Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online

Danh mục: Tin tức

Home / Tin tức
30Tháng Sáu
2020

Chỉ nam mới về Huấn giáo: Làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hóa gặp gỡ.

30/06/2020
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0
Chỉ nam mới về Huấn giáo: Làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hóa gặp gỡ.
 
 
– Sau hai cuốn”Chỉ nam Huấn giáo” được ban hành trong năm 1971 và 1997, hôm thứ Năm 25 tháng 6 năm 2020 “Chỉ nam Huấn giáo” mới được Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng công bố. Tài liệu được Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn ngày 23 tháng 3 năm 2020, ngày lễ nhớ thánh Turibio Mogrovejo, ở thế kỷ XVI, vị thánh đã thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc loan báo Tin Mừng và giảng dạy giáo lý.
 
Nét đặc thù của Chỉ nam mới về Huấn giáo là mối liên hệ chặt chẽ giữa việc loan báo Tin Mừng và huấn giáo, nhấn mạnh việc kết hợp giữa lời loan báo đầu tiên và trưởng thành của đức tin, dưới ánh sáng của nền văn hóa gặp gỡ.
 
Nét đặc thù này rất cần thiết khi Giáo hội phải đối diện với hai thánh đố trong thời đại ngày này: văn hóa kỹ thuật số và toàn cầu hóa văn hóa. Trong hơn 300 trang, được chia thành 3 phần với 12 chương, bản văn nhắc nhở mỗi người được rửa tội là môn đệ truyền giáo và kêu gọi sự dấn thân và trách nhiệm để tìm ra những ngôn ngữ mới trong việc thông truyền đức tin.
 
Có ba nguyên tắc cơ bản được tài liệu đề cập trong hoạt động huấn giáo: Trước hết chứng tá, bởi vì “Giáo hội không phát triển bằng chiêu dụ tín đồ, nhưng bằng sự thu hút”. Tiếp đến là lòng thương xót, là huấn giáo chân chính làm cho việc loan báo đức tin trở nên đáng tin cậy. Ngoài ra, là việc đối thoại, tự do và nhưng không, không ép buộc, nhưng đi từ tình thương, góp phần xây dựng hòa bình. Nhờ đó, việc huấn giáo các tín hữu Kitô mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống của mình.
 
Ðào tạo các giáo lý viên
 
Trong phần đầu tiên, tựa đề “Giáo lý trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội”, bản văn đặc biệt tập trung vào việc đào tạo giáo lý viên: để trở thành những chứng nhân đáng tin cậy của đức tin, họ phải “là giáo lý viên trước khi dạy giáo” và do đó họ phải hoạt động cách nhưng không, trao ban, nhất quán, theo một linh đạo truyền giáo, giúp tránh xa “lo lắng hoạt động mục vụ không đem lại kết quả” và chủ nghĩa cá nhân.
 
Các giáo viên, nhà giáo dục, chứng nhân, giáo lý viên phải đồng hành bằng sự khiêm nhường và tôn trọng tự do của người khác. Ðồng thời, cần phải “cảnh giác với quyết tâm trong việc đảm bảo cho mọi người, đặc biệt trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương được bảo vệ tuyệt đối khỏi mọi hình thức lạm dụng”. Giáo lý viên cũng được mời áp dụng một “phong cách hiệp thông” và là những người sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ và ngôn ngữ.
 
Ngôn ngữ của huấn giáo: kể chuyện, nghệ thuật, âm nhạc
 
Trong phần thứ hai với tựa đề “Tiến trình giáo lý”, Chỉ nam nói đến thánh đố của ngôn ngữ. Có nhiều phương thức diễn cảm được trích dẫn.
 
Trước hết là kể chuyện, được định nghĩa là “một mô hình giao tiếp sâu sắc và hiệu quả” bởi vì chúng có thể đan xen câu chuyện về Chúa Giêsu, đức tin và cuộc sống của con người.
 
Tiếp đến là nghệ thuật, qua việc chiêm ngắm vẻ đẹp, cho phép con người trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa.
 
Cuối cùng là âm nhạc, đặc biệt thánh nhạc, là ngôn ngữ làm thấm nhuần trong con người tinh thần ước muốn vô tận.
 
Huấn giáo trong đời sống con người: tầm quan trọng của gia đình
 
Khi giáo lý đi vào đời sống cụ thể của con người, vai trò của gia đình rất quan trọng: gia đình là chủ thể tích cực của việc loan báo Tin Mừng và nơi tự nhiên để sống đức tin một cách đơn giản và tự phát. Trong thực tế, gia đình cung cấp một nền giáo dục Kitô giáo “được làm chứng nhiều hơn là dạy”, qua một cách thức khiêm tốn và lòng trắc ẩn. Trước những tình huống bất thường và những bối cảnh gia đình mới xuất hiện trong xã hội đương đại, trong đó có một sự trống rỗng về ý nghĩa siêu việt của gia đình, Giáo hội kêu gọi đồng hành đức tin với sự gần gũi, lắng nghe và thấu hiểu, quan tâm, tôn trọng và ân cần, để khôi phục niềm tin và hy vọng cho tất cả và giúp vượt qua sự cô độc và phân biệt đối xử.
 
Tài liệu còn nhắc đến việc dạy giáo lý phải được thực hiện theo các nhóm tuổi: trẻ em, người trẻ, người trưởng thành, người già. Mặc dù đa dạng về ngôn ngữ, việc dạy giáo lý phải có một phong cách duy nhất, đó là đồng hành, làm cho các chứng tá của các giáo lý viên đáng tin cậy, thuyết phục và lôi cuốn. Truyền đạt giáo lý cách kín đáo nhưng hiện diện, có thể nâng cao phẩm chất của mỗi tín hữu và khiến họ cảm thấy được đón tiếp và nhìn nhận trong cộng đồng Kitô giáo.
 
“Văn hóa hòa nhập” và tiếp nhận người khuyết tật, người di cư
 
Tài liệu không quên đến việc dạy giáo lý cho người khuyết tật và người di cư. Tài liệu khẳng định, đón tiếp và nhìn nhận là những từ khóa phải đồng hành trong huấn giáo dành cho người khuyết tật. Khi đối diện với sự bối rối và sợ hại, điều quan trọng là phải đáp lại bằng một “văn hóa hòa nhập” vượt qua “sự loại bỏ”. Thực tế, người khuyết tật là nhân chứng của sự thật thiết yếu của cuộc sống con người: dễ bị tổn thương và mong manh, và do đó họ phải được đón nhận như một món quà lớn, trong khi gia đình họ xứng đáng được “tôn trọng và cảm phục”.
 
Một thành phần đặc biệt khác được Chỉ nam đề cập là những người di cư, xa quê hương, họ có thể gặp khủng hoảng đức tin: đối với họ, giáo lý phải tập trung vào lòng hiếu khách, tin tưởng và liên đới, để họ được hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại định kiến ##và những nguy hiểm nghiêm trọng mà họ có thể phải gánh chịu, chẳng hạn như nạn buôn người.
 
Nhà tù, vùng đất đích thực cho việc loan báo Tin Mừng, lựa chọn ưu tiên người nghèo
 
Và một lần nữa, tài liệu chú ý đến các nhà tù, như là “một vùng đất đích thực cho sứ vụ loan báo Tin Mừng”: đối với các tù nhân, huấn giáo sẽ là một loan báo ơn cứu độ trong Ðức Kitô, tha thứ và giải thoát, cùng với việc lắng nghe cách ân cần cho thấy khuôn mặt người mẹ của Giáo hội. Giữa các hình thức bị loại trừ, Giáo hội không quên người nghèo.
 
Chỉ nam yêu cầu “lựa chọn ưu tiên dành cho các tù nhân cũng phải chú ý đến đời sống tâm linh của họ”. Bác ái và tầm quan trọng của sự năng động truyền giáo trong khi gặp gỡ với người nghèo, hiện thực hóa cuộc gặp gỡ với Ðức Kitô.
 
Bản văn khuyến nghị “Giáo hội cũng được kêu gọi sống khó nghèo như một sự phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, không quá cậy dựa vào các phương tiện thế gian”. Trong lãnh vực này, huấn giáo phải giáo dục về khó nghèo Tin Mừng, thúc đẩy văn hóa huynh đệ và khuyến khích các tín hữu biết “phẫn nộ” trước những hoàn cảnh khốn cùng và bất công.
 
Giáo xứ, hiệp hội và trường học Công giáo
 
Trong phần thứ ba, tài liệu dành riêng cho “Huấn giáo trong các Giáo hội địa phương”, nhấn mạnh trước hết vai trò của giáo xứ, hiệp hội và phong trào Giáo hội và trường Công giáo. Trước đây, các tổ chức này được định nghĩa là “mẫu gương về hoạt động tông đồ cộng đoàn”, nhấn mạnh “tính mềm dẻo”, làm cho các tổ chức này có khả năng sáng tạo trong huấn giáo, “lắng nghe” và “đi ra ngoài”.
 
Mặt khác, đối với các hiệp hội và phong trào, Chỉ nam nhắc rằng các tổ chức này “có khả năng lớn trong việc loan báo Tin Mừng, làm cho Giáo hội phong phú”, miễn là các tổ chức này chăm sóc việc đào tạo và phải hiệp thông với Giáo hội.
 
Ðối với các trường Công giáo, tài liệu khuyến khích chuyển từ các trường học-tổ chức sang trường học-cộng đoàn, hoặc cộng đoàn đức tin với một dự án giáo dục đặt nền tảng trên các giá trị Tin Mừng.
 
Giảng dạy các tôn giáo và huấn giáo: khác biệt, nhưng bổ sung
 
Trong bối cảnh này, một đoạn dành riêng cho việc giảng dạy tôn giáo được nhấn mạnh: khác biệt, nhưng bổ sung cho huấn giáo, có hai khía cạnh: bước vào các mối quan hệ với các tri thức khác và biết cách biến kiến ##thức thành sự khôn ngoan. Chỉ nam khẳng định: “Tôn giáo là một chiều kích của tồn tại và không được bỏ qua. Vì thế, “đó là quyền của cha mẹ và học sinh” được nhận một sự huấn luyện toàn diện. Ðiều quan trọng là điều này luôn được thực hiện qua một cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng, không vấp phải ý thức hệ.
 
Ða nguyên văn hóa và đa nguyên tôn giáo: mối quan hệ với Do Thái giáo và Hồi giáo
 
Sau đó, một chương lớn tập trung vào các bối cảnh đương đại khác mà giáo lý phải đối diện: đa nguyên văn hóa dẫn đến đối xử hời hợt đối với các vấn đề đạo đức; bối cảnh đô thị thường vô nhân đạo, bạo lực và cô lập; đối với người bản địa đòi hỏi kiến ##thức đầy đủ để vượt qua định kiến; lòng đạo đức bình dân và sự hiện hữu của nó, một mặt là “nơi thần học” và “vùng dành cho đức tin”, nhưng mặt khác nó có nguy cơ mở ra cho các mê tín và giáo phái. Trong tất cả các lĩnh vực này, huấn giáo được kêu gọi mang lại hy vọng và phẩm giá, thúc đẩy bảo vệ môi trường.
 
Tiếp đến, lĩnh vực đại kết và đối thoại liên tôn với Do Thái giáo và Hồi giáo: Ðối với Do Thái Giáo, Chỉ nam nhấn mạnh làm thế nào huấn giáo phải “khơi dậy mong muốn hiệp nhất” giữa các Kitô hữu, để trở thành “một công cụ đáng tin cậy của công cuộc truyền giáo”. Ðối với Do Thái giáo, Chỉ nam mời gọi một cuộc đối thoại, đấu tranh chủ nghĩa bài Do Thái và thúc đẩy hòa bình và công lý. Bên cạnh đó, trong khi phải đối phó với khuynh hướng cực đoan bạo lực đôi khi có trong Hồi giáo, Giáo hội kêu gọi tránh những khái quát hời hợt, thúc đẩy hiểu biết và gặp gỡ với người Hồi giáo. Trong mọi trường hợp, trong bối cảnh đa nguyên tôn giáo, giáo lý phải “đào sâu và củng cố căn tính của các tín hữu”, giúp họ phân định và thúc đẩy truyền giáo qua chứng tá, hợp tác và đối thoại “nhã nhặn và thân tình”.
 
Thế giới kỹ thuật số: ánh sáng và bóng tối
 
Tiếp theo, Chỉ nam chuyển sang chủ đề kỹ thuật số: trước hết, tầm quan trọng của việc đảm bảo sự hiện diện các chứng nhân cho các giá trị của Tin Mừng trong “mạng lưới” được nhắc lại. Do đó, các giáo lý viên được khuyến khích giáo dục mọi người sử dụng tốt kỹ thuật số: đặc biệt, những người trẻ phải được đồng hành, bởi vì thế giới ảo có thể có những tác động sâu sắc đến việc quản lý cảm xúc và xây dựng căn tính.
 
Tài liệu tiếp tục: “Ngày nay, văn hóa kỹ thuật số được coi là “tự nhiên”, đến mức nó đã thay đổi ngôn ngữ và thứ bậc các giá trị trên phạm vi toàn cầu. Giàu về mặt tích cực (ví dụ, nó làm phong phú các kỹ năng nhận thức và thúc đẩy thông tin độc lập để bảo vệ những người dễ bị tổn thương), đồng thời thế giới kỹ thuật số cũng có một “mặt tối”: nó có thể mang lại sự cô đơn, thao túng, bạo lực, đe doạ trực tuyến, định kiến, thù hận. Không chỉ vậy: kể chuyện kỹ thuật số là cảm xúc, trực quan và luôi cuốn, nhưng thiếu phân tích quan trọng, cuối cùng làm cho người nhận đơn giản là người dùng, thay vì là người giải mã một thông điệp.
 
Chống lại văn hóa tức thời
 
Vậy giáo lý có thể làm gì trong lĩnh vực này? Ðầu tiên là giáo dục để chống lại “văn hóa tức thời”, không có phân cấp các giá trị và quan điểm, yếu kém về ký ức và không thể phân biệt sự thật và chất lượng. Trước hết, những người trẻ sẽ được đồng hành trong việc tìm kiếm tự do nội tâm giúp họ khác biệt với “đám đông xã hội”. Chỉ Nam khẳng định: “Thách đố của công cuộc loan báo Tin Mừng đòi hỏi cần phải hòa nhập vào đại lục kỹ thuật số. Tầm quan trọng của việc cung cấp không gian kinh nghiệm đức tin đích thực, có khả năng cung cấp các bí quyết diễn giải cho các chủ đề mạnh mẽ, như tính cụ thể, ảnh hưởng, công lý và hòa bình.
 
