Ý HƯỚNG TỐT LÀNH
7.2Thứ Tư trong tuần thứ Năm Mùa Quanh Năm
1 V 10:1-10; Tv 37:5-6,30-31,39-40; Mc 7:14-23
Ý HƯỚNG TỐT LÀNH
Nói đến sự thanh sạch hay cái ô uế của con người không phải là về mặt vệ sinh, nhưng là nói về phương tiện luân lý. Có thứ luân lý theo hoàn cảnh, có thứ theo phong tục do con người đặt ra. Vì thế mà Chúa Giêsu tuyên bố sự thật là: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế”.
Sau khi nói về tính cách vụ hình thức, bây giờ Chúa nói về sự thanh sạch và ô uế. Chúa Giêsu dạy cho dân chúng biết không có gì bên ngoài nhập vào mà làm cho người ta nhơ bẩn, nhưng chính cái bên trong con người mới làm cho họ ra nhơ bẩn. Các môn đệ không hiểu lời Chúa nói, nên khi về đến nhà, các ông xin Chúa giải thích điều đó. Người bảo: mọi vật bên ngoài nhập vào con người không thể làm cho họ nhơ bẩn, vì nó không vào trong lòng họ được chỉ vào trong bụng rồi tống ra ngoài. Chính lòng con người mới làm cho họ nhơ bẩn, vì từ đáy lòng họ phát xuất ra những ý tưởng xấu xa, như trộm cướp, gian dâm, độc ác…
Các luật sĩ và biệt phái nhấn mạnh đến sự thanh tẩy phần xác hơn là thanh sạch phần hồn; họ đặt nghi thức bên ngoài lên trên nhiệm vụ bác ái và công bằng xã hội.
Họ tỉ mỉ giữ luật rửa tay, lau chén trước khi ăn, vì cho rằng tay bẩn, chén bẩn làm cho người ta ra ô uế, trong khi lại coi nhẹ chính cõi lòng, nơi chất chứa bao tâm tình ghen tuông, thù ghét đối với tha nhân và đủ thứ toan tính phạm tội.
Chúa Giêsu đặt sự thanh sạch tâm hồn lên trên sự thanh sạch thân xác. Vì chính từ cõi lòng, con người xây dựng cuộc sống luân lý mình. Tâm hồn trong sạch hay không, không phải vì do những hoàn cảnh phụ thuộc bên ngoài, nhưng do những quyết định trong thâm tâm mình.
Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ về dụ ngôn những cái thanh sạch và những cái ô uế: không phải từ cái bên ngoài vào trong con người, nhưng cái từ trong con người mà ra, mới làm cho con người ra ô uế. Chúa dựa vào hình ảnh của việc ăn uống và tiêu hoá để diễn tả: mọi sự Chúa tạo dựng cho con người đều tốt đẹp, nhưng do những tư tưởng, ý định và tâm tình bất chính của con người, làm biến đổi thành những cái xấu.
Chúa Giê-su cho các Tông Đồ hiểu rằng khuôn khổ hẹp hòi của tôn giáo cũ không còn thích hợp với những đòi hỏi của một tôn giáo mới mà Người sẽ thiết lập. Bởi vì các ông sẽ được sai đi đến với mọi dân tộc, thuộc mọi nền văn hóa, rất khác biệt với môi trường Do Thái. Khi đó các ông phải chú ý đến điều chính yếu, đừng lúng túng vì những cổ lệ là những cái làm cho người ngoại giáo thành tâm thiện chí, là những người không có tục lệ ăn uống giống như người Do Thái, không thể nào gia nhập Giáo Hội Chúa được.
Luật sạch và ô uế của các kinh sư và biệt phái làm cho người ta bị rơi vào đời sống giả hình, vụ hình thức bên ngoài. Bởi vì điều Thiên Chúa đòi hỏi không phải là sự trong sạch có tính cách nghi thức bên ngoài, nhưng là sự trong sạch của tâm hồn, sự trong sạch của con tim.
Qua bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu cho các Tông đồ hiểu rằng: khuôn khổ hẹp hòi của tôn giáo cũ không còn thích hợp với những đòi hỏi của một tôn giáo mới mà Người sẽ thiết lập. Bởi vì các ông sẽ được sai đi đến với mọi dân tộc, thuộc mọi nền văn hoá, rất khác biệt với môi trường Do thái. Khi đó các ông phải chú ý đến điều chính yếu, đừng lúng túng vì những cổ lệ là những cái làm cho người ngoại giáo thành tâm thiện chí, là những người không có tục lệ ăn uống giống như người Do thái, không thể nào gia nhập Giáo hội Chúa được.
Chúa Giêsu đã nói: không phải cái từ bên ngoài có thể làm cho người ta ra ô uế, mà chính là những cái phát xuất từ bên trong, từ lòng của con người như tham lam, tà dân, giết người, trộm cắp, độc ác, xảo trá, ganh tị… Chính những cái đó mới làm cho người ta ra xấu xa ô uế.
Lời Chúa hôm nay cho biết đó là Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ này rất tốt đẹp, và Thiên Chúa ưu ái dựng nên cho con người để con người cai quản mặt đất này… Mọi thức ăn đều sạch, nhưng vì những tư tưởng, ý định và tâm ý bất chính của con người, làm cho con người xấu xa ô uế. Mười hai thứ tội được Kinh Thánh kể ra coi là khởi đi từ trong tâm hồn con người: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng.
Một hành vi tốt hay xấu không chỉ do hoàn cảnh, phong tục của xã hội, mà trước tiên là do lòng người. Ý hướng tốt thì hành động sẽ tốt, ý hướng xấu thì hành động sẽ xấu. Hiểu được như thế, chúng ta cũng được mời gọi đào luyện ý hướng tốt lành và nhân đức từ cõi lòng con người mình để có thể phát sinh sự từ bi nhân ái, bao dung, độ lượng, yêu thương, tha thứ…
Cần có một lương tâm chân chính, một tâm hồn trong sạch, một trái tim rộng mở : chúng ta sẽ có lòng mến Chúa đích thực và yêu thương tha nhân cách chân thành vì yêu là chu toàn mọi lề luật.