2020
Hàn Lâm viện Tòa Thánh kêu gọi trách nhiệm, cộng tác và liên đới chống đại dịch
Hàn Lâm viện Tòa Thánh kêu gọi trách nhiệm, cộng tác và liên đới chống đại dịch
Hàn Lâm viện Tòa Thánh về Sự sống phát hành một tài liệu về những bài học mà gia đình nhân loại có thể học được từ đại dịch Covid-19, và kêu gọi mọi người phát triển một luân lý đứng trước rủi ro, trong đó mọi người có trách nhiệm và liên đới để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Ngày 22/07/2020, Hàn Lâm viện về Sự sống của Tòa Thánh đã ban hành tài liệu với tựa đề “Cộng đồng nhân loại trong thời đại dịch. Những suy tư ‘ngược dòng’ về sự sống”, suy tư về những hậu quả của khủng hoảng y tế do virus corona gây ra.
Những bài học từ đại dịch
Tài liệu bắt đầu với câu hỏi: Chúng ta đã học được những bài học nào từ đại dịch? Câu trả lời đó là “bài học về sự mỏng dòn yếu đuối” của tất cả mọi người, đặc biệt những người bệnh trong các bệnh viện, các tù nhân trong các nhà tù, những người tị nạn tại các trại tị nạn.
Những bài học khác nữa là ý thức rằng sự sống là một quà tặng; đại dịch làm cho chúng ta hiểu rằng tất cả nối kết với nhau và “sự khai thác hủy hoại đất đai” và các lựa chọn kinh tế dựa trên sự tham lam và tiêu thụ quá mức cũng có hậu quả đối với sự lây lan của virus.
Sự lệ thuộc lẫn nhau và sự dễ bị tổn thương chung của mọi người
Tài liệu nhắc lại cần chú ý nhiều hơn đến “sự lệ thuộc lẫn nhau và sự dễ bị tổn thương chung của mọi người”, bởi vì trong khi “các quốc gia đóng cửa biên giới”, một số thậm chí hoài nghi lẫn nhau, “virus không công nhận biên giới”. Do đó, Hàn Lâm viện Tòa Thánh kêu gọi “tổng hợp các nỗ lực” để chia sẻ thông tin, cung cấp viện trợ và phân bổ nguồn lực. Đặc biệt cũng phải chú ý đến việc phát triển các phương pháp điều trị và vắc-xin: trong lĩnh vực này, trên thực tế, “sự thiếu phối hợp và hợp tác” là một trở ngại trong việc điều trị Covid-19.
Luân lý đứng trước rủi ro: trách nhiệm, hợp tác và liên đới
Tài liệu của Tòa Thánh khẳng định trước hết tầm quan trọng của “luân lý đứng trước rủi ro nguy hiểm”, trong đó liên quan đến trách nhiệm cụ thể đối với những người mà sức khỏe, tính mạng và nhân phẩm gặp những mối nguy hiểm lớn nhất. Tiếp đến, Tòa Thánh kêu gọi “những nỗ lực toàn cầu và hợp tác quốc tế” để việc “tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu và chăm sóc sức khỏe” được công nhận là “quyền phổ quát của con người”. Cuối cùng, Hàn Lâm viện Tòa Thánh mong muốn cổ võ sự liên đới có trách nhiệm, biết nhận ra phẩm giá bình đẳng của mỗi người, đặc biệt là những người khốn khổ. Tài liệu kết thúc với lời mời có “thái độ hy vọng”: “Đã đến lúc để tưởng tượng và thực hiện một dự án cùng chung sống của con người, cho phép một tương lai tốt hơn” cho tất cả mọi người. (CSR_5360_2020)
Hồng Thủy
2020
Đức Hồng Y Scola chất vấn các chỉ trích Đức Phanxicô: “Giáo hoàng là giáo hoàng”
Đức Hồng Y Angelo Scola, người về nhì trong mật nghị bầu giáo hoàng gần đây nhất đã lên tiếng hai lần trong các tuần vừa qua để chống những người, đặc biệt là trong Giáo hội, đã thường xuyên và ngày càng tấn công Đức Phanxicô. Ngài tuyên bố: “Đây là một dấu hiệu rất mâu thuẫn và cho thấy một sự suy yếu nhất định của dân Chúa, nhất là trong giới trí thức. Đó là một thái độ sai lầm nặng vì họ quên ‘giáo hoàng là giáo hoàng’.”
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang mạng của Tòa Tổng Giám mục Milan nhân dịp kỷ niệm 50 năm chịu chức linh mục của ngài, ngày 18 tháng 7, Đức Hồng y tuyên bố: “Sự công nhận giáo hoàng trong giáo hội, không phải do tính khí, do văn hóa, sự nhạy cảm, hay tình bạn, hoặc mình chia sẻ hoặc không chia sẻ các hiểu biết của mình.”
Ngài nói tiếp: “Giáo hoàng là người đảm bảo tối hậu, triệt để và chính thức sự hiệp nhất của Giáo hội, và chắc chắn là thông qua việc thực hiện mang tính công đồng của tác vụ của thánh Phêrô”.
Đức Hồng Y Angelo Scola đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại những người thường xuyên và ngày càng tấn công Đức Phanxicô.
Sau đó, ngài đề cập đến vô số cách thức mà các cuộc tấn công đã được đưa ra để tấn công Đức Phanxicô trong những năm qua, cựu hồng y tòa thượng phụ Venise và Tổng Giám mục giáo phận Milan tuyên bố,: “Tôi xem các hình thức tuyên bố, thư từ, bài viết, giả định phán xét về hành động của ngài, nhất là so sánh khó chịu với các giáo hoàng tiền nhiệm, một hiện tượng tiêu cực dứt khoát phải được loại bỏ càng sớm càng tốt.
Cả trong cuộc phỏng vấn và trong lời nói đầu mới của ấn bản thứ nhì quyển tiểu sử của ngài “Tôi đánh cược vào tự do” (Ho scommesso sulla Libertà cùng viết với nhà báo Ý Luigi Geninazzi và phát hành vào ngày 13 tháng 6, Đức Hồng y nhấn mạnh việc “tìm hiểu Giáo hoàng” (imparare il papa), một thành ngữ ngài có được từ Thánh Gioan-Phaolô II.
Ngài cho biết: “Có nghĩa là phải khiêm nhường và kiên nhẫn để đồng cảm với lịch sử cá nhân của ngài, cách ngài nói lên đức tin của mình, đưa ra các lựa chọn về lãnh đạo và quản trị. Điều này còn cần thiết hơn trong quan hệ với giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh, người có tâm lý và cách tiếp cận khác với người châu Âu chúng ta.” Hồng y nhắc lại “có một cái gì tương tự cũng đã xảy ra với Đức Gioan-Phaolô II.”
Hồng y Scole tuyên bố: “Tôi thực sự ngưỡng mộ và xúc động trước khả năng phi thường của Đức Phanxicô, ngài gần gũi với tất cả mọi người, đặc biệt những người bị loại trừ, những người bị dưới ách của loại “văn hóa vứt bỏ” như ngài nhắc nhở chúng ta trong quyết tâm muốn truyền đạt Tin Mừng cho thế giới của ngài.
Đức Hồng Y Scola: “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được học ‘giáo hoàng là giáo hoàng’, người mà tín hữu công giáo phải yêu mến, tôn trọng và vâng lời.”
Hơn nữa, “một vài cử chỉ của Đức Phanxicô đã đánh động tôi rất nhiều và chắc chắn nó rất có ý nghĩa cho mọi người, ngay cả đối với những người không tin. Với tính khí của tôi, tôi sẽ không thể làm được, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng của mình.”
Trong lời nói đầu quyển tiểu sử của mình, Hồng y 78 tuổi có một quan hệ thân tình với Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI đã viết: “Đức Phanxicô tìm cách lay động lương tâm bằng cách đặt câu hỏi về phong tục tập quán thâm căn cố đế trong Giáo hội, và càng lúc càng đẩy mạnh hơn, có thể nói như vậy. Điều này có thể gây một số hoang mang và đảo lộn nhưng các cuộc tấn công ngày càng gay gắt và vô lễ hơn bao giờ hết chống con người của ngài, đặc biệt là những người ở bên trong Giáo hội là sai.”
Đức Hồng y Scola nói thêm: “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được học ‘giáo hoàng là giáo hoàng’, người mà tín hữu công giáo phải yêu mến, tôn trọng và vâng lời vì ngài là dấu hiệu hữu hình và là người đảm bảo sự hiệp nhất của Giáo hội để đi theo Chúa Kitô. Hơn nữa, sự hiệp thông với người kế vị ngai Thánh Phêrô không phải là vấn đề văn hóa, tình cảm con người hay một cảm nhận tình cảm nhưng đúng hơn là nó liên quan đến chính bản chất của giáo hội.”
Kết luận về sự chỉ trích mạnh mẽ chống Đức Phanxicô, Đức Hồng y tiếp tục nói lên nỗi lo của mình trước các “tranh cãi và chia rẽ ngày càng trở nên cay đắng hơn dù phải trả giá bằng sự thật và bác ái.” Nhưng, ngài cho biết: “Tôi không thấy nguy cơ của việc ly giáo; nhưng tôi ngại sự quay về một cuộc tranh luận hậu công đồng giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến về vấn đề di sản của công đồng Vatican II.”
Ngài thấy trong việc này “nổi lên các tông giọng kích động” của một “quan điểm ngược lại khô cằn” giữa “những người giữ truyền thống cứng nhắc” và “những người cho rằng phải thích ứng hành động theo đòi hỏi của thế giới”. Nhưng cũng như Đức Phanxicô, Đức Hồng y Scola tin rằng cách để vượt qua các căng thẳng này là giao phó cho Chúa Thánh Thần, Đấng không để bị khống chế bởi lô-gic của các phe đối lập.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Ủy ban Loan Báo Tin Mừng : họp mặt 2020
ỦY BAN LOAN BÁO TIN MỪNG : HỌP MẶT 2020
Coronavirus đã làm ngưng trệ rất nhiều dự định, dự án, công việc không chỉ Xã Hội mà cả Giáo Hội nữa. Nhiều hội nghị, hội thảo và cả kỳ họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng không thể diễn ra như dự định.
Đến nay, Coronavirus vẫn hoành hành tại nhiều nước trên thế giới, Việt Nam ta có thể nói là may mắn lắng dịu sự hoành hành ác nghiệt của thảm họa này. Chính vì lẽ đó, Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng có lẽ là ủy ban đầu tiên tổ chức họp mặt với nhau sau cơn lắng dịu của Covid 19.
Họp mặt các thành viên Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng lần này được tổ chức tại Tiểu Chủng Viện Thánh Minh – Giáo Phận Vĩnh Long trong hai ngày 21 và 22 tháng 7.
Chủ đề của lần họp mặt này là Được Rửa Tội và Được sai đi : “Dạ con đây, xin sai con đi” (Is 6,8).
Hiện diện trong những ngày hồng phúc này có quý Đức Cha :
Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long
Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ
Anphongso Nguyễn Hữu Long – Giám Mục Giáo Phận Vinh – Chủ Tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Đức Ông Barnabe Nguyễn Văn Phương, Tổng Đại Diện, Giáo Phận Vĩnh Long
Cha Đaminh Ngô Quang Tuyên – Thư Ký Ban Loan Báo Tin Mừng
Quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân.
Mở đầu cho ngày họp mặt, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long gửi đến cộng đoàn về : “Phúc âm hóa văn hóa, còn gọi là Hội nhập Văn Hóa, Tin Mừng Hóa văn hóa”.
Điểm chính yếu trong buổi nói chuyện này, Đức Cha nêu tâm tư Làm sao để hội nhập và rồi Đức Cha gợi ý : Khởi đầu là cộng đồng Kitô hữu địa phương, người khác thấy cộng đoàn Kitô hữu sống đức tin. Rao giảng: cho người ta tin, sống đức tin, sống lời Chúa Kitô, được cứu rỗi nhờ Chúa Kitô (trở về với Chúa Kitô). Phải có sự kiên nhẫn, đối thoại.
Để kết, Đức Cha nói rằng vai trò mỗi người Kitô hữu phải giới thiệu Chúa và làm cho mọi người được hưởng ơn cứu độ.
Sau phần chia sẻ của Đức Cha Phêrô thì nhiều bài tham luận, chia sẻ khác gửi đến cộng đoàn từ các giáo phận, dòng tu như :
- Cha Phêrô Trần Trung Chính, thư ký ban Loan báo Tin Mừng Giáo phận Mỹ Tho
- Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, Chủ Tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Cha Matthêu Nguyễn Văn Hiền đặc trách Loan báo Tin Mừng Giáo phận Vĩnh Long
- Soeur Luci Nguyễn Thị Ra, Mến Thánh Giá Cái Mơn đang phục vụ họ đạo Hòa lạc, Giáo phận Vĩnh Long
- Soeur Monica Trần Thị Kim Kiều, Mến Thánh Giá Cái Nhum phục vụ vùng Động Cao, Cái Đôi, …
– Soeur Anna Trần Thị Chung – Mến Thánh Giá Cái Mơn
– Cha Phiplipphe Nguyễn Văn Hùng – Giáo phận Cần Thơ
– Cha Phaolo Nguyễn Văn Vinh, quản hạt Cà Mau
– Cha Đaminh Nguyễn Văn Tuyên – Thư Ký Ban Loan Báo Tin Mừng
– Cha Giuse Đặng Phước Thịnh trưởng ban truyền giáo của Giáo Phận Long Xuyên
– Cha Phêrô Lê Trọng Hải, Giáo Phận Long Xuyên
– Soeur Huỳnh thị Phương Nga (Dòng Đaminh Tam Hiệp) – Xứ Ngọc Chúc, Giồng Riềng, Kiêng Giang.
Sau các bài tham luận và chia sẻ, Cha đặc trách đúc kết :
1. Cộng tác trong công tác Loan Báo Tin Mừng, dựa trên huấn thị công tác truyền giáo. Cần phải đổi mới tinh thần, phương pháp, nhiệt huyết, cách diễn tả…. Đức Giáo Hoàng : mới về con tim.
2. Cần có sự cân bằng với ba yếu tố: Kinh thánh và Giáo Huấn của GH ,thao thức, kinh nghiệm.
a. Không Kinh Thánh, không Giáo huấn thì ta ngại đi ra vì sợ sai.
- Không thao thức sẽ thiếu hăng say.
- Không kinh nghiệm sẽ thiếu thành công.
Tóm lại cần có Chúa Thánh Thần trong việc truyền giáo.
Kế đến, Cha Thư Ký Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng ghi nhận:
– Liên kết mạnh hơn kết nghĩa các giáo điểm
– Cái nhìn tổng quát ngày hôm qua: xác tín hơn sau nghe đúc kết
– Mô tả hiện trạn nghề nông nói chung, dân còn khép kín. Chính vì thế nhà Truyền giáo cần mở rộng. Cạnh đó có niềm vui mang nhiều giáo điểm
– Ao ước được tiếp tục bồi dưỡng để mạnh mẽ Loan Báo Tin Mừng
– Chiếu kích nhân bản: cá nhân và đối tác: thiếu kiên nhẫn, chưa thống nhất, chùn bước.
– Chưa có chương trình chung cho tập thể: cây ngô lúa nhanh
– Cầu nguyện với lòng đạo đức bình dân
– Chiều kích giáo dục Loan Báo Tin Mừng: dạy giáo lý hằng ngày, thường xuên
– Chiều kích cộng tác: người Việt Nam cục bộ, phải hợp tác
– Quan tâm đời sống dân sinh: miền tây lo cho dân từ cây cầu, miếng ăn, thuốc men, học bổng,…
– Tôi là người chiến sĩ Chúa Kitô không lo ngại chi.
Và rồi cộng đoàn lắng nghe tâm tư của Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên – Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ :
-Tỷ lệ người Công Giáo Cần Thơ thấp nên cần thêm về nỗ lực Truyền giáo
– Kết quả đáng ngạc nhiên vì tỉ lệ 3,6 % sau 5 năm còn 3,4 %
– Truyền giáo không phải là chiêu dụ mà là chứng tá
– Đức Cha mở lớp Kinh thánh hằng tuần từ nhiều năm nay
Sau chia sẻ của Đức Cha Cần Thơ thì Đức ông Barnabe Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện Giáo Phận Vĩnh Long ngỏ lời cảm ơn quý Đức Cha và các thành viên tham dự họp mặt. Đức Ông nhấn mạnh đến Chúa Thánh Thần, ra đi vùng ngoại biên, cầu nguyện cũng như Chầu Thánh Thể. Kèm theo đó, Đức Ông nhắc đến đời sống thánh hiến thánh thiện: ơn gọi hoạt động truyền giáo phát xuất từ ơn gọi nên thánh (thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II) dấn thân theo con đường thánh thiện.
Rất thực tế, Đức Ông có những đề nghị thực tiễn và những thao thức như là xin lửa Chúa Thánh Thần, tình yêu Đức Kitô thúc bách Caritas Christi và nhất là sống Thánh thiện.
Tiếp lời Đức Ông, Đức Cha đặc trách Loan Báo Tin Mừng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi đến cộng đoàn :
1.Giáo Hội loan báo hoặc mất căn tính của GH: AD gen tes 2
2.Vui mừng tham dự sứ mạng này. Tin mừng Ga 15, 16: Chính Thầy đã chọn và sai các con đi để các con mang lại hoa trái. “Chúa trồng anh chị em ở đâu, anh chị em hãy sinh hoa trái ở đó”.(HY. Echergaray)
3.ý thức sứ mạng tập thể, nên hãy cộng tác chung tay, đừng làm một mình ma cộng tác với nhau.
Tông thư Maximum Illus: các anh em linh mục là bề trên Truyền giáo
Tông huấn niềm vui Tin Mừng: cứ loay hoay mục vụ bảo trì mà quên truyền giáo : mission
Tận dụng nhân lực không ai đứng bên ngoài
Ai cũng là nhà Truyền giáo
4. Đức F.X. Nguyễn Văn Thuận trong ngục tù mà vẫn Loan Báo Tin Mừng, sống thân thiện, yêu thương .
Tôi không có đạo nhưng bà làm được gì thì bà hãy làm cho ông Thuận
Cô đi lễ với mẹ với em. Chúa dùng em bé truyền giáo (Cha PiÔ Ngô Phúc Hậu)
Tinh thần lạc quan của Tin Mừng (dụ ngôn lúa và cỏ lùng). Đừng lo đó là việc của Chúa.
Để kết thúc lần họp mặt, Cha Ngô Quang Tuyên, thư ký Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng đúc kết từ các bài nói chuyện :
1/. Sau thánh lễ và chụp hình kỷ niệm, bầu khí hội họp trở thành rất sôi nổi. Các anh chi em đã quen nhau hơn, ghi hình lưu niệm nhiều hơn, hỏi nhau số điện thoại liên lạc nhiều hơn. Điều đó cho thấy sự liên kết mạnh hơn giữa các nhà truyền giáo. Có một cha đề nghị thực hiện chương trình kết nghĩa các giáo điểm.
2/. Cái nhìn tổng quát của cha thư ký ký Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng về ngày làm việc hôm qua gây thêm niềm phấn khởi và xác tín của anh chị em dang thực hành sứ vụ.
3/. Những chia sẻ của giáo phận Long Xuyên hôm nay, cung với các báo cáo của Gp Vinh Long, Cần Thơ và My Tho hôm qua đã vẽ lên nhung nét chung rất cơ bản mô tả toàn cảnh sinh hoạt Loan Báo Tin Mừng tại đồng bằng sông Cửu Long.
4/. Thử thách: Bốn giáo phận nằm trên 9 cửa rồng sông nước gọi là Cửu Long (Tiểu, Đại, Ba lai, Hảm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Trần Đề, Ba Thắc, Định An). Cả bốn Giáo phận sinh hoạt trong văn hoá nông nghiệp, thường xuyên đổi diện với các tôn giáo còn chưa sẵn sàng tiếp cận, các nhóm dân còn khép kín, nên các nhà truyền giáo cần kiên trì khai phá để mở rộng chân trời Đức Tin.
5/.Niềm Vui: sau nhiều thời gian gieo trồng Tin Vui, các nhà truyền giáo cũng có được niềm vui khí mở mang được nhiều giáo điểm, xây dựng nhiều công trinh phục vụ dân sinh, gây cảm tình dân địa phương bằng viếng thăm, giáo duc..thậm chí làm chính quyền phải nể phục. Vi du một cha vừa làm cha sở vừa đóng vai nhà sư hòa thượng trụ trì…
6/. Ao ước chung của tất cả các anh chị em là tiếp tục được bồi dưỡng, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm truyền giáo để dấn thân mạnh mẽ hơn cho Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng.
Tạ ơn Chúa vì trong những ngày họp mặt, quý Đức Cha, quý Cha và các thành viên các ban Loan Báo Tin Mừng của các Giáo Phận, các dòng tu ít nhiều gì đó cũng đã gặt hái kinh nghiệm quý báu từ những chia sẻ thiết thực trong hàn trình loan báo Tin Mừng. Xin Chúa thương tiếp tục ban Thánh Thần Chúa để cho ngày mỗi ngày cánh đồng loan báo Tin Mừng được phát triển như lòng Chúa mong muốn.
2020
Đức Tổng giám mục của Medan, Indonesia, dương tính với Covid-19
Đức Tổng giám mục của Medan, Indonesia, dương tính với Covid-19
Đức Tổng giám mục Kornelius Sahaung của giáo phận Medan, Indonesia cùng với cha tổng đại diện và hai tu sĩ dòng Phanxicô Cappuchino bị nhiễm Covid-19. Các vị đã được cách ly theo dõi.
Phát ngôn viên của giáo phận nói: Đức cha hiện ở trong tình trạng sức khoẻ tốt. Ngài có thể tắm rửa và ăn uống mà không cần sự trợ giúp bên ngoài. Tất cả các quy trình an toàn cần thiết đều đã được tuân thủ”.
Ngoài Đức tổng giám mục, ba cha khác Dòng Phanxicô cũng dương tính với Covid-19. Tổng cộng có 15 người sống hoặc làm việc trong tòa giám mục: tất cả đều đã được xét nghiệm và đều cách ly tự nguyện.
Để đảm bảo các hoạt động của giáo phận, Đức TGM Sahaung đã trao thêm nhiệm vụ cho cha Benyamin Purba OFM. Cha Benyamin sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý các tình huống của giáo phận cho đến khi mọi sự trở lại bình thường.
Cha Benyamin khuyến khích tất cả những người đã tiếp xúc với Đức tổng giám mục đến các trung tâm y tế để kiểm tra, tránh sự lây nhiễm. (Asianews 20/07)
Văn Yên, SJ