2020
Hồi giáo Ý gần gũi Đức Thánh Cha, chống quyết định chuyển đền thờ Santa Sophia thành đền thờ Hồi giáo
Hồi giáo Ý gần gũi Đức Thánh Cha, chống quyết định chuyển đền thờ Santa Sophia thành đền thờ Hồi giáo
Chủ tịch của cộng đồng Hồi giáo Savona và Imam của đền thờ Hồi giáo Magliana ở Roma đánh giá tiêu cực quyết định của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, khi chọn biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo.
Chủ tịch cộng đồng Hồi giáo Savona
“Chúng tôi gần với ý tưởng của Đức Giáo hoàng Phanxicô.” Zahoor Ahmad Zargar, Chủ tịch cộng đồng Hồi giáo Savona, đã bình luận như thế về những lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô, khi ngài nói rằng ngài rất đau buồn về việc chuyển đền thờ Santa Sophia thành một đền thờ Hồi giáo.
Ông Zargar nói: “Một hành động không làm tôi ngạc nhiên, một hành động vũ lực của những người nắm giữ quyền lực bằng vũ lực. Tôi nghĩ rằng nó nên được giữ nguyên như vậy. Không có dân chủ, không có sự tôn trọng đối với những người khác: chúng ta phải lên tiếng cho mọi người và tất cả chúng ta đều có quyền như nhau.”
Imam của đền thờ Hồi giáo Magliana ở Roma
Sami Salem, Imam của đền thờ Hồi giáo Magliana ở Roma, cũng bình luận về những lời của Đức Giáo hoàng trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 12/07 vừa qua rằng: “Đó là một hành động chính trị, còn tôn giáo thì không liên hệ gì. Các chính trị gia sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động ấy. Đức Giáo hoàng chỉ có thể đau buồn.”
Imam Salem nói thêm: “Tất cả chúng ta, người Hồi giáo và không theo Hồi giáo, phải nỗ lực để tạo ra một nơi thanh thản, yên tĩnh và hòa bình cho tất cả mọi người, vượt trên niềm tin tôn giáo. Bất kỳ hành động nào làm tăng bầu khí xung đột giữa các tôn giáo luôn là một thông điệp đau đớn và bất công: chúng ta phải xây dựng hòa bình và liên minh giữa các dân tộc và không chia rẽ”. (Globalist 12/07/2020)
Hồng Thủy
2020
ĐHY Turkson nói với những người đi biển: “Anh chị em không bị bỏ quên”
ĐHY Turkson nói với những người đi biển: “Anh chị em không bị bỏ quên”
Trong Sứ điệp nhân Chúa Nhật Biển hôm 12/07 vừa qua, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, khẳng định rằng những người trong ngành hàng hải không bị bỏ quên và ngài kêu gọi tín hữu Công giáo liên đới với họ trong cuộc khủng hoảng virus corona.
Chúa Nhật Biển thường được cử hành trên toàn thế giới vào Chúa Nhật thứ hai của tháng 7, nhưng vì sự bùng phát COVID-19, một số khu vực sẽ dời việc tổ chức ngày này.
Tháng 10 năm nay cũng kỷ niệm 100 năm thành lập phong trào Sao Biển – Hội Tông đồ Biển; nhưng sự kiện này sẽ được dời sang năm 2021.
Trong Sứ điệp, Đức Hồng y Turkson viết: “Lòng chúng ta hướng về người thân và bạn bè của vô số nạn nhân của corona virus (trong đó có nhiều người đi biển) và chúng ta cảm thấy đau khổ và mất phương hướng vì những điều không chắc chắn của tương lai.”
Thêm những thách thức cho người đi biển
Đức Hồng y lưu ý rằng dù nhiều quốc gia hoàn toàn phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona, nhưng “ngành công nghiệp hàng hải tiếp tục hoạt động, nhận thêm vô số thách thức đối với cuộc sống vốn đã có vấn đề của những người đi biển và đặt họ vào tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại virus corona.”
