2020
Cuốn tiểu sử mới về Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Cuốn tiểu sử mới dầu 1.184 trang về Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã được xuất bản hôm 4-5-2020 nhân dịp ngài mừng sinh nhật thứ 93.
Tác phẩm này ký giả Peter Seewald người Đức biên soạn trong 5 năm qua và mang tựa đề ”Đức Biển Đức 16 – Một Cuộc Sống” (Benedikt XVI. – Ein Leben).
Ấn bản tiếng Anh sẽ được ấn hành ngày 17-11 năm nay và theo dự kiến sẽ có các ấn bản khác tại Italia, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha.
Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 sinh tại miền Bavaria nam Đức, làm giáo sư thần học tại nhiều đại học ở Đức, rồi được ĐGH Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm TGM giáo phận Munich và Freising năm 1977. 5 năm sau đó, ĐHY Ratzinger được mời về Roma làm Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Ngày 19 tháng 4 năm 2005, ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Tháng 2 năm 2013, ngài từ nhiệm và sống ẩn dật trong Đan viện Mẹ Giáo Hội ở Nội thành Vatican.
Ký giả Peter Seewald
Ký giả Peter Seewald năm nay 65 tuổi đã từng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn Đức Joseph Ratzinger/Biển Đức 16 và đã xuất bản thành những cuốn sách quốc tế thuộc loại được bán chạy nhất. Ký giả này muốn đích thân đến gặp Đức nguyên Giáo Hoàng để trao tặng sách, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 93 của Người vào ngày 16-4-2020, và kỷ niệm 15 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng ngày 19-4-2005, nhưng vì đại dịch Covid-19, dự án này không thực hiện được, nên ông đã gửi sách về Vatican cho Đức Biển Đức 16.
Quyền lực quỷ vương đe dọa Giáo Hội Một bản tiếng Đức của cuốn tiểu sử này đã được gửi trước cho tạp chí trực tuyến LifeSiteNews ở Mỹ. Trong một bài giới thiệu cuốn sách mới, tạp chí này nhấn mạnh rằng Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã ví sự ưu thắng của ”hôn nhân đồng phái” và “phá thai” trên thế giới hiện nay với ”quyền lực tinh thần của Ngụy Kitô” tức là Quỷ Vương. Đức Biển Đức 16 nói: ”Cách đây 100 năm, mọi người đều cho là điều vô lý khi nói về hôn nhân đồng phái. Ngày nay nếu có ai chống đối hôn nhân đồng phái thì bị xã hội lên án và loại trừ… Cũng vậy đối với phá thai và việc chế tạo con người trong phòng thí nghiệm.. Xã hội ngày nay đưa ra một thứ ”kinh tin kính” chống Kitô giáo và nếu người nào chống lại ”kinh tin kính” mới này thì bị xã hội lên án và tuyệt thông.. Vì thế, điều dĩ nhiên là người ta sợ thứ quyền bính tinh thần ấy của Quỷ Vương. Do đó cần phải có sự trợ lực của lời cầu nguyện để toàn thể giáo phận và Giáo Hội hoàn vũ có thế chống lại quyền lực ấy”.
Bài phỏng vấn cuối cùng
Trong phần phụ trương của cuốn tiểu sử, ký giả Seewald có đăng lại cuộc phỏng vấn cuối cùng với Đức Biển Đức 16 hồi mùa thu năm 2018, trong đó Đức nguyên Giáo Hoàng nhận định rằng những đe dọa thực sự đối với Giáo Hội và sứ vụ Phêrô không đến từ bên trong Vatican, như Vatileaks (những vụ lấy trộm tài liệu mật của Tòa Thánh và phổ biến), nhưng đe dọa đó đến từ chế độ độc tài của những ý thức hệ duy nhân bản trên thế giớí.. Ai chống lại chế độ độc tài này có nghĩa là họ không được sự đồng thuận rộng lớn trong xã hội”. Trong bối cảnh đó, Đức Biển Đức 16 đề cập đến ”Ngụy Kitô” hay Quỷ Vương. Ngài nói: Giáo Hội Công Giáo dạy rằng trước khi Chúa Kitô tái lâm trong vinh quang, Giáo Hội sẽ trải qua thử thách cuối cùng, làm rúng động đức tin của nhiều tín hữu.. Sự lừa đảo tột độ về tôn giáo là sự lừa đảo của Quỷ Vương, một thứ chủ thuyết ”ngụy cứu thế” qua đó con người tự tôn vinh mình thay vì Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế đã nhập thể làm người..
Trưng dẫn tiên báo của Đức TGM Fulton Sheen
Đức Biển Đức 16 cũng nhắc lại rằng: ”Đấng Đáng Kính Đức TGM Fulton Sheen, trong một bài giảng truyền thanh hồi năm 1947 đã mô tả Ngụy Kitô hay Quỷ Vương như một ”Nhà đại nhân đạo”: Chúa chúng ta đã cảnh giác chúng ta rằng Quỷ Vương sẽ rất giống Ngài, đến độ nó đánh lừa được cả những người được tuyển chọn.. Nó sẽ đội lốt Nhà Đại nhân đạo, nói về hòa bình, thịnh vượng và đời sống sung mãn, không phải như phương thế dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa, nhưng như những mục tiêu tự chúng. Nó sẽ viết những cuốn sách trình bày ý tưởng mới về Thiên Chúa để thích ứng với lối sống của dân chúng. Nó sẽ làm cho người ta tin vào chiêm tinh học để quy trách tội lỗi chúng ta cho các vì sao. Nó sẽ giải thích tội lỗi theo tâm lý như sự đè nén tính dục, làm cho người ta xấu hổ nếu những người khác bảo rằng họ không có cái nhìn cởi mở và tự do.. Nó sẽ đồng hóa sự bao dung với thái độ dửng dưng đối với điều phải và điều trái…” (LifeSiteNews 1-5-2020)
Bác bỏ những giải thích sai trái
Một điểm khác trong cuốn tiểu sử Đức Biển Đức 16 cũng được giới báo chí đặc biệt chú ý là trong cuộc phỏng vấn cuối cùng dành cho ký giả Seewald hồi mùa thu năm 2018, Đức nguyên Giáo Hoàng mạnh mẽ chống lại lập trường của những người trách cứ ngài, vì sau khi từ chức, mà còn xen mình những cuộc tranh luận công khai. Ngài gọi đó là ”một sự xuyên tạc sự thật với ác ý”, và ngài nhận định rằng có những người muốn bóp nghẹt tiếng nói của ngài. Những lời xuyên tạc đó phần lớn đến từ Đức. Ngài nói: ”Tôi không muốn phân tích những lý do thực sự qua đó người ta muốn tiếng nói của tôi phải im bặt”.
Trong bối cảnh này, Đức Biển Đức 16 cũng chống lại những giải thích sai trái về việc ngài từ chức, và ngài lập lại lý do đã từng nêu lên nhiều lần là vì tình trạng sức khỏe không để cho ngài tiếp tục sứ mạng, đặc biệt trong đó có các cuộc tông du tại nước ngoài, như Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Brazil từ ngày 23 đến 28-7 cùng năm 2013. Thực tế là trong cuộc viếng thăm tại Mehico và Cuba trước đó, ngài đã rất mệt mỏi rồi.
Tương quan tốt đẹp với ĐTC Phanxicô
Về tương quan với ĐTC Phanxicô, Đức nguyên Giáo Hoàng nói là ngài cảm tạ Chúa vì ”sự quan tâm nồng nhiệt của ĐGH Phanxicô đã cho ngài thực hiện ý tưởng một nguyên Giáo Hoàng, một Giáo Hoàng về hưu. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi Đức Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng hồi năm 2013, ”có một tình bạn đặc biệt giữa hai người, một tình bạn không những tồn tại nhưng còn tăng trưởng”.
- Trần Đức Anh OP
2020
Linh mục Costa Rica nướng bánh mì bán lấy tiền giúp dân nghèo
Cha Geison Gerardo Ortiz Marín đã được thụ phong linh mục 10 năm và hiện là cha sở giáo xứ thánh Rosa thành Lima ở thành phố Queseda, nằm ở phía bắc nước Costa Rica. Cha đã sử dụng nghề làm bánh mì cha học trước đây để gây quỹ giúp cho các gia đình nghèo trong giáo xứ.
Năm cha Ortiz 15 tuổi, tình hình kinh tế khó khăn, gia đình cha phải chật vật xoay xở về tài chánh. Do đó cha Ortiz phải nghỉ học để đi tìm việc làm giúp đỡ gia đình. Cha tìm được công việc tại một tiệm bánh mì trong một gia đình hàng xóm và đã làm việc tại đây 5 năm. Đối với cha, công việc này là một kinh nghiệm phong phú.
Mới đây, cha Ortiz trở lại nghề làm bánh mì của mình để gây quỹ cho những người nghèo trong giáo xứ của cha trong thời gian đại dịch. Khi các Thánh lễ có giáo dân tham dự bị đình chỉ do đại dịch, khi cả nước bị phong tỏa, cha Ortiz nhìn thấy các thành viên trong cộng đoàn của giáo xứ chật vật với vấn đề tài chính.
Nhiều người bắt đầu đến gõ cửa nhà xứ để xin giúp đỡ, trong khi giáo xứ và các nhóm từ thiện địa phương lại không có thu nhập vì không quyên góp được. Thế là cha Ortiz bắt đầu nướng bánh. Cha dùng gần 25 ký bột mỗi ngày để nước các loại bánh mì, bánh cuộn và các thứ bánh khác. Một túi bánh bán được khoảng 2,65 đô la; với số tiền này cha có thể mua được hơn 2 ký gạo. Cho đến nay cha có thể giúp đỡ cho 60 gia đình. Nhờ việc bán bánh, cha có thể gây thêm quỹ để bảo đảm rằng bất cứ ai gõ cửa nhà xứ đều ra về với một túi gạo, đường hay đậu. Không ai phải ra về tay không.
Cha Oritz chia sẻ: “Tôi làm việc suốt cả ngày, vừa nướng bánh vừa bán bánh và vào ban chiều, tôi cử hành Thánh lễ. Tôi luôn thưa với Chúa: ‘Con cảm ơn Chúa vì bánh đích thực mang lại sự sống đời đời, đó là sự giàu có lớn nhất và là điều con muốn người dân của chúng ta có được, đón nhận, hưởng nếm và cảm nhận.”
Cha Ortiz khuyến khích các linh mục khác tìm ra những cách sáng tạo để giúp những người nghèo đang phải chống chọi trong thời gian đại dịch này. “Tôi tin rằng đây là một thời điểm đặc biệt. Thiên Chúa đã cho phép tôi trở lại với nguồn gốc của tôi. Thiên Chúa cho phép tôi đáp ứng những nhu cầu của các anh chị em của chúng ta. Đây là thời điểm mà Thiên Chúa cho chúng ta sống tình liên đới và đi ra khỏi chính mình theo một cách rất đặc biệt.” (CNA 04/05/2020)
Hồng Thủy
2020
Cuốn tiểu sử mới về Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Cuốn tiểu sử mới dầu 1.184 trang về Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã được xuất bản hôm 4-5-2020 nhân dịp ngài mừng sinh nhật thứ 93.
Tác phẩm này ký giả Peter Seewald người Đức biên soạn trong 5 năm qua và mang tựa đề ”Đức Biển Đức 16 – Một Cuộc Sống” (Benedikt XVI. – Ein Leben).
Ấn bản tiếng Anh sẽ được ấn hành ngày 17-11 năm nay và theo dự kiến sẽ có các ấn bản khác tại Italia, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha.
Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 sinh tại miền Bavaria nam Đức, làm giáo sư thần học tại nhiều đại học ở Đức, rồi được ĐGH Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm TGM giáo phận Munich và Freising năm 1977. 5 năm sau đó, ĐHY Ratzinger được mời về Roma làm Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin. Ngày 19 tháng 4 năm 2005, ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Tháng 2 năm 2013, ngài từ nhiệm và sống ẩn dật trong Đan viện Mẹ Giáo Hội ở Nội thành Vatican.
Ký giả Peter Seewald
Ký giả Peter Seewald năm nay 65 tuổi đã từng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn Đức Joseph Ratzinger/Biển Đức 16 và đã xuất bản thành những cuốn sách quốc tế thuộc loại được bán chạy nhất. Ký giả này muốn đích thân đến gặp Đức nguyên Giáo Hoàng để trao tặng sách, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 93 của Người vào ngày 16-4-2020, và kỷ niệm 15 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng ngày 19-4-2005, nhưng vì đại dịch Covid-19, dự án này không thực hiện được, nên ông đã gửi sách về Vatican cho Đức Biển Đức 16.
Quyền lực quỷ vương đe dọa Giáo Hội Một bản tiếng Đức của cuốn tiểu sử này đã được gửi trước cho tạp chí trực tuyến LifeSiteNews ở Mỹ. Trong một bài giới thiệu cuốn sách mới, tạp chí này nhấn mạnh rằng Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã ví sự ưu thắng của ”hôn nhân đồng phái” và “phá thai” trên thế giới hiện nay với ”quyền lực tinh thần của Ngụy Kitô” tức là Quỷ Vương. Đức Biển Đức 16 nói: ”Cách đây 100 năm, mọi người đều cho là điều vô lý khi nói về hôn nhân đồng phái. Ngày nay nếu có ai chống đối hôn nhân đồng phái thì bị xã hội lên án và loại trừ… Cũng vậy đối với phá thai và việc chế tạo con người trong phòng thí nghiệm.. Xã hội ngày nay đưa ra một thứ ”kinh tin kính” chống Kitô giáo và nếu người nào chống lại ”kinh tin kính” mới này thì bị xã hội lên án và tuyệt thông.. Vì thế, điều dĩ nhiên là người ta sợ thứ quyền bính tinh thần ấy của Quỷ Vương. Do đó cần phải có sự trợ lực của lời cầu nguyện để toàn thể giáo phận và Giáo Hội hoàn vũ có thế chống lại quyền lực ấy”.
Bài phỏng vấn cuối cùng
Trong phần phụ trương của cuốn tiểu sử, ký giả Seewald có đăng lại cuộc phỏng vấn cuối cùng với Đức Biển Đức 16 hồi mùa thu năm 2018, trong đó Đức nguyên Giáo Hoàng nhận định rằng những đe dọa thực sự đối với Giáo Hội và sứ vụ Phêrô không đến từ bên trong Vatican, như Vatileaks (những vụ lấy trộm tài liệu mật của Tòa Thánh và phổ biến), nhưng đe dọa đó đến từ chế độ độc tài của những ý thức hệ duy nhân bản trên thế giớí.. Ai chống lại chế độ độc tài này có nghĩa là họ không được sự đồng thuận rộng lớn trong xã hội”. Trong bối cảnh đó, Đức Biển Đức 16 đề cập đến ”Ngụy Kitô” hay Quỷ Vương. Ngài nói: Giáo Hội Công Giáo dạy rằng trước khi Chúa Kitô tái lâm trong vinh quang, Giáo Hội sẽ trải qua thử thách cuối cùng, làm rúng động đức tin của nhiều tín hữu.. Sự lừa đảo tột độ về tôn giáo là sự lừa đảo của Quỷ Vương, một thứ chủ thuyết ”ngụy cứu thế” qua đó con người tự tôn vinh mình thay vì Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế đã nhập thể làm người..
Trưng dẫn tiên báo của Đức TGM Fulton Sheen
Đức Biển Đức 16 cũng nhắc lại rằng: ”Đấng Đáng Kính Đức TGM Fulton Sheen, trong một bài giảng truyền thanh hồi năm 1947 đã mô tả Ngụy Kitô hay Quỷ Vương như một ”Nhà đại nhân đạo”: Chúa chúng ta đã cảnh giác chúng ta rằng Quỷ Vương sẽ rất giống Ngài, đến độ nó đánh lừa được cả những người được tuyển chọn.. Nó sẽ đội lốt Nhà Đại nhân đạo, nói về hòa bình, thịnh vượng và đời sống sung mãn, không phải như phương thế dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa, nhưng như những mục tiêu tự chúng. Nó sẽ viết những cuốn sách trình bày ý tưởng mới về Thiên Chúa để thích ứng với lối sống của dân chúng. Nó sẽ làm cho người ta tin vào chiêm tinh học để quy trách tội lỗi chúng ta cho các vì sao. Nó sẽ giải thích tội lỗi theo tâm lý như sự đè nén tính dục, làm cho người ta xấu hổ nếu những người khác bảo rằng họ không có cái nhìn cởi mở và tự do.. Nó sẽ đồng hóa sự bao dung với thái độ dửng dưng đối với điều phải và điều trái…” (LifeSiteNews 1-5-2020)
Bác bỏ những giải thích sai trái
Một điểm khác trong cuốn tiểu sử Đức Biển Đức 16 cũng được giới báo chí đặc biệt chú ý là trong cuộc phỏng vấn cuối cùng dành cho ký giả Seewald hồi mùa thu năm 2018, Đức nguyên Giáo Hoàng mạnh mẽ chống lại lập trường của những người trách cứ ngài, vì sau khi từ chức, mà còn xen mình những cuộc tranh luận công khai. Ngài gọi đó là ”một sự xuyên tạc sự thật với ác ý”, và ngài nhận định rằng có những người muốn bóp nghẹt tiếng nói của ngài. Những lời xuyên tạc đó phần lớn đến từ Đức. Ngài nói: ”Tôi không muốn phân tích những lý do thực sự qua đó người ta muốn tiếng nói của tôi phải im bặt”.
Trong bối cảnh này, Đức Biển Đức 16 cũng chống lại những giải thích sai trái về việc ngài từ chức, và ngài lập lại lý do đã từng nêu lên nhiều lần là vì tình trạng sức khỏe không để cho ngài tiếp tục sứ mạng, đặc biệt trong đó có các cuộc tông du tại nước ngoài, như Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Brazil từ ngày 23 đến 28-7 cùng năm 2013. Thực tế là trong cuộc viếng thăm tại Mehico và Cuba trước đó, ngài đã rất mệt mỏi rồi.
Tương quan tốt đẹp với ĐTC Phanxicô
Về tương quan với ĐTC Phanxicô, Đức nguyên Giáo Hoàng nói là ngài cảm tạ Chúa vì ”sự quan tâm nồng nhiệt của ĐGH Phanxicô đã cho ngài thực hiện ý tưởng một nguyên Giáo Hoàng, một Giáo Hoàng về hưu. Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên sau khi Đức Phanxicô được bầu làm Giáo Hoàng hồi năm 2013, ”có một tình bạn đặc biệt giữa hai người, một tình bạn không những tồn tại nhưng còn tăng trưởng”.
- Trần Đức Anh OP
2020
Giáo hội Công giáo Campuchia: Ba mươi năm Tái sinh
Giáo hội Công giáo Campuchia: Ba mươi năm Tái sinh
Ba mươi năm trước, Giáo hội bị tàn phá ở Campuchia đã trải nghiệm sự tái sinh tại một quốc gia có đa số dân chúng theo đạo Phật. Ngày nay, tuy vẫn là một thiểu số nhỏ, cộng đồng Công giáo đã hòa nhập chung với đất nước, như thể hiện trong loạt sáu bộ phim ngắn được sản xuất bởi Mạng lưới Truyền hình và Phát thanh Công giáo (CRTN) của Tổ chức Trợ Giúp Giáo hội Cần Giúp Đỡ (ACN).
“Một nhóm rất nhỏ.” Đây là những từ mà cha Luca, vị linh mục truyền giáo người Ý đã dùng để mô tả về Giáo hội Công giáo tại Campuchia. Cha đã làm việc nhiều năm tại Campuchia và có dịp phát biểu ở một trong những cuốn phim phúc trình của Tổ chức Giáo hoàng ACN. Theo vị linh mục truyền giáo này, “người Công giáo chỉ chiếm 0,15% dân số ở Campuchia, một quốc gia trong đó đạo Phật là tôn giáo của 90% dân số.”
Giáo hội Công giáo ở Campuchia đã trải qua một chặng đường rất dài. Dưới chế độ Pol Pot (1975-1979), tất cả các tập tục văn hóa truyền thống hay tôn giáo tín ngưỡng, bao gồm cả Phật giáo và Kitô giáo đều bị đàn áp. Hầu hết các nhà thờ đã bị phá hủy trong thời gian này, và một số lượng lớn các linh mục và tu sĩ đã bị giết. Theo trình bày trong các bản phúc trình, Công giáo là một trong những cộng đồng chịu tác động nặng nề nhất, với 50% tín hữu đã chết.
Năm 1979, cuộc chiến giữa nhà nước Campuchia (được gọi là Campuchia Dân chủ vào thời đó) và Việt Nam được tiếp nối bởi một cuộc nội chiến kéo dài cho đến cuối thập niên 1990. Đất nước Campuchia đặt dưới sự chỉ đạo Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1979 đến 1989, và tất cả các hình thức thực hành tôn giáo vẫn bị cấm trong giai đoạn này. Sau sự sụp đổ của thể chế cầm quyền, Campuchia chính thức công nhận sự hiện diện của các Kitô hữu tại quốc gia này vào ngày 7 tháng 4 năm 1990. Bảy ngày sau đó, tức là cách đây ba mươi năm, tại đất nước này, các nghi thức phụng vụ thánh thiêng đã lần đầu tiên được công khai cử hành trở lại sau mười lăm năm. Đó là việc cử hành Nghi thức Đêm thánh Vọng Phục Sinh và ngày này đã được ghi dấu là ngày tái sinh của Giáo hội Campuchia. Vào thời điểm đó, tại Campuchia có khoảng 3000 người Công giáo.
Một trong số đó là một người phụ nữ lớn tuổi, đã từng là người Công Giáo duy nhất tại làng Prek-Toal trong suốt 15 năm. Ngôi làng được lập nên bởi các ngôi nhà xây dựng trên các bè tre neo đậu ở cửa sông, dọc theo dòng chảy từ Battambang đến hồ Tonlé Sap. Linh mục truyền giáo, cha Totet Banaynaz kể “Không có linh mục, không có cộng đoàn Kitô hữu để hỗ trợ cho bà ấy. Tuy nhiên, đến ngày lễ Giáng sinh, bà đã tập hợp những người hàng xóm lại để kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh”. Kể từ đó, một nhà thờ nổi di động đã được xây dựng. 50 người trong làng được rửa tội, hàng năm lại tăng thêm số lượng trẻ em và người lớn chuẩn bị đón nhận Bí tích Rửa tội và Thánh Thể.
Ba mươi năm trôi qua, Giáo hội Công giáo với khoảng hơn 20.000 nhân danh tại quốc gia Phật giáo đã nỗ lực tăng cường đức tin, trung tín với giáo lý của Giáo hội, đồng thời cũng làm cho các dụ ngôn của Chúa Kitô trở nên dễ hiểu hơn cho dân chúng địa phương. Điều này đã được xác nhận bởi Đức cha Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia.
“Tôi đến đây đúng dịp Giáng Sinh và tôi nghĩ có thể sẽ tốt nếu dựng vở diễn nguyện về Giáng Sinh. Mọi người rất ấn tượng với khả năng diễn xuất của chúng tôi. Sau đó tôi nhận ra rằng đây là thời điểm tốt để dựng những vở diễn lớn và bắt tay vào triển khai việc mà tôi gọi là truyền giáo thông qua nghệ thuật”. Đức cha tin rằng cách tiếp cận này là thích hợp nhất. “Nghệ thuật chảy trong máu của người dân Campuchia. Đối với tất cả những người dân ở đây, bất kể trẻ em hay người lớn, việc múa ca là điều vô cùng tự nhiên đối với họ”. Đức Giám mục giải thích thêm về cách thức mà di sản văn hóa nghệ thuật phong phú của Campuchia có thể được sử dụng cho các mục đích truyền giáo.
Đức Cha tiếp tục nói thêm về tầm quan trọng của việc duy trì sự tôn trọng những khác biệt. Kinh Thánh đã được dịch sang tiếng Khmer, cũng có lợi cho sân khấu. Ngài giải thích, “dân chúng đến đây và thấy rằng chúng ta tôn trọng văn hóa của họ. Nhiều người trong số họ là Phật tử. Tuy nhiên, từng chút một, họ đang đến để hiểu về ý nghĩa của Phúc Âm.” Ngài nói thêm, “chúng tôi đang dần nhận ra hiệu quả của việc phối kết hợp giữa nghệ thuật, truyền giáo và sự tôn trọng văn hóa, có thể giúp chúng tôi hiểu nhau tốt hơn.”
Tuy đã có những tín hiệu tích cực như vậy, những vết sẹo còn lại như di chứng của nhiều năm khiếp đảm và kinh hoàng vẫn có thể cảm nhận được trong cộng đồng Công giáo của Campuchia. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy, nhiều nhà thờ khác bị xâm phạm. Cha Totet Banaynaz đã nhắc đến một nhà thờ được xây dựng vào năm 1881 bởi các nhà truyền giáo người Pháp. Dù nhà thờ có thể đã không bị phá hủy, tuy nhiên, dưới chế độ Pol Pot, nhà thờ đã trở thành “một nơi hoàn toàn trần tục ô uế, không còn gợi chút ít tôn kính nào và được sử dụng làm chuồng bò và sau đó là xưởng xay lúa. Hoàn toàn không còn một chút thánh thiêng gì trong nhà thờ này.”
Ngày nay, nhà thờ sẽ khó có thể được tôn tạo trở lại nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vì vậy, vị linh mục mời gọi tất cả “những người muốn trở thành những nhà hoạt động truyền giáo với chúng tôi” hãy tham gia vào dự án. Ngài nói thêm: “Chúng ta đều có một điều gì đó để trao ban, như gương sống của chúng ta, sự đơn sơ giản dị của chúng ta, và cả những đau khổ của chúng ta. Tôi luôn nói với các tín hữu ở đây: không có ai nghèo đến mức không có gì để trao ban. Và cũng không có ai giàu tới mức không thể lãnh nhận.”
Sau khi Kitô giáo được chính thức công nhận tại Campuchia vào năm 1990, quyền tự do tôn giáo đã được thông qua trong bộ Hiến pháp mới, phê chuẩn năm 1993. Về mặt ngoại giao, Campuchia và Tòa Thánh đã chính thức công nhận nhau vào ngày 25 tháng 3 năm 1994. Cùng với những bước tiến này, các nhà truyền giáo nước ngoài lại được phép đến Campuchia. Tháng 7 năm 1995, lần đầu tiên sau 22 năm, một người Campuchia đã được thụ phong linh mục. Xuyên suốt toàn bộ hành trình này, Tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Cần Giúp Đỡ (ACN) đã liên tục hỗ trợ cho công việc mục vụ để trợ giúp cho sự hồi phục của Giáo hội Công giáo Campuchia.