2021
Ý thức phép rửa
10.1 Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Is 42:1-4,6-7; Tv 29:1-2,3-4,3-9-10; Cv 10:34-38; Mt 3:13-17
Ý THỨC PHÉP RỬA
Trong khi dân Do Thái mong chờ một Đấng Cứu Thế oai phong lẫm liệt, thì Chúa Giêsu xuất hiện công khai lần đầu tiên trong sự khiêm nhường thống hối. Lúc ấy, Gioan rao giảng sự ăn năn sám hối. Đoàn lũ dân chúng đông đảo kéo đến với ông để xin chịu phép rửa thống hối. Hòa mình vào đoàn lũ những con người tự nhận mình tội lỗi ấy, Đức Giêsu âm thầm khiêm tốn xếp hàng chờ được rửa tội. Thật là lạ lùng. Chính Đấng đã thánh hóa Gioan khi ông còn trong bụng mẹ giờ đây lại đến xin ông làm phép rửa cho. Chính Đấng đến để chuộc tội loài người giờ đây lại xin người khác rửa tội cho mình.
Thật là khiêm nhường thẳm sâu. Trong khi loài người tội lỗi luôn kiêu ngạo tìm nâng mình lên thì Thiên Chúa thánh thiện lại tìm hạ mình xuống. Trong khi loài người tội lỗi luôn che dấu, chối không nhận tội thì Thiên Chúa vô tội lại công khai nhận mình tội lỗi. Trong khi loài người tội lỗi tìm tránh hình phạt do tội lỗi họ gây nên thì Thiên Chúa lại ghé vai gánh lấy hết tội lỗi và mọi hình phạt mà loài người đáng phải chịu. Sự khiêm nhường ấy phát xuất từ lòng Thiên Chúa yêu thương con người, muốn chia sẻ kiếp người, muốn cứu chuộc tội đời, muốn thăng tiến nhân loại.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Đức Giêsu chịu phép rửa. Thêm một lần nữa Kitô-hữu nhận ra Chúa Giêsu sống trọn thân phận con người, khi Ngài nhận mình đồng hàng với con người cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Mặt khác, chính khi Ngài yêu thương và đồng hóa mình với anh em, thì Thiên Chúa xác chuẩn Ngài là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa. Ngài tỏ lộ chân tướng của Ngài qua hành vi và cung cách cư xử của Ngài.
Chúa Giêsu chịu phép rửa không phải vì tội lỗi của Người nhưng vì tội lỗi của nhân loại mà Người đã mang vào thân. Người là “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2Cr 5, 21). Người đến làm con “Chiên của Thiên Chúa” gánh lấy tội lỗi thế gian (Ga 1,29) thay cho các con chiên đền tội thời Cựu Ước.
Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân, Chúa Giêsu trở thành tội nhân, nên Người phải hoà mình với những tội nhân khác để cho ngôn sứ Gioan làm phép rửa cho Người.
Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân, Người đã bị kết án chết thảm thương trên thập giá để đền thay tội lỗi muôn người. “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá. Để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em được chữa lành”. (1 Pr 2, 24).
Phép rửa của Chúa Giêsu mời gọi ta nhớ lại ơn phép rửa tội của mình. Ngày ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, màn đêm tội lỗi vây phủ ta bị xé ra, Ba Ngôi Thiên Chúa đã đến với ta, ban cho ta cuộc sống thần linh, cho ta được vinh dự làm con Thiên Chúa, cho ta được kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Ngày ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Chúa Thánh Thần cũng đã trao cho ta một sứ mệnh, đó là sống xứng đáng một người con hiếu thảo của Chúa, là tiếp tục công việc của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu nhân độ thế.
Chúa Giêsu là gương mẫu một người con hiếu thảo, vì Người luôn sống thân mật với Chúa Cha, luôn kết hiệp với Chúa Cha trong kinh nguyện hằng ngày, và nhất là Người luôn tìm thi hành thánh ý Chúa Cha, Người đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá. Ta hãy noi gương Chúa Giêsu, luôn kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn tìm thi hành thánh ý Thiên Chúa, luôn sống một cuộc sống tốt đẹp, luôn tích cực góp phần xây dựng xã hội, tạo hạnh phúc cho những anh em sống chung quanh ta.
Đi từ phép rửa của Chúa Giêsu, việc Bí tích thánh tẩy được coi như biến cố cơ bản của đời sống Kitô, nghĩa là của sự dấn thân của chúng ta đối với Thiên Chúa và sự cam kết của Thiên Chúa đối với chúng ta. Đó là khởi điểm cuộc mạo hiểm làm con cái Chúa của chúng ta. Nếu ý thức điều này cha mẹ chúng ta sẽ yêu thương chúng ta bằng một tình yêu hoàn hảo nhất khi giới thiệu với chúng ta một người “Cha” khác, một người Cha lớn hơn các ngài. Rủi thay chúng ta đã không biết gì về biến cố thánh tẩy của mình.
Phép rửa là khởi đầu, khai mào đời sống nghĩa tử của người tín hữu chúng ta. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta được trở nên con Thiên Chúa. Phép rửa dẫn chúng ta vào tương quan nghĩa tử với Thiên Chúa làm cho cuộc đời chúng ta được tràn ngập những quà tặng của Thánh Thần nâng đỡ cuộc đời trần thế của mình. Cuộc đời của người tín hữu là một hành trình thực hiện ơn gọi cao cả này, đó là được kết hợp với Chúa Giêsu để sống ngay từ bây giờ tương quan con thảo của Thiên Chúa.
Đây là hành trình cao cả và cũng rất đòi hỏi bởi vì chúng ta được mời gọi kết hợp với mầu nhiệm thập giá để được cùng chết và cùng phục sinh với Chúa Giêsu. Chúng ta thường nghĩ rằng phép rửa chỉ là một nghi thức đã qua, một nghi thức thực hiện xong rồi không cần phải nhớ lại những cam kết này làm gì nữa.
Thực ra, phép rửa xác định căn tính của người kitô hữu, và họ phải cố gắng thực hiện hằng ngày căn tính này. Phép rửa là một sự dìm mình liên tục và sự đổi mới liên tục để càng lúc chúng ta càng được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Có thể nói rằng chúng ta dùng cả cuộc đời của mình để thực hành sống mầu nhiệm này cũng là căn tính của cuộc đời kitô hữu của chúng ta. Cả cuộc đời, chúng ta không ngừng được mời gọi sống trung tín với Thiên Chúa bằng việc không ngừng kết hợp với Chúa Giêsu nhờ sự thúc đẩy của Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận trong phép Rửa. Phẩm giá của mỗi người thực là cao cả và chúng ta được mời gọi khám phá và sống căn tính này của mình theo bước chân của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu chịu phép Rửa nhưng Người vẫn hướng đến một phép Rửa khác, đó là cuộc khổ nạn Ngài phải chịu: “Thầy còn một phép Rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất” (Lc 12, 50). Như thế mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu Phép Rửa hôm nay nhắc cho chúng ta nhớ đến mầu nhiệm chết và phục sinh. Chúa Giêsu làm công việc nầy để tỏ lộ công việc cứu thế của Người, tỏ lộ cho nhân loại thấy bản chất cao cả của Người là con rất yêu dấu của Thiên Chúa, là Người con luôn sẳn sàng vâng lời thánh ý Thiên Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá.
Phép Rửa trên thập giá là nguồn sống cho mọi phép rửa của các Kitô hữu. Nhờ phép Rửa đó, chúng ta được trở nên con cái yêu dấu của Thiên Chúa và được tràn đầy Thánh Thần. Chúng ta nhớ rằng mình là người đã được xức dầu, được mang nến sáng, được mặc áo trắng, được dìm mình trong nước để rồi được sai ra đi làm chứng cho mọi người nghĩa sống thực sự như người con được Thiên Chúa yêu mến.
2021
Khiêm tốn tìm kiếm
3.1 L Lễ Hiển Linh
Is 60:1-6; Tv 72:1-2,7-8,10-11,12-13; Ep 3:2-3,5-6; Mt 2:1-12
KHIÊM TỐN TÌM KIẾM
Lễ Hiển Linh, đó là ngày Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, mà đại diện là ba nhà đạo sĩ phương đông, để thực hiện lời tiên tri Isaia đã loan báo: Dân ngồi trong tăm tối sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lòa.
Đồng thời đây cũng là ngày trọng đại cho mỗi người chúng ta, vì ơn cứu độ đã được thực hiện cho muôn dân.
Thánh Mátthêu đã viết đoạn Tin Mừng này theo một thể văn đặc biệt của người Do Thái. Chúng ta không nên hiểu mọi chi tiết theo nghĩa đen. Điều quan trọng không phải là có một ngôi sao lạ, một ngôi sao thông minh biết dẫn lối chỉ đường. Điều quan trọng là điều Mátthêu muốn nói với ta: Đức Giêsu không phải chỉ là Mêsia cho dân Do Thái, Ngài còn là Đấng Cứu Độ cho cả nhân loại.
Các nhà chiêm tinh là dân ngoại. Họ đại diện cho mọi dân tộc, cho chính chúng ta. Họ khao khát tìm ơn cứu độ.
Qua những dấu chỉ kỳ diệu hay đơn sơ trong vũ trụ, họ nghe thấy lời mời gọi lên đường. Chấp nhận lên đường là chấp nhận bỏ lại tất cả và bước đi trong đêm tối. Các nhà chiêm tinh không dựa vào điều gì khác ngoài ánh sao khi tỏ khi mờ. Cần có đức tin cứng cáp mới dám dựa vào một dấu chỉ mong manh như thế. Cũng cần có đức tin mạnh mẽ mới dám tin rằng vị vua mới sinh đang khiêm tốn sống trong một ngôi nhà ở Bêlem, chứ không uy nghi ngự giữa hoàng cung lộng lẫy. Cần có một đức tin khiêm tốn biết chừng nào mới có thái độ sấp mình bái lạy trước Hài Nhi, và tiến dâng lễ vật quý giá.
Matthêu đưa ra hai thái độ mà cháng ta luôn luôn thấy lại trong sách Tin Mừng cha ông: “Một đàng là sự khước từ của các lãnh tụ chính trị và tôn giáo Do Thái. Đáng lẽ họ phải là những người đầu tiên nhận ra Đấng Mêsia Thế mà, họ làm gì? họ sợ hãi, họ lo âu. Họ không động tĩnh. Ngay từ đầu họ tìm giết Đức Giêsu. Người ta tưởng đã nghe thấy tiếng kêu buồn rầu to lớn Đức Giêsu thốt ra về Giêrusalem: “Khốn thay! Các kinh sư và các Pharisêu… Hỡi Giêrusalem! Giêrusalem! Ngạo giết chết những người ta sai đến với ngươi bao nhiêu lần ta đã muốn tập hợp các con cái ta! Và các người đã không muốn” (Mt 23, 27-37).
Đàng khác, trái lại, sự “đón tiếp” của những nhà chiêm tinh ngoại giáo. Dù không được chuẩn bị bao nhiêu để nhận biết Đấng Mêsia, chính họ lại đi tìm kiếm Người, họ năng động, và không chút lo âu, họ cảm thấy “một nỗi vui mừng lớn lao Người ta tưởng chừng nghe thấy câu kết luận của sách Tin Mừng Matthêu: Các ông hãy đi và hãy làm cho tất cả các dân nước trở thành môn đệ (Mt 28,19).
Chúng ta hãy nhìn vào cung cách của ba nhà đạo sĩ để rồi từ đó cùng nhau tự vấn lương tâm và kiểm thảo đời sống của mình.
Điểm thứ nhất, đó là ba nhà đạo sĩ đã nhìn thấy ánh sao lạ và trong thinh lặng các ngài đã suy nghĩ để tìm ra sứ điệp mà Chúa muốn gửi đến. Trong khi đó những người khác cũng đã nhìn mà chẳng thấy và chẳng hiểu.
Có lẽ chúng ta cũng vậy, chúng ta đã đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước lời mời gọi của Chúa. Chúng ta để cho tâm trí bận rộn và quay cuồng trước đam mê dục vọng, tiền bạc và lạc thú. Rồi từ đó, ánh sao cuộc đời và tiếng nói của Chúa cứ mờ dần, cứ tắt dần trong cõi lòng chúng ta.
Điểm thứ hai, đó là sau khi nhận ra sứ điệp của Chúa, các ngài đã lên đường mặc cho những khó khăn chờ đón. Các ngài có thể đưa ra 1001 lý do để ở lại nhà, từ chối dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm bấp bênh. Tuy nhiên, các ngài đã dứt khoát lên đường, không chần chừ do dự, và đã trung thành với quyết định của mình cho đến cùng. Mặc cho người đời cười chê, các ngài vẫn chỉ nuôi một ước vọng: Tìm gặp và thờ lạy vua dân Do Thái.
Thái độ của các ngài hoàn toàn khác xa với thái độ của dân Do Thái, đã được thánh Augustinô diễn tả như sau: “Các ngài đến chiêm ngắm Đấng Cứu thế trên quê hương của dân Do Thái, nhưng còn họ, họ lại không biết đến. Các ngài đã tìm thấy Chúa Giêsu dưới hình dáng một hài nhi nằm yên trong máng cỏ. Còn họ, họ đã chối bỏ Chúa Giêsu ngay cả khi Ngài rao giảng công khai, ngay cả khi Ngài làm các phép lạ. Các ngài từ xa mà đến, và đã gặp được Chúa. Còn họ, họ ở rất gần mà cũng chẳng thấy”.
Có lẽ chúng ta cũng không hơn gì những người Do Thái. Chúng ta ở cách nhà thờ đôi ba trăm thước mà chúng ta cũng rất ít khi đến tìm gặp Ngài. Chúa còn hiện diện nơi những kẻ cùng khốn bên cạnh chúng ta, thế nhưng chúng ta cũng rất ít khi nhận ra và giúp đỡ.
Điểm thứ ba, đó là sau khi đã khám phá ra và thờ lạy Hài nhi Giêsu, các ngài đã dâng cho Chúa lễ vật, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược, tượng trưng cho tấm lòng quảng đại của mình.
Còn chúng ta, chúng ta sẽ dâng gì cho Chúa trong Mùa Giáng sinh này, cũng như ở chặng cuối cùng của cuộc đời chúng ta? Hay là chúng ta đến gặp Chúa với đôi bàn tay trống trơn, không một chút công nghiệp, và với một tâm hồn nhàu nát vì tội lỗi.
Sau cùng, các ngài định trở lại Giêrusalem để tường trình cho Hêrôđê, nhưng được thiên thần báo mộng, các ngài đã tuân theo, đi một con đường khác mà trở về quê hương xứ sở của mình.
Qua đó chúng ta thấy, mặc dù là những người có thế giá, các ngài vẫn luôn luôn tuân phục lệnh truyền của Chúa một cách tuyệt đối, không bàn cãi.
Còn chúng ta thì sao? Phải chăng cuộc đời của chúng ta là một thảm trạng, trong đó, chúng ta luôn luôn chống lại lệnh truyền của Chúa, bằng những vấp ngã, bằng những phản bội.
Lễ Chúa Hiển Linh mời ta nhận ra và trân trọng hoạt động của Thiên Chúa nơi anh chị em ngoài Kitô giáo. Có khi chúng ta giống các thượng tế và kinh sư tự mãn với cái biết lý thuyết của mình về Thiên Chúa, nên chẳng muốn lên đường gặp mặt Ngài.
Ước gì chúng ta không coi mình như người đã tìm thấy, nhưng khiêm tốn học hỏi nơi những người đang tìm kiếm. Hãy noi gương ba nhà đạo sĩ phương đông, hãy lên đường tìm kiếm và thờ lạy Chúa. Hãy bảo toàn đức tin của mình, dù có phải hy sinh, dù có bị thiệt thòi.
2021
Khiêm tốn tìm kiếm
3.1 L Lễ Hiển Linh
Is 60:1-6; Tv 72:1-2,7-8,10-11,12-13; Ep 3:2-3,5-6; Mt 2:1-12
KHIÊM TỐN TÌM KIẾM
Lễ Hiển Linh, đó là ngày Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, mà đại diện là ba nhà đạo sĩ phương đông, để thực hiện lời tiên tri Isaia đã loan báo: Dân ngồi trong tăm tối sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lòa.
Đồng thời đây cũng là ngày trọng đại cho mỗi người chúng ta, vì ơn cứu độ đã được thực hiện cho muôn dân.
Thánh Mátthêu đã viết đoạn Tin Mừng này theo một thể văn đặc biệt của người Do Thái. Chúng ta không nên hiểu mọi chi tiết theo nghĩa đen. Điều quan trọng không phải là có một ngôi sao lạ, một ngôi sao thông minh biết dẫn lối chỉ đường. Điều quan trọng là điều Mátthêu muốn nói với ta: Đức Giêsu không phải chỉ là Mêsia cho dân Do Thái, Ngài còn là Đấng Cứu Độ cho cả nhân loại.
Các nhà chiêm tinh là dân ngoại. Họ đại diện cho mọi dân tộc, cho chính chúng ta. Họ khao khát tìm ơn cứu độ.
Qua những dấu chỉ kỳ diệu hay đơn sơ trong vũ trụ, họ nghe thấy lời mời gọi lên đường. Chấp nhận lên đường là chấp nhận bỏ lại tất cả và bước đi trong đêm tối. Các nhà chiêm tinh không dựa vào điều gì khác ngoài ánh sao khi tỏ khi mờ. Cần có đức tin cứng cáp mới dám dựa vào một dấu chỉ mong manh như thế. Cũng cần có đức tin mạnh mẽ mới dám tin rằng vị vua mới sinh đang khiêm tốn sống trong một ngôi nhà ở Bêlem, chứ không uy nghi ngự giữa hoàng cung lộng lẫy. Cần có một đức tin khiêm tốn biết chừng nào mới có thái độ sấp mình bái lạy trước Hài Nhi, và tiến dâng lễ vật quý giá.
Matthêu đưa ra hai thái độ mà cháng ta luôn luôn thấy lại trong sách Tin Mừng cha ông: “Một đàng là sự khước từ của các lãnh tụ chính trị và tôn giáo Do Thái. Đáng lẽ họ phải là những người đầu tiên nhận ra Đấng Mêsia Thế mà, họ làm gì? họ sợ hãi, họ lo âu. Họ không động tĩnh. Ngay từ đầu họ tìm giết Đức Giêsu. Người ta tưởng đã nghe thấy tiếng kêu buồn rầu to lớn Đức Giêsu thốt ra về Giêrusalem: “Khốn thay! Các kinh sư và các Pharisêu… Hỡi Giêrusalem! Giêrusalem! Ngạo giết chết những người ta sai đến với ngươi bao nhiêu lần ta đã muốn tập hợp các con cái ta! Và các người đã không muốn” (Mt 23, 27-37).
Đàng khác, trái lại, sự “đón tiếp” của những nhà chiêm tinh ngoại giáo. Dù không được chuẩn bị bao nhiêu để nhận biết Đấng Mêsia, chính họ lại đi tìm kiếm Người, họ năng động, và không chút lo âu, họ cảm thấy “một nỗi vui mừng lớn lao Người ta tưởng chừng nghe thấy câu kết luận của sách Tin Mừng Matthêu: Các ông hãy đi và hãy làm cho tất cả các dân nước trở thành môn đệ (Mt 28,19).
Chúng ta hãy nhìn vào cung cách của ba nhà đạo sĩ để rồi từ đó cùng nhau tự vấn lương tâm và kiểm thảo đời sống của mình.
Điểm thứ nhất, đó là ba nhà đạo sĩ đã nhìn thấy ánh sao lạ và trong thinh lặng các ngài đã suy nghĩ để tìm ra sứ điệp mà Chúa muốn gửi đến. Trong khi đó những người khác cũng đã nhìn mà chẳng thấy và chẳng hiểu.
Có lẽ chúng ta cũng vậy, chúng ta đã đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước lời mời gọi của Chúa. Chúng ta để cho tâm trí bận rộn và quay cuồng trước đam mê dục vọng, tiền bạc và lạc thú. Rồi từ đó, ánh sao cuộc đời và tiếng nói của Chúa cứ mờ dần, cứ tắt dần trong cõi lòng chúng ta.
Điểm thứ hai, đó là sau khi nhận ra sứ điệp của Chúa, các ngài đã lên đường mặc cho những khó khăn chờ đón. Các ngài có thể đưa ra 1001 lý do để ở lại nhà, từ chối dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm bấp bênh. Tuy nhiên, các ngài đã dứt khoát lên đường, không chần chừ do dự, và đã trung thành với quyết định của mình cho đến cùng. Mặc cho người đời cười chê, các ngài vẫn chỉ nuôi một ước vọng: Tìm gặp và thờ lạy vua dân Do Thái.
Thái độ của các ngài hoàn toàn khác xa với thái độ của dân Do Thái, đã được thánh Augustinô diễn tả như sau: “Các ngài đến chiêm ngắm Đấng Cứu thế trên quê hương của dân Do Thái, nhưng còn họ, họ lại không biết đến. Các ngài đã tìm thấy Chúa Giêsu dưới hình dáng một hài nhi nằm yên trong máng cỏ. Còn họ, họ đã chối bỏ Chúa Giêsu ngay cả khi Ngài rao giảng công khai, ngay cả khi Ngài làm các phép lạ. Các ngài từ xa mà đến, và đã gặp được Chúa. Còn họ, họ ở rất gần mà cũng chẳng thấy”.
Có lẽ chúng ta cũng không hơn gì những người Do Thái. Chúng ta ở cách nhà thờ đôi ba trăm thước mà chúng ta cũng rất ít khi đến tìm gặp Ngài. Chúa còn hiện diện nơi những kẻ cùng khốn bên cạnh chúng ta, thế nhưng chúng ta cũng rất ít khi nhận ra và giúp đỡ.
Điểm thứ ba, đó là sau khi đã khám phá ra và thờ lạy Hài nhi Giêsu, các ngài đã dâng cho Chúa lễ vật, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược, tượng trưng cho tấm lòng quảng đại của mình.
Còn chúng ta, chúng ta sẽ dâng gì cho Chúa trong Mùa Giáng sinh này, cũng như ở chặng cuối cùng của cuộc đời chúng ta? Hay là chúng ta đến gặp Chúa với đôi bàn tay trống trơn, không một chút công nghiệp, và với một tâm hồn nhàu nát vì tội lỗi.
Sau cùng, các ngài định trở lại Giêrusalem để tường trình cho Hêrôđê, nhưng được thiên thần báo mộng, các ngài đã tuân theo, đi một con đường khác mà trở về quê hương xứ sở của mình.
Qua đó chúng ta thấy, mặc dù là những người có thế giá, các ngài vẫn luôn luôn tuân phục lệnh truyền của Chúa một cách tuyệt đối, không bàn cãi.
Còn chúng ta thì sao? Phải chăng cuộc đời của chúng ta là một thảm trạng, trong đó, chúng ta luôn luôn chống lại lệnh truyền của Chúa, bằng những vấp ngã, bằng những phản bội.
Lễ Chúa Hiển Linh mời ta nhận ra và trân trọng hoạt động của Thiên Chúa nơi anh chị em ngoài Kitô giáo. Có khi chúng ta giống các thượng tế và kinh sư tự mãn với cái biết lý thuyết của mình về Thiên Chúa, nên chẳng muốn lên đường gặp mặt Ngài.
Ước gì chúng ta không coi mình như người đã tìm thấy, nhưng khiêm tốn học hỏi nơi những người đang tìm kiếm. Hãy noi gương ba nhà đạo sĩ phương đông, hãy lên đường tìm kiếm và thờ lạy Chúa. Hãy bảo toàn đức tin của mình, dù có phải hy sinh, dù có bị thiệt thòi.
2020
Noi gương Thánh Gia
NOI GƯƠNG THÁNH GIA
Gia đình Chúa Giê-su đã được ghi chép trong Sách Thánh. Lời kinh Ngợi Khen (Magnificat) – lời cầu nguyện của Đức Maria xuất hiện nhiều trong các đoạn trích Kinh thánh. Chúng ta biết rằng gia đình Chúa Giê-su có một đời sống đạo sâu sắc, thể hiện nơi những cuộc hành hương và những lời ca hát từ các thiên thần. Đức Maria và thánh Giu-se đã luôn đón nhận sự hướng dẫn của các sứ giả từ trời cao.
Nhìn vào thời thơ ấu của Đức Giê-su, chúng ta cũng thấy được đời sống nguyện cầu mà Chúa Giê-su đã học từ cha mẹ Ngài. Chúa Giê-su đã cầu nguyện đúng chuẩn mực một người Do-thái ngoan đạo. Ngài đã cầu nguyện cách thanh thoát. Chúa Giê-su đã dành nhiều thời gian để cầu nguyện một mình. Ngài còn cầu nguyện cùng với bạn bè. Chúa Giê-su đã ăn chay trong những ngày thánh. Tất cả những thói quen này Ngài đã học được từ đời sống gia đình tại Na-za-rét. Chúng ta biết rằng lao động là rất quan trọng đối với gia đình Na-za-rét.
Thời niên thiếu, Chúa Giê-su không chỉ được gọi là con thánh Giu-se, nhưng còn được gọi là con bác thợ mộc. Thánh Giu-se rất thạo nghề, và ngài đã dạy cho Chúa Giê-su trở thành người thợ lành nghề như mình. Chúng ta có thể tóm lại từ lời giảng dạy của Chúa Giê-su rằng Đức Maria là người phụ nữ chăm chỉ và đảm đang trong gia đình Na-za-rét. Điều này dường như từ những mẫu gương của Mẹ mà Đức Giê-su đã đưa vào trong các dụ ngôn trong Tin Mừng: một bà góa thắp đèn tìm kiếm đồng bạc bị mất;….
Mẹ Maria biết rằng Hài nhi Giêsu là quà tặng Chúa ban cho mình. Dâng Con, nghĩa là nhìn nhận Con mình mãi mãi thuộc trọn về Chúa, ở với Chúa và làm việc cho Chúa suốt đời… Vì thế, trọn đời Chúa Giêsu mang tâm tình: “Này con xin đến để thực thi ý Chúa” (Tv 40, 8a.9a), nên tha thiết cầu nguyện: “Xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22, 42).
Ta thấy Mẹ Maria và thánh Giuse đưa con trẻ Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa theo luật buộc: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa” (Lc 2, 23). Cha mẹ con trẻ phải chuộc lại đứa bé tùy theo khả năng của gia đình mình hoặc một con chiên tinh tuyền hay cặp chim gáy hay một cặp bồ câu non (Lc 2 ,24), của lễ được dùng dâng hiến cho Thiên Chúa thay thế các em.
Ý thức này được rõ ràng hơn khi lời ngôn sứ của cụ già Simêon được Thánh Thần linh báo: “Con trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người vấp ngã và nhiều trỗi dậy, làm dấu cho người ta chống hầu ý nghĩ của nhiều tâm hồn phát lộ ra”. Và loan báo người Mẹ trong tương quan với Hài nhi: “Tâm hồn Bà, mũi gươm sẽ đâm thâu”. Lời tiên báo ứng nghiệm: Mẹ đau khổ tột bực khi nhìn Con của Mẹ vác thập giá tiến lên núi Sọ trong cuộc hành trình cứu độ nhân loại. Nhất là khi Mẹ đứng dưới chân thập giá, nhìn Giêsu Con của Mẹ chết tả tơi, trần trụi trong tư cách tên tử tội (Ga 19,25-28). Cho nên, dâng Chúa vào đền thờ đó là khởi đầu cho lễ hy sinh mà Chúa Giêsu sẽ hoàn tất trên núi Canvê với hiến lễ hy sinh thập tự để cứu chuộc nhân loại.
Lễ dâng trọn hảo là chính Chúa Giêsu, được Đức Maria và thánh Giuse tiến dâng trong đền thờ, được trọn vẹn trong hiến lễ Chúa Kitô trên thập tự, được Mẹ hiến dâng. Chúng ta, đặc biệt là các tâm hồn thánh hiến xin hiến dâng tuổi xuân và cả cuộc sống làm lễ dâng lên Thiên Chúa: Đi trong thánh ý Ngài, và cuộc sống chúng ta trở nên lễ dâng tình yêu trong tình yêu Thiên Chúa.
Ta quy tụ nhau nơi đây cùng nhau cử hành nghi thức dâng con vào đền thờ. Hành vi dâng con vào đền thờ là hành vi thờ phượng để tạ ơn về ân ban Chúa ban là con cái được sinh ra. Dâng con vào đền thờ cũng xác định quyền và bổn phận giáo dục con cái của chúng ta. Chỉ có cha mẹ mới có quyền giáo dục con cái mình. Chỉ có cha mẹ mới có bổn phận giáo dục con cái của mình. Quyền và bổn phận vừa là vinh dự , vừa là trách nhiệm mà chúng ta phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa và xã hội.
Giáo hội khuyến khích chúng ta hướng nhìn vào gia đình của Chúa Giê-su, Đức Maria và thánh Giu-se chính là mẫu gương và sự che chở mọi người. Các ngài là một gia đình mẫu mực cho chúng ta noi theo: Cả cha và mẹ đều hăng say làm việc, yêu thương nâng đỡ nhau, hiểu nhau và chấp nhận lẫn nhau, đặc biệt lo lắng và chăm sóc chu đáo cho Hài Nhi của mình để Chúa Giê-su lớn lên không chỉ về bản tính nhân loại, nhưng còn là Con Thiên Chúa nữa. Chúa Giê-su đã mang ơn thánh đến cho gia đình Đức Maria và thánh Giu-se thì Ngài cũng sẽ mang đến cho chúng ta ơn thánh từ gia đình của Ngài qua việc ôm ấp chúng ta vào lòng.
Khi chiêm ngắm Gia Thất, tất cả các bậc cha mẹ cần kiểm điểm lại mình và nhìn nhận lại trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao phó. Hãy lắng đọng để nghe lại những lời trong Thánh lễ cưới của mình: “Con cái là một món quà Thiên Chúa ban”. Con cái là niềm vui của cha mẹ. Trái lại, con cái có bổn phận chăm sóc và nâng đỡ khi cha mẹ về già. Chúng ta hãy cầu nguyện để mọi thành viên trong gia đình biết quan tâm chăm sóc cho nhau không những trong gia đình nhỏ bé của mình, nhưng còn cho gia đình xứ đạo, và tất cả mọi gia đình của Giáo hội hoàn vũ.
Khi kính nhớ gia đình Thánh Gia nhắc nhở mỗi người chúng ta như một thành phần cơ bản của Giáo hội hoàn vũ, mỗi gia đình được mời gọi để trở nên thánh thiện. Sự thực, Đức Giê-su Ki-tô đã thiết lập hai Bí tích để làm cho nhân loại nên thánh: Bí tích Truyền chức Thánh và Bí tích Hôn phối.
Qua Bí tích Hôn phối, Chúa Giê-su không chỉ thánh hóa đôi bạn nhưng Ngài còn dấn mình vào chính gia đình của họ nữa. Người chồng và người vợ đạt được ơn thánh khi họ thực thi bổn phận của mình cách trung tín, tin tưởng phó thác vào Chúa, và làm cho sức mạnh của Thánh Thần hiện diện qua việc cầu nguyện cá nhân hay gia đình, suy niệm Lời Chúa và năng tham dự Thánh lễ.