Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Giáo dục / Chia sẻ / Bậc cha mẹ và phương tiện truyền thông

Bậc cha mẹ và phương tiện truyền thông

26/07/2023
Anmai, CSsR
Chia sẻ, Giáo dục
0

Bậc cha mẹ và phương tiện truyền thông

 

Nt. Nancy Usselmann[1]
Tôi được nghe ý kiến ​​của nhiều bậc cha mẹ về những thách đố khi nuôi dạy con cái trong nền văn hóa kỹ thuật số.

Đôi khi, việc đưa cho một đứa trẻ 3 tuổi chiếc điện thoại thông minh với một video ca nhạc dành cho trẻ em sẽ dễ dàng hơn so với việc đối phó với một đứa trẻ chạy nhặng xị tại cửa hàng.

Hoặc khi những đứa con tuổi thanh thiếu niên khăng khăng rằng chúng cần một chiếc điện thoại thông minh vì tất cả bạn bè của chúng đều có một chiếc, bạn cảm thấy bị áp lực phải nhượng bộ, để con mình không cảm thấy lạc lõng. Việc để đứa con thanh thiếu niên ủ rũ dành hàng giờ để chơi trò chơi điện tử MMORPG[2] có thể là cách để bậc cha mẹ đối phó với những đứa trẻ đang có tâm trạng thất thường. Đây không phải là thực tế cách đây 10 và 15 năm trước. Các phương pháp nuôi dạy con cái phải thay đổi theo những cách chẳng thể hình dung được trong thời kỹ thuật số này. Chúng ta có thể giúp những người trẻ tham gia một cách nghiêm túc vào văn hóa kỹ thuật số bằng việc quan tâm đến phương tiện truyền thông, đó là hiểu biết về nó từ góc độ những nguyên lý đức tin.

Với tư cách là một nhà giáo dục có kiến ​​thức về truyền thông, tôi cố gắng cung cấp cho các bậc cha mẹ một số phương thế hữu dụng từ góc độ thần học, giáo dục, và tu đức để hướng dẫn con cái họ sống phong phú với phương tiện truyền thông. Điều này cần cha mẹ thực hành và hành động không chỉ đối với con cái mà còn đối với cả phương tiện truyền thông nữa. Điều này cũng đòi hỏi sự thẩm định của chính mỗi bậc cha mẹ về việc sử dụng phương tiện truyền thông. Cha mẹ có thể là một tấm gương cho con cái trong việc sử dụng những công cụ công nghệ tuyệt vời này một cách lành mạnh và quân bình. Điều này cũng cần nơi cha mẹ sự phân định cá nhân để có thể hướng dẫn con cái sống một cách ngay thẳng khi sử dụng các phương tiện truyền thông. Tất cả bắt đầu với những gì chúng ta coi trọng.

Nếu chúng ta coi trọng gia đình, chúng ta có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho từng thành viên trong gia đình như thế nào? Nếu sự trung thực là một giá trị, liệu chúng ta có trách nhiệm với nhau như thế nào để trung thực về việc sử dụng phương tiện truyền thông? Sự giấu giếm luôn dẫn đến hành vi có vấn đề. Sự giao tiếp là một giá trị được mong muốn trong các mối tương quan; làm sao chúng ta có thể lớn lên trong sự giao tiếp trực diện với sự tôn trọng như một gia đình? Chúa Giêsu dạy chúng ta những giá trị nào trong các sách Phúc âm? Sự tha thứ, tình yêu thương, và sự phục vụ được thể hiện như thế nào trong gia đình và qua trải nghiệm phương tiện truyền thông?

Việc nhận ra những giá trị của chúng ta là chìa khóa để hiểu làm sao để sống tốt đẹp với phương tiện truyền thông. Đây là cơ sở để lập “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”. Chúng ta cần thể hiện những gì chúng ta coi trọng để có thể giúp nhau có trách nhiệm đối với những giá trị đó.

Dưới đây là một số câu hỏi hữu ích để bắt đầu áp dụng Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình:

– Tôi đưa ra mẫu gương nào về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số?

– Tôi có sử dụng điện thoại trong khi ăn tối với gia đình, ngay cả khi vì công việc không?

– Tôi dành thời gian cho con cái như thế nào?

– Tôi có thấy mình luôn luôn có mặt trên mạng xã hội không?

– Chúng tôi có cùng nhau xem TV hoặc xem phim như một gia đình và nói về những gì chúng tôi đã xem không?

– Những công nghệ truyền thông có được đặt ở một khu vực trung tâm và dễ nhìn thấy trong nhà không?

– Tôi nói chuyện với các con về việc sử dụng phương tiện truyền thông và những vấn đề về phương tiện truyền thông mà chúng có thể gặp phải như thế nào?

– Làm cách nào để tôi đề cập đến nội dung khiêu dâm và tại sao nó lại có vấn đề?

– Tôi có đặt ra các quy tắc nhất định về việc sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp với lứa tuổi không?

– Nếu trẻ không tuân theo các quy tắc về phương tiện truyền thông thì sẽ có những hậu quả gì?

Việc cùng nhau trao đổi về những câu hỏi này là điều rất quan trọng. Nó đem lai cho những người trẻ sự tự do để chia sẻ về những áp lực của văn hóa kỹ thuật số. Sau khi thảo luận về những câu hỏi này và nêu rõ các nguyên tắc, bạn có thể lập một kế hoạch và cam kết đối với phương tiện truyền thông dành cho gia đình.

Điều bạn sẽ thực hiện như là một gia đình để phát triển trong sự quan tâm đến phương tiện truyền thông là gì? Hãy viết điều này ra như một cam kết, và dán nó trên cửa tủ lạnh như một lời nhắc nhở về “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”.

Càng trao đổi về trải nghiệm phương tiện truyền thông với nhau như một gia đình, chúng ta càng phát triển thêm nhiều phương cách giúp cho việc phân định, vốn kéo dài suốt cuộc đời.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: osvnews.com 


[1] Nt. Nancy Usselmann, FSP, giám đốc của Trung tâm Pauline về Nghiên cứu Truyền thông ở Los Angeles, Hoa Kỳ. Sơ là một nhà sư phạm về kỹ năng truyền thông, nhà văn, nhà điểm phim, diễn giả, và tác giả của cuốn sách A Sacred Look: Becoming Cultural Mystics: Theology of Popular Culture.

[2] MMORPG (Massively Multiplayer Online Role-Playing Game): Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi là sự kết hợp giữa các trò chơi video nhập vai và các trò chơi trực tuyến nhiều người tham gia, trong đó một số lượng rất lớn người chơi tương tác với nhau trong một thế giới ảo.

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Các thiếu nhi được mời gọi lần chuỗi Mân Côi vào Chúa nhật 18/10
22/09/2023
Giáo lý loan báo Tin Mừng 22 – Mọi người đều đóng vai chính trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
22/09/2023
Đức Thánh Cha: 60 năm sau “Pacem in terris- Hoà bình dưới thế”, sở hữu vũ khí hạt nhân là vô đạo đức
22/09/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Copyright © 2019 Churhius. All Rights Reserved.