Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ

Danh mục: Tài liệu giáo dục

Home / Giáo dục / Tài liệu giáo dục
20Tháng Mười
2022

Các phương thế giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục

20/10/2022
Anmai, CSsR
Giáo dục, Tài liệu giáo dục
0

Các phương thế giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục

 

Bà Maria Simma chào đời ngày 21-2-1915 tại Sonntag thuộc Grosswalsertal (Vorarlberg) bên nước Áo. Bà là tín hữu Công Giáo thật đạo đức có lòng yêu thương cách riêng Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội.

Do đó Các Đẳng Linh Hồn được THIÊN CHÚA cho phép hiện về xin bà cầu nguyện, đền bù tội lỗi thay cho các ngài để các ngài được sớm hưởng Nhan Thánh Chúa. Sau đây là chứng từ của bà về các phương thế hữu hiệu nhất để giúp đỡ các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình.

1/ Thánh Lễ. Thánh Lễ là hy tế tối cao không gì có thể thay thế được.

2/ Các đau khổ đền bù. Mỗi một đau đớn thể xác hoặc tinh thần vui lòng chấp nhận đều có thể dâng cho Các Đẳng Linh Hồn.

3/ Kinh Mân Côi. Sau Thánh Lễ, kinh Mân Côi là phương thế hữu hiệu nhất để giúp Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Mỗi ngày có số đông Các Đẳng Linh Hồn được giải thoát khỏi Lửa Luyện Hình nhờ Kinh Mân Côi, nếu không chắc hẳn các ngài còn phải chịu đau khổ lâu năm dài đăng đẳng trong Luyện Ngục.

4/ Đàng Thánh Giá. Đi Đàng Thánh Giá cũng giúp ích rất nhiều, làm giảm bớt hình khổ cho các Đẳng Linh Hồn.

5/ Các Ân Xá. Các Đẳng Linh Hồn cho biết là Các Ân Xá có một giá trị lớn lao. Các Ân Xá là của bồi thường thích đáng được Đức Chúa GIÊSU KITÔ dâng lên THIÊN CHÚA là CHA Người. Kẻ nào lúc còn sống lãnh nhiều Ân Xá cho người quá cố thì cũng sẽ nhận được – hơn những người khác – ơn toàn xá trong giờ lâm tử, là ơn được ban cho mỗi tín hữu vào giờ lâm chung ”in articulo mortis”.

Thật bất nhân nếu chúng ta không biết lợi dụng kho tàng ơn thánh của Hội Thánh để giúp ích cho Cắc Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Cứ tưởng tượng rằng chúng ta đang đứng trước một ngọn núi đầy đồng tiền bằng vàng và chúng ta có thể tự do lấy bao nhiêu tùy ý để giúp những người nghèo không thể lấy được, mà chúng ta lại nhẫn tâm không chịu lấy để giúp đỡ người khác, thì hẳn chúng ta ác độc biết biết là chừng nào! Tại rất nhiều nơi người ta thấy việc sử dụng các Kinh hưởng ân xá giảm bớt rất nhiều. Cần phải khuyến khích các tín hữu Công Giáo ở khắp mọi nơi trở lại với việc đạo đức lãnh các Ân Xá và nhường lại cho Các Đẳng Linh Hồn.

6/ Làm việc bố thí và các việc lành phúc đức, đặc biệt là việc dâng cúng tiền của cho công cuộc truyền giáo cũng giúp ích rất nhiều cho Các Đẳng Linh Hồn.

7/ Thắp nến cũng giúp ích cho Các Đẳng Linh Hồn. Lý do là cử chỉ ưu ái này làm giảm nhẹ đau khổ tinh thần của Các Đẳng Linh Hồn. Lý do khác là khi thắp sáng các cây nến đã được làm phép sẽ đẩy lui bóng tối mà Các Đẳng Linh Hồn đang chìm ngập trong Luyện Ngục.

Một hôm có một bé trai 11 tuổi ở Kaiser hiện về xin bà Maria Simma cầu nguyện cho cậu. Cậu bị giam trong Lửa Luyện Ngục bởi vì khi còn sống, vào ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2-11, cậu nghịch ngợm thổi tắt các cây nến được thắp sáng trên các ngôi mộ nơi nghĩa trang. Rồi cậu cũng ăn cắp nến để chơi đùa.

Các cây nến được làm phép có một giá trị rất lớn đối với Các Đẳng Linh Hồn. Vào một Ngày Lễ Nến 2-2 bà Maria Simma phải thắp sáng hai cây nến để cầu cho một Linh Hồn, cùng lúc bà phải chịu các đau khổ để đền bù thay cho Linh Hồn này.

8/ Rảy Nước Thánh có công hiệu làm giảm bớt các đau khổ Các Đẳng Linh Hồn đang phải chịu. Một hôm bà Maria Simma rảy nước thánh cho Các Đẳng Linh Hồn. Bà liền nghe một tiếng nói: ”Xin rảy thêm nữa!”

Tất cả các phương thế không giúp ích cho Các Đẳng Linh Hồn cùng một phương cách như nhau. Nếu khi còn sống, người nào không quý chuộng việc tham dự Thánh Lễ, thì trong Lửa Luyện Ngục cũng không được hưởng bao nhiêu các ơn ích do Thánh Lễ mang lại. Nếu một người khi còn sống có lòng ác độc thì cũng không được giúp đỡ lúc bị giam trong Lửa Luyện Hình. Người nào phạm tội phỉ báng người khác thì phải đền bù cách nghiêm khắc các tội lỗi của họ. Nhưng kẻ nào có lòng tốt khi còn sống thì sẽ nhận được rất nhiều trợ giúp lúc bị giam trong Lửa Luyện Hình.

Một linh hồn lúc còn sống đã sao nhãng việc tham dự Thánh Lễ đã xin cử hành 8 Thánh Lễ để được giải thoát khỏi Lửa Luyện Ngục. Lý do là khi còn sống Linh Hồn này đã xin cử hành 8 Thánh Lễ cho một Linh Hồn khác nơi Lửa Luyện Hình.

… ”Lạy THIÊN CHÚA, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết. Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. Lạy THIÊN CHÚA, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Thánh Vịnh 51(50) 3-14).

(”Le anime del Purgatorio mi hanno detto”, Maria Simma, Edizioni Villadiseriane, Ottava edizione, trang 40-42)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Read More
19Tháng Mười
2022

Sử dụng thuốc Viagra có phù hợp đạo đức Công Giáo không?

19/10/2022
Anmai, CSsR
Giáo dục, Tài liệu giáo dục
0

 

Giải đáp: Đạo đức của việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào phụ thuộc vào đối tượng, ý định, và hoàn cảnh.

Giả sử rằng, thuốc Viagra chỉ có một mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong hôn nhân, để những cặp hôn phối có thể thực hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống hợp luật.

Nếu người nào không lập gia đình, hoặc không vì mục đích duy trì nòi giống thì về mặt đạo đức, cấm họ dùng thuốc Viagra. Nếu kết hôn khi đã vượt quá độ tuổi sinh sản, không thể duy trì nòi giống, thì việc sử dụng thuốc Viagra có thể xét là phù hợp đạo đức nếu nó giúp giữ cho tình yêu và tình cảm giữa đôi hôn phối được sung mãn.

Nhưng, chúng ta phải từ chối sử dụng thuốc này nếu quan hệ tình dục chỉ vì khoái lạc. Các hoạt động trong hôn nhân luôn cần phải được hiểu từ quan điểm đó là món quà tự hiến chứ không phải là món quà tự nhận.

*Viagra là một loại thuốc hỗ trợ nam giới quan hệ tình dục. Phần giải đáp trên của Linh mục Francis J. Hoffman, JCD (Fr. Rocky) – Giám đốc điều hành của Relevant Radio. Cha được Đức Chân Phước Gioan Phaolô II truyền chức linh mục thuộc hội Opus Dei vào năm 1992, cha có bằng tiến sĩ Giáo Luật của Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh (MBA) của Đại học Notre Dame, và bằng Cử nhân Lịch sử của Đại học Northwestern. Các câu trả lời của cha xuất hiện trong nhiều tờ báo và tạp chí Công giáo trên khắp Hoa Kỳ.

(Catholic News Agency)

Read More
16Tháng Mười
2022

Hoàn thiện nhân cách – Giá trị của sự lạc quan

16/10/2022
Anmai, CSsR
Giáo dục, Tài liệu giáo dục
0

Hoàn thiện nhân cách – Giá trị của sự lạc quan

 

HỌC LÀM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH NHÂN CÁCH – BÀI 68

  1. LỜI CHÚA : 

“Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa. Được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban” ( Tv 12, 6).

  1. CÂU CHUYỆN : LẠC QUAN CẢ KHI GẶP THỬ THÁCH. 

Một cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời đang mưa to. Lúc về nhà xem ra thời tiết còn bị xấu hơn : gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp ầm ầm. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng nên đã mặc áo mưa và che dù đến trường đón con. Bà rất ngạc nhiên khi nửa đường gặp con đang về nhà trong mưa. Bà mẹ thấy con mình cứ nhìn lên trời mỉm cười mỗi khi có tia chớp lóe sáng lên. Khi được hỏi tại sao lại mỉm cười khi thấy chớp sáng, cô bé hồn nhiên trả lời : “Vì con muốn cho mặt mình được xinh đẹp hơn, mỗi khi Thiên Chúa nháy chụp con bằng đèn “phát””.

Câu chuyện cho chúng ta bài học về cách ứng xử trước các gian nan thử thách. Mỗi người chúng ta cần có thái độ lạc quan để bình tĩnh và kiên trì đương đầu với các nghịch cảnh, và biến khó khăn thành cơ hội giúp thăng tiến, như có người đã nói : “Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong từng khó khăn. Còn người bi quan lại thấy khó khăn trong từng cơ hội”.

Dưới ánh nắng mặt trời, người nào, vật nào cũng tạo ra một bóng đen. Tấm gương nào cũng có mặt trái của nó. Người tốt, người xấu cũng đều đan xen với nhau trong xã hội. Điều quan trọng là phải hành xử khôn ngoan để đạt kết quả tốt đẹp.

  1. SUY NIỆM :

1) Có hai loại người trong xã hội: bi quan và lạc quan. Người bi quan nhìn cuộc đời qua kính đen, nên chỉ nhìn thấy người xấu việc xấu. Người lạc quan nhìn cuộc đời bằng mắt kính màu hồng, luôn nhìn thấy người đẹp việc tốt trong cuộc sống.

– Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực : Luôn nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng ở phương diện tốt đẹp. Người lạc quan sẽ tin tưởng vào những điều mình đang làm hay sắp làm, luôn mỉm cười trong mọi hoàn cảnh, làm việc với một tinh thần thoải mái, hân hoan, hạnh phúc. Một triết gia đã nói : Hãy luôn quay mặt nhìn về phía mặt trời, bạn sẽ không còn thấy bóng đen phía sau lưng.

– Lạc quan là một phẩm chất vô cùng cần thiết trong cuộc sống : Lạc quan giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt tới thành công. Sống lạc quan giúp ta mạnh mẽ, hướng tới tương lai tươi sángcho dù thực tại có u ám đến đâu đi nữa. Có tinh thần lạc quan, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. 

– Lạc quan còn mang đến hạnh phúc cho cả những người chung quanh ta: Vì tình cảm vốn luôn lan truyền từ người này sang người khác. Khi ta hân hoan, vui vẻ thì những người chung quanh chúng ta cũng mừng vui hạnh phúc.

– Lạc quan cũng giúp chúng ta trở nên đẹp hơn trong mắt người xung quanh : Chính sự lạc quan đã giúp ta mở rộng cánh cửa tâm hồn đón nhận mọi người. Thái độ lạc quan dễ đưa người ta xích lại gần nhau hơn. Người có tinh thần lạc quan bao giờ cũng có những phẩm chất tốt đẹp kèm theo như : tự tin, dũng cảm, kiên trì …

– Người có tinh thần lạc quan luôn có nét mặt vui tươi : Tâm hồn họ lúc nào cũng phong phú rộng mở. Họ luôn tìm thấy trong các việc hàng ngày những lý do để vui sống, để sống có ý nghĩa và có ích. Họ có cách nhìn người bằng cặp mắt bao dung và luôn thấy những điều tốt đẹp trong tha nhân và trong cuộc sống.

  1. SINH HOẠT :

Bạn nên nhìn các sự kiện xảy ra trong cuộc đời bạn bằng cặp mắt lạc quan hay bi quan ? Tại sao  ?

  1. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con luôn có cái nhìn lạc quan khi gặp bất cứ hoàn cảnh nào, để chúng con bình tĩnh suy nghĩ và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề cách tốt nhất. Xin cho chúng con luôn làm mọi việc với hết khả năng và phó thác thành quả trong tay Chúa quan phòng, noi gương Chúa trong cuộc khổ nạn đã cầu xin với Chúa Cha : “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).- AMEN.

LM ĐAN VINH – HHTM

 

BÀI ĐỌC THÊM

TẬP CƯỜI MỘT MÌNH 

Một thiền sư đã hỏi tôi là học trò của thầy :

– Trò thường làm gì đầu tiên sau khi thức dậy ?

– Dạ vào phòng tắm.- Tôi trả lời.

– Thầy hỏi tiếp : Trong phòng tắm có gương soi không?

– Dạ có.

– Tốt. Vậy từ nay, mỗi sáng thức dậy, trước khi đánh răng, trò hãy nhìn vào tấm gương soi và hãy nở một nụ cười thật tươi với chính mình.

– Thưa thầy. Buổi tối em thường đi ngủ rất khuya, nên sáng thức dậy em luôn cảm thấy uể oải, nên chắc em sẽ không dám nhìn vào mặt mình trong gương để mỉm cười được.

Thầy cười, rồi nhìn vào mắt tôi và nói :

– Nếu em không cười được tự nhiên thì hãy đưa hai ngón tay trỏ thọc vào miệng qua hai khóe môi, và kéo căng ra như thế này.

Vừa nói thầy vừa biểu diễn cho tôi xem.

Dáng vẻ của thầy lúc đó trông rất tức cười khiến tôi bật cười. Thầy lệnh cho tôi phải làm theo và tôi quyết tâm sẽ làm theo lời thầy dạy.

Sáng hôm sau, tôi bước xuống khỏi giường và lảo đảo đi vào phòng tắm. Tôi nhìn tôi trong tấm gương. “Ừ !” Trông cũng không được đẹp lắm. Tôi không thể nở nụ cười tự nhiên được nên tôi đã đưa hai ngón trỏ vào trong hai khóe môi rồi kéo căng ra. Tôi nhìn thấy một khuôn mặt ngốc nghếch đang làm một trò điên khùng và tôi đã không nhịn được cười. Khi có một nụ cười tự nhiên rồi, tôi lại thấy một người trong gương đang mỉm cười với tôi, và tôi đã cười đáp lại.

Sau đó cứ mỗi buổi sáng dù tâm trạng thế nào chăng nữa, tôi cũng đều mỉm cười với mình trong gương,thường thường bằng cách dùng hai ngón tay. Những người xung quanh nói dạo này tôi hay cười. Có lẽ những cơ bắp trên khuôn mặt tôi đã quen dần với tư thế ấy rồi.

– Mỗi người chúng ta ai cũng có thể tập cười với hai ngón tay trỏ bất cứ lúc nào trong ngày. Nó đặc biệt có hiệu quả khi chúng ta cảm thấy chán ngán, nản chí, hay phiền muộn. Người ta đã chứng minh rằng tiếng cười làm tiết ra chất endorphin vào trong máu của chúng ta, mà chất này lại làm tăng cường hệ miễn dịch và làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Nó giúp chúng ta nhìn thấy 998 viên gạch tốt trong bức tường của chúng ta, chứ không phải chỉ nhìn thấy hai viên gạch xấu. Và nụ cười làm cho nét mặt của chúng ta thêm rạng rỡ tươi đẹp hơn.

Read More
16Tháng Mười
2022

Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam

16/10/2022
Anmai, CSsR
Giáo dục, Tài liệu giáo dục
0

Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam

 

Khi nêu lên câu hỏi ý nghĩa tên gọi Việt-Nam, tên gọi của quốc gia chúng ta hôm nay, hẳn nhiên cần phải ghi nhận những sự kiện lịch sử khách quan liên hệ đến việc chọn lựa danh hiệu nầy. Nhưng, trong khuôn khổ chuyên môn nghiên cứu của tôi, tôi không đủ khả năng để đi sâu vào những chi tiết có tính cách thuần lịch sử. Thật đáng tiếc!

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn hóa Việt-nam, tôi có đọc được một bản văn mà tôi đánh giá là có giá trị văn hiến làm nền cho tư tưởng truyền thống dân tộc – Truyện Họ Hồng Bàng trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính và xuất bản vào mùa thu năm 1492 -, và truy tìm được nghĩa của hai từ Việt và Nam trong khuôn khổ văn hóa tư tưởng mà bản văn nầy muốn chuyển tải.

Trong truyện Họ Hồng Bàng nầy, câu kết tóm gọn như sau :

Bách-Nam là thủy-tổ của Bách-Việt vậy dể nắm bắt được lý do tại sao hai chữ ấy có thể thu tóm ý nền tảng tư tưởng mà « bản văn Sáng Thế » ấy muốn chuyển đạt.

Than-ôi! Lĩnh-Nam có nhiều kỳ-trọng, các truyện làm ra không cần phải chạm vào đá, khắc vào ván mà rõ-ràng ở lòng người, bia truyền ở miệng người, ông già, con trẻ thảy đều thông-suốt, đem lòng ái-mộ, khuyên răn nhau, thời việc có hệ ở cương-thường, quan ở phong-tục, há có phải ít bổ-ích đâu? 

b/ Chữ Nam trong bản văn cuốn Lĩnh Nam Chích Quái

( Trích bản văn)

Đế-Minh lập Đế-Nghi làm tự-quân cai-trị phương Bắc, phong Lộc-Tục làm Kinh-Dương-Vương cai-trị phương Nam, đặt quốc-hiệu là Xích-Quỉ-Quốc.

Kinh-Dương-Vương xuống Thủy-phủ, cưới con gái vua Động-Đình là Long-Nữ, sinh ra Sùng-Lãm tức là Lạc-Long-Quân; Lạc-Long-Quân thay cha để trị nước, còn Kinh-Dương-Vương thì không biết đi đâu.

(…)

Đế-Nghi truyền ngôi cho Đế-Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên-hạ vô-sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế-Minh nam-tuần gặp được tiên-nữ. Đế-Lai bèn khiến Xi-Vưu tác-chủ quốc-sự mà nam-tuần qua nước Xích-Quỉ, thấy Long-Quân đã về Thủy-phủ, trong nước không vua, mới lưu ái thê là Âu-Cơ cùng với bộ-chúng thị-thiếp ở lại hành-tại. Đế-Lai chu-lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình-thế, trông thấy kỳ-hoa dị-thảo, trân-cầm dị-thú, tê-tượng, đồi-mồi, kim-ngân, châu-ngọc, hồ-tiêu, nhũ-hương, trầm-đàn, các loại sơn-hào hải-vị không thứ nào là không có; khí-hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế-Lai ái-mộ quá, quên cả ngày về.

(…)

Lạc-Long-Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu-Cơ ở một mình, dung-mạo đẹp lạ-lùng, yêu quá, mới hóa ra một chàng nhi-lang phong-tư mỹ-lệ, tả-hữu thị-tùng đông-đảo, tiếng đàn ca vang đến hành-tại. Âu-Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo; Long-Quân bèn rước nàng về núi Long-Trang. 

(…)

Âu-Cơ ở với Lạc-Long-Quân giáp một năm, sinh ra bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai; nàng đem về nuôi-nấng, không phải cho ăn, cho bú mà tự-nhiên trường-đại, trí-dũng song-toàn, ai cũng úy-phục, bảo nhau đó là những anh em phi-thường. 

Qua đoạn văn trích dẫn, chúng ta có được một trực giác về ý nghĩa nhân tính của bách nam, những con người nguyên thủy được tạo dựng trong ánh sáng của chân lý : Bách Nam sinh ra từ 100 trứng, là hoa trái của tương giao giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ (Trời và Người). Bách Nam vượt lên trên muôn sinh vật của vũ trụ (linh ưu vạn vật) : không phải cho ăn, cho bú mà tự-nhiên trường-đại, trí-dũng song-toàn, ai cũng úy-phục, bảo nhau đó là những anh em phi-thường.

Nam đối nghịch với với Bắc. Đối với người ở vùng bắc bán cầu như chúng ta, Nam tượng trưng vùng đất có mặt trời ban sự sống và ánh sáng. Bắc tượng trưng cho bóng tối và cõi chết (nơi cư ngụ của Đế Lai, kẻ thù của Lạc Long Quân).

Phương Nam là nước Xích Quỉ, là cộng đồng của giống thần thiêng : từ hán-việt Xích có nghĩa là hơi ấm của mặt trời; từ Quỉ không phải là quỉ ma (satan, diable) như ta hiểu ngày nay, nhưng là giống thần thiêng (có thể dịch qua pháp ngữ là esprit)

Phương Nam là quê của Sùng Lãm ((Sùng là cao trọng đáng tơn kính bên trong, Lãm là đẹp đẽ xuất hiện ra bên ngồi), của Lạc Long Quân (Lạc : gợi lên hạnh phúc viên mãn (= Mỹ), Long : nguồn gốc thần thánh (= Chân), Quân : điều hành công minh, xử lý tốt lành cuộc sống (= Thiện). 

Nơi phương Nam, Âu Cơ (Âu là nhớ nhung Ai; cơ là lo toan việc nầy việc kia; Âu Cơ tượng trưng cho hiện sinh con người) là con người trước đây từng bị Đế Lai (tượng trưng cho chấp ngã, dục vọng của quyền lực cá nhân, ham mê của cải vật chất … ) khống chế, nay được Lạc Long Quân (tượng trưng cho chiều kích Trời hay Thần, hoặc là Chân Thiện Mỹ) đưa vào cùng chung sống nơi quê hương Thần Thánh (Long Trang)……

Nơi phương Nam, con người được khai sinh bởi mối tương giao giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân ; từ mối tương giao nguyên thủy và nền tảng đó con người nối kết với con người trong mối tình huynh đệ.

Qua những hình ảnh tượng trưng dồn dập nói đến lý lịch thần linh của con người, Nam trong hai chữ Bách Nam ở câu kết của bản văn là nói đến chiều kích LINH THIÊNG của nhân tính ban cho mọi người, không loại trừ một ai.

(Ở doạn văn nầy cũng như ở phần sau (trừ câu kết), chữ VIỆT không minh nhiên viết ra thành văn. Nhưng trong ngôn ngữ hán-việt, VIỆT có nghĩa là vượt qua, vươn lên, đưa lên cao …, do đó, một khi Bách Nam là con người được Thần (Lạc Long Quân) nâng lên hàng linh thiêng, được giải thoát khỏi bóng tối và sự chết (giải thoát khỏi gông cùm của Đế Lai) thì Bách Nam ấy cụng hàm ngụ là Bách Việt.)

c/ Chữ Việt trong bản văn cuốn Lĩnh Nam Chích Quái

Nếu con người từ nguyên thủy [từ lý lịch căn nguyên= nhân chi sơ = con người ở vườn địa đàng (x. Sách Sáng Thế của Do-thái giáo và Kitô giáo)] là Bách Nam, thì thực tại hay hiện sinh con người là một thân thế tranh tối tranh sáng. Một mặt vì Thần (Lạc Long Quân) mà con người phải nối kết luôn ẩn mặt, luôn là KẺ KHÁC (không ai thấy Thần, Thần vô phương), mặt khác con người mang gánh nặng kinh hoàng của tự do và luôn bị bóng tối và sự chết (Đế Lai, phương Bắc) kềm hãm.

Bản văn viết :

Long-Quân ở lâu dưới Thủy-phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc-quốc liền đi lên biên-cảnh; Hoàng-Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân-binh trấn-ngự quan-tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long-Quân:

– Long-Quân hốt-nhiên lại đến, gặp hai mẹ con ở Tương-Dạ; Âu-Cơ nói :

– Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc-dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò-võ.

Long-Quân bảo :

– Ta là loài rồng, sinh-trưởng ở thủy-tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm-dương hợp lại mà có con nhưng phương-viên bất-đồng, thủy-hỏa tương-khắc, khó mà ở cùng nhau trường-cửu. Bây giờ phải ly-biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy-phủ phân-trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai-trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

Thủy-phủ ở đây là hình ảnh của cảnh vực bên kia bờ, là chiều kích siêu nhiên vượt lên trên thời gian không gian làm khung cho sự hiểu biết của con người. Khi nói Long-Quân ở lâu dưới Thủy-phủ có nghĩa là nói đến Thần vô phương, Thần Linh vượt lên trên trật tự mà sức con người có thể đo lường, khai phá. Nói cánh khác, con người thực tế trước mắt (hiện sinh), tuy mang ấn tích thần thánh trong mình, nhưng đang bị ràng buộc bởi thân phận đang gặp nguy cơ : chiều kích linh thiêng, mở ra với AI KHÁC thì ẩn kín, tưởng như xa vời (mẹ con ở một mình), trong lúc dục vọng chỉ tìm mình, chỉ biết mình và tham lam vật nầy vật khác (nhớ về Bắc-quốc) thì rình rập không ngơi.

Nếu ở phần đầu, Bách Việt có nghĩa là con người được Kẻ Khác ban phần linh thiêng vượt lên trên mọi sinh vật trong trời đất, hoặc con người được Thần nâng lên hàng thần thánh, thì về phần mình, trong thực tại làm người của bất cứ ai, phận vụ hoàn thành nhân tính của mỗi người (hoặc NGHĨA làm con người) lại là luôn nhớ Long Quân và thân thế nguyên sơ của mình ở phương Nam. Nỗi nhớ nầy là ấn tích nguyên sơ, là Đại Ký Ức (ở bên trên mọi ký ức bình thường) làm nên nguồn suối sâu kín trong tâm con người . Nỡi nhớ ấy là Nền Cao Cả ở trong Tâm (Hoàng Đế) vừa có sức can ngăn con người không cho nó rơi vào sự ác (phương Bắc, Đế Lai), vừa nhắc con người nhớ Lạc Long Quan nơi phương Nam ẩn kín.

Đi vào Đại Ký Ưc để vượt lên thân phận bị trói buộc bởi phương Bắc, bởi Đế Lai (vốn là chính dục vọng chấp ngã, chỉ biết mình, phe mình, có nhiều vật cho mình) để tìm về Thủy- tổ phương Nam, nơi con người được nâng lên địa vị thần linh, được mở ra với Ai Khác và nối kết với kẻ khác, nhìn nhận và yêu thương mọi người (không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, nam nữ, trẻ già …. ) trong tương giao huynh đệ cùng chung mẹ Âu Cơ, cùng được khai sinh do tình yêu không điều kiện đến từ Cha Lạc Long Quân.

Như thế, nghĩa làm người là chiến đấu vượt lên tăm tối sự ác để đi về ánh sáng của yêu thương và chân lý; nói cánh khác con người trong thực tại hiện sinh đúng nghĩa là Bách Việt.

Một khi ánh sáng và nguồn suối khai nguyên con người là phương Nam, một khi con người ban sơ, nguyên thủy là Bách Nam (người sinh ra và cư ngư ở phương Nam nầy), thì Bách Việt (con người tại thế đang vươn mình tìm về nguồn ánh sáng khai nguyên) phải nhận ra Bách Nam chính là thủy tổ của mình.

Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ. 

Bách-Nam là thủy-tổ của Bách-Việt vậy. 

Khi cảm ứng được nghĩa làm người như thế, con người nhận ra mình thuộc một giống tộc Lớn, Cao cả (Hồng), ôm trọn được mọi người (Bàng) : con người đó thuộc họ Hồng Bàng.

Theo Vũ Quỳnh, nghĩa của hai từ Nam và Việt như thế đã được tổ tiên cảm nhận từ nơi thâm cung tấm lòng của mỗi người (khơng cần phải chạm vào đá, khắc vào ván mà rõ-ràng ở lòng người = Đạo Tâm) và phải được chuyển đạt cho con cháu. Xuyên qua huyền thoại họ Hồng Bàng, con cháu nên tiếp nhận nghĩa nầy như Văn Hiến hay Cương Thường dẫn lối cho cuộc sống :

Ông già, con trẻ thảy đều thông-suốt, đem lòng ái-mộ, khuyên răn nhau, thời việc có hệ ở cương-thường, quan ở phong-tục, há có phải ít bổ-ích đâu ?

Muốn hiểu hai chữ Nam và Việt trong câu nầy, dĩ nhiên chúng ta cần đọc nguyên bản văn

(Tôi đã cố gắng minh giải bản văn trên đây trong chương III cuốn Văn Hiến, Nền Tảng Của Minh Triết do Định Hướng xb. năm 1997. Để trình bày tiếp câu hỏi về ý nghĩa tên Việt Nam ở đãy, tôi chỉ gói gọn ý kiến của mình trong khuôn khổ bản văn truyện Họ Hồng Bàng trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái doVũ Quỳnh hiệu chính.)

a/ Bối cảnh chung

– Chúng ta xác định được là hai chữ Việt và Nam đã được nhắc đến trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính năm 1492.

– Hai chữ ấy được nêu lên đến để cô động toàn ý nghĩa truyện Họ Hồng Bàng. Truyện nầy lại là truyện đầu cuốn sách : nó vừa trình bày nội dung tổng quát của sách (các truyện tiếp theo chỉ là phần khai triển chương nầy), vừa nói lên một nội dung duy nhất và nền tảng cho văn hóa đó là VẤN ĐỀ Ý NGHĨA CỦA NHÂN TÍNH. Trong bối cảnh văn chương đặc loại như thế, chữ VIỆT và NAM phải được hiểu trong khuôn khổ của vấn nạn duy nhất ấy.

– Hai sự kiện khác nữa cần lưu ý nữa đó là lối hành văn đặc biệt của các bản văn văn hóa cổ nói chung và đặc biệt của cuốn Lĩnh Nam Chích Quái :

  • Một là lối nói thi ca và tượng trưng : các chữ dùng chỉ nhằm nói đến một nội dung duy nhất là con người vànhững yếu tố hình thành, những chiều kích sinh hoạt của nó ; nhưng nội dung đặc lại nầy được diễn tả qua những hình ảnh của những vật thể khác trong vũ trụ. Riêng đối với cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, phần lớn các tên gọi lại là hán việt ; do đó không những phải lưu ý âm hưởng thi ca của tên gọi, mà còn cần lưu ý âm hưởng thi ca của tên gọi đó trong bối cảnh của văn hóa Trung Hoa nữa.
  • Riêng đối với câu hỏi của chúng ta về ý nghĩatên Việt Nam, thì vấn đề lại khó khăn hơn. Chữ ý nghĩa, tiếng Pháp là significationhàm ngụ sự hiểu biết của trí khôn con người khi đo lường một sự vật. Nó thuộc lãnh vực lý thuyết khách quan. Trái lại, nghĩa của hai chữ Việt Nammà tác giả Vũ Quỳnh nêu lên trong khuôn khổ cuốn Lĩnh Nam Chích Quái không phải là ý nghĩa của một vật thể mà các bộ môn khoa học ngày nay truy tìm. Nghĩa của hai chữ Việt Nam phải được hiểu là phân vụ phải chu toàn, như khi ta nói nghĩa làm người hoặc là đạo làm người. Chữ nghĩa nầy chỉ áp dụng cho vấn nạn về con người : trong ngôn ngữ dân gian, chúng ta thường nói nghĩa vợ chồng, nghĩa làm con hay đạo làm chồng, đạo làm con…… chẳng hạn. Liên quan đến nghĩa của nội dung cuốn Lĩnh Nam Chích Quái, tác giả là Vũ Quỳnh đã viết rõ như thế nầy trong lời tựa :

Gs. Nguyễn Đăng Trúc

Reichstett, Pháp

Read More

Điều hướng bài viết

  • Previous page
  • Page 1
  • Page 2
  • Page 3
  • …
  • Page 57
  • Next page
Bài viết mới nhất
Bức Tượng ”Đức Mẹ Đen”
17/03/2023
Để nuôi dưỡng đức tin của con cái
13/03/2023
Đức Thánh Cha PHANXICÔ, đã 10 năm rồi!
13/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT