2020
Đức Giám mục Grech: việc cách ly cho thấy một “mức độ mù chữ về mặt thiêng liêng”
Đức Giám mục Grech: việc cách ly cho thấy một “mức độ mù chữ về mặt thiêng liêng”I.
Đức Phanxicô chào Đức Giám mục Mario Grech trong một buổi tiếp kiến năm 2019.
Đức Giám mục Mario Grech, tân tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám mục đã có cái nhìn rất phê phán về thái độ của nhiều người công giáo trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong một cuộc phỏng vấn dài với tạp chí Văn minh Công giáo Civiltà Cattolica đăng ngày 14 tháng 10, ngài đánh giá “sự mù chữ về mặt thiêng liêng”, về “giáo quyền” và về “đức tin chưa trưởng thành” của một số người.
Theo ngài, Giáo hội phải học hỏi từ sự cách ly bằng cách thay đổi các “mô hình mục vụ” và phục hồi “Giáo hội tại gia.”
Ngài là cựu chủ tịch Hội đồng Giám mục Malta từ năm 2013 đến năm 2016 và từ tháng 10 năm 2019 ngài được bổ nhiệm làm phụ tá Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục và từ tháng 9 vừa qua, ngài là Chủ tịch Hội đồng giám mục. Với chức vị này, ngài được Đức Phanxicô đặc biệt giao trách nhiệm chuẩn bị Thượng hội đồng về tính đồng nghị sẽ được tổ chức năm 2022.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Văn minh Công giáo, ngài lấy làm buồn: “Trong đại dịch, chúng ta thấy một chủ nghĩa giáo quyền nào đó đã xuất hiện. Trên mạng xã hội, chúng ta chứng kiến một hình thức phô trương và kiểu sùng bái áp đặt, đó là ma thuật hơn là thể hiện đức tin trưởng thành”. Theo đó, ngài mô tả một Giáo hội không phải lúc nào cũng ở tầm cao của sự kiện và bị chia rẽ vì việc không thể đến được với các phép bí tích.
Ngài lấy làm tiếc: “Có một số người thậm chí còn còn nói đời sống của Giáo hội đã bị gián đoạn! Đúng là không tưởng tượng được. Trong tình trạng chúng ta không thể cử hành các bí tích, chúng ta đã không nhận ra có nhiều cách khác để trải nghiệm Thiên Chúa”, ngài nói thêm “nhiều linh mục và giáo dân bị khủng hoảng vì đột nhiên họ thấy mình không thể cử hành Thánh Thể cho giáo dân, một chuyện rất quan trọng”.
Đi xa hơn nữa, ngài nói: “Nhiều người phàn nàn họ không thể rước lễ và cử hành tang lễ ở nhà thờ nhưng họ lại không quan tâm đến việc phải hòa giải với Chúa và người anh em để lắng nghe, cử hành Lời Chúa và sống đời sống phục vụ.”
Bí tích Thánh Thể không phải là khả năng duy nhất để gặp Chúa Giêsu
Đức Giám mục Grech nhấn mạnh: “Bí tích Thánh Thể là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô nhưng Bí tích Thánh Thể không phải là khả năng duy nhất để gặp Chúa Giêsu”, ngài trích dẫn lời Đức Phaolô VI đã dạy, “trong Bí tích Thánh Thể, sự hiện diện của Chúa Kitô là ‘có thật’, nhưng không loại trừ như thử những người khác không ‘có thật’.”
Theo ngài, “đáng lo là người nào cảm thấy mình lạc lõng bên ngoài bối cảnh Thánh Thể.” Điều này cho thấy “sự thiếu hiểu biết về các cách khác nhau để tham dự vào mầu nhiệm”, là “một sự mù chữ nào đó về mặt thiêng liêng” và “việc thực hành mục vụ hiện tại là chưa thích ứng.”
Sau đó ngài phân tích “rất có thể trong thời gian gần đây, hoạt động mục vụ của chúng ta đã tìm cách dẫn đến các bí tích chứ không dẫn – qua các bí tích – đến đời sống kitô hữu.”
“Sẽ là tự sát nếu sau đại dịch chúng ta trở lại với các mô hình mục vụ cũ”
Theo đường hướng của Đức Phanxicô, tân tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục cho rằng đại dịch coronavirus phải trở thành cơ hội cho Giáo hội, mang đến cho Giáo hội “một thời điểm đổi mới.” Ngài nói: “Sẽ là tự sát nếu sau đại dịch chúng ta trở lại với các mô hình mục vụ đã làm từ trước đến nay.”
Hơn nữa, theo ngài, cuộc khủng hoảng đã giúp khám phá một “nền giáo hội học mới, ngay cả một nền thần học mới, và một mục vụ mới.” Trước hết, nó khẳng định, việc phục vụ người bệnh và người nghèo là cách hữu hiệu để giáo dân sống đức tin của mình và “phản ánh một Giáo hội hiện diện trong thế giới ngày nay chứ không còn là “Giáo hội phòng thánh”, đi ra khỏi đường phố, hoặc chỉ thích chiếu phòng thánh ra đường phố”.
Tình trạng cách ly phải giúp cho các gia đình nắm bắt ơn gọi, phát triển “tiềm năng” riêng của mình. Theo nghĩa này, ngài cho rằng cuộc khủng hoảng phải dẫn đến việc “phục hồi Giáo hội tại gia và mang đến nhiều chỗ cho gia đình.” Theo ngài, “sống Giáo hội trong gia đình là tiền đề thích ứng cho việc tân phúc âm hoá”. Ngài nhấn mạnh: “Nếu Giáo hội tại gia thất bại thì Giáo hội không thể tồn tại. Nếu không có Giáo hội tại gia thì Giáo hội không có tương lai!”
Giáo hội tại gia, nạn nhân của chủ nghĩa giáo quyền trong lịch sử?
Theo ngài, Giáo hội tại gia dù được Công đồng Vatican II nhấn mạnh đến đâu nhưng chắc chắn là nạn nhân của một chủ nghĩa giáo quyền sai quấy. Ngài nhắc đến “bước ngoặt tiêu cực” này trong quan niệm Giáo hội tại gia vào thế kỷ thứ 4, khi “việc thánh hóa các linh mục và giám mục diễn ra, làm phương hại đến chức tư tế chung của người được rửa tội”. Theo ngài, “thể chế hóa Giáo hội càng đẩy mạnh thì bản chất và sức lôi cuốn của gia đình với tư cách là Giáo hội tại gia càng giảm sút”.
Cuối cùng, dù “nhiều người vẫn chưa tin chắc” về đặc sủng truyền giáo và về “sáng tạo truyền giáo” của gia đình nhưng Đức Giám mục Grech lại nghĩ ngược lại. Cha mẹ luôn có “khả năng tìm ra một ngôn ngữ mới cho thần học-giáo lý để nói về Tin Mừng cho gia đình”. Và trích lời Đức Phanxicô: “Thiên Chúa giao phó cho gia đình không phải trách nhiệm tối hậu như một cùng đích nhưng là một dự án cao đẹp làm cho thế giới thành ‘tại gia’.”
Marta An Nguyễn dịch
2020
Tham dự Thánh lễ tại nhà thờ là bắt buộc ở Zimbabwe trừ trường hợp bất khả kháng
Hôm 12/10, trong một thông báo chung, HĐGM Zimbabwe ra một chỉ thị hướng dẫn liên quan đến việc tham dự Thánh lễ tại nhà thờ sau thời gian cách ly vì đại dịch. Theo đó, các giám mục khuyến khích Dân Chúa tại quốc gia miền nam Châu Phi này tham dự Thánh lễ bằng sự hiện diện thể lý nếu không có nguyên nhân bất khả kháng.
Các Giám mục viết: “Giờ đây, chúng tôi không khuyến khích truyền hình trực tiếp các Thánh lễ và các chương trình mục vụ liên quan khác, ngoại trừ việc nuôi dưỡng thiêng liêng cho các tín hữu có thể bị cản trở về mặt thể chất khi tham dự Thánh lễ.”
Hơn nữa, thông báo xác định: “Các Kitô hữu buộc phải tham dự Thánh lễ trừ trường hợp vì lý do chính đáng phải vắng mặt.” Các Giám mục nhấn mạnh rằng “việc tham dự cùng nhau bằng thể lý sẽ hữu ích hơn là hình thức trực tuyến”.
Từ tháng 6, việc tham dự các buổi cử hành ở Zimbabwe được mở trở lại với tối đa 50 người sau khi Tổng thống Emmerson Mnangagwa nới lỏng các quy định hạn chế đã được áp đặt trước đó từ tháng 3. Đến tháng 9, số người tham dự được tăng từ 50 lên 100 người và luôn tuân thủ các biện pháp chống lây nhiễm.
Trong thông báo hôm 12/10, các Giám mục lặp lại các chỉ dẫn khi tham dự Thánh lễ, đó là: “Trong việc rước lễ, chỉ được nhận Mình Thánh trên tay, và chỉ chủ tế rước Máu Thánh.”
Vì văn hoá chúc bình an bằng cách bắt tay hoặc ôm hôn, nên cử chỉ chúc bình an cũng tạm thời bỏ qua trong Thánh lễ.
Thông báo nhắc rằng, dù các biện pháp hạn chế được nới lỏng nhưng virus vẫn là “một mối đe doạ”, do đó phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ thị của Bộ Y tế về vệ sinh tay, sử dụng khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. (CSR_7532_2020)
2020
Ngày những trẻ em không chào đời ở Ba Lan
Uỷ ban Gia đình của HĐGM Ba Lan chọn “Ngày những trẻ em không chào đời”, 15/10, để tưởng nhớ đặc biệt đến những trẻ em không được sinh ra và cho gia đình của họ.
Theo thống kê ở Ba Lan, khoảng 10-15% các trường hợp mang thai kết thúc bằng sẩy thai; trong số này khoảng 80% xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là một kinh nghiệm đau buồn đối với cha mẹ và cả gia đình.
Ngày nay, nhiều buổi tưởng niệm được tổ chức tại các thành phố của Ba Lan, với mục đích cầu nguyện đặc biệt cho những trẻ em đã qua đời và cha mẹ của chúng, các cuộc gặp gỡ được tổ chức, nơi đó những cha mẹ mất đứa con của mình có thể chia sẻ nỗi đau và kinh nghiệm cộng đoàn họ nhận được với những người có cùng kinh nghiệm.
Năm nay, buổi cầu nguyện chính thức cho “Ngày những trẻ em không chào đời” sẽ diễn ra vào thứ Sáu ngày 16/10, lúc 6 giờ chiều tại Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót ở Krakow và lúc 7:30 tối tại Nhà thờ Thánh Đa Minh ở Warsaw.
Uỷ ban Gia đình của HĐGM Ba Lan đang tiến hành chuẩn bị hỗ trợ mục vụ cho các cha mẹ sau khi mất đứa con. Việc hỗ trợ này bao gồm nhiều tài liệu liên quan đến các lĩnh vực tâm lý, luật, thần học và phụng vụ.
“Ngày những trẻ em không chào đời” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988 tại Hoa Kỳ. Ở Ba Lan, ngày này đã được tổ chức từ 15 năm qua với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi định kiến khi gặp một sự kiện đau buồn như sẩy thai. (CSR_7531_2020)
2020
Lúc đầu trẻ em sẽ không được đề nghị tiêm Vaccine Covid-19: CDC cho biết
Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cho biết vào Thứ Tư rằng các loại vaccine COVID-19 thì không nên đề xuất ngay cho trẻ em, khi các loại vaccine này sẵn sàng.
Trẻ em là những đối tượng hiếm có các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng, vẫn chưa được thử nghiệm đối với bất cứ một loại vaccine coronavirus thử nghiệm nào. CDC cho biết tính đến giờ thì các thử nghiệm y khoa chỉ mới bao gồm người lớn không mang thai, khi nhấn mạnh rằng các nhóm đề nghị có thể thay đổi trong tương lai khi các thử nghiệm y khoa mở rộng để tuyển thêm người.
Hãng Pfizer Inc đã cho biết là họ sẽ đăng ký trẻ em, là những người có khả năng về việc lây loại virus sang cho các nhóm có nguy cơ cao, độ tuổi chính là 12, trong giai đoạn thử nghiệm cuối của loại vaccine COVID-19, trong khi hãng AstraZeneca đã cho biết nhóm bệnh nhân phụ trong cuộc thử nghiệm lớn sẽ thử trẻ em từ 5 đến 12 tuổi.
Vẫn chưa có vaccine cho COVID-19, nhưng nhiều công ty như Pfizer và Moderna Inc đang trong những thử nghiệm giai đoạn cuối cho các loại vaccine thử nghiệm của họ.
CDC cũng cho biết vào thứ Tư rằng bất cứ một loại vaccine coronavirus nào, ít nhất vào lúc đầu, nên được sử dụng dưới sự khẩn cấp của Bộ Quản Lý Lương Thực và Dược Phẩm khi họ trao quyền, và rằng sẽ có thể có một nguồn cung giới hạn các loại vaccine trước khi kết thúc năm 2020.
Trong trường hợp nguồn cung giới hạn, một số nhóm có thể sẽ được đề xuất tiêm một liều vaccine COVID-19 trước, CDC cho biết.
Các loại vaccine COVID-19 cần phải được thực hiện trong 4 giai đoạn, với nguồn cung đầu tiên cho các nhân viên y tế và những người cấp cứu ở tuyến trước, một uỷ ban chuyên gia độc lập đã được các quan chức y tế hàng đầu Hoa Kỳ đề nghị vào đầu tháng này.
Đan Sĩ