Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Home / Chưa phân loại / Vì sao phong trào “tỉnh thức” ở Asbury lại mê hoặc người công giáo Pháp như thế? fr.aleteia.org, Lauren Butler-Bergier, 2023-03-03 Nhìn lại buổi cầu nguyện tự phát tại Đại học Asbury, bang Kentucky nước Mỹ kéo dài hai tuần và quy tụ gần 50.000 bạn trẻ. Liệu phong trào “tỉnh thức” tâm linh này có lan rộng không? Phân tích của bà Lauren Butler, người mẹ công giáo người Mỹ, trước đây theo đạo tin lành, bà nói tiếng Pháp. Sự kiện ở Đại học Kentucky thu hút người công giáo Pháp nhưng gần như ít được chú ý ở Mỹ, ít có báo công giáo đưa tin. Hiện tượng những buổi cầu nguyện tập thể tự phát, minh chứng cho một khát vọng tâm linh lớn lao, thường thấy ở một đất nước mà tự do tôn giáo không bị mặc cảm. Phong trào được gọi là “hồi sinh” có nghĩa là “tỉnh thức hoặc đổi mới”. Để hiểu rõ hơn, trang Aleteia phỏng vấn bà Lauren Butler trong giới đại học Mỹ, trở lại đạo công giáo, người biết rõ thế giới Ngũ tuần, trong đó phát sinh làn sóng khen ngợi dường như không dừng lại này. Bà lớn lên trong một môi trường truyền giáo Mỹ. Bạn thấy điều gì mới trong hiện tượng tỉnh thức ở Asbury? Lauren Butler: Tôi đến từ cùng một truyền thống này qua cha tôi, ông xuất thân trong một gia đình tin lành lớn. Ông là một phần trong phong trào truyền giáo vào những năm bảy mươi và là mục sư làm việc cho người trẻ. Vào thời điểm đó, có một điều gì đó với phong trào Dân Chúa Giêsu (Jesus People) đã đánh dấu cả một thế hệ. Khi còn là thiếu niên, tôi ở trong nhóm cầu nguyện tin lành, tại đây tôi gặp những người của giáo phái Ngũ tuần. Chúng tôi bị mê hoặc bởi loại hiện tượng này và việc trở thành một phần của phong trào như của Asbury là điều chúng tôi mơ ước. Giống như các bạn tín hữu kitô trẻ, chúng tôi bị thúc đẩy bởi một ước muốn mạnh mẽ là cầu nguyện chiêm niệm và bởi câu hỏi “làm thế nào để chúng ta biết được Chúa Giêsu?” Asbury lặp lại những “hồi sinh” đã diễn ra trong quá khứ; tôi nghĩ đến cuộc Đại thức tỉnh của thế kỷ 18 ở các thuộc địa, điều mà người tin lành Mỹ ngày nay vẫn còn nhắc đến. Nhưng chúng tôi vẫn còn khao khát có các bài viết thiêng liêng của các phong trào này. Và điều không tránh khỏi, trong các phong trào của chính chúng tôi, người ta đề nghị chúng tôi đọc các tác giả công giáo hoặc chính thống giáo để tiến xa hơn trong lời cầu nguyện. Tôi chắc chắn biến cố này sẽ sinh hoa kết trái, các ơn gọi sẽ được sinh ra cho mục vụ, sẽ có các hôn nhân và nhiều hoa trái khác. Những người tin lành trẻ này có một ước muốn cầu nguyện chiêm niệm rất mạnh. Nhưng họ không có những nơi cho họ những buổi chiêm niệm thường xuyên, ca ngợi và cầu nguyện chung sao? Dĩ nhiên là có: nhiều tín hữu kitô Mỹ thường nhóm lại mỗi chúa nhật và cả một ngày trong tuần để thờ phượng và ngợi khen. Cầu nguyện liên lỉ gần như không có trong môi trường tin lành. Ở Mỹ, ngoài các giờ lễ, những nơi thờ phượng của đạo tin lành bị khóa cửa, trừ khi có một “hồi sinh” diễn ra, như trường hợp hai tuần vừa qua ở Asbury. Nơi duy nhất chúng tôi có thể dành thì giờ để cầu nguyện liên lỉ là trong phòng của chúng tôi… hoặc trong một nhà thờ công giáo. Cũng nên nói thêm, phong trào Ngũ tuần, không giống như anh giáo, họ đã không còn các giờ kinh phụng vụ. Phong trào này thật tuyệt vời, nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tôi chắc chắn biến cố này sẽ sinh hoa kết trái, các ơn gọi sẽ được sinh ra cho mục vụ, sẽ có các hôn nhân và nhiều hoa trái khác. Chúa thật quảng đại. Nhưng ngày nay tôi thấy, hầu hết những người bạn theo tin lành thời trẻ của tôi đã không còn đến nơi thờ phượng nữa, điều này được xác nhận qua các số liệu thống kê về số người giữ đạo ở Hoa Kỳ. Những người trẻ này có thể đào sâu kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa trong thờ phượng, trong suốt cuộc đời của họ. Thách thức là biến kinh nghiệm đặc biệt này thành một trải nghiệm mới vào mọi thời điểm trong cuộc đời chúng ta. Người trẻ không tôn giáo: đâu là linh đạo của giới trẻ? Canh tân trước hết là phụng vụ thiên quốc trong nhà và trong tâm hồn theo Thánh Phaolô và theo các thánh. Chính xác làm thế nào để đổi mới kinh nghiệm này? Chúng ta phải nhận ra cuộc “đổi mới” của tín hữu kitô đã diễn ra cách đây 2.000 năm! Nhờ phép rửa tội, chúng ta đã trở thành tư tế, ngôn sứ và vua chúa. Canh tân trước hết là phụng vụ thiên quốc trong nhà và trong tâm hồn theo Thánh Phaolô và theo các thánh. Đó cũng là điều các đan viện đã cầu nguyện phụng vụ thường xuyên ở trung tâm của Giáo hội, được nhiều giáo dân tham gia trong việc thực hành các Giờ kinh Phụng vụ hàng ngày, và trong các giáo xứ có thánh lễ và chầu Thánh Thể hàng ngày. Đối với Ngũ tuần, thách thức là tiến gần hơn đến ý nghĩa của các bí tích. Tại Pháp, nơi mà kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa như thế này diễn ra cách khá kín đáo, nếu không muốn nói là ẩn giấu, có một sức hấp dẫn với giới trẻ nhiệt thành này, những người tự phát, tập thể, cầu nguyện ở nơi rất công cộng, ở trường đại học, một cách hoàn toàn mới. Đúng, ở Pháp, việc giữ đạo đã hoàn toàn bị xóa khỏi đời sống công cộng. Khi tôi dạy lịch sử tư tưởng ở một trường đại học công giáo Pháp, thánh lễ hàng ngày được dâng cách lén lút: một linh mục đã về hưu cử hành thánh lễ trong một nhà nguyện dưới lòng đất! Nếu có đi đàng thánh giá hoặc rước Thánh Thể thì phải đơn giản và tôn trọng môi trường chung quanh, nhưng trên phạm vi cả nước thì phải giữ kín đáo. Chúng tôi không có cùng quan tâm này như ở Mỹ, họ không có chiến tranh tôn giáo cũng như không có Cách mạng. Ví dụ về Asbury – một nhóm họp tự phát cầu nguyện thu hút hàng ngàn người trẻ – dường như khó du nhập vào Pháp, nhưng cần lưu ý, sự kiện này diễn ra ở một trường đại học kitô giáo. Đằng sau người trẻ Mỹ Ngũ tuần rất nhiệt thành này là các cha mẹ đã hy sinh và đầu tư rất nhiều cho việc giáo dục con cái họ. Tại Hoa Kỳ, cha mẹ truyền lại đức tin bằng cách cho con học tại nhà hoặc cho con vào các trường đạo tương tự như các trường ngoài hợp đồng ở Pháp. Nếu đời sống của các Giáo hội không được cấu trúc xung quanh đời sống cộng đồng kitô hữu, thì đức tin được truyền bá như thế nào? Tại Hoa Kỳ, cha mẹ truyền đức tin bằng cách cho con học tại nhà hoặc cho con học ở trường đạo tương tự như trường ngoài hợp đồng ở Pháp. Đó là điều mang tính quyết định ở Hoa Kỳ. Ở Pháp, có một số phong trào hướng đạo và một số phong trào tương tự như Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Nếu tôi tìm kiếm một cái gì tương tự ở Pháp như những gì xảy ra ở Asbury, thì tôi nghĩ đến những cuộc hành hương của phong trào Hướng đạo Âu châu ở Vézelay hoặc của các người hướng dẫn lớn tuổi ở Paray-le-Monial, những phong trào này không tự phát, nhưng mọi người nhiệt tình và quảng đại. Ngoài các phong trào thanh thiếu niên, tôi nghĩ Giáo hội Pháp nên đào sâu vị trí của cha mẹ và trường công giáo dành cho giáo dục: tại sao việc giao phó trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ, cho một trường học có chương trình giảng dạy không mang đến cho các em một giáo dục kitô giáo lại là điều bình thường? Tôi nghĩ đây là điều mà người công giáo Pháp nên đặt câu hỏi: chúng ta dành vị trí nào cho việc giáo dục kitô giáo cho con cái mình? Marta An Nguyễn dịch

Vì sao phong trào “tỉnh thức” ở Asbury lại mê hoặc người công giáo Pháp như thế? fr.aleteia.org, Lauren Butler-Bergier, 2023-03-03 Nhìn lại buổi cầu nguyện tự phát tại Đại học Asbury, bang Kentucky nước Mỹ kéo dài hai tuần và quy tụ gần 50.000 bạn trẻ. Liệu phong trào “tỉnh thức” tâm linh này có lan rộng không? Phân tích của bà Lauren Butler, người mẹ công giáo người Mỹ, trước đây theo đạo tin lành, bà nói tiếng Pháp. Sự kiện ở Đại học Kentucky thu hút người công giáo Pháp nhưng gần như ít được chú ý ở Mỹ, ít có báo công giáo đưa tin. Hiện tượng những buổi cầu nguyện tập thể tự phát, minh chứng cho một khát vọng tâm linh lớn lao, thường thấy ở một đất nước mà tự do tôn giáo không bị mặc cảm. Phong trào được gọi là “hồi sinh” có nghĩa là “tỉnh thức hoặc đổi mới”. Để hiểu rõ hơn, trang Aleteia phỏng vấn bà Lauren Butler trong giới đại học Mỹ, trở lại đạo công giáo, người biết rõ thế giới Ngũ tuần, trong đó phát sinh làn sóng khen ngợi dường như không dừng lại này. Bà lớn lên trong một môi trường truyền giáo Mỹ. Bạn thấy điều gì mới trong hiện tượng tỉnh thức ở Asbury? Lauren Butler: Tôi đến từ cùng một truyền thống này qua cha tôi, ông xuất thân trong một gia đình tin lành lớn. Ông là một phần trong phong trào truyền giáo vào những năm bảy mươi và là mục sư làm việc cho người trẻ. Vào thời điểm đó, có một điều gì đó với phong trào Dân Chúa Giêsu (Jesus People) đã đánh dấu cả một thế hệ. Khi còn là thiếu niên, tôi ở trong nhóm cầu nguyện tin lành, tại đây tôi gặp những người của giáo phái Ngũ tuần. Chúng tôi bị mê hoặc bởi loại hiện tượng này và việc trở thành một phần của phong trào như của Asbury là điều chúng tôi mơ ước. Giống như các bạn tín hữu kitô trẻ, chúng tôi bị thúc đẩy bởi một ước muốn mạnh mẽ là cầu nguyện chiêm niệm và bởi câu hỏi “làm thế nào để chúng ta biết được Chúa Giêsu?” Asbury lặp lại những “hồi sinh” đã diễn ra trong quá khứ; tôi nghĩ đến cuộc Đại thức tỉnh của thế kỷ 18 ở các thuộc địa, điều mà người tin lành Mỹ ngày nay vẫn còn nhắc đến. Nhưng chúng tôi vẫn còn khao khát có các bài viết thiêng liêng của các phong trào này. Và điều không tránh khỏi, trong các phong trào của chính chúng tôi, người ta đề nghị chúng tôi đọc các tác giả công giáo hoặc chính thống giáo để tiến xa hơn trong lời cầu nguyện. Tôi chắc chắn biến cố này sẽ sinh hoa kết trái, các ơn gọi sẽ được sinh ra cho mục vụ, sẽ có các hôn nhân và nhiều hoa trái khác. Những người tin lành trẻ này có một ước muốn cầu nguyện chiêm niệm rất mạnh. Nhưng họ không có những nơi cho họ những buổi chiêm niệm thường xuyên, ca ngợi và cầu nguyện chung sao? Dĩ nhiên là có: nhiều tín hữu kitô Mỹ thường nhóm lại mỗi chúa nhật và cả một ngày trong tuần để thờ phượng và ngợi khen. Cầu nguyện liên lỉ gần như không có trong môi trường tin lành. Ở Mỹ, ngoài các giờ lễ, những nơi thờ phượng của đạo tin lành bị khóa cửa, trừ khi có một “hồi sinh” diễn ra, như trường hợp hai tuần vừa qua ở Asbury. Nơi duy nhất chúng tôi có thể dành thì giờ để cầu nguyện liên lỉ là trong phòng của chúng tôi… hoặc trong một nhà thờ công giáo. Cũng nên nói thêm, phong trào Ngũ tuần, không giống như anh giáo, họ đã không còn các giờ kinh phụng vụ. Phong trào này thật tuyệt vời, nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tôi chắc chắn biến cố này sẽ sinh hoa kết trái, các ơn gọi sẽ được sinh ra cho mục vụ, sẽ có các hôn nhân và nhiều hoa trái khác. Chúa thật quảng đại. Nhưng ngày nay tôi thấy, hầu hết những người bạn theo tin lành thời trẻ của tôi đã không còn đến nơi thờ phượng nữa, điều này được xác nhận qua các số liệu thống kê về số người giữ đạo ở Hoa Kỳ. Những người trẻ này có thể đào sâu kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa trong thờ phượng, trong suốt cuộc đời của họ. Thách thức là biến kinh nghiệm đặc biệt này thành một trải nghiệm mới vào mọi thời điểm trong cuộc đời chúng ta. Người trẻ không tôn giáo: đâu là linh đạo của giới trẻ? Canh tân trước hết là phụng vụ thiên quốc trong nhà và trong tâm hồn theo Thánh Phaolô và theo các thánh. Chính xác làm thế nào để đổi mới kinh nghiệm này? Chúng ta phải nhận ra cuộc “đổi mới” của tín hữu kitô đã diễn ra cách đây 2.000 năm! Nhờ phép rửa tội, chúng ta đã trở thành tư tế, ngôn sứ và vua chúa. Canh tân trước hết là phụng vụ thiên quốc trong nhà và trong tâm hồn theo Thánh Phaolô và theo các thánh. Đó cũng là điều các đan viện đã cầu nguyện phụng vụ thường xuyên ở trung tâm của Giáo hội, được nhiều giáo dân tham gia trong việc thực hành các Giờ kinh Phụng vụ hàng ngày, và trong các giáo xứ có thánh lễ và chầu Thánh Thể hàng ngày. Đối với Ngũ tuần, thách thức là tiến gần hơn đến ý nghĩa của các bí tích. Tại Pháp, nơi mà kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa như thế này diễn ra cách khá kín đáo, nếu không muốn nói là ẩn giấu, có một sức hấp dẫn với giới trẻ nhiệt thành này, những người tự phát, tập thể, cầu nguyện ở nơi rất công cộng, ở trường đại học, một cách hoàn toàn mới. Đúng, ở Pháp, việc giữ đạo đã hoàn toàn bị xóa khỏi đời sống công cộng. Khi tôi dạy lịch sử tư tưởng ở một trường đại học công giáo Pháp, thánh lễ hàng ngày được dâng cách lén lút: một linh mục đã về hưu cử hành thánh lễ trong một nhà nguyện dưới lòng đất! Nếu có đi đàng thánh giá hoặc rước Thánh Thể thì phải đơn giản và tôn trọng môi trường chung quanh, nhưng trên phạm vi cả nước thì phải giữ kín đáo. Chúng tôi không có cùng quan tâm này như ở Mỹ, họ không có chiến tranh tôn giáo cũng như không có Cách mạng. Ví dụ về Asbury – một nhóm họp tự phát cầu nguyện thu hút hàng ngàn người trẻ – dường như khó du nhập vào Pháp, nhưng cần lưu ý, sự kiện này diễn ra ở một trường đại học kitô giáo. Đằng sau người trẻ Mỹ Ngũ tuần rất nhiệt thành này là các cha mẹ đã hy sinh và đầu tư rất nhiều cho việc giáo dục con cái họ. Tại Hoa Kỳ, cha mẹ truyền lại đức tin bằng cách cho con học tại nhà hoặc cho con vào các trường đạo tương tự như các trường ngoài hợp đồng ở Pháp. Nếu đời sống của các Giáo hội không được cấu trúc xung quanh đời sống cộng đồng kitô hữu, thì đức tin được truyền bá như thế nào? Tại Hoa Kỳ, cha mẹ truyền đức tin bằng cách cho con học tại nhà hoặc cho con học ở trường đạo tương tự như trường ngoài hợp đồng ở Pháp. Đó là điều mang tính quyết định ở Hoa Kỳ. Ở Pháp, có một số phong trào hướng đạo và một số phong trào tương tự như Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Nếu tôi tìm kiếm một cái gì tương tự ở Pháp như những gì xảy ra ở Asbury, thì tôi nghĩ đến những cuộc hành hương của phong trào Hướng đạo Âu châu ở Vézelay hoặc của các người hướng dẫn lớn tuổi ở Paray-le-Monial, những phong trào này không tự phát, nhưng mọi người nhiệt tình và quảng đại. Ngoài các phong trào thanh thiếu niên, tôi nghĩ Giáo hội Pháp nên đào sâu vị trí của cha mẹ và trường công giáo dành cho giáo dục: tại sao việc giao phó trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ, cho một trường học có chương trình giảng dạy không mang đến cho các em một giáo dục kitô giáo lại là điều bình thường? Tôi nghĩ đây là điều mà người công giáo Pháp nên đặt câu hỏi: chúng ta dành vị trí nào cho việc giáo dục kitô giáo cho con cái mình? Marta An Nguyễn dịch

