2020
ĐHY Bo cảnh báo chống lại luật an ninh mới của Trung Quốc đối với Hồng Kông
ĐHY Bo cảnh báo chống lại luật an ninh mới của Trung Quốc đối với Hồng Kông
Đức Hồng Y Charles Bo, tổng giám mục của Yangon, Myanmar, Chủ tịch Liên Hội đồng giám mục Á châu (FABC), đang kêu gọi cầu nguyện, khi ngài cảnh báo Luật An ninh Quốc gia mới do Trung Quốc áp đặt đối với Hồng Kông có thể đe dọa nghiêm trọng quyền tự do của con người và nhân quyền.
Đức Hồng y Chủ tịch Liên Hội đồng giám mục Á châu đã nhấn mạnh điều này hôm 01/07 vừa qua trong thông điệp về “Luật pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ An ninh Quốc gia ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông.”
Làm suy giảm nghiêm trọng các quyền tự do của Hồng Kông
Đức Hồng y Bo nhấn mạnh rằng luật an ninh mới mà chính quyền Trung Quốc vừa áp đặt cho Hồng Kông không được tham khảo ý kiến công chúng một cách hệ thống. Ngài nói: “Luật này làm suy giảm nghiêm trọng các quyền tự do của Hồng Kông và phá hủy “mức độ tự trị cao” được hứa hẹn theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Hành động này thay đổi đáng kể hiến pháp Hồng Kông và xung đột với tinh thần và lá thư của thỏa thuận bàn giao năm 1997.” Và ngài cảnh báo: “Luật an ninh quốc gia này có nguy cơ khiến các căng thẳng trầm trọng thêm chứ không đưa ra các giải pháp.”
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bị nguy hiểm
Đức Hồng y tổng giám mục Yangon lo lắng về luật an ninh vì luật này đe doạ các tự do nền tảng và nhân quyền ở Hồng Kông. Ngài nhấn mạnh: “Luật này có khả năng làm suy yếu quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do truyền thông và tự do học thuật. Có thể nói rằng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng bị nguy hiểm.”
Trong nhiều báo cáo, Đức Hồng y Bo đã lưu ý rằng “tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Quốc đại lục đang bị hạn chế nghiêm trọng nhất kể từ sau Cách mạng văn hóa” và trong luật an ninh mới, sự mơ hồ trong các điều khoản kết tội đối với việc phản loạn, ly khai và thông đồng với lực lượng nước ngoài có thể đưa đến việc theo dõi các việc giảng dạy tôn giáo, hình sự hóa các buổi canh thức đốt nến cầu nguyện, xách nhiễu các nơi thờ phượng cung cấp chỗ lưu trú hay trợ giúp người biểu tình. Ngài cầu nguyện rằng luật này không cho phép chính quyền được quyền can thiệp vào các hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo và các hoạt động phục vụ công chúng của các tổ chức này. (Zenit 03/07/2020)
Hồng Thủy
2020
Tấn công “dao hai lưỡi” của tổng thống Trump chống Giáo hoàng Phanxicô
Tấn công “dao hai lưỡi” của tổng thống Trump chống Giáo hoàng Phanxicô
Với câu tweet ủng hộ Giám mục Carlo Maria Vigano, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ từ năm 2011 đến năm 2016, tổng thống Donald Trump đã phá hoại quan hệ giữa Mỹ và Tòa Thánh. Ông cũng gây nguy hiểm cho sự ủng hộ của người công giáo Mỹ đối với ông.
Một phân tích của nhà báo Christopher Lamb, The Tablet.
Ngày 11 tháng 6 – 2020, trong một câu tweet tổng thống Mỹ đã khen cựu sứ thần Carlo Maria Viganò vì đã ủng hộ ông trong một bài viết của cựu sứ thần. Năm 2018, trong một bức thư táo bạo, cựu sứ thần đã kêu gọi Đức Phanxicô từ chối. Cựu sứ thần là người chống Đức Phanxicô mạnh mẽ.
Donald Trump đã nói với 82 triệu người theo ông trên tài khoản Twitter, rằng bức thư của của cựu sứ thần là “tuyệt vời”, cựu sứ thần cho rằng những người đi biểu tình của phong trào Mọi cuộc sống của người Da đen là đáng kể (Black Lives Matter) và sự cách ly áp đặt để chống đại dịch là các yếu tố của một chiến dịch cánh chung do “những đứa con của bóng tối” chống “các đứa con của ánh sáng”.
Lúng túng ngoại giao?
Việc ông Trump ủng hộ cựu sứ thần Viganò có hai hệ quả ngay lập tức: hệ quả đầu tiên là các khó khăn được đặt ra cho các quan hệ của Mỹ với giáo hoàng và với các cấp của tôn giáo phổ biến nhất thế giới này.
Dù tổng thống Mỹ và Đức Phanxicô có nhiều quan điểm bất đồng nhưng Tòa Thánh luôn giữ các kênh đối thoại tốt với chính quyền Trump, đặc biệt hai bên cùng làm việc với các vấn đề như tự do tôn giáo.
Nhưng bây giờ điều gì xảy ra? Đâu là đường hướng của bà Callista Gingrich, đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh, khi mà ông chủ của mình lại đi ủng hộ người đòi giáo hoàng từ chức? Tổng thống Trump có muốn bà chuyển lời ông ủng hộ cựu sứ thần Viganò cho Tòa Thánh không?
Cũng cần nhắc lại ông Newt Gingrich, chồng của bà đại sứ là một trong những người “ủng hộ ồn ào” nhất của ông Trump. Là cựu chủ tịch Hạ viện, ông thận trọng tránh can thiệp vào chính trị của Vatican. Nhưng sự ủng hộ liên tục của ông dành cho Donald Trump như “con voi trong cửa hàng đồ sứ” khi tổng thống Trump có cùng quan điểm với cựu sứ thần Viganò.
Một “địa chính trị của thời Cánh chung”
Câu “tweet Viganò” của tổng thống Trump không phải là tấn công đầu tiên của ông chống Đức Phanxicô trên mạng xã hội: năm 2013 khi Donald Trump còn là một thương gia và là ngôi sao của chương trình truyền hình thực tế, ông chỉ trích tân giáo hoàng đã trả tiền phòng trọ ngài ở trước thời gian mật nghị. Ông tuyên bố: “Đây không phải là hành vi của một giáo hoàng”. Căng thẳng lên cao điểm khi đến gần ngày bầu cử năm 2016, Đức Phanxicô tuyên bố chương trình xây tường giữa nước Mỹ và Mêhicô của ứng viên tổng thống là “không theo tinh thần kitô giáo”.
Vatican không đưa ra bình luận chính thức nào về câu tweet của tổng thống. Nhưng Linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Dòng Tên Văn minh Công giáo – bảo vệ quan điểm của Tòa Thánh không chính thức – đã làm một liên kết với một bài báo năm 2017 linh mục cùng viết với mục sư tin lành Marcelo Figueroa về cách mà các nhóm công giáo và giáo phái phúc âm đã cổ động cho một loại “đại kết của hận thù”. Trong bài báo này, Linh mục Antonio Spadaro khẳng định đức tin đã được dùng để thúc đẩy chính sách của cánh hữu và tổng thống Trump đã lợi dụng để cổ động cho một loại “địa chính trị thời Cánh chung”.
“Trump đang ở trên vùng đất nguy hiểm với người
công giáo da trắng”
Bài viết này khi đăng đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Một giám chức cấp cao Mỹ mô tả đây là một sự “cố tình không biết gì”. Bức thư của cựu sứ thần Viganò và sự ủng hộ gần đây của tổng thống Trump nêu bật lên khía cạnh tiên tri của bài viết này.
Về phần mục sư Marcelo Figueroa ông đã trả lời cho tổng thống Trump khi mục sư viết trên Twitter một phần bài báo năm 2017, khẳng định sự “ô hợp của chính trị, đạo đức và tôn giáo hoàn toàn thích ứng với cách phân biệt rạch ròi thiện ác (manichéen), chia rẽ thực tế giữa cái Thiện tuyệt đối và cái Ác tuyệt đối”.
Rắc rối nơi những người công giáo da trắng
Hệ quả của câu tweet của tổng thống có thể đáng lo ngại hơn cho ông. Nó đánh vào sự ủng hộ của cựu sứ thần Viganò trên cử tri công giáo. Các thăm dò cho thấy ông đang mất dần vị thế nơi người công giáo da trắng của các “Tiểu bang cân bằng”, những người này đảm bảo cho chiến thắng bất ngờ của ông năm 2016. Rõ ràng, các nỗ lực của tổng thống Trump nhằm ủng hộ cựu sứ thần Vigano, và các lý thuyết âm mưu của ông chống giáo hoàng và các nhà lãnh đạo Giáo hội trong thời gian tranh cử năm 2020, các việc này có nguy cơ làm xáo trộn lương tâm của người công giáo đã ủng hộ ông cho đến bây giờ.
Ông David Gibson, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham ở New York xác định: “Tổng thống Trump đang ở trên vùng đất nguy hiểm với người công giáo da trắng. Người công giáo ủng hộ ông có thể không thích Đức Phanxicô, nhưng họ cũng không vui khi thấy tổng thống công kích Giáo hoàng”. Một số người Công giáo nổi tiếng đã ủng hộ Tổng thống cũng ở trong tình trạng tế nhị. Làm thế nào bây giờ họ có thể cho mình vừa trung thực với giáo hoàng vừa trung thực với tổng thống Trump?
Ảnh hưởng của trang Lifesite News
Còn phiền phức hơn khi câu “tweet Viganò” của tổng thống xảy ra một ngày sau khi tổng thống cho rằng nhà hoạt động công giáo vì hòa bình bị cảnh sát hất xuống đất là một người “Antifa quá khích” (nhóm cực tả). Sau sự kiện này, hai cảnh sát đã bị đình chỉ và bị buộc tội tấn công.
Ông David Gibson giải thích: “Đằng sau tất cả những chuyện này, chủ yếu chúng ta phải nhìn vào các cố vấn công giáo của tổng thống, những người ở chung quanh ông. Sự việc họ cung cấp tin tức cho ông từ trang Lifesite News (trang bảo thủ đã đăng bức thư của cựu sứ thần Vigano ngày 7 tháng 6-2020) chứng tỏ cho thấy từ đâu họ có quan điểm về Giáo hội như vậy.”
Ông nói thêm, đại đa số người công giáo có lẽ không biết nhiều về cựu sứ thần Viganò trước khi có câu tweet của tổng thống Trump. Việc này chắc chắn làm tăng danh tiếng của nhà ngoại giao đã nghỉ hưu 79 tuổi này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
2020
Sự quan phòng của Thiên Chúa
30.6.2020 Thứ Ba
Mt 8, 23-27
SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là nhận ra Chúa hiện diện trong cuộc đời mình, dù có lúc xem ra Ngài đang ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Ðiều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xẩy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.
Cơn bão xảy ra đã làm cho các Tông Ðồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình; trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa.
Các Môn đệ đã thật sự hoảng sợ khi gặp giông tố, thế mà Chúa Giêsu lại đang ngủ. Cơn bão đến khiến cho các môn đệ không còn bám víu vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền, cũng như các ông không còn tự phụ vào sức mạnh và khả năng chèo thuyền vượt biển của mình. Trái lại, các môn đệ đã chạy đến Chúa: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!”. Chính nhờ lời cầu xin trong lúc không còn hy vọng, các môn đệ được chứng kiến phép lạ và uy quyền của Chúa Giêsu. Qua phép lạ này, Chúa Giêsu muốn các môn đệ hãy vững tin rằng: ra khơi với Chúa, các ông sẽ được bình an.
Trước cơn sóng gào gió rít dữ dội, những ngư dân dầy dạn kinh nghiệm như các môn đệ của Chúa Giê-su cũng phải kinh hoàng sợ hãi. Thế mà Ngài vẫn ngủ. Các ông vội vã đánh thức Ngài, xin Ngài cứu họ. Nhưng Đức Giê-su không vội dẹp yên sóng gió như lời các ông yêu cầu; đối lại, Ngài đánh thức các ông, đánh thức đức tin đang ngủ mê của họ: “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin!” Đức Giêsu vẫn hiện diện đó. Người có ngủ, nhưng Người biết những gì đang xảy ra và biết cần làm gì. Làm cho sóng biển yên lặng là cần, nhưng đánh thức lòng tin của các môn đệ còn cần hơn; đó là điều phải làm trước hết.
Chuyện Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên thuyền vượt qua biển hồ thì gặp phải cơn bão, biển động mạnh dữ dội, sóng nước ập vào thuyền. Tuy nhiên, cơn bão không phải là nguyên nhân chính gây ra nỗi kinh hoàng sợ hãi cho các môn đệ. Nó chỉ là mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ làm sợ hãi thêm chứ không phải là điều gây thảm kịch. Nguyên nhân chính là vì các môn đệ đã thiếu lòng tin vào Chúa.
Cơn bão xảy ra đã làm cho các môn đệ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình. Trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa và cầu xin với Ngài: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các môn đệ được chứng kiến phép lạ và nhận ra quyền năng của Chúa Giêsu.
Sau cơn bão, lòng tin của các môn đệ đã lớn hẳn lên. Khủng hoảng hay thử thách đức tin cũng là dịp tôi luyện để chúng ta có thể lớn lên và trưởng thành. Vì thế, đừng chỉ nhìn vào những khó khăn, thử thách bên ngoài mà lo sợ, than vãn. Nhưng phải giữ vững lòng tin, khơi lên ngọn lửa thật sáng trong chính lòng mình.
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng cho đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.
Cơn bão đã xảy ra đã làm cho các Tông đồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình, trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa. “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất.” Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các Tông đồ được chứng kiến phép lạ và quyền năng của Chúa.
Đức tin không chỉ là chấp nhận một số chân lý ghi trong sách vở nhưng là nhận ra sự hiện diện của Chúa trong đời mình, và khám phá ra quyền năng của Ngài trước mỗi biến cố cuộc sống. Vì thế, nhất quyết phải bám chặt vào Ngài là “điểm tựa” vững chắc, trong lúc chính bản thân mình và mọi cái quanh mình đều nhỏ bé, mong manh, mỏng giòn, yếu đuối, tròng trành, trôi dạt, bấp bênh.
Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta cũng gặp những “cơn giông tố” của thế gian. Những lúc ấy chúng ta cảm thấy hình như Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta; hoặc Ngài đang ở đó nhưng Ngài đang ngủ. Ta được nhắc nhở rằng: thử thách xảy ra là để chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối và mỏng giòn của mình, để chúng ta đừng chỉ cậy dựa vào sức mình; nhưng hãy cậy dựa vào Thiên Chúa, thì phép lạ dẹp tan giông tố sẽ đến bên đời chúng ta.
Khi thuyền gặp sóng to gió lớn ở giữa biển, các môn đệ hoảng sợ kêu xin Chúa cứu giúp; còn Đức Giêsu vẫn thiếp ngủ. Đức Giêsu tỉnh giấc và dùng quyền năng làm cho sóng yên biển lặng. Còn các môn đệ càng thêm vững lòng tin vào Thầy của họ.
Lúc cuộc đời gian truân, khốn khó hoặc khi phải đối diện với cái chết, lòng tin vào Chúa của chúng ta cũng dễ chao đảo, vấp ngã. Chính khi ấy, cầu nguyện là phương cách tốt nhất để Chúa có thể lắng nghe nỗi lòng của chúng ta. Bởi vì, chính Đức Giêsu đã bảo đảm: “Tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em”. (Ga 15, 16)
Ước gì chúng ta cũng có thái độ như các Tông đồ ngày xưa: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con.” Xin Chúa mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta. Xin cho chúng ta ý thức rằng chúng ta cần đến Chúa hơn cơm bánh hàng ngày, hơn không khí để thở. Chúa là sức mạnh, là khiên thuẫn chở che, xin Ngài giữ chúng ta luôn vững mạnh trong đức tin giữa những cơn thử thách.
2020
Các Giáo hội Kitô ở Philippines hỗ trợ và giúp đỡ 4,5 triệu gia đình tại nước này
Các Giáo hội Kitô ở Philippines hỗ trợ và giúp đỡ 4,5 triệu gia đình tại nước này
Từ ngày 15/03, ngày “phong tỏa” mọi hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của virus corona , các Giáo hội Kitô giáo ở Philippines, trong đó có Giáo hội Công giáo, đã hỗ trợ và giúp đỡ các nhu cầu cơ bản và các hình thức hỗ trợ khác cho 4,5 triệu gia đình.
Theo “Diễn đàn của các tổ chức tôn giáo Philippines” (FBO PH), một mạng lưới đại kết mở rộng trong các giáo phận và trong các Giáo hội Kitô giáo, cho đến nay, các Giáo hội và các tổ chức liên kết đã hỗ trợ tài chính và các nhu yếu phẩm cơ bản trị giá 30 triệu đô la.
Ba Hội đồng lớn: Hội đồng Giám mục Philippines (CBCP), Hội đồng Quốc gia các Giáo hội Philippines (NCCP) và Hội đồng các Giáo hội Tin lành Philippines (PCEC) – đã thành lập Diễn đàn như một cơ quan hợp tác tương trợ.
Cha Edwin Gariguez, Tổng Thư ký điều hành của Văn phòng Thư ký Quốc gia về Hoạt động xã hội của các giám mục Philippines khẳng định: “Các nhóm dựa trên đức tin, trong các Giáo hội khác nhau, luôn gần gũi với người nghèo. Trong đại dịch này, các Giáo hội đã kết hợp các nỗ lực và nguồn lực để giúp đỡ người nghèo.”
Các vị lãnh đạo các Giáo hội khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các chương trình viện trợ khác nhau và cũng để tìm ra các cách gây quỹ giữa người dân và cộng đồng. Đức giám mục Noel Pantoja của Tin lành, người đứng đầu Dịch vụ Cứu hộ và Phát triển của Giáo hội này, nói: “Tất cả các cộng đồng Kitô giáo trong nước có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu thực sự của mọi người, bất chấp sự phong tỏa. Trong thời điểm khó khăn, công việc truyền giáo của các Giáo hội phải tiếp tục với sự hy sinh và dấn thân”.
Bà Minnie Anne Mata-Calub của Hội đồng Quốc gia các Giáo hội Philippines nhắc lại rằng “các tổ chức phi chính phủ, các nhóm Kitô giáo và các hiệp hội nhân đạo khác liên kết với thế giới Kitô giáo luôn giúp đỡ mọi người. Đôi khi chính phủ không công nhận sự đóng góp của họ, nhưng sự đóng góp này là rõ ràng đối với tất cả những người đã nhận được sự giúp đỡ của họ. Trong cuộc khủng hoảng này điều cần thiết là các Giáo hội và chính phủ phải sát cánh vì lợi ích chung”.
Ông Jing Rey Henderson, người đứng đầu truyền thông của Caritas Philippines, lưu ý: “Trong thời kỳ khủng hoảng, những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa và bị ảnh hưởng bởi nghèo đói, phải có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết để duy trì cuộc sống hàng ngày, để vượt qua thời khắc khó khăn, để đứng dậy và trở lại với hy vọng.” (Fides 25/06/2020)
Hồng Thủy