2020
Lời xin vâng trọn hảo
20 07 Tm CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG.
2 Sm 7,1-5.8-12.16; Rm 16,25-27;
Lc 1,26-38. Thánh vịnh tuần 4
LỜI XIN VÂNG TRỌN HẢO
Nhân vật cuối cùng mà phụng vụ muốn trình bày với chúng ta trong mùa vọng đó là Đức Trinh Nữ Maria.
Thật vậy, điểm nổi bật của Mẹ Maria không phải là việc Mẹ được lôi kéo vào những sự kiện lạ lùng, nhưng chính là thái độ của Mẹ trước công trình cứu độ của Thiên Chúa đang diễn ra một cách khác thường. Không giống với một Giacaria ngờ vực, Mẹ Maria đã trả lời: Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền. Một lời xin vâng có tính cách phó thác, dấn thân vào một công trình đầy những điều mới lạ, vượt trên mọi dự đoán. Một lời xin vâng đầy tin tưởng bởi vì Mẹ Maria đã đón nhận Con Thiên Chúa làm người trong lòng tin trước khi đón nhận Ngài nơi thân xác của mình.
Thiên Chúa hành động theo phong cách của một vị vua. Ngài sai thiên thần Gabriel đến loan báo cho Đức Maria bằng những lời lẽ chính xác: “Này bà sẽ thụ thai…”. Ngài đặt tên cho con trẻ: “Bà sẽ gọi tên Người là Giêsu”. Trước câu hỏi của Đức Maria Ngài đã có sẵn câu trả lời: “Thánh Thần sẽ rợp bóng trên bà”. Đức Maria không xin dấu chỉ nhưng cũng được ban cho một dấu chỉ: Isave mang thai. “Vì không có gì mà Thiên Chúa không làm được”.
Thiên Chúa hành động cách tự do và mạnh mẽ. Tuy nhiên Ngài tôn trọng tự do của Đức Maria trong việc chấp nhận hay không dự tính của Ngài. Ngài không đòi điều gì hết ngoài sự ưng thuận. Một thứ giấy phép xây cất. Vì Thiên Chúa không xây cất một tòa nhà vật chất bằng đá hoặc bằng gỗ nhưng là con người sống động. Nhà của Thiên Chúa ở giữa loài người. Đền Thờ thật sự sẽ là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và con vua Đavít. Thiên Chúa làm điều mới mẻ nhờ sự công tác của Đức Maria.
Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Những người khiêm nhường luôn luôn được Chúa yêu thương và chúc phúc. Chẳng hạn Đavit, một cậu bé chăn chiên, đã được Chúa nâng đỡ phù trì, đánh thắng Goliah. Và khi Đavit khiêm nhường thú nhận tội lỗi của mình, thì đã được Chúa tha thứ, để rồi Đấng Cứu Thế sẽ xuất thân từ dòng dõi Đavit. Và Mẹ Maria ngày hôm nay là một mẫu gương đáng cho chúng ta suy nghĩ. Đang khi Mẹ hạ mình xuống làm người tôi tớ, thì Thiên Chúa đã nâng Mẹ lên làm Mẹ của Đấng Cứu Thế như lời Ngài đã phán: Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên.
Đức Mẹ khiêm nhường trong đời sống bình dị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sống trong một thôn xóm nghèo hèn vô danh. Ngày ngày chu toàn những công việc tầm thường như nấu nướng, may vá, dọn dẹp nhà cửa.
Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử. Trước mặt thiên sứ Gabriel, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Mẹ sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Elidabet. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Elidabet đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết. Đó là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Chúa, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Đức Mẹ nhận biết rằng, chương trình của Chúa là vô cùng tốt đẹp, còn chương trình riêng chỉ là bất toàn. Thánh ý Thiên chúa là tuyệt đối, còn ý riêng chỉ là khiếm khuyết.
Vì khiêm nhường nên Đức Mẹ phó thác trọn vẹn vận mạng trong tay Chúa. Khi thưa Xin vâng, Đức Mẹ đã mạnh dạn vượt qua những toan tính dè dặt của người đời để nép mình vào bàn tay quan phòng của Thiên chúa. Nếu ta hiểu luật lệ khắc nghiệt của người Do thái đối với phụ nữ không chồng mà có con, ta sẽ thấy Đức Mẹ liều lĩnh biết bao, và sự phó thác của Mẹ vào Thiên chúa mãnh liệt đến thế nào.
Lời xin vâng quyết liệt đã xoay chuyển toàn bộ cuộc đời của Mẹ. Chỉ ít lâu sau lời xin vâng này, Mẹ đã đau khổ rất nhiều trước thái độ nghi ngờ của thánh Giuse khi thấy Mẹ mang thai. Thế nhưng vì đã tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa, nên Mẹ đã giữ sự im lặng, bởi vì chính Thiên Chúa sẽ làm sáng tỏ vấn đề và sẽ giúp cho thánh Giuse được hiểu.
Trong lúc Mẹ và thánh Giuse chuẩn bị ngày Chúa chào đời tại Nagiarét, thì Thiên Chúa lại nhìn sự việc một cách khác. Với lệnh truyền của hoàng đế, Mẹ phải xuống Bêlem để đăng ký nhân hộ khẩu và rồi Chúa Giêsu đã phải sinh ra trong cảnh nghèo túng của máng cỏ đêm đông.
Mỗi biến cố là một dấu chỉ nói lên thánh ý của Thiên Chúa. Trong từng giây từng phút và trong từng sự kiện suốt cả cuộc đời, Mẹ không ngừng xin vâng trước ý định muôn thuở của Thiên Chúa và thực hiện một cách trọn vẹn ý định thánh thiện ấy. Và đỉnh cao của lời xin vâng phải là đau khổ thập giá.
Đúng thế, Mẹ luôn kết hiệp với Chúa và chia sẻ những khổ đau Chúa phải chịu. Cũng như các Tông đồ, hẳn Mẹ đã được Chúa báo trước về cuộc tử nạn. Mẹ đã lắng nghe và ghi nhớ trong lòng.
Hôm nay chúng ta ghi nhớ bài học sau cùng, đó là theo gương Đức Mẹ, khiêm nhường và vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Chúng ta có thể nói: nếu có một chân lý nào được gọi là quan trọng nhất của đời Đức Mẹ, thì chân lý quan trọng đó là câu “Xin vâng thánh ý Chúa”. Cũng vậy, nếu có một chân lý nào được coi là quan trọng nhất của cuộc đời Đức Kitô, thì chân lý quan trọng ấy cũng là “Con đến để làm theo ý Cha”. Vậy nếu Chúa Giêsu, nếu Đức Mẹ đã chọn chân lý cho đời sống mình là “Vâng theo thánh ý Chúa”, thì chân lý ấy cũng phải là chân lý quan trọng nhất của đời sống tất cả chúng ta.
2020
Vui lên
13 29 Tm CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG.
Is 61,1-2a.10-11; 1 Tx 5,16-24;
Ga 1,6-8.19-28.
Không nhớ thánh Lucia, Đttđ.
Thánh vịnh tuần 3
VUI LÊN !
Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Gaudete, hạn từ Latinh mang ý nghĩa “Hãy vui lên”. Sứ điệp “Hãy vui lên” được dàn trải trong cả 3 bài đọc. Niềm vui của dân Israel được trở về cố hương sau cuộc lưu đày, cùng với niềm vui của Đức Maria được diễn tả qua kinh Magnificat chúng ta đọc lên trong Thánh vịnh đáp ca, và niềm vui mọi nơi mọi lúc mà Thánh Phaolô nói tới trong thư gửi giáo đoàn Thessalonica, là tư tưởng chính của chủ đề phụng vụ hôm nay. Diễn bày sự vui mừng trong mọi trạng huấn mà cả ba bài đọc nhắc đến, không phải là những tình cảm hời hợt nhất thời, hay chỉ là một ý niệm trừu tượng mông lung.
Đây chính là niềm vui sâu tận trong tâm hồn, khi chúng ta nhận ra những dấu chỉ rõ rệt diễn bày tình yêu quan phòng của Thiên Chúa.
Hôm nay trong phụng vụ Chúa Nhật thứ III, thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu chúng ta “Hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến” (1 Tx 5,16). Tin Mừng Gio-an cũng giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân của ánh sáng chân lý là Gio-an Tẩy Giả (Ga 1,6-8.19-28).
Gio-an là anh em bà con của Đức Giê-su. Ngay từ nhỏ, Gio-an đã từ giã cha mẹ để vào trong hoang địa, sống một cuộc đời đơn sơ khổ hạnh nêu gương sám hối từ bỏ tiện nghi vật chất cho mọi người. Trước khi Đức Giê-su xuất hiện, Gio–an đã đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2).
Kèm theo lời giảng, Gio-an cũng làm phép rửa dìm các hối nhân dưới nước sông Gio-đan để tiếp nhận họ vào hàng ngũ nhừng người đón ơn cứu độ của Đấng Thiên Sai sắp đên. Giới lãnh đạo tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem nghe biết công việc của Gio-an, liền sai một số người đến điều tra xem ông có phải là Đấng Thiên Sai không. Họ hỏi: “Ông là ai ?”. Gio-an trả lời ông không phải là Ðấng Thiên Sai, cũng không phải ông Ê-li-a hay là ngôn sứ. Ông chỉ thừa nhận: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói” (Ga 1,23).
Trang Tin Mừng gợi lên sứ vụ của Gioan qua câu hỏi của các Tư tế và Lêvi. Họ hỏi ông: “Ông có phải là Êlia hay tiên tri nào đó?”; “Ông có phải là Đấng Kitô?”. Gioan đã không chắp cánh cho sự ngộ nhận này của dân chúng. Ngược lại, ông đã giúp cho dân chúng sờ chạm được cội nguồn của niềm vui khi đích thân giới thiệu về Đức Giêsu chính là người sẽ mang lại cho nhân loại niềm vui cứu độ mà bấy lâu nay họ chưa biết. Vì thế, Ngài nói: “Giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người” (Ga 1, 26-27)
Khi mạc khải như thế, Gioan đã hoàn toàn hướng sự kính trọng và yêu mến của mọi người dành cho mình về Đức Giêsu. Vì thế, nơi Gioan, niềm vui của ông là chu toàn sứ vụ trong vai trò là người dọn đường. Niềm vui ấy, ông muốn truyền lan sang cho những ai đang nghe ông cũng đạt được, đó là niềm vui khi nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế.
Với Gioan thì để có được niềm vui thực sự trong tâm hồn, người tín hữu phải là người đón nhận được tình thương và nhận ra tình thương của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình.
Một trong những chìa khóa để được hưởng và nhận ra tình thương của Thiên Chúa, đó là đời sống kết hiệp với Thiên Chúa trong cầu nguyện.
Mỗi người Kitô hữu phải là một Gioan Tiền Hô, phải sống thế nào để qua lời nói và hành động của chúng ta, những người khác có thể gặp được Chúa Cứu Thế: trong gia đình, ngoài xã hội, nơi làm việc, chỗ giải trí, chúng ta phải sống ra sao để ai gặp được chúng ta là phần nào đã gặp được Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta phải là một ngọn đèn, một ngôi sao Giáng Sinh, một nhân chứng của ánh sáng. Noi gương Gioan Tiền Hô, hãy sống hết lòng với Chúa và do đó luôn thao thức làm cho người khác tìm gặp Chúa Giêsu và đón nhận ơn cứu độ của Ngài.
Chúng ta đang sống trong Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Đấng Thiên Sai đến. Chúa đã đến cách đây hơn hai ngàn năm để mở ra con đường cứu độ cho nhân loại. Người thiết lập Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập để được ơn cứu độ. Người đã trải qua cuộc khổ nạn và phục sinh để ban ơn cứu độ loài người. Người đã về trời và hứa sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang vào ngày tận thế.
Mùa Vọng hằng năm giúp các tín hữu chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đên ban ơn cứu độ cho chúng ta. Chúa Giê-su sẽ đến trong lề Giáng Sinh để mời gọi chúng ta đón rước Người vào nhà linh hồn mình. Chúa cũng sẽ đến trong giờ chết của mỗi người và trong ngày tận thế chung toàn nhân loại để phán xét thưởng kẻ lành vả phạt kẻ dữ.
Mỗi ngày người Kitô phải liên tục khám phá niềm vui trong gặp gỡ tha nhân để phát hiện con người bí ẩn đó, vì “Ngài ở giữa các ông mà các ông không biết”. Không những khám phá niềm vui mà thôi, người Kitô hữu còn phải là tiền hô cho Chúa Cứu Thế nữa, sống vui tươi xây dựng xã hội trần thế, bởi vì Kitô hữu là người mang tin vui đến cho mọi người.
Mỗi người chúng ta cũng phải năng dâng lời ca tụng tình thương cứu độ của Chúa khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại… vì “Tất cả đều là hồng ân”. Chúng ta hãy luôn tin rằng: “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng” và “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, vì Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành. Do đó chúng ta đừng bao giờ thất vọng cho dù có gặp bất cứ hoàn cảnh nào, vì luôn tin có Chúa cùng đồng hành với chúng ta.
2020
Vui lên
13 29 Tm CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG.
Is 61,1-2a.10-11; 1 Tx 5,16-24;
Ga 1,6-8.19-28.
Không nhớ thánh Lucia, Đttđ.
Thánh vịnh tuần 3
VUI LÊN !
Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Gaudete, hạn từ Latinh mang ý nghĩa “Hãy vui lên”. Sứ điệp “Hãy vui lên” được dàn trải trong cả 3 bài đọc. Niềm vui của dân Israel được trở về cố hương sau cuộc lưu đày, cùng với niềm vui của Đức Maria được diễn tả qua kinh Magnificat chúng ta đọc lên trong Thánh vịnh đáp ca, và niềm vui mọi nơi mọi lúc mà Thánh Phaolô nói tới trong thư gửi giáo đoàn Thessalonica, là tư tưởng chính của chủ đề phụng vụ hôm nay. Diễn bày sự vui mừng trong mọi trạng huấn mà cả ba bài đọc nhắc đến, không phải là những tình cảm hời hợt nhất thời, hay chỉ là một ý niệm trừu tượng mông lung.
Đây chính là niềm vui sâu tận trong tâm hồn, khi chúng ta nhận ra những dấu chỉ rõ rệt diễn bày tình yêu quan phòng của Thiên Chúa.
Hôm nay trong phụng vụ Chúa Nhật thứ III, thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu chúng ta “Hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến” (1 Tx 5,16). Tin Mừng Gio-an cũng giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân của ánh sáng chân lý là Gio-an Tẩy Giả (Ga 1,6-8.19-28).
Gio-an là anh em bà con của Đức Giê-su. Ngay từ nhỏ, Gio-an đã từ giã cha mẹ để vào trong hoang địa, sống một cuộc đời đơn sơ khổ hạnh nêu gương sám hối từ bỏ tiện nghi vật chất cho mọi người. Trước khi Đức Giê-su xuất hiện, Gio–an đã đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2).
Kèm theo lời giảng, Gio-an cũng làm phép rửa dìm các hối nhân dưới nước sông Gio-đan để tiếp nhận họ vào hàng ngũ nhừng người đón ơn cứu độ của Đấng Thiên Sai sắp đên. Giới lãnh đạo tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem nghe biết công việc của Gio-an, liền sai một số người đến điều tra xem ông có phải là Đấng Thiên Sai không. Họ hỏi: “Ông là ai ?”. Gio-an trả lời ông không phải là Ðấng Thiên Sai, cũng không phải ông Ê-li-a hay là ngôn sứ. Ông chỉ thừa nhận: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói” (Ga 1,23).
Trang Tin Mừng gợi lên sứ vụ của Gioan qua câu hỏi của các Tư tế và Lêvi. Họ hỏi ông: “Ông có phải là Êlia hay tiên tri nào đó?”; “Ông có phải là Đấng Kitô?”. Gioan đã không chắp cánh cho sự ngộ nhận này của dân chúng. Ngược lại, ông đã giúp cho dân chúng sờ chạm được cội nguồn của niềm vui khi đích thân giới thiệu về Đức Giêsu chính là người sẽ mang lại cho nhân loại niềm vui cứu độ mà bấy lâu nay họ chưa biết. Vì thế, Ngài nói: “Giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người” (Ga 1, 26-27)
Khi mạc khải như thế, Gioan đã hoàn toàn hướng sự kính trọng và yêu mến của mọi người dành cho mình về Đức Giêsu. Vì thế, nơi Gioan, niềm vui của ông là chu toàn sứ vụ trong vai trò là người dọn đường. Niềm vui ấy, ông muốn truyền lan sang cho những ai đang nghe ông cũng đạt được, đó là niềm vui khi nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế.
Với Gioan thì để có được niềm vui thực sự trong tâm hồn, người tín hữu phải là người đón nhận được tình thương và nhận ra tình thương của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình.
Một trong những chìa khóa để được hưởng và nhận ra tình thương của Thiên Chúa, đó là đời sống kết hiệp với Thiên Chúa trong cầu nguyện.
Mỗi người Kitô hữu phải là một Gioan Tiền Hô, phải sống thế nào để qua lời nói và hành động của chúng ta, những người khác có thể gặp được Chúa Cứu Thế: trong gia đình, ngoài xã hội, nơi làm việc, chỗ giải trí, chúng ta phải sống ra sao để ai gặp được chúng ta là phần nào đã gặp được Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta phải là một ngọn đèn, một ngôi sao Giáng Sinh, một nhân chứng của ánh sáng. Noi gương Gioan Tiền Hô, hãy sống hết lòng với Chúa và do đó luôn thao thức làm cho người khác tìm gặp Chúa Giêsu và đón nhận ơn cứu độ của Ngài.
Chúng ta đang sống trong Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Đấng Thiên Sai đến. Chúa đã đến cách đây hơn hai ngàn năm để mở ra con đường cứu độ cho nhân loại. Người thiết lập Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập để được ơn cứu độ. Người đã trải qua cuộc khổ nạn và phục sinh để ban ơn cứu độ loài người. Người đã về trời và hứa sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang vào ngày tận thế.
Mùa Vọng hằng năm giúp các tín hữu chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đên ban ơn cứu độ cho chúng ta. Chúa Giê-su sẽ đến trong lề Giáng Sinh để mời gọi chúng ta đón rước Người vào nhà linh hồn mình. Chúa cũng sẽ đến trong giờ chết của mỗi người và trong ngày tận thế chung toàn nhân loại để phán xét thưởng kẻ lành vả phạt kẻ dữ.
Mỗi ngày người Kitô phải liên tục khám phá niềm vui trong gặp gỡ tha nhân để phát hiện con người bí ẩn đó, vì “Ngài ở giữa các ông mà các ông không biết”. Không những khám phá niềm vui mà thôi, người Kitô hữu còn phải là tiền hô cho Chúa Cứu Thế nữa, sống vui tươi xây dựng xã hội trần thế, bởi vì Kitô hữu là người mang tin vui đến cho mọi người.
Mỗi người chúng ta cũng phải năng dâng lời ca tụng tình thương cứu độ của Chúa khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại… vì “Tất cả đều là hồng ân”. Chúng ta hãy luôn tin rằng: “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng” và “qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, vì Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành. Do đó chúng ta đừng bao giờ thất vọng cho dù có gặp bất cứ hoàn cảnh nào, vì luôn tin có Chúa cùng đồng hành với chúng ta.
2020
Hãy dọn lòng sám hối
06 22 Tm CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG.
Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8
HÃY DỌN LÒNG SÁM HỐI
Đời người là một Mùa Vọng dài hướng về ngày Chúa đến lại. Mỗi tín hữu là một Gioan Tẩy Giả, và toàn thể Giáo Hội có sứ mạng tiền hô. Người tín hữu hôm nay, khi nhắc đến mầu nhiệm Chúa đến, phải có tâm tư và thái độ sống thế nào để dọn đường cho những anh chị em chung quanh biết đón chờ Chúa? Chúng ta đã gia tăng cầu nguyện, hoán cải đời sống để dọn đường Chúa đến, để chuẩn bị cho Chúa tỏ mình ra chưa?
Đức Kitô sẽ đến trong vinh quang. Ngài đã nói nhiều về ngày Ngài sẽ trở lại để phán xét thế gian. Thánh Phêrô đã nói đến thái độ của các tín hữu đầu tiên: Mong đợi ngày Chúa trở lại đến nỗi có người lầm tưởng là Ngài chậm trễ thi hành lời hứa của Ngài. Chắc chắn Ngài sẽ đến nhưng Ngài đã không xác định thời gian vì một ngày của Chúa như ngàn năm và ngàn năm như một ngày. Ngài chưa đến là do sự quan phòng, và vì Ngài nhẫn nại, muốn tất cả mọi người được cứu rỗi.
Chúa Nhật II MV (B) cho chúng ta thấy, Đấng Cứu Thế Giêsu – Kitô, khi từ trời xuống thế, mặc lấy nhân tính để thực thi Thiên Ý được tiền định, để cứu độ nhân loại. Dù từ lúc hạ mình sinh xuống trong máng cỏ Bê-lem, thì Người đã bắt đầu chu toàn Thập Giá. Vì, Thập giá máng cỏ là khởi sự cho Thập giá Golgotha.
Như vậy, chân dung thánh Gioan Tiền Hô hôm nay cũng là chân dung Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế kế tiếp. Vì chân dung của một vị Tiền Hô là một chân dung nhiệm nhặt, vì: “Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và mật ong rừng” (c 6).
Rõ ràng, chân dung của Vị Tiền Hô thật ngắn gọn, đơn giản. Nhưng, nói lên được sự nhiệm nhặt, sự khắc khổ của một vị ẩn sĩ. Vị ẩn sĩ Tiền Hô không làm lu mờ hình ảnh Đấng Cứu Thế, trái lại, chân dung ấy làm sáng tỏ chân dung Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô, bởi tính cách Gioan Tẩy Giả, là vị Tiền Hô đích thực cho Đấng Cứu Thế. Vì, Ông rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (c 7). Ông không mạo nhận mình là Đấng Cứu Thế, không lợi dụng vai trò được giao, như vậy sự trung tín, sự chân thật, sự khiêm tốn của Gioan Tiền Hô nói lên tính cách Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế, thật là tuyệt vời.
Vâng, Gioan Tiền Hô cũng là Gioan Tẩy Giả, Ông đảm nhận Sứ Vụ Tẩy Giả cho đoàn dân, và cũng chính Ông đảm nhận sứ vụ Tẩy Giả cho Đấng Cứu Thế nữa. Nhưng con người thật của Gioan là trung tín với “ơn gọi” của mình một các xác quyết và đúng vị trí. Vì Ông nói: “Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (c 8).
Như vậy là quá rõ, chân dung của Vị Tiền Hô Gioan, đồng thời là Vị Sứ Giả của Đấng Cứu Thế, chính là Vị Tẩy Giả đoàn dân bằng nước. Chính là rửa sạch sự bất xứng, để cải tà quy chánh, sám hối ăn năn, nhưng chưa ban được Thánh Thần, Đấng là nguồn sự sống.
Gioan Tiền Hô hôm nay đã đưa ra những việc cần phải làm ngay, đó là phải ăn năn sám hối, cải tà quy chính và làm lại cuộc đời, nghĩa là hãy dọn đường Chúa đến. Khi tôi là một em nhỏ thì thời gian như bò tới. Khi tôi là một thanh niên thì thời gian như đi tới. Khi tôi là một người trưởng thành thì thời gian như chạy tới. Khi tôi là một người già cả, thì thời gian như bay tới. Còn khi tôi cận kề với cái chết, thì tời gian như đã mất đi. Vậy chúng ta đã làm được những gì để đón mừng Chúa đến?
Lời kêu gọi sám hối trong Phụng Vụ Chúa Nhật 2 Mùa Vọng này không thể chỉ được giới hạn trong việc xét mình ăn năn và xưng tội để có được một tâm hồn trong sạch xứng đáng cho Chúa ngự, vào thánh lễ đêm Giáng Sinh. Sám hối là một thái độ sống của người Kitô hữu. Sám hối là một sự đổi mới, một sự đổi mới toàn diện: trong tư tưởng, trong sự chọn lựa, trong hành động. Sự đổi mới này không chỉ diễn ra một lần là đủ, mà là một đổi mới liên tục.
Người Kitô hữu được kêu gọi từ bỏ con người cũ, lối sống theo lòng ích kỷ, tham lam, tàn bạo, không đếm xỉa đến quyền lợi của người khác, để sống theo con người mới với lòng yêu thương, với tình liên đới với người chung quanh, ở trong gia đình, trong trường lớp, trong cơ quan, xí nghiệp… Người Kitô hữu vẫn tin rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện không chỉ nơi thâm sâu thầm kín của từng con người mà còn ngang qua lịch sử trong xã hội con người.
Mùa Vọng giáo hội mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để nhận ra tiếng kêu cầu cứu của tha nhân. Hãy yêu mến tha nhân trong tình yêu chân thành, đừng lường gạt lẫn nhau, hãy sống thật lòng với nhau. Hãy xóa đi những hố sâu của nghi kỵ, hiểu lầm để sống cảm thông và tha thứ cho nhau, đừng gây chia rẽ và tạo nên những hố sâu của bất đồng, của oán hận hờn căm. Hãy xan bằng những ngăn cách bởi kiêu căng tự mãn bằng một đời sống hoà hợp với nhau trong tình anh em có chung một cha trên trời.
Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Vậy giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như “tiền đường” để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, sẳn sàng tiếp đón Đấng Cứu Thế ngự đến!
Lòng sám hối đích thực không nằm ở nơi những tình cảm tốt đẹp, những sáo ngữ hấp dẫn, những nghi thức rầm rộ bên ngoài, nhưng nơi những công việc và hành vi cụ thể: sửa lại cho thẳng những lối đi quanh co tăm tối của con tim, bạt xuống cho bằng các đồi núi kiêu căng của tâm trí, lấp đầy hố thẳm nghèo đói Lời Chúa của tâm hồn.
Ước mong mỗi người chúng ta hãy sửa lại lối sống cho phù hợp với tin mừng cứu độ, để thiết lập một màu xanh yêu thương và ngập tràn niềm vui và hạnh phúc thay cho sự khô cằn của sa mạc tình người.