2020
Lửa Hồng & đêm nhạc Khoảng Lặng
LỬA HỒNG & ĐÊM NHẠC KHOẢNG LẶNG
Khởi đi từ ý tưởng trong buổi tĩnh tâm nhân dịp mừng Sinh Nhật, với tất cả tâm tình, Cha Linh Hướng và Câu lạc bộ Lửa Hồng nói với nhau : “Tại sao mình không làm một đêm để cùng ngồi bên nhau, suy nghĩ và cầu nguyện”. Từ ý tưởng tốt lành ấy, đêm hôm nay (thứ Tư, 15.7.2020) được thực hiện như tâm nguyện.
Hết sức lắng đọng, cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong khán phòng của Hội Trường Giáo Xứ Tân Định cất lên thật sốt sắng : “Đời con được Chúa tri ân gõ vào trong tâm nhịp hoan ca tươi sáng. Dù trái ngang đảo phách cuộc đời, dù đắng cay lặng ngắt môi cười. Con luôn hát lên “Chúa là đoạn kết dịu êm””
Như tâm tình của Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn – là Cha linh hướng câu lạc bộ Lửa Hồng gửi đến cộng đoàn trước khi bước vào đêm “Lặng” : ” … Chúng ta thấy cuôc sống thật quý giá ! Đồng thời chúng ta cũng thấy Thiên Chúa là chủ sự sống cao cả là chừng nào. Ngồi lại với nhau đêm nay, trong khoảng lặng của tâm hồn. Chúng ta muốn hiệp thông và hiệp nguyện với anh chị em còn lao đao trong cơn đại nạn bằng cách gửi các các khúc từ các ca sĩ nhạc sĩ của Câu lạc bộ Lửa Hồng dâng lên Chúa trong mùa đại dich.
Và chúng ta ước mong rằng Thiên Chúa không chỉ chữa lành thân xác chúng ta mà còn chữa lành tâm hồn chúng ta. Xin Ngài ban thêm cho chúng ta tình yêu, hy vọng để mỗi người chúng ta cùng chữa lành với Chúa. Trong ý thướng này, buổi gặp gỡ hôm nay không phải là buổi biểu diễn mà là buổi hiệp thông và hiệp nguyện cũng như cầu nguyện. Không chỉ chúng ta nghe tâm tình nhạc sĩ hay ca sĩ hát nhưng qua những ca khúc này nhưng qua những ca khúc này chúng ta chia sẻ lời cầu nguyện cho anh chị em và cầu nguyện cho những anh chị em ấy …”
Và rồi, như ý hướng thánh thiện, cộng đoàn đã đến với đêm nhạc hay nói đúng hơn là buổi cầu nguyện thật sốt sắng.
Phan Hùng, một kỹ sư xây dựng và cũng là một nhạc sĩ Công Giáo chia sẻ tâm tình về sự sống mong manh khi thế giới gặp đại dịch Corona virus : mới gặp anh ta hôm qua, sáng anh ta tưới cây và chết trên sân thượng. Hoàng Anh Cường – ca sĩ đến từ Thanh Hóa – đã trải lòng mình với bài hát của Phan Hùng.
Tất cả các nhạc khúc đêm hôm nay đều hướng về Thiên Chúa và dâng lên Chúa tất cả những nỗi đau của nhân loại, nhất là cơn đại dịch đang còn đó. Kèm theo tâm tình buông, lắng … là tâm tình chia sẻ và cho đi được các nhạc sĩ viết lên và các ca sĩ gởi đến mọi người : Ở đời hãy sống cho đi ! Trong tay chẳng có mang theo của cải chi đâu. Chỉ có mình Chúa bên đời mình ! Chúa ơi Chúa ơi ! Mà sao con tìm ở nơi trần thế lợi danh lạc thú ! Chúa ơi ! Chúa ơi xin Ngài rủ tình rộng lượng tha thứ đời con. Xin đưa con về nơi Thiên Quốc là nơi hạnh phúc vô biên …
Buông ! Điều không dễ thực hiện khi ai ai cũng muốn khư khư nắm giữ những thứ ở cõi tạm này. Càng nắm thì càng lo lắng và bất an. Nhạc sĩ Nam Du đã chia sẻ với cộng đoàn tâm tình của anh khi anh quá lo lắng về sự đời. Nhờ vợ, nhờ Cha linh hướng Phêrô để anh sáng tác nhạc phẩm “Buông” như muốn diễn tả tâm tình buông bỏ để lòng được thanh thản của anh.
Trong đêm cầu nguyện, cộng đoàn được nghe tâm tâm tình tin tưởng và tín thác : Lạy Chúa nếu Chúa muốn ! Chúa có thể chữa lành ! Xin thương xót chúng con … Chúa đang bước đi cùng con … Tình Chúa ơi tuyệt vời Ngài ở bên san sẻ đời buồn vui … Chúa mang nỗi đau của con, Chúa buồn nỗi buồn của con. Ngài ở bên con mà, Chúa đang bước đi cùng con …
Lê Đức Hùng – chủ nhiệm câu lạc bộ Lửa Hồng – cũng đã đến với đêm nguyện ca hôm nay với tâm tình của mình trong ca khúc Lắng : “Khi con cảm nhận sự hiện diện của Chúa thì con rất bình an. Thời gian đó con nghe tiếng Chúa nói âm thầm và bình an dù con bị F4 rồi F3. Con tiếp xúc với gia đình của em giáo lý viên ở Sao Mai. Nhà bị xịt chất tẩy trùng nhưng sau khi con bình tâm con nhìn lại thì con thấy Chúa rất gần với con … buôn bán chẳng được gì mà mình vẫn bình an …. con cảm thấy điều đó làm con lớn lên trong những biến cố …”
Hết sức đặc biệt, cộng đoàn được nghe tâm tình chia sẻ của 2 nữ tu Tigon và Sr. Quỳnh Thoại.
Không chỉ có các nữ tu mới cảm thức về nỗi đau của nhân loại mà những giáo dân như nhạc sĩ Võ Đông Thức cũng không khỏi chạnh lòng trước những nỗi đau đó.
Tuyệt vời khi cả đêm nhạc hôm nay gói ghém tâm tình cầu nguyện của các ca sĩ trong câu lạc bộ Lửa Hồng.
Với Phan Ngọc Hiến thì khó hiểu : “Hôn lên nỗi đau của phận người”. Tưởng chừng khó hiểu nhưng sau khi nghe tâm tình thì cộng đoàn mới thấm được tâm tình của anh.
Tâm tình đêm nguyện ca hôm nay được khép lại với tâm tình hãy cho đi của nhạc sĩ Hồ Ngọc Linhh: Hãy biết sống cho đi khi bạn còn có thể ! Một mai ta nhắm mắt có giữ được gì đâu ! Hãy biết sống cho đi khi bạn còn có thể ! Một mai nhắm mắt rồi chôn vùi dưới vực sâu ! Người anh em của chúng ta đã ra đi trong xót xa … hẹn gặp anh trong nước Cha cùng hòa chung muôn tiếng ca một lòng tin luôn mến yêu đậm đà.
Và lời cuối của đêm nguyện ca hôm nay đó chính là tâm tình Hãy thắp sáng lên của nhạc sĩ Phan Ngọc Hiến : “…. thắp sáng ngọn lửa yêu thương. Cuộc đời bao quanh tôi, đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn hỡi chớ hững hờ Chúa đang đợi chờ …”
Vâng ! Mỗi người chúng ta hãy lắng, lặng để gặp chính mình và gặp Chúa để khi gặp Chúa đời ta sẽ bình an, sẽ buông bỏ và sẽ thắp sáng niềm tin Giêsu trong cuộc đời ta.
2020
Tàu bệnh viện “ĐTC Phanxicô” tham gia chống đại dịch
Tàu bệnh viện “ĐTC Phanxicô” tham gia chống đại dịch
Trong những ngày này, Brazil đang tập hợp mọi nỗ lực để ngăn chặn đại dịch mỗi ngày lấy đi hàng ngàn sinh mạng. Con tàu bệnh viện “Đức Thánh Cha Phanxicô” cũng tham gia vào nỗ lực bảo vệ sức khỏe cho người dân của khu vực.
Trong khoảng một năm qua, tàu bệnh viện cùng với các bác sĩ đã đi dọc theo khu vực sông Amazon, mang theo thuốc men, máy móc và dụng cụ y tế, chăm sóc cho khoảng 700 ngàn người dân bản địa ở những vùng có địa hình khó khăn.
Trong một cuộc phỏng vấn của Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh (CELAM), ông Joel Sousa, một điều phối viên của con tàu nhấn mạnh: “Con tàu này đã làm nhiều điều kỳ diệu, đem đến cho các dân tộc đang sống dọc theo khu vực sông Amazon sức khỏe và niềm hy vọng. Trong thời điểm đại dịch, chúng tôi không thể đứng ngoài cuộc chiến chống Covid-19. Vì thế, cùng với các chuyên gia y tế và các hỗ trợ y tế đặc thù chúng tôi sắp xếp lại con tàu phù hợp cho việc ứng phó với đại dịch”.
Ông Sousa cho biết thêm, toàn đoàn thủy thủ cũng góp phần nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, cũng như điều trị cho bệnh nhân ngoại trú ở giai đoạn đầu. Cụ thể, con tàu chủ yếu xử lý các triệu chứng cúm và các trường hợp nhẹ của Covid-19.
Con tàu bệnh viện dài 35 mét, với 23 chuyên gia y tế là sáng kiến của Đức cha Bernardo Bahlmann, Giám mục Óbidos cùng với các tu sĩ Dòng Phanxicô đang quản lý bệnh viện ở Rio de Janeiro. Tháng 7/2019, từ Óbidos con tàu khởi hành. Từ đó đến nay, con tàu đã thực hiện hơn 46 ngàn dịch vụ y tế cho người dân sống dọc theo sông Amazon.
Đức Thánh Cha rất quan tâm đến sáng kiến bác ái này. Qua Đức Hồng y Konrad Krajewski, ngài đã tặng một máy siêu âm cho con tàu. Ngoài ra, vào tháng 8/2019 khi con tàu cập cảng Bêlem, Đức Thánh Cha đã gửi thư cho những người tham gia dự án, nhắc lại Giáo hội được gọi là “bệnh viện dã chiến đón tiếp tất cả, không phân biệt hay đòi hỏi điều kiện nào. Đức Thánh Cha nhận xét rằng, với sáng kiến này, Giáo hội giờ đây cũng giới thiệu mình là một ‘bệnh viện trên mặt nước’. Và vì vậy, giống như Chúa Giêsu, đi trên mặt nước, làm dịu cơn bão và củng cố đức tin của các môn đệ, con tàu này sẽ mang lại sự ủi an tinh thần và thanh thản cho những người nghèo khổ, bị bỏ mặc cho số phận”.
Mặt khác, chính Đức Thánh Cha là người đã gián tiếp đề xuất dự án. Trong chuyến viếng thăm bệnh viện của các tu sĩ Dòng Phanxicô ở Rio de Janeiro, nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới 2013. Trong khi trò chuyện, Đức Thánh Cha hỏi các tu sĩ Phanxicô đã hiện diện ở Amazon chưa, và khi Tu huynh Francisco đại diện các tu sĩ trả lời là chưa, ngay lập tức Đức Thánh Cha nói: “Vậy thì anh em phải đến đó”.
Kinh phí cho việc đóng con tàu đến từ tiền bồi thường thiệt hại đạo đức tập thể của công ty Shell Chimica và Basf SA, sau một vụ tai nạn môi trường ảnh hưởng đến 60 nạn nhân và thiệt hại trên diện rộng.
Ngọc Yến
2020
Tượng Santo Nino, Chúa Giêsu Hài Đồng ở Philippines bị một đám cháy làm hư hại
2020
Tu viện ở Uganda bị đột nhập, các nữ tu bị đánh đập và bị cướp tài sản
Tu viện ở Uganda bị đột nhập, các nữ tu bị đánh đập và bị cướp tài sản
Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã chỉ thị cho các quan chức an ninh thực hiện cuộc điều tra kỹ lưỡng để theo dõi những kẻ cướp đã tấn công một nữ tu viện cách thủ đô 75 dặm về phía tây.
Những kẻ tấn công tu viện đã hãm hiếp và đánh đập một số nữ tu trong số 50 nữ tu dòng Bannabikira, được gọi là Nữ tử Đức Maria, tại tu viện của họ ở Bwanda vào sáng sớm ngày 10/07.
Đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống, cảnh sát đã lập một đồn gần tu viện để ngăn chặn các vụ tấn công trong tương lai.
Các nữ tu Bannabikira điều hành các trường học, một trang trại bò sữa, một nhà máy sản xuất nến, tiệm bánh và ao cá. Họ cũng may các phẩm phục giáo sĩ.
Cảnh sát cho biết những kẻ cướp đã ngắt kết nối camera an ninh và lấy các ổ cứng trên đó lưu trữ cảnh quay an ninh.
Sơ Bernadette Namabalilwa, người điều hành cộng đoàn, đã mô tả những kẻ tấn công “’liên tiếp đánh đập các nữ tu để tra hỏi tiền bạc.” Sơ cho biết các kẻ cướp đã bỏ trốn mang theo tiền mặt, điện thoại và máy tính xách tay.
Những kẻ cướp đã nhảy qua bức tường bao quanh tu viện và vào phòng của từng nữ tu, lục soát tìm kiếm những đồ vật có giá trị và tiền bạc.
Trong một cuộc phỏng vấn, một trong những nạn nhân, sơ Sylivia Namulondo, cho biết những tên cướp đột nhập tu viện khi các nữ tu đang ngủ. Sơ kể: “Họ đánh chúng tôi và đòi tiền. Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi không có nhiều tiền và tất cả những gì chúng tôi có là chuỗi tràng hạt và ảnh của Đức Mẹ, nhưng họ không chịu buông tha chúng tôi.” (CNS 13/07/2020)
Hồng Thủy