Khoa học và đức tin: làm sáng tỏ những xung đột, tăng giá trị chứng tá của các nhà khoa học Kitô giáo
 
Sau đó, Tài liệu tập trung vào khoa học và công nghệ, khẳng định khoa học và công nghệ phải được định hướng theo hướng cải thiện điều kiện sống và sự tiến bộ của gia đình nhân loại, phục vụ của con người. Ðồng thời, Chỉ nam khuyến nghị một giáo lý được chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên sâu biết cách chống lại sự phổ biến khoa học và công nghệ thường không chính xác. Vì thế, tài liệu khuyến khích loại bỏ những định kiến và ý thức hệ và làm rõ những xung đột rõ ràng giữa khoa học và đức tin, cũng như tăng giá trị chứng từ của các nhà khoa học Kitô giáo, thí dụ về sự hòa hợp và tổng hợp giữa hai. Trên thực tế, nhà khoa học tìm kiếm sự thật bằng sự chân thành, thiên về giao tiếp và đối thoại, yêu thích sự trung thực trí tuệ và do đó có thể khuyến khích hội nhập văn hóa của niềm tin vào khoa học.
 
Ðạo đức sinh học: không phải mọi thứ khả thi về mặt kỹ thuật đều được cho phép về mặt đạo đức
 
Trái lại, một suy tư riêng biệt phải được thực hiện cho đạo đức sinh học, khởi đi từ giả định rằng “không phải mọi thứ khả thi về mặt kỹ thuật đều được cho phép về mặt đạo đức”. Do đó, cần phải phân biệt giữa các can thiệp điều trị và thao tác trị liệu, và chú ý đến ưu sinh học và sự phân biệt đối xử mà nó đòi hỏi. Về việc đặt tên cho “giới tính”, tài liệu nhắc lại rằng Giáo hội “luôn đồng hành và trong mọi hoàn cảnh”, không phán xét, những người sống trong những tình cảnh phức tạp và đôi khi xung đột. Tuy nhiên, “trong một quan điểm của đức tin, phái tính không chỉ là một dữ liệu thể lý, mà nó còn là một thực tế cá nhân, một giá trị được giao phó cho trách nhiệm của con người”, “một đáp trả với tiếng gọi ban đầu của Thiên Chúa”. Do đó, trong lĩnh vực đạo đức sinh học, các giáo lý viên cần được đào tạo cụ thể bắt đầu từ nguyên tắc thánh thiêng và bất khả xâm phạm của cuộc sống con người và trái ngược với văn hóa sự chết. Về vấn đề này, Chỉ Nam lên án án tử hình, được định nghĩa là “một biện pháp vô nhân đạo làm nhục nhân phẩm con người”.
 
Hoán cải sinh thái, dấn thân xã hội và bảo vệ việc làm
 
Trong số các vấn đề khác được tài liệu đề cập, đó là một “hoán cải sinh thái sâu xa” được thúc đẩy thông qua một huấn giáo chú ý đến việc bảo vệ Tạo dựng và truyền cảm hứng cho một cuộc sống đạo đức, tránh xa lối sống duy tiêu thụ, bởi vì “sinh thái toàn diện là một phần không thể thiếu của đời sống Kitô giáo”. Ngoài ra còn có sự khuyến khích mạnh mẽ cho dấn thân xã hội tích cực của người Công giáo hành động vì lợi ích chung, trái ngược các cấu trúc tội lỗi với đạo đức ngay thẳng và cởi mở đối thoại.
 
Ðối với thế giới công việc, tài liệu khuyến khích truyền giáo theo Học thuyết xã hội của Giáo hội, đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ quyền của những người yếu nhất.
 
Cuối cùng, hai chương cuối, Chỉ nam tập trung vào các bài giáo lý địa phương, với các chỉ dẫn liên quan để được Tòa thánh thông qua, và về các cơ quan phục vụ giáo lý, bao gồm Thượng Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Giám mục.
 
Ngọc Yến
Read More
30Tháng Sáu
2020

Ðức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ.

30/06/2020
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0

Sáng 29 tháng 6 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ làm phép các dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục Chính Tòa. Trong thánh lễ có sự tham dự đồng tế của Ðức Hồng y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng y đoàn và 54 vị Tổng Giám mục chính tòa, trong đó có Ðức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn.

Trước khi cử hành Thánh lễ, Ðức Thánh Cha đã đến hôn chân tượng Thánh Phêrô và xuống cầu nguyện trước mộ của Thánh nhân trong giây lát.

Ðồng tế với Ðức Thánh Cha có 10 Ðức Hồng y. Năm 2020, do đại dịch, hiện diện trong Thánh lễ chỉ có khoảng 90 giáo dân và lần đầu tiên không có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Constantinople tham dự Thánh lễ theo truyền thống như mọi năm.

Sau đây là bài giảng của Ðức Thánh Cha:

Trong ngày lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ của thành Roma này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai từ chính: hiệp nhất và lời tiên tri.

Hiệp nhất

Chúng ta mừng lễ hai nhân vật rất khác nhau: Thánh Phêrô, một ngư dân suốt ngày với thuyền và lưới, Thánh Phaolô là một nhà trí thức Pharisêu giảng dạy ở các hội đường. Khi thi hành sứ vụ, Thánh Phêrô giảng dạy cho người Do Thái, và Thánh Phaolô rao giảng cho dân ngoại. Khi có bất đồng ý kiến họ đã tranh luận sôi nổi, Thánh Phaolô đã không ngần ngại viết như vậy trong thư gửi tín hữu Galata (Gal 2,11). Nói chung họ là hai người rất khác nhau nhưng họ xem nhau như là anh em như vẫn thường xảy ra trong cac gia đình rất gắn bó với nhau, nơi có thể xảy ra nhiều tranh luận nhưng luôn yêu thương nhau. Sự gắn bó giữa Thánh Phêrô và Phaolô không đến từ những khuynh hướng tự nhiên, nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa không ra lệnh cho chúng ta phải thích nhau nhưng là yêu thương nhau. Chính Thiên Chúa đã kết hiệp chúng ta nhưng không làm cho chúng ta nên giống hệt nhau.

Nguồn mạch sự hiệp nhất: cầu nguyện

Bài đọc I của Thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy nguồn mạch của sự hiệp nhất. Bài đọc tường thuật lại kinh nghiệm của Giáo Hội tiên khởi trong thời gian bị khủng hoảng: Vua Hêrôđê giận dữ, sự bách hại kinh hoàng các tín hữu, Thánh Giacôbê Tông đồ đã bị giết. Thánh Phêrô bị bắt. Cộng đoàn như rắn mất đầu, mọi người đều lo sợ cho mạng sống của mình. Tuy nhiên, ngay chính lúc bi thảm đã không có người nào trốn chạy, không người nào tìm cách cứu mình, không người nào bỏ rơi người khác, nhưng họ hiệp nhất cùng nhau trong lời cầu nguyện. Họ đã tìm được sức mạnh từ lời cầu nguyện. Cũng nhờ cầu nguyện sự hiệp nhất của họ mạnh hơn bất cứ sự đe dạo nào. Bản văn viết: “Ðang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Hiệp nhất là một nguyên tắc được kích hoạt bằng cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện cho phép Chúa Thánh Thần can thiệp vào đời sống của chúng ta và giúp chúng ta mở rộng lòng đón nhận niềm hy vọng, cầu nguyện giúp thu ngắn những khoảng cách và giữ chặt chúng ta với nhau trong những lúc khó khăn.

Trong khó khăn không than phiền và đổ lỗi, nhưng cầu nguyện

Chúng ta hãy cùng quan tâm đến một khía cạnh khác: trong giây phút khó khăn, không ai than phiền về sự xấu xa, bách hại của Hêrôđê. Không có ai có những lời xúc phạm đến Hêrôđê. Chúng ta thì trái lại, chúng ta đã quen lăng mạ những người có trách nhiệm. Ðối với các tín hữu tiên khởi, than phiền được xem như là một việc vô ích, nhàm chán. Các Kitô hữu không mất thời gian để than phiền thế giới, xã hội, than phiền về mọi thứ không đúng. Than phiền không thay đổi được gì. Chúng ta hãy nhớ rằng than vãn là cánh cửa thứ hai bị đóng lại trước Chúa Thánh Thần, như tôi đã nói điều này trong ngày Lễ Ngũ Tuần: Thứ nhất là thần tượng chính mình, thứ hai là thái độ duy nạn nhân và thứ ba là thái độ bi quan. Ba thái độ này đóng cửa lòng mình trước Chúa Thánh Thần.

Các Kitô hữu đã không đổ lỗi, họ cầu nguyện. Trong cộng đoàn đó không ai nói: “Nếu Phêrô cẩn thận hơn thì chúng ta đã không bị rơi và hoàn cảnh như thế này”. Không, họ không than phiền Phêrô; họ cầu nguyện cho ông. Họ không nói xấu sau lưng Phêrô; họ thưa chuyện với Thiên Chúa.

Phép lạ của cầu nguyện: xiềng xích mở toang

Ngày nay chúng ta có thể tự hỏi: “Chúng ta có đang bảo vệ sự hiệp nhất bằng lời cầu nguyện không? Chúng ta có đang cầu nguyện cho nhau không ?” Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và than phiền ít hơn? Sự việc sẽ xảy ra giống như Phêrô trong tù: nhiều cánh cửa đang đóng kín sẽ được mở ra, nhiều xiềng xích sẽ bị vỡ tung. Chúng ta cùng cầu xin ơn biết cầu nguyện cho nhau. Thánh Phaolô đã khuyến khích các Kitô hữu cầu nguyện cho tất cả mọi người, nhất là các nhà lãnh đạo (1Tm 2, 1-3). Ðó là nhiệm vụ Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Chúng ta có thực hiện điều đó không? Hay chúng ta chỉ nói và thế là đủ? Thiên Chúa mong đợi nơi chúng ta khi cầu nguyện thì cũng biết quan tâm đến những người không suy nghĩ như chúng ta, những người từ chối không muốn tiếp xúc với chúng ta, những người chúng ta cảm thấy rất khó tha thứ. Cầu nguyện là phương cách duy nhất để mở toang xiềng xích. Chỉ có cầu nguyện mới dẫn đến sự hiệp nhất.