05/03/2023
Anmai, CSsR
Chưa phân loại
0

 

Nhìn lại buổi cầu nguyện tự phát tại Đại học Asbury, bang Kentucky nước Mỹ kéo dài hai tuần và quy tụ gần 50.000 bạn trẻ. Liệu phong trào “tỉnh thức” tâm linh này có lan rộng không? Phân tích của bà Lauren Butler, người mẹ công giáo người Mỹ, trước đây theo đạo tin lành, bà nói tiếng Pháp. Sự kiện ở Đại học Kentucky thu hút người công giáo Pháp nhưng gần như ít được chú ý ở Mỹ, ít có báo công giáo đưa tin. Hiện tượng những buổi cầu nguyện tập thể tự phát, minh chứng cho một khát vọng tâm linh lớn lao, thường thấy ở một đất nước mà tự do tôn giáo không bị mặc cảm. Phong trào được gọi là “hồi sinh” có nghĩa là “tỉnh thức hoặc đổi mới”.

Để hiểu rõ hơn, trang Aleteia phỏng vấn bà Lauren Butler trong giới đại học Mỹ, trở lại đạo công giáo, người biết rõ thế giới Ngũ tuần, trong đó phát sinh làn sóng khen ngợi dường như không dừng lại này.

Bà lớn lên trong một môi trường truyền giáo Mỹ. Bạn thấy điều gì mới trong hiện tượng tỉnh thức ở Asbury?

Lauren Butler: Tôi đến từ cùng một truyền thống này qua cha tôi, ông xuất thân trong một gia đình tin lành lớn. Ông là một phần trong phong trào truyền giáo vào những năm bảy mươi và là mục sư làm việc cho người trẻ. Vào thời điểm đó, có một điều gì đó với phong trào Dân Chúa Giêsu  (Jesus People) đã đánh dấu cả một thế hệ. Khi còn là thiếu niên, tôi ở trong nhóm cầu nguyện tin lành, tại đây tôi gặp những người của giáo phái Ngũ tuần. Chúng tôi bị mê hoặc bởi loại hiện tượng này và việc trở thành một phần của phong trào như của Asbury là điều chúng tôi mơ ước. Giống như các bạn tín hữu kitô trẻ, chúng tôi bị thúc đẩy bởi một ước muốn mạnh mẽ là cầu nguyện chiêm niệm và bởi câu hỏi “làm thế nào để chúng ta biết được Chúa Giêsu?” Asbury lặp lại những “hồi sinh” đã diễn ra trong quá khứ; tôi nghĩ đến cuộc Đại thức tỉnh của thế kỷ 18 ở các thuộc địa, điều mà người tin lành Mỹ ngày nay vẫn còn nhắc đến. Nhưng chúng tôi vẫn còn khao khát có các bài viết thiêng liêng của các phong trào này. Và điều không tránh khỏi, trong các phong trào của chính chúng tôi, người ta đề nghị chúng tôi đọc các tác giả công giáo hoặc chính thống giáo để tiến xa hơn trong lời cầu nguyện.

 

Tôi chắc chắn biến cố này sẽ sinh hoa kết trái, các ơn gọi sẽ được sinh ra cho mục vụ, sẽ có các hôn nhân và nhiều hoa trái khác.

 

Những người tin lành trẻ này có một ước muốn cầu nguyện chiêm niệm rất mạnh. Nhưng họ không có những nơi cho họ những buổi chiêm niệm thường xuyên, ca ngợi và cầu nguyện chung sao?

Dĩ nhiên là có: nhiều tín hữu kitô Mỹ thường nhóm lại mỗi chúa nhật và cả một ngày trong tuần để thờ phượng và ngợi khen. Cầu nguyện liên lỉ gần như không có trong môi trường tin lành. Ở Mỹ, ngoài các giờ lễ, những nơi thờ phượng của đạo tin lành bị khóa cửa, trừ khi có một “hồi sinh” diễn ra, như trường hợp hai tuần vừa qua ở Asbury. Nơi duy nhất chúng tôi có thể dành thì giờ để cầu nguyện liên lỉ là trong phòng của chúng tôi… hoặc trong một nhà thờ công giáo. Cũng nên nói thêm, phong trào Ngũ tuần, không giống như anh giáo, họ đã không còn các giờ kinh phụng vụ.

Phong trào này thật tuyệt vời, nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Tôi chắc chắn biến cố này sẽ sinh hoa kết trái, các ơn gọi sẽ được sinh ra cho mục vụ, sẽ có các hôn nhân và nhiều hoa trái khác. Chúa thật quảng đại. Nhưng ngày nay tôi thấy, hầu hết những người bạn theo tin lành thời trẻ của tôi đã không còn đến nơi thờ phượng nữa, điều này được xác nhận qua các số liệu thống kê về số người giữ đạo ở Hoa Kỳ. Những người trẻ này có thể đào sâu kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa trong thờ phượng, trong suốt cuộc đời của họ. Thách thức là biến kinh nghiệm đặc biệt này thành một trải nghiệm mới vào mọi thời điểm trong cuộc đời chúng ta. 

 

 

Canh tân trước hết là phụng vụ thiên quốc trong nhà và trong tâm hồn theo Thánh Phaolô và theo các thánh.

 

Chính xác làm thế nào để đổi mới kinh nghiệm này?

Chúng ta phải nhận ra cuộc “đổi mới” của tín hữu kitô đã diễn ra cách đây 2.000 năm! Nhờ phép rửa tội, chúng ta đã trở thành tư tế, ngôn sứ và vua chúa. Canh tân trước hết là phụng vụ thiên quốc trong nhà và trong tâm hồn theo Thánh Phaolô và theo các thánh. Đó cũng là điều các đan viện đã cầu nguyện phụng vụ thường xuyên ở trung tâm của Giáo hội, được nhiều giáo dân tham gia trong việc thực hành các Giờ kinh Phụng vụ hàng ngày, và trong các giáo xứ có thánh lễ và chầu Thánh Thể hàng ngày. Đối với Ngũ tuần, thách thức là tiến gần hơn đến ý nghĩa của các bí tích.

Tại Pháp, nơi mà kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa như thế này diễn ra cách khá kín đáo, nếu không muốn nói là ẩn giấu, có một sức hấp dẫn với giới trẻ nhiệt thành này, những người tự phát, tập thể, cầu nguyện ở nơi rất công cộng, ở trường đại học, một cách hoàn toàn mới.

Đúng, ở Pháp, việc giữ đạo đã hoàn toàn bị xóa khỏi đời sống công cộng. Khi tôi dạy lịch sử tư tưởng ở một trường đại học công giáo Pháp, thánh lễ hàng ngày được dâng cách lén lút: một linh mục đã về hưu cử hành thánh lễ trong một nhà nguyện dưới lòng đất! Nếu có đi đàng thánh giá hoặc rước Thánh Thể thì phải đơn giản và tôn trọng môi trường chung quanh, nhưng trên phạm vi cả nước thì phải giữ kín đáo. Chúng tôi không có cùng quan tâm này như ở Mỹ, họ không có chiến tranh tôn giáo cũng như không có Cách mạng. Ví dụ về Asbury – một nhóm họp tự phát cầu nguyện thu hút hàng ngàn người trẻ – dường như khó du nhập vào Pháp, nhưng cần lưu ý, sự kiện này diễn ra ở một trường đại học kitô giáo. Đằng sau người trẻ Mỹ Ngũ tuần rất nhiệt thành này là các cha mẹ đã hy sinh và đầu tư rất nhiều cho việc giáo dục con cái họ.

 

Tại Hoa Kỳ, cha mẹ truyền lại đức tin bằng cách cho con học tại nhà hoặc cho con vào các trường đạo tương tự như các trường ngoài hợp đồng ở Pháp.

 

Nếu đời sống của các Giáo hội không được cấu trúc xung quanh đời sống cộng đồng kitô hữu, thì đức tin được truyền bá như thế nào?

Tại Hoa Kỳ, cha mẹ truyền đức tin bằng cách cho con học tại nhà hoặc cho con học ở trường đạo tương tự như trường ngoài hợp đồng ở Pháp. Đó là điều mang tính quyết định ở Hoa Kỳ. Ở Pháp, có một số phong trào hướng đạo và một số phong trào tương tự như Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Nếu tôi tìm kiếm một cái gì tương tự ở Pháp như những gì xảy ra ở Asbury, thì tôi nghĩ đến những cuộc hành hương của phong trào Hướng đạo Âu châu ở Vézelay hoặc của các người hướng dẫn lớn tuổi ở Paray-le-Monial, những phong trào này không tự phát, nhưng mọi người nhiệt tình và quảng đại. Ngoài các phong trào thanh thiếu niên, tôi nghĩ Giáo hội Pháp nên đào sâu vị trí của cha mẹ và trường công giáo dành cho giáo dục: tại sao việc giao phó trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ, cho một trường học có chương trình giảng dạy không mang đến cho các em một giáo dục kitô giáo lại là điều bình thường? Tôi nghĩ đây là điều mà người công giáo Pháp nên đặt câu hỏi: chúng ta dành vị trí nào cho việc giáo dục kitô giáo cho con cái mình?

Marta An Nguyễn dịch

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
Ai là kẻ phản bội
25/03/2023
Thứ tư tuần thánh
25/03/2023
 Loan báo Giuda phản bội
25/03/2023
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
© 2020 Bản quyền thuộc về Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - HĐGM Việt Nam | Design by JT