Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Ý thức và trở về

Ý thức và trở về

08/01/2023
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

14.1 Thứ Bảy Thứ Bảy trong tuần thứ Nhất Mùa Quanh Năm

Dt 4:12-16; Tv 19:8,910,15; Mc 2:13-17

Ý thức và trở về

Chúa Giêsu đi dọc bờ biển giảng dạy dân chúng. Người thấy ông Lêvi (Mátthêu) đang ngồi thu thuế. Người gọi ông, ông liền theo Người, và dọn tiệc thiết đãi Người với các kẻ thu thuế và nhiều người tội lỗi. Thấy vậy, nhóm luật sĩ và biệt phái hỏi môn đệ Chúa: Sao Thầy các ông ăn uống với phường thu thuế và kẻ tội lỗi ? Chúa nghe thấy vậy thì đáp: Thầy thuốc không cần cho người khỏe mạnh mà chỉ cần cho kẻ yếu đau. Cũng thế, Ta không đến để kêu gọi người lành thánh mà đến để kêu gọi người tội lỗi ăn năn thống hối.

Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Sự toàn năng nơi Ngài có sức biến đổi và cứu độ. Và sự toàn năng nơi Ngài xuất phát từ lời nói đến việc làm. Quả thế, “ngôn hành” của Ngài luôn có ý hướng và mục đích. Ý hướng của Ngài gợi hứng từ sự yêu thương vô điều kiện. Mục đích Ngài nhắm đến chính là chia sẻ ơn cứu độ cũng như mong mỏi hết thảy mọi người đều được tham dự vào bàn tiệc Thiên Quốc.

Đọc lại hành trình lịch sử cứu độ dân Chúa, chúng ta nhận ra rằng từ trong Cựu Ước cho đến Tân Ước, Thiên Chúa vẫn dùng “ngôn hành” của mình để dẫn dắt, dạy dỗ và biến đổi từng cá nhân trong dân tộc của Ngài. Trong Cựu ước, Thiên Chúa đã kêu gọi, đồng hành và hướng dẫn Mô-sê thành một người chỉ huy tài ba, thành cầu nối giữa dân và Chúa. Mặc dầu Mô-sê không phải là người tài ăn, khéo nói, thậm chí nhút nhát. Nhưng Chúa muốn và Mô-sê vâng phục, Mô-sê trở thành thủ lãnh trong dân, thành người kéo ơn Chúa xuống cho dân và thông truyền mong mỏi của dân đến với Chúa. Đó là sự toàn năng và tuyệt hảo nơi Chúa thực hiện qua Mô-sê cũng như dân của Ngài.

Còn trong Tân ước, có rất nhiều những con người, những nhân vật đã được Thiên Chúa gọi mời và biến đổi thành người cộng tác đắc lực với Chúa trong công cuộc rao giảng Tin mừng. Cụ thể, trong bài Tin mừng ngày hôm nay, tác giả Mác-cô trình bày cho chúng ta, một Mát-thêu, kẻ làm nghề thu thuế, bị coi là người tội lỗi, bị dân chúng khinh bỉ, là người cộng tác với ngoại bang để hành hạ đồng bào. Thế nhưng, chính “ngôn hành” của Chúa đã biến đổi và giúp ông trở thành Tông đồ cho Ngài.

Quả vậy, Thiên Chúa không chấp nhất quá khứ, Ngài kêu gọi Mát-thêu từ bỏ quá khứ tội lỗi và hướng tới tương lai. Không phụ lòng tin tưởng nơi Chúa, Mát-thêu đã rũ bỏ tất cả, tiền tài, địa vị, quyền bính và thậm chí cả những dị nghị, nghi nan. Chính sự đáp trả, niềm tin và sự phó thác vào Thiên Chúa đã biến đổi ông. Nói cách khác, chính tình yêu Chúa đã thay đổi và nâng ông dậy. Từ một con người chỉ biết tích cóp, ăn chặn và bóc lột đồng bào. Giờ đây Mát-thêu trở thành kẻ “lưới người”, kéo những “mẻ cá người” về cho Chúa, cho Hội thánh bằng sự nhiệt thành và hăng say. Bên cạnh đó, Mát-thêu còn trở thành tác giả Tin mừng viết về dòng dõi và sứ mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa. Ông dùng chính đôi tay thu thuế trước đây của mình, giờ đây cũng với đôi bàn tay ấy, ông chia sẻ cho đồng bào và hậu thế về sứ mạng của Đấng Tình Yêu. Sở dĩ Mátthêu có đặc ân ấy là vì sự toàn năng và yêu thương của Chúa dành riêng cho ông. Ngài muốn, Ngài yêu và Ngài tin tưởng vào sự thay đổi nơi ông và biến ông thành người cộng tác đắc lực trong sứ mạng rao giảng Tin mừng.

Thiên Chúa toàn năng và rất mực yêu thương nhân loại như vậy. Thế nhưng, hôm nay chứng kiến việc Chúa Giêsu kêu gọi Mátthêu và Ngài còn về nhà ông để mừng tiệc, để được ông thiết đãi, những người kinh sư thuộc nhóm Biệt phái tỏ vẻ không hài lòng, nghi kị và muốn kết án. Suy nghĩ và cái nhìn của những  người Biệt phái ngày xưa, dường như cũng đang là não trạng và cách hành xử của con người thời nay.

Trong một xã hội vô cảm, đặt nặng những giá trị bên ngoài nhưng thiếu ý thức nhân bản và chiều sâu đời sống nội tâm. Dường như con người hiểu nhau qua vật chất, qua vẻ hào nhoáng của địa vị mà bỏ quên giá trị và ý nghĩa nhân bản hay đời sống đức tin. Khác hẳn với cách cư xử và hành động của con người. Thiên Chúa hứa là Ngài giữ lời. Ngài chậm giận và giàu tình thương. Thiên Chúa không giữ quá khứ của chúng ta nhưng Ngài kêu gọi chúng ta hướng tới tương lai, từ bỏ tội lỗi và tín thác nơi Ngài. Như một bác sĩ rành nghề, hôm nay Chúa Giêsu biết rõ bệnh tình của Mátthêu, Ngài đã trị dứt cơn bệnh của ông, đồng thời Ngài sử dụng tài năng linh hoạt có sẵn nơi ông để dùng ông trong sứ vụ rao giảng Tin mừng.

Việc Chúa Giêsu chọn một người thu thuế như Lêvi làm môn đệ đã đem lại sự vui sướng chẳng những cho chính Lêvi, mà còn cho những người thu thuế khác. Vì thế họ dọn một bữa tiệc để ăn mừng. Xưa nay họ chỉ thấy mới có một mình Chúa Giêsu không chê họ, mà còn chọn một người trong bọn họ làm môn đệ.

Bữa ăn hay bữa tiệc thường được diễn tả sự gần gũi thân tình. Ở đây Đức Giêsu và các môn đệ đến dùng bữa tại nhà ông Lêvi cùng với nhiều người thu thuế và các người tội lỗi, chứng tỏ Chúa bày tỏ tình thương đối với những người tội lỗi. Chính tinh thần này lôi kéo những người tội lỗi đến với Người.

Việc Chúa Giêsu gọi Lêvi là người thu thuế đi theo Người lại là cớ gây ra sự phê bình và chỉ trích của người Do thái, nhất là các luật sĩ và biệt phải.

Họ vốn có quan niệm chật hẹp, khép kín và khinh rẻ đối với những người tội lỗi, nên khi thấy Chúa Giêsu và các môn đệ tiếp xúc thân tình với những người tội lỗi, thì họ đã tỏ ra khó chịu nên họ đã phê bình và chỉ trích Chúa. Họ đã hỏi các môn đệ: “Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” (Mc 2, 16)

Để sửa lại quan niệm hẹp hòi của luật sĩ, Chúa Giêsu đã trả lời cho họ: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2, 17). Chính vì Lêvi ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình cho nên anh rất mừng khi được Chúa gọi, và quảng đại bỏ tất cả để theo Người.

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Lợi ích của việc xưng tội thường xuyên
23/03/2023
Hồ nước Bếtsaiđa trong Kinh thánh, huyền thoại hay có thực?
23/03/2023
Đừng xét đoán
21/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT