2021
THỬ BÀN VỀ VẤN ĐỀ TRUYỀN GIÁO QUA MẠNG XÃ HỘI
THỬ BÀN VỀ VẤN ĐỀ TRUYỀN GIÁO QUA MẠNG XÃ HỘI
Theo bản tin của trang điện tử Vatican News ngày 01-10-2021 vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô dựa theo ý cầu nguyện trong tháng 10-2021 đã mời gọi các tín hữu Công Giáo trên thế giới “cầu nguyện để tất cả những người đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy biết dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng, luôn sẵn sàng thi hành sứ vụ bằng một đời sống chứng tá thấm đẫm Tin Mừng”. [[1]]
Cũng theo bản tin trên, trong video được Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha phổ biến, ngài bắt đầu với lời mời gọi, “Chúa Giêsu mời gọi hết thảy mọi người, và cả bạn nữa, trở thành những nhà truyền giáo. Bạn đã sẵn sàng chưa?” Theo Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, để trở thành môn đệ truyền giáo, chúng ta cần sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu và sống hiệp nhất với Người trong những sự kiện của đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngài nhấn mạnh: “Công việc, gặp gỡ người khác, các bổn phận hàng ngày, những điều tình cờ mỗi ngày” là những cơ hội mà chúng ta cần để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng, người khác sẽ dễ dàng nhận ra khi các hành động của chúng ta được Chúa Kitô hướng dẫn, đồng thời ngài nhấn mạnh: “Chứng tá cuộc sống của chúng ta sẽ khiến người khác ái mộ, và từ đó khiến họ tự hỏi, ‘Làm thế nào người này có thể trở thành như vậy? Đâu là nguồn yêu thương mà người này đối xử với mọi người – lòng tốt và sự hài hước?’.” Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng truyền giáo là loan báo Tin Mừng chứ không phải chiêu dụ tín đồ. Nó dựa trên cuộc gặp gỡ giữa người với người, trên chứng tá của những người nói rằng “Tôi biết Chúa Giêsu và tôi muốn bạn cũng biết Người”.
Nhân đây, cũng xin nhắc lại “Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 2021” ban hành tại Roma ngày 6-1-2021, trong đó có đoạn ngài nhắc nhở các tín hữu:
“Chủ đề của Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay – “Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe” (Cv 4:20) – là một lời kêu gọi mỗi người chúng ta “sở hữu” và đem đến cho người khác những gì chúng ta mang trong tim mình. Sứ mạng này đã luôn luôn là dấu chứng nhận của Hội Thánh, vì “Hội Thánh hiện hữu là để loan báo Tin Mừng” (Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14). Đời sống đức tin của chúng ta yếu đi, mất sức mạnh tiên tri và khả năng đánh thức sự ngạc nhiên và lòng biết ơn, khi chúng ta trở nên cô lập và rút vào thành những nhóm nhỏ. Tự bản chất của nó, đời sống đức tin kêu gọi một sự mở rộng ngày càng nhiều hơn để bao gồm mọi người, mọi nơi.
“Các Kitô hữu đầu tiên, thay vì chiều theo cám dỗ trở thành một nhóm tinh hoa, họ được Chúa soi sáng và được Người đề nghị một cuộc sống mới là ra đi để đến với các dân tộc và làm chứng về những gì họ đã thấy và đã nghe: tin mừng rằng Nước Thiên Chúa đã ở gần. Họ đã làm như thế với lòng quảng đại, biết ơn và tính cách cao thượng tiêu biểu của những người gieo giống luôn biết rằng những người khác sẽ vui hưởng hoa trái của các cố gắng và hy sinh của họ. Tôi thích nghĩ rằng “ngay cả những người yếu đuối nhất, giới hạn nhất và gặp rắc rối nhất cũng có thể là những người truyền giáo theo cách riêng của họ, vì sự tốt lành có thể được chia sẻ, cả khi nó đi kèm với nhiều giới hạn” (Christus Vivit, 239)”.” [[2]]
Mọi Ki-tô hữu chúng ta đều biết rằng truyền giáo hay loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ trọng tâm của mọi người tín hữu, bởi vì công cuộc ấy thuộc về bản chất của Hội thánh như CĐ Va-ti-ca-nô II đã khẳng định (x.Vat II, AG 2). Do đó, phần đông tín hữu trong Hội thánh luôn thao thức về bổn phận truyền giáo của mình và không ngừng tìm mọi cách để thực thi bổn phận ấy một cách tích cực, hiệu quả và thích hợp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người trong chúng ta vẫn còn lúng túng không biết phải làm gì, làm như thế nào, làm với ai và khi nào để thực thi nhiệm vụ truyền giáo mà Chúa và Hội thánh đã giao phó cho mọi Ki-tô hữu.
Thực ra, ngày nay, có khá nhiều phương thế giúp chúng ta có cơ hội tham gia vào công việc truyền giáo, chẳng hạn như truyền giáo qua các phương tiện truyền thông. Như Sắc lệnh Inter Mirifica của Công đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông xã hội, số 4 đã viết như sau: “Vì Giáo hội Công giáo được Chúa Kitô thiết lập để mang lại ơn cứu độ cho hết mọi người do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, nên Giáo hội Công giáo cũng nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người sử dụng chúng cách đúng đắn. Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền sử dụng và sở hữu bất cứ loại nào trong các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc phục vụ ơn cứu độ các linh hồn.” [[3]]
Được biết, cách đây gần hai tháng, ngày 17-7-2021 trên trang web của HĐGMVN (WHĐ), UB Truyền Thông thuộc HĐGMVN đã đăng tải thông tin phổ biến danh sách trang web và mạng xã hội chính thức của Hội đồng Giám mục VN và các giáo phận tại VN. [[4]] Mở đầu bản tin, UBTT đã viết như sau:
Giáo hội luôn kêu gọi các tín hữu Công giáo sử dụng mọi phương tiện truyền thông sẵn có để loan báo Tin Mừng. Vì thế, Giáo hội luôn trân trọng mọi trang web và mạng xã hội do cá nhân các tín hữu trong và ngoài Công giáo thực hiện, nếu các phương tiện truyền thông ấy thể hiện được chân lý, công bằng và bác ái.
Song song với các trang web và mạng xã hội tốt đẹp do những cá nhân tín hữu thực hiện, còn có những trang web và mạng xã hội chính thức của các Giáo phận. Bản tin đã liệt kê danh sách những trang chính thức của 27 Giáo phận tại Việt Nam. Danh sách này sẽ tiếp tục được cập nhật, vì các Giáo phận có thể thực hiện những thay đổi hoặc làm thêm những trang mới tùy theo nhu cầu của từng hoàn cảnh. Kế tiếp, danh sách các trang web và mạng xã hội chính thức của các Ủy ban trực thuộc HĐGMVN và các Dòng tu tại Việt Nam cũng sẽ được đăng lên để mọi người có thể truy cập mà đón nhận được những điều phong phú tốt đẹp của Tin Mừng. Ngoài ra, danh sách các trang web và mạng xã hội chính thức của các giáo xứ, đoàn thể… trong các Giáo phận tại Việt Nam cũng có thể được đăng lên nếu cần thiết.
Như vậy, ta có thể thấy rằng từ cấp cao nhất là Hội Đồng Giám Mục VN cho đến các giáo phận trong cả nước đều có riêng các trang Website, kênh Youtube và trang mạng xã hội Facebook. Ngoài ra cũng phải kể đến một số không nhỏ các Dòng tu, Chủng viện, Trung tâm Mục vụ giáo phận, các giáo xứ, các hội-đoàn-nhóm Công giáo, các cá nhân linh mục, tu sĩ, tín hữu giáo dân…đều sở hữu các kênh truyền thông nêu trên. Riêng về mạng Facebook, các giáo phận và các đơn vị riêng lẻ cũng đang sử dụng một cách rộng rãi.
Trong bài viết tựa “Truyền thông Công Giáo với Facebook” đăng trên trang dongten.net ngày 27-8-2020, tác giả đã cho biết: “Truyền thông về đạo ở Việt Nam cơ bản vẫn là những Website chính thống của Giáo hội Công Giáo, nhưng sức mạnh loan truyền rộng rãi của nó lại nhờ mạng xã hội Facebook (Fb). Thường mỗi Giáo phận, dòng tu, tu hội đều có Website riêng (27 Giáo phận, hơn 300 dòng tu), là những trang truyền thông chính thức trong Giáo hội. Mỗi trang đều có Ban Truyền Thông mang tính chuyên hoặc bán chuyên nghiệp, tùy theo nhu cầu và tầm mức của nó.” [[5]]
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta thử bàn về mối tương tác giữa Ki-tô hữu và mạng xã hội, đặc biệt là mạng Facebook, đồng thời chia sẻ về việc liệu chúng ta có thể truyền giáo qua mạng xã hội được hay không. Nhưng trước hết, ta hãy tìm hiểu xem mạng xã hội là gì?
1.- MẠNG XÃ HỘI LÀ GÌ?
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của đa số chúng ta, nhất là đối với các bạn trẻ. Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Mạng xã hội là một trang web cho phép bạn kết nối với bạn bè và gia đình. Ở đó, bạn có thể chia sẻ hình ảnh, video, âm nhạc và các thông tin cá nhân một cách nhanh chóng.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Thống kê của các nhóm nghiên cứu cho biết về một số mạng xã hội lớn nhất thế giới và phổ biến hiện nay (năm 2018), như sau:
Facebook: Ra đời năm 2006. Số người dùng hoạt động hằng tháng hiện nay là: 2,070,000,000. Con số 60 triệu người dùng active hằng tháng của Facebook đã tăng đến 1,95 tỉ (Tháng 3/2017) và có sự đột phá mạnh mẽ đến con số 2,01 tỉ (Tính đến tháng 6/2017). Sau đó Facebook tiếp tục có cập nhật rằng con số này đã đạt 2,07 tỉ. Tốc độ tăng trưởng này được dự đoán là sẽ chưa dừng lại ở đó. Điều này đã giúp cho Facebook trở thành mạng xã hội dẫn đầu trong danh sách mạng xã hội lớn nhất thế giới về lượt truy cập của năm nay. Riêng tại Việt Nam hiện có khoảng trên 64 triệu người dùng (hơn 50% dân số cả nước).
YouTube: Số người dùng hoạt động hằng tháng: 1,500,000,000. Về nhì trong danh sách mạng xã hội lớn nhất thế giới chính là kênh Youtube với kho video đa dạng, nhiều lĩnh vực. Youtube thu hút được lượt người dùng lớn bởi nhiều chương trình partner hay và chính sách đãi ngộ hấp dẫn.
Instagram: Số người dùng hoạt động hằng tháng: 800 triệu. Instagram là ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên Apple iOS, Android và Windows Phone. Người dùng có thể tải ảnh hoặc video lên mạng xã hội này.
Twitter: Số người dùng hoạt động hằng tháng: 330,000,000. Twitter là một mạng xã hội trực tuyến theo kiểu những “blog nhỏ” cho phép người dùng gửi và đọc các tin nhắn văn bản lên đến 140 ký tự, hay còn gọi là “tweet”.
Riêng tại VN hiện nay, ta có thể ghi nhận mặt tích cực khá lớn của Facebook qua nhận định của tác giả bài viết đã dẫn, như sau: [[6]]
“Facebook (Fb) là mạng xã hội thịnh hành nhất ở Việt Nam, nó có sức sống lan tỏa mạnh mẽ và là món ăn tinh thần không thể thiếu với cộng đồng xã hội, nhất là đối với lớp trẻ. Theo gso.gov.vn, tính đến tháng 6-2020, tại Việt Nam đã có hơn 69 triệu tài khoản Facebook, chiếm 2/3 dân số. Facebook như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày. Nó rất tiện lợi cho các thành viên kết bạn, liên lạc riêng tư (Private) qua thư thoại (Messenger), hoặc công khai (Public) với mọi người, trong đó tìm thấy một số bạn chung sở thích, chung suy nghĩ, nó là tường (wall) để tỏ bày, chia sẻ kinh nghiệm, những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, góp phần phong phú cho cuộc đời đỡ cô đơn và buồn tẻ, hơn nữa còn là nơi học hỏi được nhiều điều bổ ích, nhiều thông tin thú vị, kiến thức phổ thông phong phú và đa dạng.
“Nhiều người, nhiều nhóm trong tổ chức xã hội cũng như tôn giáo sử dụng Fb hoặc trang nhóm (Fanpage) làm phương tiện đắc lực trong việc truyền thông, đăng bài (post), chia sẻ (share) những thông tin (news), câu chuyện (story), trạng thái (Status), thông điệp (Message), sự kiện (Event), đăng ảnh-video (up), gắn thẻ (Tag) … mà bạn bè hoặc nhiều người quan tâm, tạo được thành quả tốt lành cho xã hội và tôn giáo. Bởi vậy nó là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả (lợi hại) nhất trong xã hội.
