Sự quan phòng của Thiên Chúa
30.6.2020 Thứ Ba
Mt 8, 23-27
SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là nhận ra Chúa hiện diện trong cuộc đời mình, dù có lúc xem ra Ngài đang ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Ðiều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xẩy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.
Cơn bão xảy ra đã làm cho các Tông Ðồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình; trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa.
Các Môn đệ đã thật sự hoảng sợ khi gặp giông tố, thế mà Chúa Giêsu lại đang ngủ. Cơn bão đến khiến cho các môn đệ không còn bám víu vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền, cũng như các ông không còn tự phụ vào sức mạnh và khả năng chèo thuyền vượt biển của mình. Trái lại, các môn đệ đã chạy đến Chúa: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!”. Chính nhờ lời cầu xin trong lúc không còn hy vọng, các môn đệ được chứng kiến phép lạ và uy quyền của Chúa Giêsu. Qua phép lạ này, Chúa Giêsu muốn các môn đệ hãy vững tin rằng: ra khơi với Chúa, các ông sẽ được bình an.
Trước cơn sóng gào gió rít dữ dội, những ngư dân dầy dạn kinh nghiệm như các môn đệ của Chúa Giê-su cũng phải kinh hoàng sợ hãi. Thế mà Ngài vẫn ngủ. Các ông vội vã đánh thức Ngài, xin Ngài cứu họ. Nhưng Đức Giê-su không vội dẹp yên sóng gió như lời các ông yêu cầu; đối lại, Ngài đánh thức các ông, đánh thức đức tin đang ngủ mê của họ: “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin!” Đức Giêsu vẫn hiện diện đó. Người có ngủ, nhưng Người biết những gì đang xảy ra và biết cần làm gì. Làm cho sóng biển yên lặng là cần, nhưng đánh thức lòng tin của các môn đệ còn cần hơn; đó là điều phải làm trước hết.
Chuyện Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên thuyền vượt qua biển hồ thì gặp phải cơn bão, biển động mạnh dữ dội, sóng nước ập vào thuyền. Tuy nhiên, cơn bão không phải là nguyên nhân chính gây ra nỗi kinh hoàng sợ hãi cho các môn đệ. Nó chỉ là mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ làm sợ hãi thêm chứ không phải là điều gây thảm kịch. Nguyên nhân chính là vì các môn đệ đã thiếu lòng tin vào Chúa.
Cơn bão xảy ra đã làm cho các môn đệ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình. Trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa và cầu xin với Ngài: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các môn đệ được chứng kiến phép lạ và nhận ra quyền năng của Chúa Giêsu.
Sau cơn bão, lòng tin của các môn đệ đã lớn hẳn lên. Khủng hoảng hay thử thách đức tin cũng là dịp tôi luyện để chúng ta có thể lớn lên và trưởng thành. Vì thế, đừng chỉ nhìn vào những khó khăn, thử thách bên ngoài mà lo sợ, than vãn. Nhưng phải giữ vững lòng tin, khơi lên ngọn lửa thật sáng trong chính lòng mình.
Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng cho đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.
Cơn bão đã xảy ra đã làm cho các Tông đồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình, trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa. “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất.” Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các Tông đồ được chứng kiến phép lạ và quyền năng của Chúa.
Đức tin không chỉ là chấp nhận một số chân lý ghi trong sách vở nhưng là nhận ra sự hiện diện của Chúa trong đời mình, và khám phá ra quyền năng của Ngài trước mỗi biến cố cuộc sống. Vì thế, nhất quyết phải bám chặt vào Ngài là “điểm tựa” vững chắc, trong lúc chính bản thân mình và mọi cái quanh mình đều nhỏ bé, mong manh, mỏng giòn, yếu đuối, tròng trành, trôi dạt, bấp bênh.
Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta cũng gặp những “cơn giông tố” của thế gian. Những lúc ấy chúng ta cảm thấy hình như Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta; hoặc Ngài đang ở đó nhưng Ngài đang ngủ. Ta được nhắc nhở rằng: thử thách xảy ra là để chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối và mỏng giòn của mình, để chúng ta đừng chỉ cậy dựa vào sức mình; nhưng hãy cậy dựa vào Thiên Chúa, thì phép lạ dẹp tan giông tố sẽ đến bên đời chúng ta.
Khi thuyền gặp sóng to gió lớn ở giữa biển, các môn đệ hoảng sợ kêu xin Chúa cứu giúp; còn Đức Giêsu vẫn thiếp ngủ. Đức Giêsu tỉnh giấc và dùng quyền năng làm cho sóng yên biển lặng. Còn các môn đệ càng thêm vững lòng tin vào Thầy của họ.
Lúc cuộc đời gian truân, khốn khó hoặc khi phải đối diện với cái chết, lòng tin vào Chúa của chúng ta cũng dễ chao đảo, vấp ngã. Chính khi ấy, cầu nguyện là phương cách tốt nhất để Chúa có thể lắng nghe nỗi lòng của chúng ta. Bởi vì, chính Đức Giêsu đã bảo đảm: “Tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em”. (Ga 15, 16)
Ước gì chúng ta cũng có thái độ như các Tông đồ ngày xưa: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con.” Xin Chúa mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta. Xin cho chúng ta ý thức rằng chúng ta cần đến Chúa hơn cơm bánh hàng ngày, hơn không khí để thở. Chúa là sức mạnh, là khiên thuẫn chở che, xin Ngài giữ chúng ta luôn vững mạnh trong đức tin giữa những cơn thử thách.