Dây Pallium sự hiệp nhất giữa đàn chiên và Vị Mục tử

Hôm nay các dây Pallium được làm phép, rồi được trao cho Niên trưởng Hồng y đoàn và các Tổng Giám mục đã được bổ nhiệm trong năm vừa qua. Dây Pallium nhắc nhở sự hiệp nhất giữa đàn chiên và Vị Mục tử, giống Ðức Giêsu mang chiên trên vai để không bao giờ xa rời chiên. Hôm nay, theo truyền thống tốt đẹp chúng ta liên kết cách đặc biệt Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Thánh Phêrô và Thánh Andrê là hai anh em, chúng ta trao đổi những cuộc viếng thăm huynh đệ vào những dịp lễ khi có thể. Chúng ta làm điều đó không chỉ vì lịch sự xã giao nhưng là hành trình cùng nhau tiến tới mục đích Thiên Chúa đã vạch ra cho chúng ta: đó là sự hiệp thông trọn vẹn. Hôm nay, vì đại dịch phái đoàn của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople không thể đến đây được, nhưng khi cầu nguyện trước mộ Thánh Phêrô tôi cảm nhận trong tâm hồn sự hiện diện gần gũi với người anh em yêu dấu Batolomeo. Mọi người đang ở đây với chúng ta.

Lời tiên tri

Từ thứ hai là lời tiên tri, Ðức Giêsu đã thách đố các tông đồ. Ngài hỏi Phêrô: “Còn anh, anh bảo thầy là ai ?” (Mt 16, 25). Lúc đó Phêrô nhận ra rằng Thiên Chúa không quan tâm người khác nghĩ thế nào, nhưng là cá nhân ông, người quyết định theo Ngài.

Cuộc đời Thánh Phaolô cũng đã thay đổi sau cuộc thách đố tương tự khi Ðức Giêsu hỏi: “Saolo, Saolo, sao ngươi bắt bớ ta ?” (Cv 9, 4). Thiên Chúa đã đánh động vào nơi sâu thẳm của tâm hồn Phaolô: không chỉ ngã xuống trên đường Damas, Ngài đã đánh đổ tính tự phụ của Phaolô về lòng nhiệt thành sống đạo. Kết quả là, từ Saolo kiêu hãnh đến Phaolô, có nghĩa là “nhỏ bé”.

Chỉ những người mở lòng với những điều bất ngờ của Thiên Chúa mới có thể trở thành tiên tri

Những thách đố và hoán cải đã được tiếp theo bằng những lời tiên tri: “Anh là Phêrô nghĩa là Tảng Ðá, trên Tảng Ðá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16, 18); và với Phaolô: “người ấy là lợi khí ta đã chọn để mang danh ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Israel” (Cv 9, 15). Lời tiên tri được công bố khi chúng ta chấp nhận những thử thách bởi Thiên Chúa, không phải khi chúng ta giữ mọi sự im lặng trong tầm kiểm soát của mình. Nó không nảy sinh từ những suy nghĩ của tôi, từ con tim đóng kín của tôi. Nó nảy sinh nếu chúng ta để cho Thiên Chúa thách đố chúng ta. Nhưng khi Tin Mừng đảo lộn những điều chắc chắn, những lời tiên tri đựơc loan báo. Chỉ những người mở lòng với những điều bất ngờ của Thiên Chúa mới có thể trở thành tiên tri. Thánh Phêrô và thánh Phaolô là những vị tiên tri nhìn thấy tương lai. Thánh Phaolô là người đầu tiên tuyên xưng Chúa Giêsu là “Ðức Kitô, là con của Thiên Chúa hằng Sống” (Mt 16,16). Thánh Phaolô, người đã tiên báo trước về cái chết của mình: “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chính Chúa sẽ trao phần thưởng đó cho tôi” (2Tm 4, 8).

Thế giới cần những lời tiên tri chân thật

Ngày nay chúng ta cần những lời tiên tri, những lời tiên tri chân thật, không phải những người nói huyên thuyên về những điều không thể thực hiện được, nhưng là những chứng nhân Tin Mừng với những điều có thể. Ðiều cần thiết không phải là biểu diễn những phép lạ, nhưng là đời sống diễn tả phép lạ của tình yêu Thiên Chúa. Không phải sức mạnh có tính thuyết phục, nhưng là sự chân thật thẳng thắn trong thái độ, quan điểm và lời nói. Không phải nói huyên thuyên nhưng là cầu ngyện. Không phải giảng thuyết nhưng là phục vụ. Không phải lý thuyết nhưng là chứng nhân. Chúng ta không cần phải trở nên giàu, đúng hơn là yêu người nghèo. Tìm kiếm không phải sự công nhận của thế giới này, nhưng là niềm vui của thế giới sẽ đến. Không phải những kế hoạch mục vụ, nhưng là những mục tử hiến mạng vì đàn chiên: những người yêu Thiên Chúa. Ðó là cách Thánh Phêrô và Thánh Phaolô rao giảng Ðức Giêsu, người yêu Thiên Chúa say đắm, cuồng nhiệt. Trước khi bị đóng đinh vào thập giá, Thánh Phêrô không nghĩ đến mình nhưng nghĩ đến đức Giêsu và tự cho mình không xứng đáng chết như Ðức Giêsu, Phêrô đã xin dựng ngược thập giá. Trước khi bị chém đầu, Phaolô chỉ nghĩ đến việc hiến dâng mạng sống; Phaolô đã viết rằng ông muốn “đổ máu làm lễ tế” (Tm 4, 6). Ðó là lời tiên tri. Và nó đã thay đổi lịch sử.

Anh chị em than mến, Ðức Giêsu đã nói tiên tri về Thánh Phêrô rằng: “Anh là Ðá, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Lời tiên tri cũng tương tự cho chúng ta. Nó được tìm thấy trong quyển cuối của Kinh Thánh, nơi Ðức Giêsu hứa với các nhân chứng trung thành của Ngài: “một viên sỏi trắng, trên đó có khắc một tên mới” (Kh 2,17). Cũng như Thiên Chúa đã đổi Simon thành Phêrô, Ngài cũng kêu gọi mỗi người chúng ta để biến đổi chúng ta trở thành những viên đá sống động để xây dựng và làm mới lại một Giáo Hội và đổi mới nhân loại. Những người phá hủy sự hiệp nhất và dập tắt lời tiên tri luôn luôn tồn tại, vào lúc này, Thiên chúa tin tưởng chúng ta và Ngài hỏi bạn: “Con có muốn trở thành người xây dựng sự hiệp nhất không? Con có muốn trở thành tiên tri của Nước trời ở thế gian này không ?” Hãy để chúng ta bị thách thức bởi Ðức Giêsu và can đảm trả lời: “Vâng, con muốn!”

Ngọc Yến

Read More
29Tháng Sáu
2020

Thánh Lễ truyền chức linh mục Giáo Phận Vĩnh Long

29/06/2020
Anmai, CSsR
GH Việt Nam, Tin tức
0

LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC GIÁO PHẬN VĨNH LONG : CHÚNG TA ĐÃ LÀM GÌ VỚI PHÉP RỬA TỘI CỦA CHÚNG TA

“Lời chứng của các thánh nhân thách thức chúng ta. Chắc chắn chúng ta đã lãnh phép rửa tội. Từ ngày rửa tội chúng ta đã làm gì với phép rửa tội của chúng ta ? Chúng ta không thể là môn đệ của Đức Giêsu Kitô bằng cách Đi tìm một cuộc sống yên tĩnh, không quan tâm đời sống Ki tô hữu thật sự, điều đó không đúng …” Đó chính là tâm tình chính yếu mà Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai gửi đến cộng đoàn dân Chúa trong Thánh Lễ truyền chức linh mục sáng hôm nay tại Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long.

Hòa cùng niềm vui của Giáo Hội trong ngày mừng lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Giáo Phận nhỏ bé Vĩnh Long mừng kính quan Thầy của Đức Giám Mục Giáo Phận. Kèm theo niềm vui đó, hôm nay, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai sẽ phong chức linh mục cho 10 thầy phó tế.

Cạnh những niề vui này, hôm nay có một số Cha mừng kỷ niệm 50 năm và 25 năm linh mục. Với tất cả những điều đó, Thánh Lễ hôm nay tại Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long tròn đầy ý nghĩa.

Từ rất sớm ngày đầu tuần XIII Thường Niên hôm nay, 29 tháng 6 năm 2020, cộng đoàn dân Chúa từ các họ đạo trong Giáo Phận Vĩnh Long đã về với ngôi thánh đường Mẹ của Giáo Phận để hiệp dâng Thánh Lễ.

9 g 30, Thánh Lễ mừng kính 2 thánh Tông Đồ và truyền chức linh mục được bắt đầu.

Chủ tế là Đức Cha Phêrô quý mến của Giáo Phận. Cùng hiệp thông với Đức Cha có Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện Giáo Phận Vĩnh Long, Đức viện Phụ Xitô Vinh Kim, quý cha trong và ngoài giáo phận. Cộng đoàn dân Chúa có quý tu sĩ nam nữ và giáo dân cùng với một số anh chị em lương dân có mối quan hệ cách này hay cách khác với các tân chức.

Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn nhìn lại vai trò chứng nhân đến mức tử vị đạo của các Thánh :

Thánh Gioan chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Giêsu

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ra đi loan báo Tin Mừng

Các vị là chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô qua tác vụ của Ngài …

Các thánh đã vào tù vì dám làm chứng về ông Giêsu chịu khổ hình  và đóng đinh vào thập giá nhưng sau 3 ngày sống lại. Ngày nay còn nhiều người chịu tàn sát vì Đức Giêsu Kitô … Lời chứng của các thánh nhân thách thức chúng ta. Chính Chúa đã cho sức mạnh. Không có ơn Chúa thì thánh Phaolô không là chính mình. Lời chứng của chúng ta có sinh hiệu quả hay không là nhờ ơn Chúa và Chúa Thánh Thần. Nhờ lời Chúa thì lời chứng chúng ta đến với người nghe …

Chúa Giêsu hỏi : “Người ta nói Con Người là ai ?” thì một số người cho là Giêrêmia hay một ngôn sứ nào đó … Chúa Giêsu nói Ngài là Đức Kitô : con Thiên Chúa Hằng Sống. Chính lời tuyên xưng của Thánh Phêrô mà Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Ngài.

Chúng ta làm chứng cho Chúa nhiều hơn để rồi không có gì ngăn cản sự làm chứng của chúng ta

Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các thầy phó tế … Như Thánh Phê rô và Phaol o, các tân chức tham gia sứ mạng mang Chúa vào thế giới và mang thế giới vào Giáo Hội của Chúa …

Để kết, Đúc Cha có đôi lời nhắn nhủ với các tiến chức trong sứ vụ mới của các tiến chức.

Sau bài giảng là nghi thức phong chức linh mục cho 10 tiến chức :

Augustinô Phan Đình Thiện

Đôminicô Lê Cao Thủ

Gioan Baotixita Lưu Văn Thuật

Stêphano Lê Văn Thạnh

Phêrô Trương Văn Thửa

Phêrô Trương Xuân Đằng

Giuse Nguyễn Thành Nam

Phaolô Nguyễn Nhựt Tú

Anrê Nguyễn Huỳnh Quang

Phanxicô Xa viê La Tín

Sau khi Đức Cha ban phép lành cuối Lễ, Đức Ông Barnabe thay mặt cộng đoàn ngỏ lời chúc mừng Đức Cha Phêrô nhân dịp mừng bổn mạng hôm nay. Đức Ông cũng lượt lại những cố gắng của Đức Cha để xây dựng 3 trung tâm hành hương của Giáo phận (La Mã – Đình Khao và Fatima).

Kế lời Đức Ông, đại diện của quý tân  linh mục ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, Đức Viện Phụ, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa.

Sau Thánh Lễ, cộng đoàn dân Chúa chia vui với các tân linh mục trong bữa cơm đạm bạc.

Thánh Lễ cũng như tiệc vui khép lại. Mọi người thân quen cùng các cha mới về quê nhà để chuẩn bị cho Thánh Lễ tạ ơn sáng mai.

Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô ban cho Đức Cha Phêrô cũng như Giáo Phận Vĩnh Long và cách đặt biệt quý cha mới những ơn lành cần thiết để mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận trở nên những chứng nhân của Đức Kitô.

Read More
29Tháng Sáu
2020

ĐTC Phanxicô chúc lành và khuyến khích những người kiến tạo hòa bình ở Triều Tiên

29/06/2020
Anmai, CSsR
GH Hoàn Vũ, Tin tức
0
ĐTC Phanxicô chúc lành và khuyến khích những người kiến tạo hòa bình ở Triều Tiên
 
 
 
 
Sáng ngày 25/06, trong buổi tiếp Đức tổng giám mục Alfred Xuereb, Sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc lành cho tất cả người dân Bắc và Nam Triều Tiên và đặc biệt khuyến khích tất cả những người kiến tạo hòa bình và thúc đẩy hòa giải.
Đức Sứ thần tại Hàn Quốc nói: “Ngay khi tôi gặp Đức Thánh Cha, tôi đã nhắc ngài rằng hôm nay đúng 70 năm chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên và hôm nay các giám mục Hàn Quốc cử hành một Thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho sự hòa giải.”
 
Đức tổng giám mục Xuereb đã tiếp tục hoạt động của mình trong những tháng gần đây bằng cách mang thông điệp gần gũi của Đức Thánh Cha đến với cộng đoàn địa phương.
 
Mới đây, Đức cha đã có thể đến thăm đền thánh Jeoldusan, nơi là chứng tá tử đạo của hơn 2.000 Kitô hữu, trong đó có một số nhà truyền giáo Pháp, bị chặt đầu trong các cuộc bách hại năm 1866 vì lòng trung thành với Chúa Kitô và Giáo hội. Jeoldusan, có nghĩa đen là “ngọn đồi chặt đầu”, là một đền thánh nằm trên một khu vực lân cận trên sông Hàn.
 
Trong số những tín hữu hành hương đã từng đến đây có thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta. Hai pho tượng bằng đồng được dựng lên ở lối vào của khu phức hợp để kỷ niệm các cuộc thăm viếng của các ngài. (ACI 25/06/2020)
 
Hồng Thủy – Vatican News
Read More

Điều hướng bài viết

  • Previous page
  • Page 1
  • …
  • Page 547
  • Page 548
  • Page 549
  • …
  • Page 710
  • Next page
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.