“Ngày nay nhờ mạng xã hội, mỗi cá nhân hoặc một nhóm đều có thể thiết lập cho mình một trang riêng (Nick, Fanpage), giống như một trang báo nhỏ thật dễ dàng mà không tốn kém gì cả. Nhưng mỗi bạn trẻ nên “đầu tư’ chất xám để thể hiện nội dung trang của mình được giá trị, hữu ích và phong phú, vì nó không chỉ liên đới với những thành viên đã kết bạn, mà trang của mình còn lan rộng đến nhiều người khác. Ngoài những người đã sành sỏi, có những người mới làm quen hoặc chưa biết rõ “luật chơi” mạng xã hội này, họ tự tìm tòi hoặc nhờ người quen lập cho mình một trang Fb, đặc biệt những người lớn tuổi cũng được con cháu lập cho cái tài khoản để làm quen với mạng để hội nhập cho cuộc đời đỡ tẻ nhạt…”
Ngày nay, không ít Ki-tô hữu có tài khoản Facebook riêng và coi đó như một kênh truyền thông kết nối phong phú đa dạng không chỉ để giải trí mà còn là một phương tiện hữu ích để chia sẻ hay tiếp nhận thông tin, để giáo huấn chỉ dạy, để học hỏi, giao lưu, tâm sự, kết bạn, kêu gọi tương trợ từ thiện vv… Ngoài ra, các bạn Facebookers còn tìm hiểu, học hỏi về giáo lý, về Thánh kinh, về các vấn đề liên quan đức tin và đời sống đạo. Tất nhiên, không thể không kể đến các linh mục, tu sĩ đã tham gia mạng Facebook và kết bạn với nhiều thành viên tín hữu khác.
2.- KI-TÔ HỮU VÀ MẠNG XÃ HỘI
Bây giờ chúng ta bàn về sự tương tác giữa Ki-tô hữu và mạng xã hội. Nói cách khác, đó là tìm hiểu xem tín hữu chúng ta đã gắn bó và sử dụng mạng xã hội như thế nào.
Trước hết chúng ta biết rằng, ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI và ĐTC Phan-xi-cô đều đã và đang sử dụng mạng Twitter và các ngài đã trở thành những thành viên tích cực của mạng xã hội này. Nguồn tin báo chí cho hay: [[7]]
Kể từ thời ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện quen thuộc để Tòa Thánh mở rộng vòng tay với cộng đồng. Các vị đứng đầu Giáo hội Công giáo đã không “làm ngơ” mạng xã hội khi nó ngày càng trở nên quen thuộc với các “công dân mạng”. Ngày 12-12-2012, ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI đã chính thức gia nhập mạng xã hội Twitter với tên truy cập là Benedict XVI, để cập nhật tình trạng cũng như những thông điệp của mình tới giáo dân. Bất cứ ai cũng có thể đăng ký để theo dõi các thông điệp của ĐTC bằng nhiều thứ tiếng thông qua địa chỉ @Pontifex. Từ đó, Tòa Thánh đã trở thành thành viên “tích cực” của truyền thông xã hội.
Trong thông điệp đưa ra trong ngày Truyền thông Thế giới 24-1-2013, ĐTC Bê-nê-đic-tô XVI đánh giá: “Mạng xã hội chính là cánh cửa của sự thật và đức tin, không gian mới cho việc chia sẻ Tin Mừng và hy vọng”. Sự kiện ĐTC tham gia Twitter được xem là phương thức để kết nối hiệu quả hơn với giới trẻ. Twitter của ngài lúc đó thu hút khoảng 2,5 triệu người đăng ký theo dõi.
Tiếp sau ĐTC Bê-nê-đic-tô là ĐTC Phan-xi-cô, ngài cũng quan tâm đến vai trò và hiệu quả của mạng xã hội. Ngài cũng đã thường xuyên sử dụng mạng Twitter. Báo giới nước ngoài từng ví von ĐTC Phan-xi-cô như một “siêu sao” trên mạng xã hội, nhưng người làm nên “huyền thoại” ấy lại không chú trọng đến những sự nổi danh. Cha Lombardi khẳng định: “ĐTC Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất”.
Tài khoản Twitter của ĐTC @Pontifex hiện có 9 ngôn ngữ, kể cả tiếng Ả Rập. Theo một nghiên cứu năm 2015 từ Twiplomacy, tài khoản Twitter của ĐTC có trên 25 triệu người theo dõi bằng các ngôn ngữ khác nhau, bỏ xa các nhà lãnh đạo thế giới hay những ngôi sao hàng đầu có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội. Tài khoản @Pontifex trong phiên bản tiếng Anh của ngài đạt mức trung bình khoảng 8.200 lượt chia sẻ với mỗi câu tweet của ĐTC.
Vị chủ chăn đứng đầu Giáo hội luôn hy vọng rằng sự hiện diện của ngài trên Twitter sẽ giúp truyền bá Phúc Âm đến nhiều nơi trên địa cầu. Ngài đã lan truyền thiện ý khắp thế giới, đã viết những câu tweet đầy cảm hứng từ twitter của mình, nhận định về nhiều vấn đề của xã hội và đưa ra những nhận định thẳng thắn về bản thân Giáo hội Công giáo. Thử đan cử một ví dụ, lời nhắn nhủ (tweets) của ĐTC Phan-xi-cô ngày 7-10-2021 vừa qua, nhân lễ Đức Mẹ Mân Côi: “Hôm Nay Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Trong tháng mười này, tôi mời gọi anh chị em đọc kinh Mân Côi này, để cho Mẹ Maria dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su, Con của Mẹ.” (Nguyên văn tiếng Anh: @Pontifex: “Today, the Church celebrates the Feast of Our Lady Of The Rosary. In this month of October, I invite you to recite this prayer, allowing yourselves to be led by Mary toward Jesus, her Son”) (Nguồn: Fb Lê Hải Nam ngày 8-10-2021).
Theo hiểu biết của người viết thì hiện nay tại VN hầu hết các giáo phận, khá nhiều giáo xứ, dòng tu, cộng đoàn, nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia mạng xã hội YouTube và Facebook. Về con số thống kê chính xác thì chúng ta chưa có nhưng thực tế cho thấy hằng ngày có nhiều bạn Facebookers Công giáo vào mạng để theo dõi và chia sẻ. Có người nhắn tin hỏi thăm người thân bạn bè (qua Messenger). Có người chia sẻ suy tư, suy niệm hay phổ biến một câu Thánh Kinh chọn lọc (qua Status). Có bạn giới thiệu những bài giảng hay, chia sẻ những bài thánh ca chọn lọc hay những câu chuyện liên quan đời sống đạo (qua Youtube). Có thể nói thông tin, tư liệu rất phong phú đa dạng và đã được nhiều bạn theo dõi, bình luận (Comment) và chia sẻ (Share)…Quả vậy, sự tương tác giữa các Facebookers Công giáo đã tạo nên một sức hấp dẫn vô hình (nhưng không ảo) có khả năng đem lại cho cuộc sống sự tươi mới, phấn khởi và hy vọng.
Một Ki-tô hữu thuộc Giáo phận Long Xuyên đã khẳng định rằng “có thể biến tài khoản Facebook cá nhân thành một ‘thánh đường online’ giúp mọi người dễ dàng bước vào gặp gỡ Chúa trong tình liên đới, hiệp thông và cầu nguyện cho nhau. Đó không chỉ là những thông tin về Công giáo Việt Nam mà cả Công giáo thế giới. Đó còn là những bài viết cung cấp kiến thức về đạo cho mọi người như giáo dục đức tin cho giới trẻ, đời sống hôn nhân của người Kitô hữu hay tin người thật việc thật, đó là những giáo hữu làm những việc tử tế, đối xử cao đẹp với mọi người.” (Nguồn: cgvdt.vn 01-8-2017)
Thực vậy, nếu tín hữu chúng ta khôn ngoan biết tận dụng mạng xã hội như là một kênh truyền thông để rao giảng Tin Mừng thì hiệu quả truyền giáo đạt được sẽ không nhỏ.
3.- TRUYỀN GIÁO QUA MẠNG XÃ HỘI
Ngày 13-10-2021 vừa qua, linh mục Đan Vinh (Hiệp Hội Thánh Mẫu) trên trang Công Giáo Info đã chia sẻ bài viết “Thi hành Sứ vụ Loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay” khi đề cập đến việc truyền giáo bằng phương tiện truyền thông, đã kể câu chuyện như sau: [[8]]
Năm 1939, tại Nữu Ước, một tối kia, cha Hall nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người cha chưa quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình và muốn được tâm sự. Cho rằng ông ta đã quay lầm số, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy. Nhưng được ơn Chúa soi sáng, cha đã cầm lấy cây Thánh Giá trên bàn viết của cha và dịu dàng nói tiếp với người đàn ông kia: “Xin ông cứ việc nói, tôi xin lắng nghe đây”.
Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha Hall rối rít. Và từ đó, một cách truyền giáo mới bắt đầu: truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được người ta gọi đến hỏi han tới ba ngàn lần! Cha Hall đã được Giáo Quyền cho phép truyền giáo bằng việc tư vấn lắng nghe điện thoại để nói Lời Chúa với những ai cần được an ủi, hướng dẫn họ qua phương tiện truyền thông đại chúng nầy.
Tác giả bài viết kết luận: Ngày nay các bạn trẻ công giáo còn có thể loan báo Tin Mừng qua Facebook. Có thể tải lên những câu chuyện ngắn hay và có ý nghĩa tìm thấy trên mạng, những bài thơ nội dung súc tích, những lời bình luận với cái nhìn đức tin dựa vào Lời Chúa về những vấn đề thiết thực giữa đời thường vv…
Như vậy, việc truyền giáo qua mạng xã hội là khả thi đối với nhiều người Công giáo, đó là công việc đơn giản, trong tầm tay và trong khả năng của nhiều người. Chúng ta biết rằng, số bạn trẻ Ki-tô sử dụng mạng Facebook không nhỏ vì đó là trào lưu phổ biến và hấp dẫn. Thậm chí ngay những người tín hữu lớn tuổi cũng ham thích mạng xã hội vì thấy được các mặt tích cực của nó.
Thực vậy, với công nghệ wifi phủ rộng khắp nơi các bạn trẻ có thể linh hoạt trong việc sử dụng, tại nhà (95,8%), tại nơi làm việc và trường học (17,3%), quán net (9,5%). Tần suất sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày càng gia tăng vì họ có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi nhờ các thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone (85,3%), máy tính xách tay (24%), máy tính để bàn (20,5%), máy tính bảng (6,8%).
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của giới trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); ít hơn 1 tiếng (16,0%). Qua số liệu cho thấy, giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội, đó là nguyên nhân gây nên tình trạng “nghiện” mạng xã hội đang ngày càng tăng… Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ với mục đích sử dụng khác nhau, việc đăng ký tham gia vào mạng xã hội đơn giản, dễ dàng, tiện lợi đã khiến cho mạng xã hội ngày càng thu hút cả giới trẻ ở các thành phố lớn và những vùng nông thôn. [[9]]
Riêng trong phạm vi sống đạo và truyền đạo của Ki-tô hữu, ta nhận thấy rằng “Ngày nay, mạng xã hội cũng là một ‘mảng đất’ rất lớn, rất thích hợp để rao giảng Lời Chúa. Công đồng Vatican II đã chân nhận rằng: Được Chúa Kitô thiết lập để mang ơn cứu rỗi đến cho tất cả mọi người, Giáo Hội Công Giáo có nhiệm vụ phải rao giảng Tin Mừng, và do đó nhận thấy mình có bổn phận phải sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để loan truyền sứ điệp cứu độ và hướng dẫn con người biết sử dụng đúng đắn các phương tiện ấy.” [[10]]
Vậy xét về ý hướng và mục tiêu truyền giáo trên mạng xã hội của tín hữu Công giáo, chúng ta có thể ghi nhận điều này là việc truyền giáo và tái truyền giáo là khả thi. Thực tế cho thấy hằng ngày tín hữu có thể thực hiện một số việc cụ thể như:
– Chúng ta có thể nhắc nhở nhau đi tham dự thánh lễ các ngày CN và lễ trọng (nếu là thánh lễ trực tiếp);
– Trong thời kỳ giãn cách do dịch Covid-19, chúng ta có thể phổ biến cho nhau lịch các giờ phát trực tuyến thánh lễ ngày thường, Chúa Nhật và lễ trọng tại các giáo phận trên toàn quốc;
– Chúng ta có thể nghe và chia sẻ những bài giảng của các ĐGM, các linh mục trên kênh YouTube;
– Chúng ta có thể chia sẻ những câu Thánh Kinh để làm “Ý lực sống” hằng ngày;
– Chúng ta có thể chia sẻ các bài suy niệm thánh lễ CN, lễ về Chúa, về Đức Mẹ, về các thánh;
– Chúng ta có thể chia sẻ những học hỏi, suy tư về các vấn đề trong Hội thánh, về đức tin, về hoạt động truyền giáo và tông đồ vv…;
– Chúng ta có thể chia sẻ những bài thánh ca hay những chương trình truyền thông Công giáo thông qua kênh YouTube;
– Vừa qua, trong cơn đại dịch Covid, chính mạng xã hội đã thông tin nhanh chóng, cổ vũ nhiệt tình và liên kết chặt chẽ nhiều thành phần Dân Chúa tham gia làm tình nguyện viên tại các bệnh viện tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid. Cũng qua mạng xã hội, ta biết được rằng có nhiều hội-đoàn-nhóm Công giáo tình nguyện làm việc từ thiện, trong đó có sự tham gia của không ít linh mục và tu sĩ. Những việc này đã chẳng những làm sáng lên tinh thần bác ái Ki-tô giáo trong Hội thánh, mà còn gây được tiếng vang lớn trong giới chính quyền và ngoài xã hội.
Tóm lại, ngày nay, việc loan báo Tin Mừng qua mạng xã hội facebook là một cách truyền thông niềm tin hữu hiệu mà nhiều bạn trẻ hướng đến. Việc chia sẻ niềm tin Công giáo trên mạng xã hội, trước tiên cũng là một cách để người tín hữu tuyên xưng đức tin của mình trước cộng đồng mạng, đồng thời mời gọi mọi người cùng ý thức hơn trong việc sống đạo. Là Kitô hữu, chúng ta được lớn lên với Lời Chúa, việc chia sẻ đức tin của mình trên mạng xã hội là cách nhanh chóng để mang Chúa đến gần hơn với mọi người. Một tín hữu Công giáo đã tâm sự như sau: “Việc chia sẻ đức tin của mình lên Facebook cũng là một cách tôi nhắc nhở chính bản thân mình luôn sống đúng tinh thần Kitô hữu, đồng thời truyền tải niềm hy vọng và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa đến với anh em”./.
Aug. Trần Cao Khải
[[1]]https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2021-10/dtc-phanxico-y-cau-nguyen-thang-10-thang-truyen-giao.html
[[2]]https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/su-diep-cua-duc-thanh-cha-phanxico-cho-ngay-the-gioi-truyen-giao-2021-42805
[[3]]http://giaophanmytho.net/truyen-thong-xa-hoi/truyen-thong-cong-giao-va-su-menh-truyen-giao-9947.html
[[4]]https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/danh-sach-trang-web-va-mang-xa-hoi-chinh-thuc-cua-cac-giao-phan-viet-nam-42223
[[5]] https://dongten.net/2020/08/27/truyen-thong-cong-giao-voi-facebook/
[[6]] https://dongten.net/2020/08/27/truyen-thong-cong-giao-voi-facebook/
[[7]] http://www.cgvdt.vn/cong-giao-the-gioi/duc-giao-hoang-va-mang-xa-hoi_a2405
[[8]] http://conggiao.info/thi-hanh-su-vu-loan-bao-tin-mung-trong-the-gioi-hom-nay-d-63196
[[9]]https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-tinh-tich-cuc-cua-mang-xa-hoi-cho-gioi-tre-79778.htm
[[10]]http://daminhrosalima.net/ky-nang-song/nguoi-song-doi-thanh-hien-mang-xa-hoi-va-su-vu-truyen-giao-24258.html
2021
Những điều bạn không nên nói khi đi làm
Những điều bạn không nên nói khi đi làm
Có một quy tắc ứng xử nhất định mà mọi người xung quanh nơi làm việc phải tuân theo và điều trớ trêu là mọi người hầu như không hiểu rõ ý định thực sự của những người xung quanh họ. Mọi người ở nơi làm việc có thể thể hiện thành kiến đối với suy nghĩ của bạn và điều này dẫn đến sự sai lệch hoặc hiểu sai. Điều này cũng xảy ra với những người tại nơi làm việc mà một phần thuộc trong nhóm của bạn.
Điều này không chỉ giới hạn ở nơi làm việc. Bạn có thể không biết anh bạn hoặc cha hay mẹ bạn thực sự muốn nói gì hoặc làm gì, hay bạn của bạn ở trường đại học có ý gì với bất cứ những điều anh ấy hoặc cô ấy nói hoặc làm khi bạn gặp họ.
Có những lý do mà bộ phận nhân sự thông báo cho bạn về quy tắc ứng xử nơi làm việc và văn hóa mà họ tuân theo. Một trong những điều quan trọng là bạn nên cẩn thận với những chủ đề nóng hổi có thể khiến bạn gặp rắc rối hoặc khiến bạn rơi vào trạng thái tranh cãi, đặc biệt là khi bạn đang làm việc.
Bạn có thể tìm hiểu một điều về đạo đức nơi làm việc của mình trên YouTube bằng các dịch vụ Internet Spectrum. Các dịch vụ Spectrum cũng mang đến cho bạn các kênh Spectrum Silver cho người dùng truyền hình cáp, có thể đưa bạn đến gần với các xu hướng kinh doanh mới nhất cũng như các chương trình thực tế khác nhau.
Hãy xem xét những điều khác nhau mà bạn không nên nói khi ở nơi làm việc:
Đảng chính trị và tôn giáo
Đây là một trong những điều quan trọng nhất không nên bàn cãi khi bạn đi chơi với đồng nghiệp, bạn bè và thậm chí tại nơi làm việc. Nói về tôn giáo hoặc đảng phái chính trị và hoạt động của họ sẽ không thể ảnh hưởng đến việc bạn đồng ý hay không đồng ý trong một cuộc thảo luận vì lý do bạn có quan điểm khác nhau về những hiện tượng này.
Ngay cả khi bạn là người có nghiên cứu và phân tích dựa trên bằng chứng và có bằng chứng gì đó về cả hai điều này, bạn sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa để lập luận của mình được xác thực. Điều này có thể tạo ra căng thẳng và thậm chí là xung đột tại nơi làm việc hoặc trong nhóm mà bạn là thành viên.
Dân tộc và Chủng tộc
Nói về sắc tộc và chủng tộc trong và ngoài nơi làm việc là một chủ đề tồi. Các chủ đề và cuộc thảo luận về chủng tộc và dân tộc xoay quanh những thành kiến về cảm xúc và có thể trở thành chủ đề phi lý vì khi bạn nói ngày càng nhiều về chủng tộc của ai đó, điều đó tạo ra sự phi lý.
Một số nơi làm việc rất coi trọng việc thảo luận về chủng tộc, sắc tộc và can thiệp nếu có bất kỳ sự cố nào được báo cáo cho họ. Ngoài ra, nếu bạn chuyển lời bình luận hoặc trò đùa về một chủng tộc hoặc dân tộc nhất định thì điều này sẽ tạo ra sự căm ghét nhất định giữa tất cả những người thuộc các đặc điểm cụ thể và điều này dẫn đến việc tạo ra các nhóm khác nhau có thể không hoạt động cùng với những người thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác. Bộ phận nhân sự có thể can thiệp và khiến bạn bị phạt vì hành vi phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc hoặc cổ vũ phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc.
Sự thay đổi nhân sự hay Chính sách thay đổi nhân sự
Sự thay đổi nhân sự và bảo mật công việc có thể là điều mà sếp của bạn hoặc những người khác xung quanh bạn có thể coi trọng và điều này có thể tạo ra căng thẳng trong công việc. Khi điều này xảy ra, có rất nhiều tranh luận và những người cảm thấy bị đe dọa về công việc này tạo ra rất nhiều vấn đề khác như mọi người chuyển đổi công việc, cách chức, hiệu suất suy giảm, vắng mặt và nhiều hơn nữa. Điều này cũng có thể tạo ra sự không chắc chắn giữa các nhân viên cũng như rất không lành mạnh và dẫn đến năng suất thấp hơn hoặc không có.
Tình dục
Bạn chỉ được phép nói về tình dục nếu bạn đang làm việc tại một phòng khám chuyên điều trị chứng rối loạn tình dục, một công ty chuyên kinh doanh đồ chơi tình dục và các sản phẩm và dịch vụ liên quan. Ngoài ra, nó là một trong những chủ đề nóng nhất mà bạn nên tránh. Có một thực tế là đàn ông và phụ nữ biết về ý định tình dục của nhau và đôi khi đàn ông là người hiểu sai mối quan hệ khi phụ nữ coi đó là tình bạn hay sự thân thiện. Trong sự hiểu lầm này, họ bắt đầu nói về tình dục một cách cởi mở khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể bị sa thải khỏi nơi làm việc của mình.
Nói về Cấp trên hoặc Quản lý cấp cao
Nói chuyện hoặc tán gẫu về cấp trên, người quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn có thể là điều gì đó có thể khiến bạn chìm trong nước sôi lửa bỏng. Điều tồi tệ nhất xảy ra tại nơi làm việc là luôn có một người có thói quen tung tin đồn thất thiệt về những người xung quanh họ. Nếu bất kỳ ai hoặc cấp trên của bạn biết về điều này bằng mọi cách, thì cuối cùng bạn sẽ gặp rắc rối và có khả năng bị sa thải khỏi công việc của mình.
Lời kết
Cuối cùng, người ta có thể nói rằng nơi làm việc của bạn có bộ quy tắc riêng và sếp của bạn cũng như những người khác trong các bộ phận liên quan đều rất nghiêm túc với chúng. Bạn nên luôn cư xử tích cực và giữ thái độ chuyên nghiệp khi ở bàn làm việc. Một khi bạn rời khỏi nơi làm việc hoặc tham gia một cuộc tụ tập xã hội, thì bạn có thể có những hành vi thông thường của mình với họ.
Caroline Eastman
2021
Tại sao Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện chiêm niệm
Tại sao Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện chiêm niệm
Kinh Mân Côi là một lời cầu nguyện tuyệt vời có thể được dùng để chiêm ngắm các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Trong khi một số người có thể coi Kinh Mân Côi là lỗi thời, thì Giáo hội Công giáo vẫn tiếp tục xem đó như một phương pháp cầu nguyện tuyệt mỹ.
Đặc biệt, Thánh Gioan Phaolô II xác tín rằng đó là một cách hoàn hảo để thực hành việc chiêm niệm.
Ngài đã viết về điều đó trong Tông thư về Kinh Mân Côi.
Lý do quan trọng nhất để khích lệ mạnh mẽ việc thực hành Kinh Mân Côi là vì nó được xem như phương tiện hữu hiệu nhất nhằm thúc đẩy các tín hữu dấn thân vào việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Kitô giáo mà tôi đã đề ra trong Tông thư Novo Millennio Ineunte, như một “sự huấn luyện nên thánh” chính cống: “Điều cần có là một đời sống Kitô hữu nổi bật hơn cả trong nghệ thuật cầu nguyện”.
Đức Gioan Phaolô II thậm chí còn đi xa hơn khi so sánh Kinh Mân Côi với các phương pháp cầu nguyện chiêm niệm khác đã được phát triển ở Đông phương.
Kinh Mân Côi thuộc về một trong những truyền thống tốt đẹp nhất và đáng ca ngợi nhất của việc chiêm niệm Kitô giáo. Được phát triển ở phương Tây, như là một lời cầu nguyện chiêm niệm tiêu biểu, cách nào đó tương ứng với “lời cầu nguyện của con tim” hoặc “lời cầu nguyện của Chúa Giêsu”, vốn đã bén rễ trong vùng đất của Kitô giáo Đông phương.
Thực vậy, Thánh Gioan Phaolô II còn nói rằng Kinh Mân Côi nếu không suy ngắm thì giống như một “cái xác vô hồn”.
Kinh Mân Côi là một kinh nguyện chiêm niệm mạnh mẽ, vì nó bắt đầu từ kinh nghiệm của chính Đức Maria. Nếu không có chiều kích chiêm niệm này, Kinh Mân Côi sẽ mất đi ý nghĩa, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chỉ rõ:
“Không có yếu tố chiêm niệm này thì Kinh Mân Côi là một cái xác vô hồn, và việc lần hạt của nó có cơ nguy trở thành một thứ lập đi lập lại một cách máy móc những công thức và đi tới chỗ đối diện với lời cảnh giác của Chúa Kitô: “Trong khi cầu nguyện đừng có lải nhải nhiều lời trống rỗng như Dân Ngoại vốn làm; vì họ nghĩ rằng họ có nhiều lời mới được đáp ứng” (Mt 6,7). Tự bản chất, việc lần hạt Mân Côi cần một nhịp điệu bình lặng và một tốc độ khoan thai, để giúp cho cá nhân suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời của Chúa bằng cặp mắt của Mẹ là vị gần Chúa nhất. Có thế những phong phú khôn lường của những mầu nhiệm này mới được tuôn trào ra” (MC 47).
Chìa khóa để mở ra chiều kích chiêm niệm của Kinh Mân Côi nằm trong việc suy niệm về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu chứ không chỉ đơn giản là hàng đống những “lời nói suông”.
Nếu chỉ lần chuỗi Mân Côi cách đơn giản và không tham gia vào việc suy niệm thì quá dễ. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm vậy, chúng ta có nguy cơ “lải nhải”, những lời cầu nguyện đó không tác động gì đến tâm hồn chúng ta.
Đức Gioan Phaolô II cũng giải thích rằng khi lần chuỗi Mân Côi chúng ta nên chiêm ngắm khuôn mặt của Chúa Giêsu.
Kinh Mân Côi là một trong những đường lối cầu nguyện truyền thống của Kitô giáo hướng đến việc chiêm ngắm gương mặt Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã mô tả điều đó bằng những lời sau:
“Là một kinh nguyện Phúc Âm, tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi bởi thế là một kinh nguyện có chiều hướng Kitô học rõ ràng. Thật vậy, yếu tố nổi nhất của nó là tính cách liên tục như là kinh cầu của Kinh Kính Mừng tự nó trở thành một lời chúc tụng Chúa Kitô không ngừng” (MC 46).
Lần tới, khi lần chuỗi Mân Côi, bạn hãy cố gắng thực hiện theo cách chiêm niệm, là suy gẫm về những mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu và ngắm nhìn khuôn mặt của ngài.
- Võ Tá Hoàngchuyển ngữ
2021
Tìm hiểu về các Công đồng của Giáo Hội
Tìm hiểu về các Công đồng của Giáo Hội
Xin gửi đến quý độc giả một vài khái niệm về Công đồng và liệt kê 21 Công đồng Chung.
I/ Một vài khái niệm về Công đồng
Định Nghĩa
Công đồng là một hội nghị gồm các Giám mục, cùng một số bề trên của các tổ chức tu trì trong Giáo Hội, chính thức nhóm họp bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý đức tin hay sinh hoạt của Giáo Hội
Phân Loại
Công đồng có nhiều cấp bậc khác nhau, bao gồm trong hai loại tổng quát: Công đồng chung và Công đồng riêng
Công đồng Chung: còn gọi là Công đồng phổ quát. Từ khi có phong trào hợp nhất các Kitô hữu, người ta còn gọi là Công đồng đại kết. Đây là hội nghị các giám mục toàn cầu, với sự có mặt của các bề trên cao cấp trong các tổ chức tu trì, dưới sự chủ tọa đích thân của giám mục Rôma hay qua đặc sứ của ngài(x.GH22). Trước Công đồng chung Vatican II, chỉ có giám mục chính tòa mới có quyền tham dự Công đồng chung. Từ nay mọi giám mục có quyền tham dự Công đồng vì là thành phần của giám mục đoàn(x. GM 4)
Công đồng riêng: là một hội nghị gồm các giám mục của một miền dất nào đó trong Giáo Hội. Người ta phân biệt: Công đồng giáo tỉnh gồm các giám mục trong một miền, một giáo tỉnh dưới quyền chủ tọa của một tổng giám mục hay giám mục trưởng giáo tỉnh. Công đồng liên giáo tỉnh hay đại Công đồng nếu hội nghị, gôm các giám mục của nhiều giáo tỉnh khác nhau dưới quyền chủ tọa sứ thần Tòa Thánh. Ta cũng có thể kể thêm Công đồng toàn quốc, Công đồng toàn miền. Ngoài ra, còn có hội nghị khác của các giám mục gọi la thượng hội đồng, hội nghị hay công nghị giám mục. Công nghị giáo phận (x. GL. Đ. 460) dùng để chỉ phiên họp của vị giám mục giáo phận với hàng giáo sĩ của mình. Còn Thượng Hội đồng giám mục (Synod) là một quy chế được thể hiện sau Công đồng Vatican II. Đây là hội nghị do chính Giáo hoàng Roma triệu tập các giám mục đại diện hay những người được ngài chỉ định để cùng tìm hiểu và giúp ngài về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Giáo Hội trong thế giới
Thẩm quyền của Công đồng chung: là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo Hội. Đó chính là giám mục đoàn được quy tụ lại vì Chúa Kitô đã ban quyền cho các tông đồ và những người kế vị các ngài để dạy dỗ và điều khiển Giao Hội
Những nghị quyết của Công đồng chung có một giá trị tối cao đối với toàn thể Giáo Hội. Theo một số điều kiện đã được ấn định trong Giáo Hội, chúng có tính bất khả ngộ, nghĩa là không thể sai lầm. Nghị quyết chia thành hai loại: Nghị quyết về quy luật ấn định những luật lệ, tập quán, nghi lễ…..nghị quyết về giáo lý bàn về những điểm giáo lý gây tranh cải, làm sáng tỏ những điểm giáo lý còn nghi ngờ, xác định những chân lý mặc khải bị lạc giáo chối từ hoặc lên án những điểm sai lạc bằng các phán quyết “tuyệt thông”
Các Công đồng chung trong lịch sử:
Các Công đồng chung đóng vai trò đặc biệt trong lịch sử Giáo Hội vì đã làm chứng và xác định những chân lý mạc khải, ấn định những hình thức thờ phượng và kỷ luật, tạo nên những cuộc biến chuyển và canh tân đời sống Kitô giáo. Nhìn chung các Công đồng biểu lộ những nổ lực của Giáo Hội muốn luôn luôn chuyển biến chính mình để vừa bảo vệ khỏi những khủng hoảng của thời đại, vừa thanh tẩy mình khỏi những khiếm khuyết, vừa phát triển mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần
Trong dòng lịch sử suốt 20 thế kỷ qua, có tất cả 21 công đồng chung: 8 Công đồng chung đầu tiên nhóm họp ở phương Đông, 13 Công đồng sau ở phương Tây. Hầu hết, các giáo hội ly khai Đông Phương chỉ công nhận 7 Công đồng chung đầu tiên. Các Công đồng này, có thể nói, đã xác định phần lớn giáo lý cơ bản của Giáo Hội. Các hoàng đế Đông Phương đã có công tích cực trong việc triệu tập và giúp đỡ Công đồng trong thời gian nhóm họp, dù giá trị của Công đồng hệ tại ở việc chuẩn nhận của vị Giáo hoàng ở Roma
II/ Liệt kê 21 Công đồng Chung
Chúng tôi đã trình bày một số điểm cơ bản của từng Công đồng trong phần Niên biểu Lịch sử Giáo Hội. Sau đây chỉ là bảng liệt kê danh sách ngày tháng và một số chi tiết khác của các Công đồng chung
- Nieaea I:Năm 325, thành phần tham dự gồm khoảng 300 giám mục Đông Phương, 4 giám mục Tây Phương, 2 linh mục Roma làm đặc sứ của Thánh Giáo hoàng Sylvester I. Hoàng đế Constantinus I triệu tập. Công đồng họp từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 8. Công đồng định tínhCon Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha
- Contastantinople I:Năm 381. Hoàng đế Theodosius I triệu tập dưới triều Thánh Giáo hoàng Damanus I. Có khoảng 186 giám mục Đông Phương dự. Khóa họp từ tháng 5 đến tháng 7. Công đồng lên án các lạc thuyết Arius và Macedonius,xác nhận và triển khai Kinh Tin Kính Nicaea
- Ephesus:Năm 431. Hoàng đế Theodosius II triệu tập, dưới triều Thánh Giáo hoàng Celestinus I. Có khoảng 150 – 200 giám mục Đông Phương, 1 giám mục Tây Phương, 3 đặc sứ tham dự với 5 khóa họp từ 22-6 đến 17-7. Công đồng lên án 2 lạc thuyết Nestorius và Pelagius,Công bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và xác định sự ngôi hiệp nơi Đức Kitô
- Chaleedon:Năm 451 Hoàng đế Mareianus triệu tập. Khoảng 600 giám mục Đông Phương, 2 giám mục Phi Châu, 3 đặc sứ của của Thánh Giáo hoàng Leo I tham dự 17 khóa họp từ 8-10 đến 1-11. Công đồng lên án thủ lãnh lạc giáo Eutyches, tuyên bốĐức Ki tô có một ngôi vị với hai bản tính riêng biệt
- Constantinople II:Năm 553 Hoàng đế Justinianus I triệu tập dưới triều Giáo hoàng Vigilius. Khoảng 150 giám mục Đông Phương, 8 giám mục Phi Châu tham dự 8 khóa họp từ 5-5 đến 2-6. Công đồng lên án”Ba chương” trích từ tác phẩm của các giáo phụ bị cho là theo thuyết Nestorius: T. de Mopsuestus Theodoretus và Ibas
- Constantinople III:Năm 680-681. Hoàng đế Constantinus IV triệu tập, dưới triều các Thánh Giáo hoàng Agatho và Leo II. Khoảng 165 giám mục Đông Phương, 6 giám mục Tây Phương và 3 sứ thần tham dự. Công đồng họp 16 khóa từ 7-11-680 đến 61-9-681. Công đồng lên án thuyếtNhất ý và dạy rằng Đức Kitô có hai ý chí: ý chí con người và ý chí Thiên Chúa
- Nicaea II:Năm 787 Nữ hoàng Irene triệu tập dưới triều Giáo hoàng Adrianus I. Có khoảng 300 giám mục Đông Phương, 2 sứ thần tham dự 8 khóa họp từ 24-9 đến 23-10. Công đồng lên án Phá Hủy Ảnh Thánh, xác định có thể tôn kính ảnh thánh mà không bị coi là ngẫu tượng
- Constantinople IV:Theo Công giáo. Công đồng nhóm họp năm 870, do Hoàng đế Basilius I triệu tập, dưới triều Giáo hoàng Adrianus II. Có khoảng 120 giám mục Đông Phương và 3 đặc sứ tham dự 6 khóa họp từ 5-10-869 đến 8-2-870. Công đồng lên án phái Phá Hủy Ảnh Thánh và truất quyền Thượng phụ Giáo chủ Photius, Nhưng Giáo hội ly khai Đông Phương chỉ công nhận Công đồng năm 880 đồng thời hủy bỏ hết Công đồng năm 870
- Lateran I:(Lateranus), năm 1123 do Giáo hoàng Callixtus II triệu tập. Khoảng 300 giám mục và 700 đại biểu khác tham dự các khóa họp từ 8-3 đến 6-4. Công đồng phê chuẩn thỏa ước Worms và một số điều canh tan Giáo hội
- Lateran II:Năm 1139 Giáo hoàng Innocens II triệu tập. Có khoảng 1000 tham dự viên họp trong tháng 4 để lên án việc ly giáo của Anacletus
- Lateran III:Năm 1179 Giáo hoàng Alexander III triệu tập. Khoảng 300 giám mục và 400 giáo sĩ tham dự 3 khóa họp diễn ra từ ngày 5 đến 19-3 để lên án bè rối Albigenses.Công đồng quy định cách chọn giáo hoàng
- Lateran IV:Năm 1215. Giáo hoang Innocens III triệu tập. Có 412 giám mục và 388 giáo sĩ tham dự, các khóa họp từ 11 đến 30-11. Công đồng quy định việc xưng tội mỗi năm và rước lễ mùa Phục Sinh. Lần đầu tiên. Công đồng nói đến từ“chuyển bản thể” trong Bí tích Thánh Thể
- Lyon I:Năm 1245. Giao hoàng Innocens IV triệu tập. Khoảng 150 giám mục và nhiều giáo sĩ tham dự 3 khóa họp từ 28-6 đến 17-7 để lên án hoàng đế Frederick. II
- Lyon II:Năm 1247. Giáo hoàng Gregorius X triệu tập. Khoảng 500 giám mục và 570 giáo sĩ (có Thánh Thomas và Bonaventura), hoàng đế Đông Phương M. Paleologus cũng tham dự. Gồm 6 khóa họp từ 7-5 đến 17-7. Công đồng bàn vềsự hợp nhất giữa Giáo hội Đông Phương và Tây Phương
- Vienne:Năm 1311-1312. Giáo hoàng Clemens V triệu tập. Khoảng 132 giám mục với nhiều giáo sĩ tham dự 3 khóa họp từ 16-10-1311 đến 6-5-1312. Công đồng giải tán dòng Hiệp Sĩ Đền Thờ, lên án quan niệm sai lạc của tu sĩ. Beguard và Beguin
- Constance(Konstanz): Năm 1414-1418. Hoàng đế Segismundo triệu tập dưới triều Giáo hoàng Gregoritus XII và Matinus V. Khoảng 200 giam mục, nhiều giáo sĩ và chuyên viên tham dự 45 khóa họp, từ 5-11-1414 đến 22-4-1418.Công đồng bãi nhiệm ba giáo hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly khai ở Tây Phương, lên án J. Wycliff, JanHus và chọn Giáo hoàng Matinus V
- Florence(Firenze): Năm 1438-1455. Giáo hoàng Eugenius IV triệu tập. Lần đầu họp ở Basel, sau dời về Ferrara, rồi về Florence. Khoảng 30 giám mục Đông Phương tham dự.Công đồng đã đưa ra nhiều phương thức hợp nhất Giáo Hội
- Lateran V:Năm 1512-1517. Giáo hoàng Julius II và Leo X triệu tập. Có 115 giám mục Tây Phương tham dự 12 khóa họp, từ 3-5-1512 đến 6-3-1517.Công đồng xác định quyền bính giáo hoàng và quyền bính Công đồng, lên án những người theo thuyết Tân Aristole
- Trent(Trento): Năm 1545-1563. Giáo hoàng Paulus III. Julius III, Pius IV triệu tập. Lúc khai mạc có 70 giám mục, lúc kết thúc có 252 giám mục và nhiều giáo sĩ tham dự trong 25 khóa họp từ 13-12-1545 đến 4-12-1563.Công đồng xác định một số điểm đức tin và giáo lý liên quan đến Phong trào Cải Cách, canh tân Giáo Hội về nhiều điều thực tế.
- Vatican( Vaticano I): Năm 1869-1870. Giáo hoàng Pius IX triệu tập. Có 747 giám mục tham dự và nhiều giao sĩ trong 4 khóa từ 8-12-1869 đến 1-7-1870.Công đồng lên án thuyết duy lý và tuyên bố tính bất khả ngộ của giáo hoàng
- Vatican II:Năm 1962-1965. Giáo hoàng Joannes XXIII và Paulus VI triệu tập. Có tất cả 2.860 nghị phụ tham dự. Số nghị phụ ở mỗi khóa thay đổi từ 2.150-2.500. Có 10 khóa trong 4 kỳ họp.Công đồng đã soạn thảo và công bố 4 hiến chế, 9 sắc lệnh, và 3 tuyên ngôn nhằm đổi mới toàn diện đời sống Giáo hội Công giáo và hướng tới sự hợp nhất Kitô giáo.
*Bài này trong quyển “ Giáo hội Công Giáo Việt Nam niên giám 2004 của Văn phòng Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội xuất bản năm 2004 từ trang 90 đến trang 93”