Aenean nec eros. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia curae. Suspendisse sollicitudin velit sed leo.

Chuyên mục
  • Bài giảng
  • Các loại khác
  • Chia sẻ
  • Chưa phân loại
  • GH Hoàn Vũ
  • GH Việt Nam
  • Giáo dục
  • Hạnh các Thánh
  • HĐGM Việt Nam
  • Kinh Thánh
  • Phim giáo dục
  • Phụng vụ
  • Sách
  • Suy niệm Chúa nhật
  • Suy niệm hàng ngày
  • Tài liệu giáo dục
  • Tài liệu phụng vụ
  • Thần học
  • Thánh ca
  • Thánh lễ
  • Thánh lễ trực tuyến
  • Thư chung
  • Thư viện
  • Tin tức
  • Triết học
  • Tư liệu
  • UBGD Công giáo
  • Video
From Gallery
Stay Connected
UyBanGiaoDucHDGM.net
  • Trang chủ
  • Thư chung
    • HĐGM Việt Nam
    • UBGD Công giáo
  • Tin tức
    • GH Việt Nam
    • GH Hoàn Vũ
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Thánh lễ trực tuyến
    • Suy niệm hàng ngày
    • Suy niệm Chúa nhật
    • Tài liệu phụng vụ
  • Giáo dục
    • Chia sẻ
    • Tài liệu giáo dục
  • Thư viện
    • Sách
      • Kinh Thánh
      • Triết học
      • Thần học
      • Các loại khác
    • Video
      • Bài giảng
      • Thánh ca
      • Phim giáo dục
      • Hạnh các Thánh
      • Tư liệu
  • Liên hệ
Give Online
Home / Phụng vụ / Suy niệm hàng ngày / Tương quan giữa Cha và con

Tương quan giữa Cha và con

23/03/2022
Anmai, CSsR
Phụng vụ, Suy niệm hàng ngày
0

30.3 Thứ Tư trong tuần thứ Tư Mùa Chay

Is 49:8-15; Tv 145:8-9,13-14,17-18; Ga 5:17-30

Tương quan giữa Cha và con

Tin Mừng của thứ tư tuần IV Mùa chay được Giáo Hội chọn theo Tin Mừng của thánh sừ Gioan. Trong tư tưởng của Gioan, Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia, Đấng mang đến cho thế gian sự sống đời đời, miễn là những người trong thế gian này tin rằng Đức Giêsu là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa sai xuống thế gian.

Tin Mừng hôm nay tiếp ngay sau câu chuyện hôm qua ở hồ nước Bết-da-tha : một người bệnh 38 năm được chữa lành. Đoạn văn hôm qua đã kết thúc bằng dòng chữ: “người Do-thái chống đối Chúa Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.”

Chúng ta có thể thấy rằng : cùng với một số vụ chữa lành ngày Sa-bát khác, vụ chữa lành này hoàn toàn không có gì khẩn cấp, 38 năm thì thêm một vài ngày nữa có sao đâu. Đây chỉ là dấu hiệu cho thấy thẩm quyền thiêng liêng của việc Chúa Giêsu làm.

Vì vậy, câu trả lời của Đức Giêsu, là thẳng thắn và không hối tiếc: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.” Sách Sáng Thế nói ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi nên không biết liệu Thiên Chúa có làm việc trong ngày đó không ? Một số người tin rằng công việc sáng tạo và quan phòng của Người ngừng lại, một số khác lại nghĩ Người vẫn tiếp tục xét xử trong ngày Sa-bát.

Nghĩ thế nào đi nữa thì Chúa Giêsu đang tuyên bố ở đây : Ngài có quyền làm việc trong ngày Sa-bát như Cha của mình và có cùng quyền lực trên sự sống và cái chết.

Các nhà lãnh đạo Do Thái tức giận vì Chúa Giêsu nói Thiên Chúa là Cha của Ngài. Họ muốn giết Ngài. Họ hiểu Chúa Giêsu đang tự biến mình thành Thiên Chúa. Chúa Giêsu phủ nhận lời buộc tội, Ngài xác nhận

“Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm ; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy.” Câu này nói theo mô hình của người học việc. Người con học việc làm chính xác những gì cha anh ta làm. Mối quan hệ của Chúa Giêsu với cha mình cũng tương tự. “Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc.” Và “Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào, thì người Con cũng ban sự sống cho ai tuỳ ý.” – và bất cứ khi nào Người muốn. Ban sự sống như vậy là điều chỉ thuộc về Thiên Chúa. Cũng như quyền phán xét, mà Chúa Giêsu nói đã được ủy thác cho Ngài.

Mở đầu trang Tin Mừng bằng câu 17: “Đến nay, Cha tôi làm việc, tôi cũng làm việc”. Vì các thầy Do Thái cho rằng: Thiên Chúa đã nghỉ ngơi. Ngài không còn hoạt động nữa. Nhưng Chúa Giêsu khẳng định: Hiện nay Cha vẫn làm việc và Ngài cũng làm việc. Điều này không những chứng tỏ về một sự mới mẻ của giáo lý, phá đổ quan niệm của các thầy Ráp-bi mà còn khẳng định Thiên Tính của Đức Giêsu. Ngài cho mình ngang hàng với Chúa Cha qua câu “Cha tôi làm việc thì Tôi cũng làm việc”. Ngài gọi Thiên Chúa là Cha, chứ không là Thượng Đế, là Thiên Chúa. Câu nói này đã gây thù hận giữa người Do Thái và Chúa Giêsu; họ tìm cách giết Chúa Giêsu (c.18) vì Ngài dám nhận mình là Đấng Thẩm phán Tối Cao.

Từ câu 19 đến câu 30 nói về một đề tài nổi bật đó là: sự hợp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con trong hoạt động ban sự sống và xét xử. Ngài nói “Người Con không thể tự mình làm điều gì nếu không thấy Chúa Cha làm; và điều gì Chúa Cha làm thì Chúa Con cũng làm y như vậy” (c.19). Đức Giêsu không tự ý làm bất cứ điều gì. Người không tự ý xuống thế, nhập thể và ở cùng con người. Người không tự mình đi con đường cứu độ, đường Thập Giá, nhưng luôn có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng đồng hành. Chúa Cha đã cho Người thấy mọi công việc Chúa Cha làm (c.20) nên Người sẽ làm y như Cha đã làm (19b). Vậy ở đây công việc của Chúa Con là gì ? Đó là ban sự sống và xét xử.

Chúa Cha cho kẻ chết chỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào thì Người Con cũng…. Tùy ý (c.21). Như thế, ban sự sống là công việc của Cha và cũng là công việc của Chúa Con. Điều này nói lên sự tương quan mật thiết giữa Cha và Con trong chương trình cứu độ. Và cũng một mục đích để con người tôn kính, thờ phượng Chúa Con y như họ đã tôn kính, thờ phượng Chúa Cha (c.23) vì chính Cha đã sai Con. Chúa Giêsu nói rõ: “Ai tin… sẽ có sự sống đời đời (c.24). Ai nghe sẽ được sống (c.25). Vậy phần thưởng sự sống đời đời được trao ban cho những ai tin và nghe lời Người Con, tức là  Lời đến từ Chúa Cha. Sự sống đời đời này xuất phát từ Chúa Cha và ở nơi Chúa Cha, thì nơi Chúa Con cũng có sự sống ấy. Như thế, sự sống giữa Cha và Con thông chuyển cho nhau. Đó là sự hiệp nhất giữa Cha và Con, sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đức Giêsu còn khẳng định: Đến ngày cánh chung, những ai làm điều lành sẽ được sống lại và sống muôn đời. (c.29)

Chúa Cha đã ban quyền xét xử cho Chúa Con (c.22). Như vậy câu này xác định lại một lần nữa : Chúa Giêsu chính là Đấng Thẩm Phán Tối Cao. Ngài tự nhận và không chối cãi về danh hiệu này. Nếu bất cứ ai tin vào Ngài, thì không bị xét xử, nghĩa là không phải chết muôn đời. Ở câu 27, Thánh sử nhắc lại một lần nữa: “Chúa Cha lại ban quyền xét xử cho Chúa Con, vì Chúa Con là Con Người.” Con Người trong Kinh Thánh Cựu Ước được xem là Đấng đến từ Thiên Chúa sẽ xét xử gian trần vào ngày chung thẩm. Nếu ai làm điều dữ khi còn sống trên trần gian, thì sẽ bị kết án (c.29).

Và ở câu 30, Chúa Giêsu đã nói: Tôi không tự ý làm gì… Nhưng theo ý Đấng đã sai tôi. Ở đây, Chúa Giêsu không nói về danh xưng Người Con nữa. như ở câu 19, nhưng Ngài khẳng định cách mạnh mẽ, làm chứng một cách dứt khoát “Tôi”… và Ngài còn nói “Tôi xét xử”. Như thế, Ngài tự khai mở cho người Do Thái về Thiên Tính và uy quyền của một vị Thiên Chúa đời đời của Ngài, chứ không chỉ trong danh phận Con Người  yếu đuối, giới hạn mà thôi.

Chúa Giêsu là tấm gương hoàn hảo của Chúa Cha. Ngài là Lời của Thiên Chúa. Trong Ngài và qua Ngài, Thiên Chúa nói và hành động. Lời Chúa là Lời tạo dựng. Chúa Giêsu, giống như Chúa Cha, là sự sống, là nguồn sống.

Quyền phán xét đã được Chúa Cha giao cho Con. Và từ chối tôn kính Chúa Con là từ chối tôn kính cùng một Danh như Danh Cha. Trong tất cả mọi việc, Chúa Giêsu chỉ hành động theo ý muốn của Cha mình và làm những gì Cha mình muốn.

Chúa Giêsu là Đường, là con đường mà chúng ta đến với Thiên Chúa. Đối với chúng ta, không có cách nào khác. Ngài là Lời của Thiên Chúa đến với chúng ta và cho chúng ta.

Share this:
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
Previous Post
Next Post
Bài viết mới nhất
THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO NHÂN DỊP MỪNG LỄ CHÚA PHỤC SINH 2025
15/04/2025
Chúa Nhật 2 MC (10 bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Anmai, CSsR
11/03/2025
MÙA CHAY: 7 CÁCH CHIA SẺ SÁM HỐI VÀ CỨU RỠ VỚI NHỮNG TRÁI TIM TRẺ EM – HÀNH TRÌNH CHUYỂN HÓA VÀ GIA TĂNG NIỀM TIN
11/03/2025
Video nổi bật
https://www.youtube.com/watch?v=Td144YDsaGo
Sự kiện sắp tới

There are no upcoming events at this time.

Ủy ban Giáo dục Công giáo – Trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Liên hệ

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM Get Directions

Phone: +84 931 436 131

Email: [email protected]

Ban chuyên môn
  • Ban Tài liệu và Truyền thông
  • Ban Giáo chức
  • Ban Kỹ năng và Giá trị sống
  • Ban Khuyến học
  • Ban Học viện Thần học
  • Ban Hội Học sinh – Sinh viên
Chuyên mục
  • Tin tức
  • Thư chung
  • Giáo dục
  • Phụng vụ
  • Thư viện
Bản quyền © 2020 thuộc về Ủy Ban Giáo Dục HĐGM VN. Design by JT.