Cụ thể, nhiều thủy thủ bị gia tăng thời gian ở trên biển, khiến họ bị mệt mỏi với những chuyến đi dài và phải xa cách người thân của họ cũng như sự thoải mái khi ở nhà. Trong khi đó, nhiều người đi biển trở về nhà sau hành trình dài lại bị cách ly hay bị kỳ thị phân biệt ở quê nhà vì bị xem là người chuyên chở virus corona. Bên cạnh đó, các chủ tàu, các quản lý còn lợi dụng dịch bệnh để tước quyền lợi của họ như đồng lương cân xứng và tăng cường điều kiện làm việc an toàn cho họ.
Những người làm nghề biển thậm chí còn có thể mất đi cả sinh kế bấp bênh này; họ sẽ không có thu nhập để chu toàn các trách nhiệm gia đình và xã hội như thanh toán các hóa đơn điện nước, giáo dục của con cái và phúc lợi của gia đình.
Liên đới, tôn trọng và biết ơn
Trong hoàn cảnh này, Đức Hồng y Turkson lưu ý rằng cử hành Chúa Nhật Biển, cách đặc biệt với các Ki-tô hữu là lời mời gọi bày tỏ tình liên đới, sự tôn trọng và biết ơn đối với công việc của những người làm nghề biển. Đức Hồng y lập lại sứ điệp của bà Kitack Lim, Tổng Thư ký của Tổ chức Hàng hải Quốc tế: “Anh chị em không đơn độc. Anh chị em không bị bỏ quên.” (CSR_5199_2020)
Hồng Thủy
2020
Nhà thờ San Gabriel 249 tuổi bị cháy. Giám mục Los Angeles kêu gọi cầu nguyện cho cộng đoàn
2020
Hai tượng Đức Mẹ ở Hoa Kỳ bị đốt phá trong hai ngày liên tiếp
Hai tượng Đức Mẹ ở Hoa Kỳ bị đốt phá trong hai ngày liên tiếp
Cảnh sát Boston đang điều tra một cuộc tấn công đốt phá tượng Đức Trinh Nữ Maria vào tối thứ Bảy 11/07. Đây là cuộc tấn công thứ hai ở Mỹ vào tượng Đức Mẹ trong hai ngày liên tiếp, và trong cùng một ngày cuối tuần, trong đó hai vụ cháy nhà thờ Công giáo đang được điều tra vì bị phóng hỏa.
Cảnh sát xác định một tượng Đức Mẹ được dựng bên ngoài nhà thờ giáo xứ thánh Phê-rô tại đường Bowdin ở Dorchester, vùng lân cận của Boston, đã bị đốt vào tối thứ Bảy 11/07.
Cảnh sát và lính cứu hỏa địa phương đã đến nơi khi nhận tin báo rằng một người đốt các hoa nhựa trong tay Đức Mẹ, tạo nên khói và lửa, làm hư hại gương mặt, đầu và thân trên của tượng.
Trước đó, hôm 10/07, giáo phận Brooklyn thông báo rằng cảnh sát New York City đang điều tra vụ phá hoại một tượng Đức Mẹ Maria tại trường học của nhà thờ Chính tòa và Chủng viện ở Queens. Camera an ninh cho thấy vào lúc 3 giờ sáng thứ Sáu 10/07, một người đã đến viết chữ “IDOL”, “ngẫu tượng”, dọc theo thân tượng.
Cha James Kuroly, hiệu trưởng và giám đốc của trường, gọi vụ việc là một hành động thù hận. “Rõ ràng bi kịch này làm chúng tôi rất buồn rất nhưng nó cũng làm mới lại niềm hy vọng và niềm tin của chúng tôi vào Chúa khi Người đã thể hiện lòng tốt của mình nơi nhiều người đã đến với chúng tôi. Chúng tôi rất biết ơn sự giúp đỡ mà chúng tôi đã nhận được cũng như những lời cầu nguyện. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho những người đã thực hiện hành động phá hoại và thù hận này đối với Đức Mẹ và Giáo hội. (CNA 12/07/2020)