2020
Sức mạnh của kinh Kính Mừng đã thay đổi cuộc đời họ
Sức mạnh của kinh Kính Mừng đã thay đổi cuộc đời họ
Gia đình Poidevin rời Blois ngày 15 tháng 8, anh Benoît, 31 tuổi và vợ là cô Alix Poidevin, 29 tuổi cùng ba đứa con đi liên miền Tây nước Pháp trên chiếc xe ba bánh kỳ lạ của họ để đến Lộ Đức. Mục đích của họ là để khám phá lời cầu nguyện của Đức Mẹ trong Ba kinh Kính Mừng.
Đạp xe dưới bầu trời dịu nhẹ và tiếp tục đi khi mùa thu đến. Trông cậy vào Chúa Quan phòng để làm chứng cho những điều kỳ diệu của Chúa. Sau khi rời đền thờ Đức Bà Ba ngôi ở Blois, ngày 15 tháng 8, gia đình Poidevin đi liên miền Tây nước Pháp, Montligeon, Alençon, Pontmain, Pontivy, Nantes … Điểm cuối cùng: Lộ Đức. Sau hai chiếc xe ba bánh tiện dụng của họ là Sixte, 4 tuổi, Étienne, sắp 3 tuổi và François-Xavier, 6 tháng tuổi. Anh Benoît giải thích: “Chúng tôi làm chứng cho sự đơn giản và hiệu quả của lòng kính mến “Ba kinh Kính Mừng. Ba Kinh làm cho chúng ta sống và chúng tôi thích nói về Ba Kinh với những người chung quanh”. Cô Alix tươi cười dưới chiếc mũ kết: “Đây là Tin mừng mà chúng tôi muốn truyền bá!”
Truyền thống kính Đức Mẹ này có từ thế kỷ 13 do Đức Mẹ truyền cho Thánh Mechtilde, nữ tu Dòng Xitô người Đức. Đức Mẹ chỉ xin đọc Ba kinh Kính Mừng để kính Chúa Ba Ngôi. Vào đầu thế kỷ 20, truyền thống này cắm rễ ở Blois… Sau đó rơi vào quên lãng, cho đến năm 2017 khi anh Benoît, cùng với cha quản nhiệm của thánh đường tìm tài liệu trong thư khố. Anh nhớ lại: “Sau đó tôi đọc các lời chứng cho biết Đức Mẹ mở cửa thiên đàng!” Ba kinh Kính Mừng mang đến hoa trái cho sự hoán cải, thể xác và tâm hồn được thanh khiết, và là tường thành trong các cuộc chiến đấu hàng này.”
Từ đó gia đình anh đọc ba kinh Kính Mừng vào buổi sáng và buổi chiều.
Sau đó họ đọc ba kinh Kính Mừng vào buổi sáng và buổi tối. Cô Alix kể: “Một buổi tối, tôi quá mệt vì ba đứa nhỏ lăng xăng, tôi gởi tin nhắn cho Benoît: xin anh đọc Ba Kinh! Ba Kinh thật ngắn ngủi, chúng ta khi nào cũng có thì giờ để đọc! Tôi thấy được sự dịu dàng và sức mạnh thực sự đã trở lại. Chúng tôi cam kết duy trì đọc Ba Kinh, chúng tôi học để hiểu, tự sức chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm được gì. Tôi cần lời cầu nguyện của chồng tôi, của Đức Trinh Nữ Maria, người dẫn tôi đến với Chúa Kitô.”
Mỗi tối họ đều xin chỗ trọ
Bây giờ hai vợ chồng làm việc ở đền thánh Blois. Benoît là tổng biên tập tạp chí Ba Kinh Kính Mừng, Alix thiết kế trang cho hiện đại. Tờ báo xuất bản từ 118 năm nay. Linh mục Jean-Baptiste de Chemery, tu sĩ dòng Capuxinô ở Blois là nhà sáng lập. Năm 1900 khi cha xem các bài viết của các thánh, cha khám phá sức mạnh của lòng sùng kính Đức Mẹ mà cha không biết. Khi đó cha làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ và sốt sắng cổ động cho việc kính mến Đức Mẹ, cha là tông đồ nhiệt thành trong các đại hội Đức Mẹ.
Trên chiếc xe ba bánh của mình, gia đình Poidevin tiếp tục ngọn đuốc này. Ngọn lửa không thể dập tắt trên miếng đất truyền giáo của Pháp. Để kinh trong túi, anh Benoît hăng say: “Đạp xe là một cách rất hay để truyền giáo! Chúng tôi không có lều, đêm nào chúng tôi cũng đi xin trọ, sống dựa vào người khác”. Kiên trì, hai người có nhiều chuyến phiêu lưu đáng nhớ. Nhưng mục đích không phải là để có thành tích thể thao. Alix cười: “Mục đích của chúng tôi là nói về Đức Trinh Nữ Maria, không phải là hành hương trong tinh thần hành khất. Ngày nào mưa quá chúng tôi sẽ ăn pizza ở nơi trú ẩn!” Buổi sáng chúng tôi cầu nguyện xin Đức Mẹ cho chúng tôi gặp những người Mẹ muốn nói chuyện. Chúng tôi làm chứng cho Sự Quan Phòng! Hành trình của chúng tôi phát triển không ngừng theo nhu cầu.”
Nước mắt lưng tròng
Chủ trọ vui vẻ, những người quen thuộc của đền thánh, các giáo dân bình thường hay người đi dạo ngày chúa nhật… Tất cả đều có một điểm chung: “Tâm hồn rộng mở!”
“Một buổi tối nọ, chúng tôi xin trọ ở một quán bar trong làng. Một phụ nữ cùng bàn đồng ý đón chúng tôi về nhà bà. Buổi tối là dịp tốt đẹp để nói về Ba kinh Kính Mừng và cách chúng tôi đã cụ thể thay đổi cuộc sống, rồi chủ nhà – là những người không tin – xin chúng tôi kể con đường đức tin cá nhân của chúng tôi. Tâm hồn họ rộng mở. Chúng tôi mời họ cùng cầu nguyện với chúng tôi và họ xin chúng tôi cầu nguyện cho cháu của họ.”
Một câu chuyện khác, anh Benoît kể: “Đó là buổi trưa, Alix đi mua thức ăn trưa. Một người đàn ông tò mò về các chiếc xe đạp của chúng tôi, ông bắt chuyện với tôi. Alix về, chúng tôi đi dã ngoại. Chúng tôi thấy người đàn ông đi cùng với vợ: họ ở ngay bên cạnh chúng tôi ở khu cắm trại. Họ mang cà phê tới, sau đó chúng tôi nói chuyện về sức mạnh của “Ba kinh Kính Mừng”. Bà rơm rớm nước mắt khi nghe chúng tôi nói Đức Mẹ là chỗ dựa trong những lúc chúng tôi gặp thử thách. Cuối cùng họ lấy thiệp và tượng để cho các cháu gái của họ.”
Trong thời gian cách ly, cô dùng “cách của những người hàng xóm”
Làm sao chúng tôi lại không vui trong các buổi gặp này? Các cuộc gặp khơi dậy niềm khát khao Tin Mừng của hai vợ chồng. Cả hai tốt nghiệp Học viện Triết học So sánh và quen thuộc với môi trường giảng dạy, bây giờ họ xây căn nhà của họ trên tảng đá của Cộng đồng Priscilla và Aquila. Anh Benoît giải thích: “Cộng đồng tập họp các cặp vợ chồng có ơn gọi truyền giáo, chúng tôi học cách loan báo Chúa Kitô một cách rõ ràng và chính xác. Với các anh chị em này, chúng tôi nhìn lại sứ mệnh của mình và cùng nhau cầu nguyện. Cộng đồng cũng giúp chúng tôi chìa khóa để phân định; vợ chồng là trước hết, sau đó là gia đình và cuối cùng là sứ mệnh”. Alix bổ túc: “Trên đường đi, chúng tôi làm chứng về những gì Chúa Kitô đã làm cho chúng tôi trong cuộc sống, trước khi nói về lòng tôn kính”.
Trung thành mỗi ngày với Ba kinh Kính Mừng đã mang lại hoa trái. Một độc giả của tạp chí, đau khổ vì cuộc sống đã làm chứng về ân sủng bình an họ nhận được. Cũng có cặp vợ chồng bây giờ đã có thể cầu nguyện chung với nhau; một gia đình khác, anh chị em trong nhà căng thẳng bây giờ đã dịu bớt. Cô Alix nói thêm: “Trong thời gian cách ly, một cô hàng xóm không có đạo, cô có hoàn cảnh khó khăn. Cô ấy nghĩ: mình sẽ áp dụng cách của những người hàng xóm này. Cô tìm giải pháp cho các lo lắng của mình trong vòng một giờ. Bây giờ cô đọc kinh Kính Mừng mỗi ngày và cho biết cô được thanh thản hơn. Chúng tôi biết Đức Mẹ sẽ không dừng lại ở đây.
Ở Blois, người ta đã nói, lòng sùng kính thế tục này gần như rơi vào quên lãng. Khi hai vợ chồng dọn về Blois năm 2015, vương cung thánh đường không còn nhắc đến lòng sùng kính này. Nhưng tất cả như đều ca ngợi Đức Mẹ, từ các tấm kiếng cao phủ các mầu nhiệm Đức Mẹ đến các bức khảm ở vòm nhà thờ. Anh Benoît giải thích: “Chúng tôi biết ơn cha Clovis, người kế vị cha Jean-Baptiste Dòng Xitô. Cha đào sâu về mặt thần học tương quan giữa Đức Mẹ và Chúa Ba Ngôiø. Chính ở đây phát sinh thuật ngữ “Đức Mẹ Ba ngôi” được các giáo hoàng công nhận. Quả tim của “Ba kinh Kính Mừng” đưa chúng ta đến gần hơn với mầu nhiệm Ba Ngôi.”
Cùng kết hiệp với vợ, anh Benoît lặp lại “sức mạnh phi thường” của lòng kính mến này. “Nâng đỡ các cặp vợ chồng, gia đình, các ơn gọi, Mẹ mở mở tâm hồn ra với tràng chuỗi, với việc xưng tội, với Bí tích Thánh Thể.”
“Maria, xin gìn giữ con khỏi mọi nguy cơ phạm tội hôm nay, sau đó đọc Ba kinh Kính Mừng. Cô Alix nói: ‘Lời cầu nguyện này giúp chúng tôi nhạy cảm hơn với những gì hướng chúng tôi về Thiên đàng, và tránh những gì làm chúng tôi xa Chúa trong các cuộc chiến hàng ngày’. Trầm ngâm, cô nhớ đến Đức Trinh Nữ bằng đá trang trí ở bức khảm của vương cung thánh đường Blois. Một bàn tay hướng về Thiên Chúa Ba Ngôi, tay kia với giáo dân thường. Trước đây, khi kết thúc các sứ mệnh rao giảng, giáo dân có thói quen nói lời cam kết của mình, như đọc ba kinh Kính Mừng mỗi ngày. Khi rước lễ lần đầu hoặc khi thêm sức, trẻ em cũng mở lòng đọc lời cam kết này. quý vị làm cho con cái, cháu chắt trung thành với ba lần đọc này! Hãy có đức tin. Dù cuộc sống của họ như thế nào, một ngày nào đó, Đức Trinh Nữ sẽ đến gặp họ.”
Marta An Nguyễn dịch
2020
Đàng sau cửa sổ, ánh mắt của Đức Giáo hoàng thầm cầu nguyện cho chúng ta
Đàng sau cửa sổ, ánh mắt của Đức Giáo hoàng thầm cầu nguyện cho chúng ta
Đức Phanxicô tâm sự, mỗi buổi sáng, ngài nhìn Quảng trường Thánh Phêrô và thành phố Rôma từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, nơi ngài đọc Kinh Truyền Tin nỗi chúa nhật: đó là ánh mắt trở thành lời cầu nguyện và phép lành cho nhân loại.
Hôm nay, Đức Phanxicô gặp các hiến binh thuộc Đại đội Hiến binh Ý khu vực Rôma-Vatican ở sảnh Clementina trong Dinh Tông Tòa, ngài nói một tâm sự riêng tư làm cho ngài gần gũi thêm với chúng ta:
Mỗi buổi sáng khi tôi đến văn phòng của tôi ở Thư viện, tôi cầu nguyện với Đức Mẹ và sau đó tôi đến bên cửa sổ để nhìn Quảng trường Thánh Phêrô và thành phố Rôma, cuối quảng trường, tôi thấy các bạn. Mỗi buổi sáng, tôi chào các bạn với trái tim của tôi và tôi cám ơn các bạn.
Thật đẹp và cảm động khi nghĩ rằng mỗi buổi sáng, Đức Giáo Hoàng nhìn qua màn cửa phòng làm việc để nhìn Quảng trường Thánh Phêrô và thành phố Rôma, ban phép lành, cầu nguyện cho tất cả chúng ta, cho toàn thể nhân loại. Ngài âm thầm nhìn, không ai thấy, qua cửa sổ mà mỗi chúa nhật ngài đọc Kinh Truyền Tin để truyền đi cho tất cả mọi người, ngài nghĩ đến các cố gắng và nỗi đau của chúng ta và cám ơn những người làm điều tốt, những người chăm sóc những người yếu đuối nhất.
Chúng ta cùng cầu xin để ơn của Chúa Thánh Thần, chúng ta cầu nguyện với “Đức Mẹ dịu dàng” của chúng ta để Mẹ đem các nhu cầu, các mong chờ của chúng ta đến với Con Mẹ: “Mẹ là người mẹ và như tất cả người mẹ, Mẹ bảo vệ, che chở và giúp đỡ con cái.”
Khi đi ở Quảng trường Thánh Phêrô, chúng ta thường ngước nhìn khung cửa sổ nơi có biết bao giáo hoàng đã xuất hiện ở đây và biết bao kỷ niệm hiện về. Ngày nay chúng ta có thể hình dung Đức Phanxicô cũng đang nhìn chúng ta đàng sau các tấm màn này, để chăm sóc chúng ta, để cầu nguyện cho chúng ta.
Nhưng ngài cũng xin chúng ta cầu nguyện cho ngài. Sau mỗi buổi họp, ngài đều xin: “Xin nhớ cầu nguyện cho cha.” Đức Giáo hoàng cần lời cầu nguyện, nhất là trong giai đoạn khó khăn mà Giáo hội và nhân loại đang trải qua này.
Marta An Nguyễn dịch
2020
Một trường hợp dương tính Covid ở Nhà Thánh Marta
Một trường hợp dương tính Covid ở Nhà Thánh Marta
Hiện nay chính phủ của Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đang nghiên cứu việc giới nghiêm lúc 10 giờ tối để hạn chế các trường hợp nhiễm coronavirus ở Ý gia tăng theo cấp số nhân. Làn sóng thứ hai làm tình trạng của Vatican trở nên phức tạp. Ngoài số cận vệ Thụy Sĩ từ 4 tăng lên 11 trường hợp nhiễm coronavirus, bây giờ một trường hợp mới đã được phát hiện tại Nhà Thánh Marta, nơi Đức Phanxicô ở.
Ông Matteo Bruni, giám đốc Phòng báo chí Vatican hôm nay cho biết: “Bệnh nhân khi đó không có triệu chứng đã được cách ly và những người tiếp xúc trực tiếp với ông cũng đã được cách ly và tạm thời rời Nhà Thánh Marta, nơi họ cư trú”. Ông Bruni cho biết thêm: “Các quy định do Tòa thánh và Chính quyền Thành phố Vatican ban hành tiếp tục được tuân thủ và sức khỏe của mọi người ở Nhà Thánh Marta đang được theo dõi liên tục.” Ngài sẽ bước sang tuổi 84 ngày 17 tháng 12.
Với lời phát biểu này, phát ngôn viên ngôn của giáo hoàng ngụ ý nói điều chưa bao giờ được chính thức nói ra, nhưng mọi người đều biết: từ đầu đại dịch đến nay, sức khỏe Đức Giáo hoàng tốt – dù năm 21 tuổi ngài bị viêm phổi nặng và phải cắt bỏ một phần nhỏ phổi – và bây giờ họ đã thực hiện nhiều xét nghiệm trên ngài.
Vào tháng 3, một trường hợp dương tính khác đã được ghi nhận ở Nhà Thánh Marta.
Mười một cận vệ đã thử nghiệm dương tính trong thời gian gần đây. Đội bảo vệ Đức Giáo hoàng mọi lúc, kể cả ở tầng thứ nhì của Nhà Thánh Marta nơi Đức Phanxicô tiếp kiến riêng cũng như chung. Cũng vì ngài đã gặp nhiều người trong các buổi tiếp kiến nên phải tôn trọng các biện pháp đo nhiệt độ và việc dùng khẩu trang ở Vatican là bắt buộc ở Vatican, cả trong nhà và ngoài trời.
Chiều ngày 5 tháng 10, Đức Giáo hoàng đã tiếp nhà làm phim nổi tiếng Fernando “Pino” Solanas và hiện là đại sứ Argentina tại UNESCO, ông đang nhập viện ở Paris vì coronavirus, chính ông đã đưa tin hôm qua qua Twitter.
Trong một câu Đức Phanxicô đăng trên tài khoản Instagram, ngài nói: “Như thường lệ, tôi muốn đi xuống để chào anh chị em; nhưng với quy định mới thì nên giữ khoảng cách. Và tôi xin chân thành chào các bệnh nhân ở đây. Anh chị em ở một khoảng cách an toàn và phải như vậy. Nhưng khi tôi đi xuống thì mọi người cùng đến và ở sát nhau: như thế có nguy cơ lây lan. Mỗi người đều phải mang khẩu trang, tôn trọng khoảng cách, như thế chúng ta có thể tiếp tục các buổi tiếp kiến. Xin anh chị em thứ lỗi cho tôi nếu hôm nay tôi phải chào từ xa, nhưng tôi tin, với tư cách là công dân tốt, tất cả chúng ta tuân theo các quy định của chính quyền thì sẽ giúp chấm dứt đại dịch này. ”. Ngài không mang khẩu trang khi tiếp kiến riêng cũng như chung.
Marta An Nguyễn dịch
2020
Do virus corona, các Giáo hội Đông Âu lại tham dự phụng vụ trực tuyến
Làn sóng thứ hai nhiễm virus corona đã trở lại châu Âu và một số Giáo hội ở Đông Âu đã trở lại với việc tham dự phụng vụ online như trong làn sóng lây nhiễm virus corona thứ nhất trong những tháng đầu năm nay.
Cộng hòa Séc, một trong những quốc gia đã ngăn chặn virus corona tốt nhất hiện đang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong hai tuần vừa qua, tỷ lệ lây nhiễm tại nước này là cứ 100.000 dân thì có gần 500 ca nhiễm, thậm chí cao hơn cả Bỉ và Tây Ban Nha.
Cộng hòa Séc
Nước này đã ngay lập tức đóng cửa hoàn toàn các hoạt động, từ trường học đến các hoạt động giải trí, bao gồm cả nhà hàng và quán bar. Trong bối cảnh đó, Giáo hội Séc thông báo rằng, do các biện pháp chống lây lan Covid-19, các tín hữu không thể tham gia vào các cử hành phụng vụ trong nhà thờ và giáo xứ của họ.
Với mục đích này, dịch vụ truyền hình công cộng sẽ cung cấp các chương trình phát sóng trực tiếp đặc biệt, ví dụ như chương trình phát sóng lúc 10:00 sáng Chúa Nhật 18/10, trên mạng lưới truyền hình thứ hai của quốc gia.
Slovakia
Tại Slovakia, quốc gia lân cận, cũng đưa ra các biện pháp mới thêm vào các hạn chế đã được áp dụng từ ngày 30/9 để ngăn chặn các ca nhiễm gia tăng. Hôm 13/10, chính quyền giới hạn tối đa 6 người tại các cuộc hội họp và ngừng các sự kiện đại chúng.
Ở miền đông bắc nước này, Đức cha Tefan’ Sečka của giáo phận Spi’ đã thông báo đình chỉ các cử hành phụng vụ có giáo dân tham dự, trừ các Thánh lễ thứ Bảy và chiều thứ Bảy – vọng Chúa Nhật được giới hạn tối đa 50 người tham dự. Giáo phận yêu cầu các linh mục và tín hữu tuân theo chỉ thị này.
Bungari
Còn tại Bungari, nơi các ca nhiễm và số người chết gia tăng mỗi ngày, Đức cha Hristo Proikov, Chủ tịch Hội đồng giám mục, gửi thư cho các tín hữu và nhắc rằng “các biện pháp mà cơ quan y tế khuyến cáo phải được tuân thủ với trách nhiệm và lương tâm cá nhân.” Ngài cũng nhắc rằng các Thánh lễ và cử hành phụng vụ sẽ tiếp tục bình thường trong khi duy trì khoảng cách, đeo khẩu trang và khử trùng tay.