Ngài giao cho Ban Từ thiện Giáo hoàng và các giám mục địa phương chuyển các dụng cụ này.
Ở Calabria, Locres, ngài tặng khoảng 4.000 khẩu trang, 400 bộ quần áo bảo hộ và kính, hai máy trợ thở dùng khi chăm sóc đặc biệt. Đức Giám mục Franco Oliva, giáo phận Locres-Gerace, đón nhận sự “đóng góp tự phát” mà ngài thấy đây là sự chú ý đặc biệt của Đức Phanxicô với những người đang gặp khó khăn nhất khi đối diện với đại dịch coronavirus.
Đức Phanxicô cũng nhờ Đức Hồng y Crescenzio Sepe, giáo phận Naples để giao các dụng cụ y khoa cho các bệnh viện Cotugno, Monaldi và Dei Colli.
Và cuối cùng qua Đức Giám mục Marcello Semeraro, giáo phận Albano, Đức Phanxicô gởi các dụng cụ bảo vệ và máy thở đến bệnh viện Dei castelli romani Regina Apostolorum.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch