2020
Tuần lễ quốc gia về ơn gọi tại Hoa Kỳ
Tuần lễ quốc gia về ơn gọi tại Hoa Kỳ
Từ 1-7/11, Giáo hội Hoa Kỳ tổ chức Tuần lễ quốc gia Cảm thức về ơn gọi. Đây là sự kiện thường niên được HĐGM Hoa Kỳ tổ chức kể từ năm 1976 nhằm khuyến khích tất cả các giáo phận và giáo xứ trong cả nước cổ võ ơn gọi và các tín hữu tiếp tục nâng đỡ trong lời cầu nguyện cho những ai nhận ra ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến, hoặc phó tế.
Đức cha James F. Checchio, chủ tịch uỷ ban giáo sĩ, đời sống thánh hiến và ơn gọi của HĐGM Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng: “Thời điểm khó khăn này mang đến nhiều bất ổn và lo âu trong cuộc sống chúng ta, nhưng đức tin dạy chúng ta rằng, bàn tay quyền năng của Chúa và lòng thương xót của Ngài gian rộng đến mỗi chúng ta.” Đức cha cũng mời gọi những người đang quyết định bước theo con đường dâng hiến “sử dụng thời gian phân định này để canh tân tình yêu của họ đối với Chúa Kitô” và nhận ra sự “lệ thuộc của mình” vào Ngài.
Những dữ liệu mới nhất về ơn gọi ở Hoa Kỳ cho thấy nhiều khích lệ. Nghiên cứu thường niên gần đây nhất được công bố vào tháng 6 bởi Trung tâm Nghiên cứu thực hành trong việc tông đồ của Đại học Georgetown cho thấy sự tăng trưởng liên tục về số lượng ghi danh vào các chủng viện trong thập kỷ qua, mặc dù có giảm nhẹ trong năm 2019-2020 so với năm 2018-2019. Đặc biệt đáng khích lệ là số liệu ở lại chủng viện năm 2020 là 75%, so với mức trung bình 71% được ghi nhận trong 12 năm qua.
Một nghiên cứu khác do “Trung tâm Nghiên cứu thực hành trong việc tông đồ” phối hợp với “Hội đồng quốc gia về ơn gọi tu trì” thực hiện chỉ ra rằng các ơn gọi trong sống đời thánh hiến cũng tiếp tục phát triển ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu được công bố vào mùa xuân năm ngoái cho thấy rằng con số nam nữ tu sĩ trong giai đoạn huấn luyện ban đầu không khác nhau đáng kể so với báo cáo năm 2009. Hơn nữa, nếu 87% số tu sĩ khấn trọn ở nước này trên 60 tuổi, thì con số này vẫn ổn định trong thập kỷ qua, cho thấy rằng những ơn gọi mới bù đắp được số tu sĩ cao tuổi ra đi. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gần một nửa số người tìm hiểu ơn gọi bắt đầu từ dưới 30 tuổi, nhiều hơn 43% so với năm 2009. (CSR_7822_2020)
Văn Yên, SJ
2020
Đại hội đầu tiên của Hội đồng giáo hội miền Amazon
2020
Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Vị Hồng Y tân cử của nước Brunei, đang điều hành một giáo phận chỉ có ba linh mục trong một Quốc gia Hồi giáo nhỏ bé, mà cộng đồng người Phi, những người có niềm tin đi lao động, chiếm một con số đáng kể.
Đức thánh cha Phanxicô tiếp kiến Đức giám mục Cornelius Sim, đại diện tông tòa Brunei, trong chuyến thăm “ad limina” đến Vatican ngày 08/02/2018 (CNS photo/Vatican Media)
Vị Hồng Y tân cử của xứ Brunei được cho là đang quản trị giáo phận với ba linh mục, được cói là một giáo phận có con số linh mục ít nhất thế giới.
Ba linh mục và Giám mục Cornelius Sim, đại diện tông tòa của xứ Brunei, chăm sóc người Công Giáo trong một đất nước quân chủ Hồi giáo duy nhất còn sót lại trên thế giới.
Giám mục Sim nói vài ngày trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô nâng ngài lên là một trong 13 tân Hồng Y vào ngày 25 tháng 10 rằng “Chúng tôi là một trong những giáo phận nhỏ nhất ở châu Á”.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có ơn gọi linh mục và tu sĩ” như một phần chương trình phát triển của giáo phận, nơi có khoảng 21.000 người Công Giáo sinh sống nhưng phần đa những người này là những người di dân hay đi lao động.
Nhiều người trong Giáo hội cho việc chọn Đức cha Sim vào hàng ngũ Hồng Y đoàn là một trong nỗ lực “đi ra các vùng ngoại vi” của Đức Thánh Cha Phanxicô, người muốn nói lên rằng tất cả các cộng đồng dù nhỏ bé, đều quan trọng trong đời sống của Giáo hội.
Brunei là một quốc gia có diện tích 5.700 cây số vuông, nằm trọn trong đảo Borneo, tiếp giáp với Mã Lai và Nam Dương.
Dù là một quốc gia nhỏ, nhưng Brunei là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, dù dân số Brunei chỉ có 429.000 người, là một trong những quốc gia có dân số thấp nhất ở châu Á. Tiếng Malay là ngôn ngữ chính, nhưng tiếng Anh và tiếng Hoa được sử dụng rộng rãi.
Khoảng 2/3 dân số Brunei là người Hồi giáo do Quốc vương Hassanal Bolkiah cai trị. Đất nước theo luật Sharia áp dụng cho người Hồi giáo
Khoảng 10 phần trăm dân chúng là vô thần, 13 phần trăm theo đạo Phật và một số nhỏ có tín ngưỡng bản địa. Kitô giáo chiếm khoảng 10% dân số, một nửa trong số này là người Công Giáo.
Cha Arin Sugit, phụ tá giám mục tại Nhà thờ Đức Mẹ Assumption ở thủ đô Bandar Seri Begawan giải thích với Thông tấn xã Á châu (UCA) rằng đa số người Công Giáo là người di dân.
Khoảng 70 phần trăm người Công Giáo của giáo phận là công nhân từ Phi. 20% khác đến từ các nước khác như Indonesia, Ấn Độ và Malaysia. Cha ấy cho hay chỉ có khoảng 10% là người Bruneians bản địa.
Giám mục Sim cho biết: “Giáo phận của Ngài may mắn khi có một giáo đoàn người Phi đông đảo làm cho Giáo hội được phong phú và sống động. “Những ngưới Phi sống niềm tin của họ, với lòng sùng đạo mộ mến, làm phong phú cho đời sống đạo của Giáo phận và đức tin của chúng tôi rất nhiều.”
Cha Sugit được thụ phong năm 2008. Hai linh mục khác của giáo phận là Cha Paul Shie, thụ phong năm 1999 và Cha Robert Leong, thụ phong năm 2003.
Người Công Giáo được tự do thực hành đức tin trong khuôn khổ nhà thờ và tại tư gia, nhưng việc phô trương đức tin nơi công cộng thì bị hạn chế.
Chẳng hạn, Cha Sugit cho hay có khoảng 5.000 tới 6000 người tham dự Thánh lễ tại thánh đường Đức Mẹ Lên trời vào mỗi ngày Chủ Nhật.
Các nhà truyền giáo dòng Phanxicô đã mang đức tin Công Giáo đến Brunei vào năm 1587. Brunei trở thành một đại diện tông tòa riêng biệt, một giáo hạt biệt lập trước khi được nâng lên hàng giáo phận vào năm 2004.
Trước đó, Brunei là một phần của Giáo phận Miri thuộc Malaysia. Giám mục Sim được chịu chức linh mục cho địa phận Miri vào năm 1989.
Bước đầu để tách Brunei thành một giáo phận là do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đặt nó là một giáo hạt vào năm 1997 và bổ nhiệm Cha Sim làm Đại diện Tông tòa.
Giáo phận của Ngài, Giám mục Sim nói, đã có “một khởi điểm rất khiêm tốn, nên chúng tôi phải nỗ lực làm phong phú bằng có thêm các cộng đồng đức tin khác.”
Miri là thành viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Malaysia, Singapore và Brunei. Hồng Y Anthony Soter Fernandez, tổng giám mục hưu trí của Kuala Lumpur, đã từng nắm giữ chức chủ tịch.
Hội đồng giám mục bao gồm ba quốc gia không có vị Hồng Y nào ngoài Hồng Y Fernandez 90 tuổi, hiện đang đau yếu và đã quá quyền được bỏ phiếu bầu chọn giáo hoàng. Theo giáo luật thì chỉ các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được quyền bầu chọn giáo hoàng.
Giám mục Sim, năm nay 69 tuổi, sẽ trở thành một vị Hồng Y đầu tiên từ bán đảo Borneo và sẽ là người có quyền biểu quyết để bầu giáo hoàng cho đến năm 2031.
Thanh Quảng sdb
2020