Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online

Danh mục: GH Việt Nam

Home / Tin tức / GH Việt Nam
18Tháng Mười Một
2023

Nhớ vị giám mục tiên khởi người Việt

18/11/2023
Anmai, CSsR
GH Việt Nam, Tin tức
0

Nhớ vị giám mục tiên khởi người Việt

Trong tháng cầu nguyện cho các linh hồn, tín hữu tưởng nhớ đến những người đã khuất bóng là thân bằng quyến thuộc và cả những người được lưu truyền trong sử sách, hoặc ghi đậm dấu ấn trong các cộng đoàn…

Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) là một trong số những vị tiền nhân đã khuất bóng được nhiều người tưởng nhớ nhân kỷ niệm 90 năm (1933-2023) được tấn phong giám mục.

Vào thời điểm đó, một giám mục người bản địa là một cột mốc lịch sử nơi vùng miền đón nhận Tin Mừng khoảng bốn thể kỷ trước và vẫn thuộc quy chế tông tòa – trực thuộc Tòa Thánh. Khi Đức Thánh Cha Piô XI ban hành thông điệp “Sự việc Giáo hội” (Rerum Ecclesiae) cổ vũ việc trao quyền cho hàng giáo sĩ địa phương, Đức Giám mục Alexandre Marcou Thành là người đầu tiên hưởng ứng, đề cử linh mục Nguyễn Bá Tòng làm giám mục phó Hạt đại diện tông tòa  Phát Diệm do ngài coi sóc.

Thêm một điểm đáng ghi nhận, ngài là linh mục thuộc địa phận Sài Gòn, vùng Nam bộ, nhưng được bổ nhiệm coi sóc một hạt tông tòa vùng Bắc bộ. Theo nhiều nguồn tư liệu, sự bổ nhiệm này không gây lấn cấn nơi các giáo sĩ người Pháp, người Việt tại đây, bởi trước đó vị giám mục tân cử đã được ngưỡng mộ với tài giảng thuyết trong kỳ tĩnh tâm cho các linh mục Hà Nội (1931) và Phát Diệm (ngày 15 – 22.12.1931).

Đức Giám mục tiên khởi người Việt đã kế vị Đức Giám mục Marcou năm 1935 và nghỉ hưu năm 1943.

Về mặt tôn giáo, trong khoảng một thập niên tại chức, ngài đã truyền chức tổng cộng 50 linh mục, thành lập hội dòng MTG Lưu Phương, dòng Kín và Trường Thử tại Trì Chính, đền Đức Mẹ Nam Dân, nhà nghỉ mát Kim Đài, hội quán Nam Thanh; đặc biệt là xúc tiến việc thành lập dòng khổ tu Châu Sơn ở Phát Diệm.  Năm 1954, dòng Châu Sơn vào miền Nam, dừng chân tại Phước Lý, sau thuyên chuyển về Đơn Dương (Đà Lạt). Năm 1961 đan viện khổ tu Phước Sơn (Thủ Đức), Phước Lý và Đơn Dương được Tòa Thánh chấp nhận và nâng lên hàng đan phụ viện. Các đan viện đã liên kết thành hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam và nhập dòng Xitô thế giới.

Quan tâm đến cuộc sống, ngài đã góp một phần lương thực và vận động dân chúng đắp đê Kim Tùng ngăn nước biển dài 10 cây số bảo vệ mùa màng cho nhiều làng mạc phía trong, từ đó các họ đạo Tân Khẩn, Như Tân, Tân Mỹ, Tùng Thiện, Kim Tùng (năm 1953 đổi thành Cồn Thoi) dần dần được thành lập.

Về văn hóa, ngài để lại cho hậu thế “Tuồng thương khó”, được trước tác theo Sách gẫm sự thương khó Đức Giêsu và Tuồng thương khó đã từng được diễn xuất tại Oberammergau (Đức) và tại Nancy (Pháp). Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa văn học ghi nhận đây là một vở kịch hiện đại, trước hết bởi hình thức hoàn toàn văn xuôi và là cột mốc quan trọng trong lịch sử văn học – sân khấu thời kỳ đầu lan tỏa chữ Quốc ngữ. Được nhà in Tân Định xuất bản năm 1912 – cách nay 111 năm – vở tuồng đã được lưu diễn nhiều lần trong Nam ngoài Bắc. Hiện có một con đường mang tên Nguyễn Bá Tòng tại quận Tân Bình…

Các tín hữu còn có thể suy ngẫm về tinh thần hiệp thông của Giáo hội “duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền” trong sứ vụ của một mục tử Nam bộ nơi đất Bắc.

Read More
18Tháng Mười Một
2023

Nhớ vị giám mục tiên khởi người Việt

18/11/2023
Anmai, CSsR
GH Việt Nam, Tin tức
0

Nhớ vị giám mục tiên khởi người Việt

 

Trong tháng cầu nguyện cho các linh hồn, tín hữu tưởng nhớ đến những người đã khuất bóng là thân bằng quyến thuộc và cả những người được lưu truyền trong sử sách, hoặc ghi đậm dấu ấn trong các cộng đoàn…

Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) là một trong số những vị tiền nhân đã khuất bóng được nhiều người tưởng nhớ nhân kỷ niệm 90 năm (1933-2023) được tấn phong giám mục.

Vào thời điểm đó, một giám mục người bản địa là một cột mốc lịch sử nơi vùng miền đón nhận Tin Mừng khoảng bốn thể kỷ trước và vẫn thuộc quy chế tông tòa – trực thuộc Tòa Thánh. Khi Đức Thánh Cha Piô XI ban hành thông điệp “Sự việc Giáo hội” (Rerum Ecclesiae) cổ vũ việc trao quyền cho hàng giáo sĩ địa phương, Đức Giám mục Alexandre Marcou Thành là người đầu tiên hưởng ứng, đề cử linh mục Nguyễn Bá Tòng làm giám mục phó Hạt đại diện tông tòa  Phát Diệm do ngài coi sóc.

Thêm một điểm đáng ghi nhận, ngài là linh mục thuộc địa phận Sài Gòn, vùng Nam bộ, nhưng được bổ nhiệm coi sóc một hạt tông tòa vùng Bắc bộ. Theo nhiều nguồn tư liệu, sự bổ nhiệm này không gây lấn cấn nơi các giáo sĩ người Pháp, người Việt tại đây, bởi trước đó vị giám mục tân cử đã được ngưỡng mộ với tài giảng thuyết trong kỳ tĩnh tâm cho các linh mục Hà Nội (1931) và Phát Diệm (ngày 15 – 22.12.1931).

Đức Giám mục tiên khởi người Việt đã kế vị Đức Giám mục Marcou năm 1935 và nghỉ hưu năm 1943.

Về mặt tôn giáo, trong khoảng một thập niên tại chức, ngài đã truyền chức tổng cộng 50 linh mục, thành lập hội dòng MTG Lưu Phương, dòng Kín và Trường Thử tại Trì Chính, đền Đức Mẹ Nam Dân, nhà nghỉ mát Kim Đài, hội quán Nam Thanh; đặc biệt là xúc tiến việc thành lập dòng khổ tu Châu Sơn ở Phát Diệm.  Năm 1954, dòng Châu Sơn vào miền Nam, dừng chân tại Phước Lý, sau thuyên chuyển về Đơn Dương (Đà Lạt). Năm 1961 đan viện khổ tu Phước Sơn (Thủ Đức), Phước Lý và Đơn Dương được Tòa Thánh chấp nhận và nâng lên hàng đan phụ viện. Các đan viện đã liên kết thành hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam và nhập dòng Xitô thế giới.

Quan tâm đến cuộc sống, ngài đã góp một phần lương thực và vận động dân chúng đắp đê Kim Tùng ngăn nước biển dài 10 cây số bảo vệ mùa màng cho nhiều làng mạc phía trong, từ đó các họ đạo Tân Khẩn, Như Tân, Tân Mỹ, Tùng Thiện, Kim Tùng (năm 1953 đổi thành Cồn Thoi) dần dần được thành lập.

Về văn hóa, ngài để lại cho hậu thế “Tuồng thương khó”, được trước tác theo Sách gẫm sự thương khó Đức Giêsu và Tuồng thương khó đã từng được diễn xuất tại Oberammergau (Đức) và tại Nancy (Pháp). Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa văn học ghi nhận đây là một vở kịch hiện đại, trước hết bởi hình thức hoàn toàn văn xuôi và là cột mốc quan trọng trong lịch sử văn học – sân khấu thời kỳ đầu lan tỏa chữ Quốc ngữ. Được nhà in Tân Định xuất bản năm 1912 – cách nay 111 năm – vở tuồng đã được lưu diễn nhiều lần trong Nam ngoài Bắc. Hiện có một con đường mang tên Nguyễn Bá Tòng tại quận Tân Bình…

Các tín hữu còn có thể suy ngẫm về tinh thần hiệp thông của Giáo hội “duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền” trong sứ vụ của một mục tử Nam bộ nơi đất Bắc.

Read More
04Tháng Mười Một
2023

Lần đầu tiên, 2 người Mỹ gốc Việt được ban Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory

04/11/2023
Anmai, CSsR
GH Việt Nam, Tin tức
0

Lần đầu tiên, 2 người Mỹ gốc Việt được ban Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory

Ông bà Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ và nhạc sĩ Lê Tín Hương chụp hình với Đức Giáo Hoàng Francis tại Vatican sau khi nhận Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory hôm 20 Tháng Tám.

GARDEN GROVE, California (NV) – “Khi được Vatican gọi qua hôm 20 Tháng Tám, vợ chồng tôi không biết gì về việc được nhận huân chương, bởi vì trước đó, chúng tôi đã sang Vatican và gặp Đức Giáo Hoàng ba lần. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc nhận huân chương. Phải nói là chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng, quá sức tưởng tượng của chúng tôi.”

Đó là lời thổ lộ của nhạc sĩ Lê Tín Hương, tác giả nhạc phẩm “Có Những Niềm Riêng” nổi tiếng và là phu nhân Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ, chia sẻ với nhật báo Người Việt mới đây, nhân dịp ông bà được Vatican trao ban Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory (The Pontifical Equestrian Order of St. Gregory the Great).

“Huân chương này xác tín lòng quảng đại của Chúa cho con Chúa, chứ chúng tôi nào xứng đáng. Nhưng chúng tôi cảm thấy vinh dự vì mình được đại diện những người âm thầm phục vụ Chúa và tha nhân mà không được biết tới,” Bác Sĩ Kỳ nói.

“Chúng tôi không biết nói gì nữa mà chỉ biết chung vui và chia sẻ vinh dự này với tất cả giáo dân Việt Nam mà chúng tôi cảm thấy mình được đại diện,” nữ nhạc sĩ nói tiếp.

Tại Thánh Lễ Tạ Ơn ở nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, hôm Chủ Nhật, 22 Tháng Mười, Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, nói rằng những gì ông bà Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ làm là một tấm gương cho mọi người.

“Từ tận đáy lòng tôi, xin thay mặt giáo phận, xin cảm ơn ông bà. Những gì ông bà làm cho giáo hội những năm qua là một tấm gương cho tất cả chúng tôi, là một minh chứng cho sự thiện nguyện, tình yêu, và niềm tin yêu vào Chúa,” vị giám mục giáo phận nói.

Tổng Giám Mục Edgar Parra (giữa), phụ tá Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, trao Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory cho ông bà Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ. 

“Của Chúa trả lại cho Chúa”

Thánh Lễ Tạ Ơn hôm Chủ Nhật, nhân dịp hai ông bà Bác Sĩ Kỳ được trao ban huân chương, do Giám Mục Kevin Vann chủ tế cùng với sự đồng tế của Giám Mục Nguyễn Thái Thành, giám mục phụ tá giáo phận, và một số linh mục và phó tế vĩnh viễn.

Theo Giám Mục Nguyễn Thái Thành, đây là một trong những huân chương danh dự cao nhất do Đức Giáo Hoàng ban tặng.

Trong bài giảng tại Thánh Lễ, Giám Mục Thành giải thích thêm: “Huân chương danh dự này được trao ban cho giáo dân, hoặc ngay cả những người không phải Công Giáo, có những mục vụ đáng ghi nhận cho tòa thánh và giáo hội, qua những công việc đặc biệt hỗ trợ tòa thánh, và là gương mẫu cho cộng đoàn và quê hương.”

“Đức Giáo Hoàng chắc chắn đã nhìn thấy cuộc sống của anh chị Bác Sĩ Kỳ chiếu sáng ánh sáng tình yêu thương. Sau lần gặp gỡ riêng với anh chị, và khảo sát với đức giám mục địa phương, là Đức Giám Mục Kevin Vann hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay, và Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, theo như tôi được biết, anh chị Bác Sĩ Kỳ là người Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ lãnh nhận huân chương danh dự này,” vị giám mục phụ tá nói tiếp.

Giám Mục Thành giảng tiếp: “Bài Phúc Âm hôm nay có đoạn: ‘Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.’ Anh chị Bác Sĩ Kỳ đã nhận ra tất cả những gì mình có là của Thiên Chúa. Và anh chị đã trả lại cho Thiên Chúa với tâm tình tạ ơn. Và trong tâm tình tạ ơn đó, anh chị chia sẻ những gì mình có để làm sáng danh Chúa. Và như thế, anh chị rộng lượng đóng góp trong chương trình thiện nguyện và tôn giáo, ví dụ như giúp Đại Chủng Viện Tổng Giáo Phận Hà Nội, hoặc chương trình Christ Cathedral, Linh Đài Đức Mẹ La Vang, và nhà nguyện St. Callistus. Mới đây, tôi được anh chị cho biết sẽ giúp chương trình giới trẻ cho địa phận.”

Ông bà Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ sau khi được trao ban Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory tại Vatican. 

Linh Mục Michael Khổng, chưởng ấn và là thư ký của Giám Mục Kevin Vann, cho rằng việc ông bà Kỳ được huân chương chính là “hồng ân Chúa.”

“Sự đóng góp của ông bà Bác Sĩ Kỳ cũng chính là hồng ân của Chúa vì thực ra không ai trong chúng ta xứng đáng với Chúa. Có nghĩa là dù chúng ta có làm gì đi nữa nếu Chúa không muốn thì không thể có được,” Linh Mục Michael Khổng nói với nhật báo Người Việt. “‘Của Caesar trả cho Caesar. Của Chúa trả cho Chúa.’ Ông bà Kỳ đã nhận rất nhiều của Chúa giờ trả lại cho Chúa. Mỗi người chúng ta mỗi hoàn cảnh, mỗi đóng góp, chỉ là lớn hay nhỏ thôi.”

Phục vụ tha nhân, gương mẫu

“Tuy nhiên, điều làm tôi cảm động nhất, đó là khi tôi còn ở bên miền Đông Bắc Hoa Kỳ, tôi có nghe Bác Sĩ Kỳ, vì yêu thương những người tị nạn vật lộn với biển khơi bão tố, nên đã bỏ công việc bác sĩ một năm mấy tháng, thuê tàu đi cứu vớt người trên biển Nam Hải,” Giám Mục Thành nói thêm. “Bác Sĩ Kỳ đã tham gia và phối hợp tổ chức những chuyến tàu như vậy hàng năm, gọi là ‘Rescue in South China Sea,’ từ năm 1986 đến năm 1989, với tàu Cap Anamur của Đức, hoặc với hai tổ chức Medecins du Monde của Pháp và Boat People SOS USA.”

Khi được hỏi, việc được trao ban – hoặc không có – huân chương có thay đổi những việc làm thiện nguyện bấy lâu nay, nhạc sĩ Lê Tín Hương khẳng định: “Chúng tôi đã, đang, và sẽ thực hiện những gì chúng tôi làm bấy lâu nay, với tha nhân, với giáo hội, và vì Chúa. Đây là ý nguyện của chúng tôi ngay từ đầu, và đến sau này, không có gì thay đổi.”

Giám Mục Nguyễn Thái Thành trao Mình Thánh Chúa cho ông bà Nguyễn Ngọc Kỳ trong Thánh Lễ Tạ Ơn tại nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô hôm 22 Tháng Mười. 

“Mỗi người có một ý hướng đóng góp cho giáo hội, giáo phận, và giáo xứ, nói chung là khác nhau. Và Chúa là người duy nhất nhìn thấy điều này. Mỗi người có cách đóng góp khác nhau, tùy theo khả năng, và tất cả đều muốn làm đẹp lòng Chúa,” ông bà Kỳ cho biết thêm.

Trở lại bài giảng của Giám Mục Nguyễn Thái Thành, ông chia sẻ thêm: “Kính thưa quý ông bà anh chị em, đây là một niềm hãnh diện cho anh chị Bác Sĩ Kỳ nói riêng và cho cộng đoàn người Việt Nam hải ngoại nói chung. Sự hiện diện của Đức Cha Vann nói lên sự hãnh diện của Địa Phận Orange khi trao Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory này cho anh chị.”

“Hãnh diện là phải, thưa quý ông bà anh chị em, vì cuộc sống của anh chị Kỳ là một mẫu mực truyền giáo hiện đại chiếu tỏa ánh sáng tình yêu của Chúa trong cuộc sống âm thầm khiêm nhường của mình và hãnh diện khi được hội thánh nhận ra được gương mẫu truyền giáo này và trao tặng Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory,” vị giám mục phụ tá giáo phận nói tiếp.

Nhận huân chương một cách đặc biệt

Bác Sĩ Kỳ cho biết việc nhận huân chương của hai vợ chồng ông rất đặc biệt.

Ông kể: “Theo tôi được biết, thông thường, Vatican báo cho giáo phận, rồi giáo phận báo cho mình đến nhận.”

“Trong trường hợp chúng tôi, trước khi gặp Đức Giáo Hoàng, Tổng Giám Mục Edgar Parra, phụ tá Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, trao huân chương và để chúng tôi mang về Mỹ. Sau đó, chúng tôi trình báo giáo phận, ngay cả Giám Mục Kevin Vann cũng ngạc nhiên. Sau đó, ngài chuẩn bị Thánh Lễ Tạ Ơn ngày 20 Tháng Mười tại nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô,” Bác Sĩ Kỳ kể tiếp.

Linh Mục Michael Khổng (thứ hai từ trái) đưa huân chương cho Giám Mục Kevin Vann (bìa phải) để trao cho nhạc sĩ Lê Tín Hương.

Linh Mục Michael Khổng chia sẻ: “Sau khi Vatican xem xét họ sẽ yêu cầu giám mục giáo phận viết thư đề nghị chính thức. Nếu Đức Cha Kevin Vann không viết thì tòa thánh không thể tiến hành công việc.”

“Theo tôi biết, mỗi năm, giáo phận chỉ được đề nghị 10 người, nhưng không phải ai đức cha cũng đề nghị vì đây là vinh dự cao quý nhất của Vatican,” linh mục chưởng ấn giáo phận nói tiếp. “Từ trước tới nay, Đức Cha Vann chỉ đề nghị hai ông bà người Mỹ trắng. Đây là lần đầu tiên đức cha viết thư đề nghị một cặp vợ chồng Việt Nam.”

Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory

Hội Hiệp Sĩ Thánh Gregory do Đức Giáo Hoàng Gregory 16 thành lập ngày 1 Tháng Chín, 1831.

Theo Linh Mục Thái Quốc Bảo, viện trưởng (rector) nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Huân Chương Giáo Hoàng Gregory có bốn cấp.

-Cấp 1: Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá (Knight Grand Cross), có ngôi sao, chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia.

-Cấp 2: Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá (Knight Grand Cross), có ngôi sao, dành cho giáo dân (Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ và nhạc sĩ Lê Tín Hương nhận huân chương này).

-Cấp 3: Hiệp Sĩ Chỉ Huy (Knight Commander), không ngôi sao.

-Cấp 4: Hiệp Sĩ (Knight).

Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ và nhạc sĩ Lê Tín Hương chụp hình lưu niệm với hai giám mục, các linh mục, thầy phó tế vĩnh viễn, và thân hữu sau Thánh Lễ ở nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô hôm 22 Tháng Mười. 

Người được nhận huân chương thường do giám mục giáo phận hoặc sứ thần tòa thánh đề nghị do một số công tác phục vụ nào đó cụ thể. Khác với các huân chương quân đội, Huân Chương Thánh Giáo Hoàng Gregory không có bất cứ ràng buộc nào đối với người nhận.

Khi muốn vinh danh một người nào qua huân chương này, giám mục giáo phận viết thư đề nghị, gởi cho sứ thần tòa thánh tại quốc gia sở tại.

Sau khi được xem xét và điều tra cẩn thận, và nếu được chấp thuận, ngoài huân chương, cá nhân được đề nghị cũng sẽ nhận được một bằng chứng nhận (diploma) viết bằng tiếng Latin (có tên người nhận) trên đó có chữ ký và ấn ký của hồng y quốc vụ khanh tòa thánh.

Gia đình năm bác sĩ tiếp tục “cho đi”

Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ và nhạc sĩ Lê Tín Hương là giáo dân sinh hoạt tại giáo xứ Westminster (Blessed Sacrament Church), có bốn người con, ba gái và một trai, và tám cháu nội ngoại.

Trong gia đình, ngoài ông Kỳ là bác sĩ, còn có bốn bác sĩ khác nữa, đó là một người con gái, một người con trai, và hai người con rể.

Khi được hỏi, sau các đóng góp trước đây, tại sao lần này lại nhắm vào giới trẻ, nhạc sĩ Lê Tín Hương cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục làm mọi việc như cũ, không có gì thay đổi. Lần này chúng tôi tập trung thêm vào giới trẻ là ủng hộ đường hướng của Đức Cha Thành. Giới trẻ là tương lai của giáo hội, và chúng tôi cũng muốn hun đúc các em tinh thần phục vụ giáo hội và xã hội.”

Linh Mục Thái Quốc Bảo (giữa) và ông bà Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ tại nhà hàng. 

Và dù đã nghỉ hưu, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ và nhạc sĩ Lê Tín Hương vẫn tiếp tục công việc “cho đi” không hề do dự.

“Khi cho đi thì đừng nhớ, nhưng luôn nhớ khi được nhận,” Bác Sĩ Kỳ chia sẻ khi kết thúc Thánh Lễ Tạ Ơn tại nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô.

Read More
04Tháng Mười Một
2023

Phỏng vấn Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn sau Đại hội Thượng Hội đồng XVI về hiệp hành

04/11/2023
Anmai, CSsR
GH Việt Nam, Tin tức
0
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA LOUIS NGUYỄN ANH TUẤN SAU ĐẠI HỘI THƯỢNG HỘI ĐỒNG XVI VỀ HIỆP HÀNH

Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt của ngài tại Đại hội Thượng Hội đồng.


Vatican News
Nguồn: vaticannews.va/vi
Read More

Điều hướng bài viết

  • Previous page
  • Page 1
  • …
  • Page 3
  • Page 4
  • Page 5
  • …
  • Page 88
  • Next page
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.