2020
Nhìn nhận mọi ơn lành là của Chúa
2.9 Thứ Tư
1Cr 3, 1-9; Lc 4, 38-44
NHÌN NHẬN MỌI ƠN LÀNH LÀ CỦA CHÚA
Tin mừng Luca hôm nay tái hiện lại những phép lạ mà Chúa Giêsu đã làm tại nhà mẹ vợ ông Si-môn (Phê-rô). Trình thuật kể rằng, sau khi Chúa Giêsu đã rao giảng ở hội đường, thì các Thầy trò dẫn nhau về thăm nhà mẹ vợ ông Si-môn. Khi đến nơi thì thấy bà mẹ vợ ông đang sốt nặng, tức là đang ở trong một tình trạng nguy kịch, không thể làm gì được. Mọi người đang lo lắng, và họ nài xin Chúa Giêsu chữa lành cho bà. Vậy là Chúa Giêsu đã “ra lệnh” cho cơn sốt dứt ngay, và bà trở nên mạnh khỏe để phục vụ mọi người.
Ta thấy Chúa Giêsu rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Simon và ông Anrê, lúc ấy bà mẹ vợ ông Simon đang bị sốt nặng, họ xin người chữa cho bà. Chúa Giêsu tiếp tục làm công việc cứu độ của mình. Bệnh sốt là một bệnh gây tác động rất mạnh đối với người Do Thái xưa: “Thiên Chúa ngăn đe những ai không chịu đem các huấn lệnh của Ngài ra thực hành, là Ngài trút xuống những người ấy nổi kinh hoàng, sự suy mòn, cơn nóng sốt, khiến mắt họ mờ đi, và phải kiệt sức (Lc 26,14-16).
Cơn sốt là một tai ương ngang bằng với sự chết mà chỉ một mình Thiên Chúa mới làm chủ được nó (Kb 3,5). Chúa Giêsu cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt và cơn sốt rời khỏi bà. Phúc âm theo Thánh Mác-cô thì nói rằng: “Đức Giêsu cầm lấy tay bà và vực bà trỗi dậy”. Cử chỉ ấy, Chúa Giêsu cũng đã làm khi Ngài cứu cô bé con gái ông Giaia đã chết được sống lại “Người cầm lấy tay cô bé…và lập tức cô bé trỗi dậy” (Mc 5,41- 42).
Việc làm của Chúa Giêsu như vậy có ý chỉ về sự Phục Sinh, như Đức Kitô trỗi dậy trong biến cố Phục Sinh. Chúa Giêsu thực hiện sứ mạng cứu độ, Ngài bày tỏ uy quyền của Thiên Chúa Cha trao ban cho Ngài, bày tỏ một sức mạnh chiến thắng ma quỷ và sự dữ, Ngài giải thoát con người khỏi ma quỷ và sự dữ.
Tuy Chúa không diệt trừ ma quỷ và sự dữ mà chỉ chế ngự mà thôi. Sự dữ và ma quỷ vẫn hoành hành trên trần gian, đe doạ và gây thiệt hại cho con người, nên chúng ta không tránh được sự dữ, nhưng nhờ ơn cứu độ của Chúa Kitô để chúng ta có sức mạnh mà chiến thắng. Nhìn vào cử chỉ Chúa Giêsu khi chữa bệnh cho bà nhạc ông Simon, Ngài cúi xuống cầm lấy tay bà, một cung cách khiêm tốn, gần gũi và chân thành, thân thương với bệnh nhân, Ngài cũng mang lấy nổi khổ đau của con người và chia sẻ thân phận con người với họ, đụng với vai trò tôi tớ đau khổ của Giavê, đến nhận lấy đau khổ của con người để cứu giúp con người.
Đau khổ phần xác là hình bóng đau khổ phần linh hồn, Chúa chữa trị phần xác, nhưng quan trọng hơn là cứu rỗi phần linh hồn. Bà nhạc ông Simon vừa được bình phục, tức khắc chỗi dậy phục vụ các Ngài, đó là một việc làm tỏ lòng biết ơn cách chân thành thiết thực. Chúa Giêsu không những thi hành sứ mạng cứu độ ở hội đường, mà còn ở các tư gia, ở mọi nơi mọi lúc, trên mọi nẻo đường, nên khi hết ngày Sabát, chiều đến, người ta đem đến với Ngài hết những ai đau ốm, đủ mọi thứ bệnh tật và Ngài đặt tay chữa họ lành tất cả.
Từ sáng sớm, Ngài đi ra một nơi hoang vắng mà cầu nguyện gặp gỡ Chúa Cha, đó là việc Chúa Giêsu thường làm sau một ngày thi hành sứ vụ, điều này củng gợi lên cho chúng ta cái đêm bi thảm ở vườn cây Dầu, trước khi chịu tử nạn, thấy vắng Chúa Giêsu, ông Simon và các bạn đi tìm Ngài, nhưng Ngài từ chối không trở lại Ca- pha-na-um, vì sứ vụ của Ngài còn phải thực hiện nhiều nơi khác “ vì Thầy đến cốt để làm việc đó”, đồng thời Ngài cũng không muốn trở nên đối tượng của lòng hiệt thành của dân chúng có hại đến sứ mạng ngôn sứ của Ngài.
Bệnh tật phần hồn thì quan trong hơn bệnh tật phần xác, vì nó ảnh hưởng đến vận mạng đời đời của chúng ta, nên khi chúng ta xin Chúa chữa bệnh phần xác thì đừng quên xin Chúa chữa trị các tính mê tật xấu, đam mê xác thịt, tội lỗi của chúng ta, và chúng ta mau mắn trở lại với Chúa, sống con người mới. Chúng ta không những cầu xin cho mình, và phải biết cầu xin cho người khác nữa. Sức mạnh để chúng ta chiến thắng sự dữ và ma quỷ là ở nơi danh Chúa, nên chúng ta cần cầu nguyện luôn, cần gắn bó với Chúa mới đủ sức chống trả với sự dữ, lướt thắng mọi cám dỗ của ma quỷ thế gian và xác thịt, vì chúng luôn luôn hoành hành quấy nhiễu chúng ta.
Ơn Cứu Độ nhờ Tin mừng không phải chỉ dành riêng cho cá nhân, hay chỉ dành cho nhóm thân hữu của chúng ta, nhưng cho tất cả mọi người. Những người trong làng của mẹ vợ ông Phê-rô muốn giữ Đức Giêsu ở lại với họ, bởi họ thấy những phép lạ điềm thiêng mà Đức Giêsu đã làm trên họ, họ muốn sở hữu những ân huệ ấy cho riêng cộng đồng của họ, cho làng của họ thôi.
Con người là vậy, luôn muốn có và khi có thì luôn muốn chiếm hữu cho riêng mình và rất khó cho chia sẻ với ai. Đó là sự cám dỗ của thế tục, của tính người, tính xác thịt. Chúa Giêsu không lên án vì sự ích kỷ hẹp hòi của họ, bởi Ngài biết thân phận con người là thế và Ngài đã nói: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.”
Đây là một bài học lớn cho mỗi người tín hữu chúng ta, chúng ta sống là cùng và sống với người khác, do vậy, Hội Thánh không mời gọi con cái mình sống thánh thiện để lên Thiên Đàng một mình, nhưng lên cùng người khác. Chúa Giêsu đã nói và nêu gương cho chúng ta trong cách sống “Tôi còn loan báo cho những thành khác, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó”. Đến lượt mình, chúng ta cũng không giữ Chúa cho riêng mình, nhưng biết giới thiệu và đem Chúa đến cho người khác, bởi tôi được “tái sinh” là để làm việc đó “giới thiệu Chúa cho người khác”.
Chúng ta phải nhìn nhận mọi ơn lành Chúa ban cho chúng ta, mà khơi dậy lòng biết ơn cách thiết thực bằng việc thờ phượng Chúa và phục vụ tha nhân, qua việc bổn phận hằng ngày và chu toàn công tác tông đồ truyền giáo, tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu là rao giảng Tin Mừng, rao giảng ơn cứu độ, chính là rao giảng Nước Thiên Chúa và triều đại của Ngài, để đưa mọi người về với Thiên Chúa.
2020
Nghe radio podcast hằng ngày của Radio Vatican – Vatican News
Nghe radio podcast hằng ngày của Radio Vatican
Nghe radio podcast hằng ngày của Radio Vatican – Vatican News
NGHE CHUYỆN GIÁO HOÀNG
📟với Radio Vatican Tiếng Việt trên nền tảng Podcast, bạn có thể:
👉 Theo dõi chương trình 25-35 phút mỗi ngày:
🌻 Tin tức, sinh hoạt Giáo hội
📣 Giáo hoàng và người trẻ
📣 Giáo huấn vui
🙏 Suy niệm Lời Chúa
🙏 Gương chứng nhân
và nhiều mục khác
👉 Nghe trên Google Podcast có gì khác?
📲 Chỉ cần điện thoại thông minh, không cần radio
⏱ Bạn có thể nghe online, offline
🚌 Bạn có thể nghe mọi nơi: Khi đi xe buýt, khi đi bộ, làm việc khác…
🤔Làm sao để nghe Radio Vatican Tiếng Việt trên Google podcast đây?
🌻 Bước 1: Tải ứng dụng “Google Podcast” trên Apple Store (Cho hệ điều hành iOs);
– Google Play (Cho Android) : https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.podcasts&hl=vi
– Appstore: (Cho iOS): https://apps.apple.com/us/app/google-podcasts/id1398000105
🌻 Bước 2: Khi đã tải xong Google Podcast, Hãy “MỞ” ứng dụng ra nào.
Rồi tìm “RADIO VATICAN TIẾNG VIỆT”
– Hãy nhấp nút “ĐĂNG KÝ” để theo dõi tin tức hàng ngày.
– Chọn “TẢI XUỐNG” để có thể nghe offline
🌻 Bước 3: Hiệp thông cầu nguyện cùng Giáo hội, cùng Đức Thánh Cha qua tin tức bạn vừa nghe nhé!
Nếu có băn khoăn, bạn có thể gởi thắc mắc hay phản hồi qua Email hoặc inbox Facebook VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT.
🥰 Vatican News Tiếng Việt
2020
Đền thánh Đức Mẹ Fatima đón các nhóm hành hương quốc tế
Đền thánh Đức Mẹ Fatima đón các nhóm hành hương quốc tế
Trần Đức Anh, O.P.
Đền thánh Đức Mẹ Fatima, Bồ Đào Nha lại mở cửa đón nhận các nhóm hành hương quốc tế, từ tối ngày 12/8/2020 vừa qua, sau thời gian dài bị giới hạn vì đại dịch Covid-19.
Trong số các đoàn hành hương quốc tế, có các tín hữu đến từ Đức, Tây Ban Nha, Italia, Côte d’Ivoire bên Phi Châu, Venezuela, Sri Lanka và Ba Lan. Sự hiện diện của các tín hữu hành hương ít hơn nhiều so với năm ngoái. Cho đến ngày 13/8 vừa qua, có hơn 250 nhóm đăng ký, trong đó 75% đến từ nước ngoài.
Ngày 13/8 vừa qua là kỷ niệm cuộc hiện ra lần thứ tư của Đức Mẹ với ba mục đồng: Lucia, Giaxinta và Phanxicô hồi năm 1917.
Tối 12/8 đã có cuộc rước nến theo truyền thống, và sáng ngày 13/8 có thánh lễ do Đức cha José Traquina, Giám mục giáo phận Santarém chủ sự.
Hôm 13/8, Đức Hồng y António Marto, Giám mục giáo phận Leiria-Fatima đã chào mừng các tín hữu hành hương tụ tập tại Quảng trường Đức Mẹ và kêu gọi họ cầu nguyện cho hòa bình và đặc biệt cho nhân dân Liban, bị đại nạn mới đây vì vụ nổ ở hải cảng Beirut, cũng như cho các bệnh nhân và những người bị thiệt mạng vì coronavirus.
Đức Hồng y Marto cũng nhắc lại lời Đức Thánh cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến, hôm 12/8: “Nếu chúng ta không săn sóc lẫn nhau, thì chúng ta cũng chẳng săn sóc thế giới đang bị bệnh!”. “Tôi mong ước anh chị em cẩn giữ những lời này của Đức Thánh cha trong tâm hồn”.
Việc mở cửa Đền thánh Đức Mẹ Fatima cho các tín hữu hành hương quốc tế, diễn ra gần hai tháng, sau khi phát hiện 20 ca lây nhiễm coronavirus, trong số những công nhân làm việc tại đền thánh.
Tất cả các cuộc hành hương đã bị ngưng lại và chỉ được mở lại từ ngày 12/6, với cuộc hành hương không tín hữu. Và giai đoạn chót của tiến trình bình thường hóa, bắt đầu từ ngày 12/8 vừa qua. (EFE 12, Ecclesia 13-8-2020)
2020
Ưu tư và chọn lựa
17,8 Thứ Hai tuần XX Thường niên
Ez 24, 15-24; Mt 19, 16-22
ƯU TƯ VÀ CHỌN LỰA
Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay đã đến xin Chúa Giêsu chỉ cho một phương cách phải làm gì để tận hưởng sự sống đời đời. Sau khi lắng nghe thiện ý của người thanh niên, Đức Giêsu liền chất vấn anh về một điều tốt lành: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn”.
Giữa một “rừng luật” tỉ mỉ của Do Thái, người thanh niên muốn Chúa Giêsu nhấn mạnh đến điều răn nào cụ thể nhất. Đức Giêsu kể ra một số điều luật căn bản như: không được giết người, không được ngoại tình, không được trộm cắp, không được làm chứng gian. Phải thờ cha kính mẹ và phải yêu đồng loại như chính mình.
Sau khi nghe Chúa Giêsu kể ra những điều luật quan trọng nhất, người thanh niên tỏ ra là người “ngoan đạo” vì anh đã giữ tất cả những điều luật ấy. Cuối cùng Đức Giêsu đề nghị một điều đụng chạm mạnh mẽ đến tham vọng thâm sâu nhất của người thanh niên đó là bán tất cả của cải anh có để chia cho người nghèo thì sẽ có một kho tàng ở trên trời. Câu chuyện có một kết thúc đáng buồn, đó là cảnh người thanh niên bỏ đi chỉ vì anh ta có quá nhiều của cải.
Thái độ của người thanh niên cho thấy, của cải như một thứ keo dính đeo bám vào con người khiến họ không thể rời xa được “đồng tiền đi liền khúc ruột” là thế. Của cải tự nó không có gì là xấu, nhưng vì con người bị mê hoặc và tôn thờ nó như một thứ thần thánh, nó có sức lôi cuốn mãnh liệt, là vật cản vô hình khiến người ta không đến được với sự sống đời đời. Của cải có sức trói buộc khiến người ta mất ăn mất ngủ, mất cả mạng sống và linh hồn.
Đôi lúc chúng ta cũng có thái độ giống người thanh niên quyến luyến và nô lệ cho tiền bạc mà từ chối kho tàng Nước Trời. Sống trong một xã hội đề cao sự hưởng thụ, con người bị cuốn hút vào cơn lốc của tiền bạc. Mọi người tranh thủ làm giàu, điên cuồng hưởng thụ nhanh chóng và cũng gánh chịu nhiều nỗi thất vọng ê chề. Trước thái độ ấy, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sử dụng tiền bạc cho đúng mục đích, hãy ưu tiên cho việc tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời.
Niềm tin kitô giáo dạy chúng ta rằng: tất cả những gì chúng ta đang có như tiền bạc, thời gian, tài năng và ngay cả tội lỗi đều do ân sủng Thiên Chúa ban. Người là Đấng quảng đại hào phóng đã ban cho chúng ta đấu đủ lượng đã dằn đã lắc. Những ân huệ Thiên Chúa ban để chúng ta sử dụng và mưu ích cho người khác. Khi đi theo Chúa trên con đường trọn lành, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ dứt khoát, từ bỏ mọi sự quyến luyến của tiền bạc và sống nghèo khó theo tinh thần Phúc Âm. Một khi đã trút bỏ hết sự bảo đảm vật chất thế gian, chúng ta mới phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa.
Thánh tiến sĩ Augustinô là người đã cảm nghiệm sâu sắc về sự giàu sang và khôn ngoan của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào. Thánh nhân nói: “Ai có nhiều của cải mà không có ơn nghĩa Chúa, ấy là kẻ nghèo nhất. Ai trở nên bần cùng mà có ơn nghĩa Chúa, người ấy có tất cả mọi sự”.
Như vậy dù có nhiều tiền mà không có Thiên Chúa, chúng ta vẫn là kẻ tay trắng. Trái lại, khi sống tâm tình của trẻ thơ tin tưởng vào Thiên Chúa, chúng ta sẽ có Thiên Chúa là gia nghiệp. Muốn được hưởng hạnh phúc dài lâu trong Nước Trời, chúng ta phải tuân giữ các điều răn của Chúa và sống siêu thoát với của cải vật chất. Sống tinh thần nghèo khó, chúng ta thoát được sự lo lắng ở đời và thảnh thơi lo việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
Ưu tư của chàng thanh niên trong Tin Mừng có vẻ xa vời đối với những bận tâm của chúng ta ngày nay. Vì chưng, xã hội nhìn nhận giá trị con người qua tiền của, sang giàu hơn bất cứ cái gì khác. Cho nên, người ta phải lo tranh dành, tranh đấu, tranh đua và tranh chấp để chiếm cho được nhiều tiền của, dù phải dùng các phương tiện bất nhân, bất nghĩa hay bất lương.
Thế nhưng, được tiền được của mà mất tha nhân và mất Chúa thì nào ích gì! (Mt 16,26). Chúa Giêsu nhắc nhở chàng thanh niên và cả chúng ta rằng thực thi điều răn mến Chúa yêu người là kiến tạo một xã hội đầy tình Chúa và tình người lâu bền và vững chắc. Đó cũng là điều kiện cần thiết để được sự sống đời đời làm gia nghiệp.
Có hai điều kiện để đạt đến sự sống đời đời là tuân giữ những lời Chúa dạy và từ bỏ mọi của cải vật chất trần gian. Thực hiện được hai điều kiện này quả là điều khó vì chúng ta còn mang thân phận yếu đuối. Chúng ta không đủ khiêm tốn và tin tưởng để trao phó cuộc đời cho Thiên Chúa lo liệu nên chỉ lo tìm sự bảo đảm nơi tiền bạc vật chất.
Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đòi hỏi người niên: “Nếu anh muôn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán ‘ của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. Nghe lời đó, anh ta bu bỏ đi, vì của cải vật chất đã ngăn cản anh ta theo Chúa.
Để dễ dàng theo Chúa, chúng ta phải thành tâm chí sống khó nghèo để được tự do và thong dong theo Chúa.
Ngày nay, Ngài cũng lập lại đòi hỏi ấy đối với người chúng ta. Theo Ngài cũng có nghĩa là tin rằng:, đang sống và sống một cách thiết thực trong cuộc sống. Do đó, những kẻ đi theo Ngài phải luôn tỉnh thức để nhận ra Ngài trong tất cả mọi sự và trong từng phút giây của sống. Đi theo Ngài cũng có nghĩa là sống như thế nào để người nhìn vào đều có thể thấy được gương mặt của Ngài.
Một cuộc sống như thế hẳn đòi hỏi nhiều hy sinh bỏ, cũng như Lêô Narđô đã sẵn sàng xóa bỏ một chi tiết bức tranh cho dẫu đó là một cánh hoa đẹp để thu hút sự vào gương mặt Chúa Giêsu. Cũng thế, người môn đệ Ngài hãy luôn sẩn sàng tháo gỡ và vứt bỏ mọi thứ vướng để chỉ sống cho Ngài và làm cho mọi người nhận ra mặt của Ngài qua chính cuộc sống của mình.